1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Sáu Bước Kiểm Soát Những Khoản Nợ potx

4 252 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 263,16 KB

Nội dung

Sáu Bước Kiểm Soát Những Khoản Nợ Hầu hết mọi người dù muốn hay không đều đang phải gánh một khoản nợ nhất định. Nó có thể đến từ chiếc xe của bạn, từ khoản vay thế chấp cho sinh viên hay từ dòng tín dụng cầm cố nhà cửa. Và nếu để cho những khoản nợ này được tự do vùng vẫy thì nguy cơ bạn mắc vào những rắc rối sẽ là rất lớn. Số dư thẻ tín dụng cao, các khoản thanh khoản chậm trễ hay những cuộc gọi đòi tiền từ các chủ nợ sẽ làm cho bạn căng thẳng, thậm chí là tâm trạng bấn loạn. Do đó, nếu không muốn bị rơi vào một trong những tình cảnh oái oăm trên thì bạn nên học cách kiểm soát khoản nợ của mình ngay từ bây giờ. Dưới đây là một số cách sẽ giúp bạn đương đầu với những món nợ: 1. Hiểu và đánh giá chính xác chi phí thực sự của thẻ tín dụng Thẻ tín dụng là một con dao hai lưỡi mang lại sự nợ nần cho bạn. Nếu bạn không thanh toán hết số dư thẻ tín dụng mỗi tháng, bạn sẽ phải trả nhiều hơn so với chi phí ban đầu của chính bữa tối bạn đang thưởng thức hoặc chiếc quần mà bạn vừa mua đấy! Một số người nhầm lẫn giữa thanh toán số dư và thanh tóan số dư tối thiểu và như vậy, bạn phải chịu rất nhiều lãi trên số tiền thẻ chưa thanh toán. Do vậy, bạn nên lưu ý và đọc kỹ những con số này để tránh nhầm lẫn. 2. Hiểu rõ cách thức hoạt động của bộ não Đã bao giờ bạn nghe thấy cụm từ "Tâm lý thẻ tín dụng". Thực tế thì đây là một vấn đề hằng ngày vẫn ảnh hưởng đến hầu hết mọi người và cần được nhận thức rõ. chỉ đơn giản là cảm giác bạn thấy mình tiết kiệm được tiền bằng cách "quẹt" những chiếc thẻ thay vì dùng tiền mặt. Bước ra khỏi cửa hàng với món đồ bạn vừa lựa chọn và tiền vẫn còn ở trong túi, điều đó làm bạn cảm thấy như mình vừa giành được một "chiến thắng kép" vậy. Tuy nhiên hãy ý thực những việc có thể xảy ra khi cái gọi là "tâm lý thẻ tín dụng" này cám dỗ bạn. Luôn phải nhớ rằng thanh toán bằng thẻ tín dụng không phải tốn của bạn một ít tiền mà có thể sẽ là rất nhiều. thậm chí nhiều hơn giá trị món đồ mà bạn vừa mua. 3. Tránh cám dỗ Mua sắm là một điều cảm dỗ Mua sắm không tính toán chính là điều đã mang lại rắc rối cho nhiều người. Một cách hiệu quả để tránh được những cám dỗ của việc mua những thứ không thực sự cần thiết (nhất là trong khi chiếc túi của bạn đang trống rỗng) đó là để những "chiếc thẻ nhựa" của bạn ở nhà. Hãy thử học theo cách mà Rebecca Bloomwood- cô nàng nghiện mua sắm trong bộ phim "Confessions of a Shopaholic" đã làm để "dứt cơn nghiện" của mình khi bọc thẻ tín dụng vào một chiếc khăn ướt rồi ném vào ngăn đông lạnh. Bằng cách này, ngay cả khi bị cám dỗ thì những chiếc thẻ cũng không còn nằm trong ví của bạn nữa. 4. Trả hết số dư hàng tháng Hãy tự cam kết về việc tối thiểu hóa sử dụng thẻ tín dụng. Không thể phủ nhận tác dụng của những chiếc thẻ này trong cuộc sống nhưng hãy luôn ghi nhớ thanh toán số dư của thẻ trước ngày đáo hạn. Nếu bạn cần sử dụng thẻ cho một lần sửa xe bất ngờ hoặc một số chi phí khác không lường trước được thì hãy thanh toán số điền đó đầy đủ trước khi nhận được thông báo tính thêm lãi từ ngân hàng. 5. Theo dõi chi tiêu của bạn Theo dõi chi tiêu có thể hơi tốn công nhưng đây thực sự là một việc rất có ích. Hãy mang theo mình một cuốn sổ tay nho nhỏ để ghi lại tất cả những thứ bạn đã mua và đánh dấu xem món đồ đó đã được trả như thế nào (bằng tiền mặt hay bằng thẻ). Bạn nên duy trì công việc này trong vòng một tháng hoặc ít nhất là hai tuần. Sau đó, xem xét lại các mục trong sổ chi tiêu và chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên khi nhận ra rằng bạn đã bỏ nhiều tiền hơn vào việc mua sắm không tính toán hoặc những món hàng nhỏ lẻ mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến. 6. Kiểm soát thói quen mua hàng theo cảm hứng Hãy kiểm soát thói quen mua hàng theo cảm hứng. Đừng vội lo lắng vì xem ra điều này không hề khó như bạn tưởng. Một lần mua hàng không tính toán trước có thể sẽ khiến cả những người luôn có sẵn những kế hoạch chi tiêu trở nên khốn đốn. Để tránh được điều này, hãy đặt ra một số giới hạn xung quanh việc mua bán ngẫu hứng. Giả dụ như bạn đang đi vào một cửa hàng quần áo để mua một chiếc thắt lưng, nhưng trong lúc đó bạn cũng vô tình để mắt thấy một chiếc váy "mà nhất định phải mua" thì thay vì mua chiếc váy đó hay chiếc thắt lưng, bạn nên rời cửa hàng và quay lại sau 20 đến 30 phút. Giai đoạn "làm dịu" này sẽ khiến bạn dễ dàng vượt qua được sự cám dỗ của chiếc váy đó. Kiểm soát các khoản nợ hoàn toàn nằm trong tầm tay của bạn, tuy không hề dễ dàng nhưng cũng không phải là không thể. Và nếu bạn có đang đi chưa đúng hướng thì cũng đừng bỏ cuộc. Khi đó, hãy xem xét lại các quyết định của mình và bắt đầu lại từ đầu. . Sáu Bước Kiểm Soát Những Khoản Nợ Hầu hết mọi người dù muốn hay không đều đang phải gánh một khoản nợ nhất định. Nó có thể. trong những tình cảnh oái oăm trên thì bạn nên học cách kiểm soát khoản nợ của mình ngay từ bây giờ. Dưới đây là một số cách sẽ giúp bạn đương đầu với những

Ngày đăng: 24/02/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN