1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Báo cáo " Kinh nghiệm của các nước trong hệ thống pháp luật châu âu lục địa về nguồn quy định tội phạm và hình phạt trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành " pptx

9 994 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 193,81 KB

Nội dung

Thứ nhất, Bộ luật hình sự - nguồn cơ bản quy định tội phạm và hình phạt: Nghiên cứu quy định của bộ luật hình sự các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa chúng tôi thấy các tội

Trang 1

TS §ç §øc Hång Hµ *

1 Nguồn quy định tội phạm và hình

phạt của các nước thuộc hệ thống pháp

luật châu Âu lục địa

Hầu hết các nước thuộc hệ thống pháp

luật châu Âu lục địa như: Canada, Đức, Nhật

Bản, Pháp, Thái Lan đều quy định tội phạm

và hình phạt trong cả bộ luật hình sự và các

văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành

Thứ nhất, Bộ luật hình sự - nguồn cơ bản

quy định tội phạm và hình phạt: Nghiên cứu

quy định của bộ luật hình sự các nước thuộc

hệ thống pháp luật châu Âu lục địa chúng tôi

thấy các tội phạm và hình phạt được quy

định trong bộ luật hình sự đều là những tội

phạm mang tính “truyền thống”, hành vi

khách quan đơn giản về cấu trúc, hình thức ;

có tính ổn định cao và không liên quan với

các hành vi trong các văn bản pháp luật khác;

có thể khái quát được hành vi khách quan và

quy định được tội danh của hành vi phạm tội

như: tội giết người, tội hiếp dâm, tội trộm

cắp cho nên, chỉ những tội phạm này mới

có thể quy định được trong bộ luật hình sự

Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật

chuyên ngành - nguồn bổ sung quy định tội

phạm và hình phạt: Bên cạnh bộ luật hình

sự, các nước thuộc hệ thống pháp luật châu

Âu lục địa như: Canada , Đức, Nhật Bản,

Pháp, Thái Lan đều quy định tội phạm và hình phạt trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành Hiện nay, qua nghiên cứu chúng tôi thấy ở Canada có hơn

100, ở Cộng hoà liên bang Đức có hơn 40, ở Nhật Bản có hơn 80, ở Pháp có hơn 150, ở Thái Lan có hơn 50 đạo luật chuyên ngành quy định tội phạm và hình phạt; như: Đạo luật về an toàn phương tiện có gắn động cơ; Đạo luật về an toàn thông tin; Đạo luật về an toàn và kiểm soát hạt nhân; Đạo luật về bảo

vệ cây cối; Đạo luật về bảo vệ động, thực vật hoang dã và quy tắc buôn bán quốc tế, liên tỉnh; Đạo luật về bảo vệ hành vi tố cáo người thi hành công vụ; Đạo luật về bảo vệ khu vực biển quốc gia; Đạo luật về bảo vệ môi trường Nam cực; Đạo luật về bảo vệ việc đánh cá ven biển; Đạo luật về bằng sáng chế; Đạo luật về biện pháp ngoại giao; Đạo luật

về bồi thường trong lĩnh vực công; Đạo luật

về bộ đối ngoại và ngoại thương; Đạo luật về buôn bán ở ven biển; Đạo luật về các công ti kinh doanh; Đạo luật về các dịch vụ hàng không quốc tế bị cấm

Các tội phạm và hình phạt được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật

* Văn phòng Bộ tư pháp

Trang 2

chuyên ngành thường là những tội phạm

không mang tính “truyền thống”; hành vi

khách quan đa dạng, phức tạp về cấu trúc,

hình thức; có tính ổn định không cao; có

tính liên quan chặt chẽ với các hành vi

trong các văn bản quy phạm pháp luật khác;

không khái quát được hành vi khách quan

và do đó, không quy định được tội danh của

hành vi phạm tội

Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên

ngành có quy định tội phạm và hình phạt ở

các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu

lục địa có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Một là các văn bản quy phạm pháp luật

