3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử
3.2.3. Kiên trì bám đất bám dân, dựa vào dân để xây dựng lực
kháng chiến lâu dài
Ngay từ khi đất nước ta bị thực dân Pháp thống trị, một vấn đề trọng đại được đặt ra cho dân tộc ta là làm thế nào có thể đánh thắng kẻ thù đế quốc hung bạo, có tiềm lực kinh tế và quốc phịng lớn mạnh.
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, kế thừa và phát huy truyền thống quân sự của dân tộc là cả nước chung sức đánh giặc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phát động kháng chiến toàn dân, kiên quyết dựa vào sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng nhân dân vì: “Cách mạng là việc chung của cả dân chúng”. “Dân khí mạnh thì qn lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi”. Cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh nhân dân, dựa vào sức mình là chính, vì thế việc tranh thủ và phát động đông đảo nhân dân đứng lên kháng chiến là một vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất to lớn. Hồ Chí Minh khẳng định “cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân”.
Dựa vào dân là yêu cầu tất yếu của cách mạng, nhưng phải có chủ trương chính sách hợp lịng dân, đáp ứng ý chí nguyện vọng của nhân dân thì mới dựa được. Tại Hội nghị về chiến tranh du kích (7/1952), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Điểm trọng yếu là bất kỳ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích đều phải bám sát nhân dân, rời dân ra nhất định thất bại. Bám lấy dân là làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu. Như vậy thì bất kể việc gì khó cũng làm được cả và nhất định thắng lợi” [54, tr.265].
Về mặt tư tưởng, Đảng bộ luôn quan tâm, làm cho cán bộ đảng viên, nhân dân từng bước thấm nhuần đường lối cách mạng dân tộc dân chủ và đường lối kháng chiến của Đảng. Ý thức kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và nhất định thắng lợi trở thành lẽ sống của cán bộ đảng viên.
Về mặt tổ chức, Đảng bộ từng bước xây dựng được hệ thống vững mạnh từ tỉnh, thành xuống cơ sở, nhất là xây dựng tổ chức cơ sở trong các đơn vị kinh tế yết hầu của địch, ven đường giao thông chiến lược, vùng công giáo và khu căn cứ du kích. Đặc biệt, từ sau khi có Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác vùng sau lưng địch, tổ chức Đảng, các đoàn thể cứu quốc, lực lượng vũ trang được củng cố, những hình thức tổ chức hợp pháp và nửa hợp pháp phát triển, chất lượng lãnh đạo của các chi bộ, vai trò các đồn thể ở cơ sở ngày càng có tác dụng tích cực, cán bộ, đảng viên nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu trong kháng chiến, bám sát cơ sở, bám sát quần chúng, được nhân dân tin yêu.