chuyên ngành không được phân định rõ với

các văn bản quy phạm pháp luật hình sự mà

thường được xây dựng lồng ghép lẫn nhau

để quy định tội phạm và hình phạt

Hai là các văn bản quy phạm pháp luật

chuyên ngành thường xuyên được sửa đổi,

bổ sung Ở các nước thuộc hệ thống pháp

luật châu Âu lục địa, việc sửa đổi, bổ sung

luật được tiến hành thường xuyên và liên tục

khi có đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh chống

tội phạm nên tính cập nhật rất cao

Ba là các văn bản quy phạm pháp luật

chuyên ngành thường quy định đồng thời cả

hành vi phạm tội và hành vi vi phạm pháp

luật hành chính, do đó rất dễ phân định ranh

giới giữa tội phạm và vi phạm pháp luật

hành chính

Những nội dung sau đây sẽ minh chứng

cho ba đặc điểm này của các văn bản quy

phạm pháp luật chuyên ngành có quy định tội

phạm và hình phạt ở các nước thuộc hệ thống

pháp luật châu Âu lục địa

2 Cách quy định tội phạm và hình phạt trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành ở các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa

Tội phạm và hình phạt được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành ở các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa có những đặc điểm chung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, cách quy định tội danh: Hành

vi khách quan của các tội phạm được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành đều không được ghi tội danh

mà nội dung của hành vi phạm tội được mô tả trực tiếp trong các điều luật và được đánh số theo thứ tự các điều luật trong văn bản pháp luật tương ứng Sở dĩ như vậy là vì mỗi điều luật quy định về tội phạm ở đây thường mô tả nhiều loại hành vi khác nhau, các hành vi này

có thể được quy định ở các điều luật khác nhau trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật, thậm chí trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và khó có thể xác định được tội danh chung cho tất cả các hành vi

đó Ví dụ: Điều 104 Bộ luật chăm sóc giúp đỡ thanh thiếu niên của Cộng hoà liên bang Đức

quy định bốn loại hành vi vi phạm là: "1 Cung cấp nơi ở thường xuyên cho thanh thiếu niên mà không có giấy phép 2 Thành lập cơ

sở để thanh thiếu niên hoạt động trong đó cả ngày hoặc một phần trong ngày mà không có giấy phép 3 Vi phạm các quy định trình báo

về hoạt động của thanh thiếu niên tại cơ sở

4 Không công khai tiền lương, thu nhập của thanh thiếu niên khi họ tham gia lao động Người có hành vi 1, 3, 4 trên đây theo Điều

104 Bộ luật lao động bị phạt đến 1.000 Mác, nếu có hành vi 2 bị phạt 30.000 Mác"

Trang 3

Thứ hai, cách quy định hành vi phạm tội:

Hầu hết các quy định về tội phạm trong các

văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành ở

các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu

lục địa đều là quy định mô tả, rất rõ ràng, cụ

thể Cách quy định này cho phép hiểu và áp

dụng thống nhất các quy định về tội phạm

Đây có thể coi là ưu điểm của việc quy định

tội phạm trong các văn bản quy phạm pháp

luật chuyên ngành ở các nước thuộc hệ

thống pháp luật châu Âu lục địa Ví dụ: Điều

19d Luật về sở hữu chung cư của Thái Lan

quy định: "Phạt tù đến 2 năm hoặc phạt tiền

đến 20.000 Baht hoặc cả hai hình phạt đó

đối với người vi phạm các nguyên tắc sở hữu

chung cư Người nước ngoài hoặc pháp

nhân nước ngoài mà vi phạm các quy định

của đoạn thứ tư, Điều 19e sẽ bị phạt tù đến 2

năm hoặc phạt tiền đến 20.000 Baht hoặc cả

hai Trong trường hợp có nghi ngờ người sở

hữu căn hộ chung cư vi phạm nguyên tắc,

quy định của Đạo luật này thì cơ quan có

thẩm quyền thực hiện điều tra và triệu tập

những người có liên quan để thu thập chứng

cứ hoặc gửi các tài liệu để xem xét khi cần

thiết Bất kì người nào vi phạm hoặc không

tuân thủ quy định tại đoạn 2 Điều này sẽ bị

phạt tù đến 3 tháng hoặc phạt tiền đến 6.000

Baht hoặc cả hai"

Thêm vào đó, khi quy định tội phạm và

hình phạt trong các văn bản quy phạm pháp

luật chuyên ngành, các điều luật về tội phạm

cụ thể chỉ có một khung hình phạt cho tất cả

các trường hợp phạm tội, không quy định cấu

thành tội phạm tăng nặng và các tình tiết định

khung tăng nặng Cách quy định này tuy đơn

giản nhưng cũng tạo ra khả năng pháp lí đủ

để xác định và xử lí tội phạm, bảo đảm nguyên

tắc không tội phạm nào không bị xử lí

Thứ ba, cách quy định số lượng tội

phạm: Hầu hết các văn bản quy phạm pháp

luật chuyên ngành ở các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đều là những văn bản tương đối ngắn, số lượng điều luật không nhiều Vì vậy, thông thường trong mỗi văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành cũng chỉ có một hoặc một số điều luật quy định về tội phạm và hình phạt

Ví dụ: Đạo luật về an toàn phương tiện có

gắn động cơ của Canada chỉ có một điều luật trực tiếp quy định về tội phạm và hình

phạt (Điều 17): “(1) Mọi tập đoàn vi phạm quy định của Đạo luật này là phạm tội và: (a) Bị phạt theo thủ tục rút gọn đến 100.000$ hoặc (b) Bị phạt đến 1.000.000$ (2) Mọi cá nhân vi phạm quy định của Đạo luật này là phạm tội và: (a) Bị phạt theo thủ tục rút gọn đến 200.000$ hoặc đến 6 tháng

tù hoặc cả hai (b) Bị phạt đến 1.000$ hoặc đến 2 năm tù hoặc cả hai”

Thứ tư, cách quy định vị trí của tội phạm

trong đạo luật: Trong các văn bản quy phạm

pháp luật chuyên ngành ở các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, tội phạm và hình phạt thường được quy định tại cuối văn

bản, trong mục “các hành vi phạm tội và các

vi phạm khác” Ví dụ: Luật về tổ chức, tham

gia hội họp, biểu tình của Cộng hoà liên bang Đức tại Chương 4 Các hành vi phạm tội và các vi phạm khác (chương cuối của văn bản này) quy định 8 tội phạm; cụ thể là: Điều 21: Tội phá hoại các buổi họp hoặc biểu tình; Điều 22: Tội đe doạ người lãnh đạo các buổi họp hoặc biểu tình; Điều 23: Tội dụ dỗ người khác tham gia các buổi họp bị cấm; Điều 24: Tội mang theo vũ khí khi tham gia

Trang 4

hội họp của người tổ chức; Điều 25: Tội tổ

chức họp kín; Điều 26: Tội tổ chức họp trái

phép; Điều 27: Tội mang theo vũ khí khi hội

họp của người tham gia; Điều 28: Tội phá

huỷ các biển cấm của công an Việc nhà làm

luật quy định tội phạm và hình phạt trong

phần cuối của văn bản quy phạm pháp luật

chuyên ngành cho thấy nội dung chính trong

văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành

không phải là các quy định tội phạm hoặc

hình phạt mà nó chỉ là phần xử lí các vi

phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực mà

văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành

đó điều chỉnh, bảo vệ

Thứ năm, cách quy định vị trí của tội

phạm so với hình phạt:

a Tội phạm và hình phạt đều được quy

định trong cùng một điều luật: Cách quy

định tội phạm và hình phạt trong cùng một

điều luật chỉ chiếm tỉ lệ không đáng kể trong

số các văn bản quy phạm pháp luật chuyên

ngành có quy định tội phạm và hình phạt ở

các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu

lục địa Ví dụ: Điều 51 Luật về người nước

ngoài làm việc tại Thái Lan quy định: "Bất kì

người nước ngoài nào tham gia làm việc tại

Thái Lan mà không có giấy phép sẽ bị phạt

tù đến 5 năm hoặc phạt tiền từ 2.000 Baht

đến 100.000 Baht hoặc cả hai " Cách quy

định này giúp cho việc áp dụng pháp luật

được thống nhất và chính xác Tuy nhiên,

cách quy định này chỉ có thể được thực hiện

trong trường hợp đạo luật đó:

- Quy định rất ít hành vi bị cấm Ví dụ:

Điều 67 Đạo luật về thông tin của Canada

chỉ quy định rất ít hành vi bị cấm và tương

ứng với số ít hành vi đó là quy định về tội

phạm và hình phạt; cụ thể là: “(1) Không ai

được ngăn cản nhân viên Ủy ban thông tin (2) Người nào vi phạm quy định tại Điều này

là phạm tội và bị phạt đến 1.000$” Điều 67.1 quy định: “(1) Không ai với ý định ngăn chặn quyền truy cập theo quy định của Đạo luật này: a) Tiêu hủy, sửa chữa, thay đổi dữ liệu; b) Làm giả dữ liệu hoặc đưa dữ liệu sai; c) Che giấu dữ liệu hoặc; d) Chỉ đạo, đề nghị, khuyên hoặc gây ra việc thực hiện hành vi được quy định từ điểm a đến điểm c (2) Người nào vi phạm khoản 1 Điều này là phạm tội và: (a) Bị phạt đến 2 năm tù hoặc đến 10.000$ hoặc cả hai (b) Bị phạt theo thủ tục rút gọn đến 6 tháng tù hoặc đến 5.000$ hoặc cả hai”

- Tuy quy định nhiều hành vi bị cấm nhưng các hành vi đó có tính nguy hiểm cho

xã hội khác nhau nên mỗi hành vi bị áp dụng một hoặc một số hình phạt khác nhau Do vậy, mỗi hành vi phạm tội và tương ứng là hình phạt đối với hành vi đó được quy định

trong nhiều điều luật khác nhau Ví dụ: Luật

trừng trị các hành vi liên quan đến hoạt động mại dâm trẻ em và tranh ảnh khiêu dâm trẻ

em của Nhật Bản quy định nhiều hành vi bị cấm như: môi giới mại dâm trẻ em, gạ gẫm mại dâm trẻ em, cung cấp tranh ảnh khiêu dâm trẻ em Điều 5 Luật này quy định:

"Người nào môi giới mại dâm trẻ em sẽ bị phạt tù khổ sai đến 5 năm và/hoặc bị phạt tiền đến 10.000.000 Yên Người nào môi giới mại dâm trẻ em với ý định thường xuyên sẽ

bị phạt tù khổ sai đến 7 năm và phạt tiền đến 10.000.000 Yên" Điều 6 Luật này quy định:

"Người nào gạ gẫm người khác phạm tội mại dâm trẻ em sẽ bị phạt tù khổ sai đến 5 năm và/hoặc bị phạt tiền đến 5.000.000 Yên" Điều 7 Luật này quy định: "Người nào

Trang 5

cung cấp tranh ảnh khiêu dâm trẻ em sẽ bị

phạt tù khổ sai đến 3 năm hoặc bị phạt tiền

đến 3.000.000 Yên "

b Tội phạm và hình phạt không được

quy định trong cùng một điều luật: Bên cạnh

cách quy định tội phạm và hình phạt trong

cùng một điều luật, các văn bản quy phạm

pháp luật chuyên ngành ở các nước thuộc hệ

thống pháp luật châu Âu lục địa còn quy

định tội phạm và hình phạt trong các điều

luật khác nhau Cách quy định này chiếm tỉ

lệ đáng kể trong số các văn bản quy phạm

pháp luật chuyên ngành có quy định tội

phạm và hình phạt ở các nước thuộc hệ

thống pháp luật châu Âu lục địa Ví dụ: Điều

191 Luật về công ti trách nhiệm hữu hạn của

Thái Lan quy định: "Bất cứ công ti nào

không thực hiện quy định tại Điều 11, Điều

25, Điều 31 đoạn 2, Điều 40, Điều 48, Điều

51, Điều 55 đoạn 2, Điều 58, Điều 59, Điều

62 đoạn 2, Điều 63 đoạn 2, Điều 64, Điều 65

đoạn 3, Điều 108 đoạn 2, Điều 127, Điều

133, Điều 138 đoạn 2, Điều 142, Điều 143,

Điều 145 đoạn 1, Điều 64, Điều 65 đoạn 3,

Điều 108 đoạn 2, Điều 127, Điều 133, Điều

138 đoạn 2, Điều 142, Điều 143, Điều 145

đoạn 2, Điều 188 hoặc Điều 189 sẽ bị phạt

tiền đến 20.000 Baht" Cách quy định tội

phạm và hình phạt trong các văn bản quy

phạm pháp luật chuyên ngành như trên ở các

nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục

địa được thực hiện trong trường hợp đạo luật

đó quy định nhiều hành vi bị cấm và các

hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội tương

đương nhau nên mặc dù nhiều hành vi bị

cấm khác nhau nhưng đều bị áp dụng một

hoặc một số hình phạt giống nhau Do vậy,

tuy các hành vi phạm tội được quy định (liệt

kê) trong nhiều điều luật khác nhau nhưng hình phạt đối với tất cả các hành vi đó lại (chỉ cần) được quy định trong cùng một điều luật Cách quy định này tuy có thể gây khó khăn cho việc nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng pháp luật nhưng nó lại có giá trị khoa học về mặt lập pháp Bởi lẽ, nếu điều luật nào cũng quy định cả tội phạm và hình phạt

sẽ dẫn đến sự trùng lặp không cần thiết về loại và mức hình phạt có thể được áp dụng

Thứ sáu, cách quy định hình phạt: Hình

phạt chủ yếu có thể được áp dụng đối với người phạm tội là phạt tiền và tù có thời hạn (chiếm tới 99,5%) và tương đương nhau Hình phạt khác như tù chung thân chỉ chiếm

tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 0,4% và chỉ được áp dụng đối với một số ít tội phạm đặc biệt nguy hiểm như: tội buôn bán bất hợp pháp chất ma túy (Điều 4(1) Đạo luật về kiểm soát ma túy của Canada); tội giam giữ hoặc dùng thủ đoạn khác tước tự do cá nhân, gây thương tích hoặc đe doạ dùng vũ lực đối với người khác nhằm cưỡng ép người đó mại dâm (Điều 12 Luật phòng, chống mại dâm của Thái Lan)

Ví dụ: Điều 30(1) Đạo luật về tiêu chuẩn tiêu

thụ năng lượng của các phương tiện có gắn động cơ của Canada quy định: “(a) Người

nào vi phạm hoặc không tuân thủ quy định của Đạo luật này, trừ quy định tại Điều 11(1) hoặc 27(1) là phạm tội và bị phạt theo thủ tục rút gọn đến 100.000$ hoặc đến 1 năm tù hoặc cả hai” Điều L2330-10 Bộ luật quốc phòng, an ninh của Pháp quy định: "Hành vi nhập khẩu một số loại vũ khí không có giấy phép thì bị phạt tù đến 5 năm hoặc phạt tiền đến 9.000 Euro; phạm tội có tổ chức thì bị phạt tù đến 10 năm và bị phạt tiền đến 500.000 Euro" Việc nhà làm luật ở các nước

Trang 6

thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa

quy định hình phạt tiền nhiều (và tương

đương về số lượng với hình phạt tù có thời

hạn) là một tiến bộ, vừa đáp ứng được yêu

cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, vừa

thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo, vừa phù

hợp với “tính chất kinh tế” của các tội phạm

3 Lí do của việc quy định tội phạm và

hình phạt trong các văn bản quy phạm

pháp luật chuyên ngành ở các nước thuộc

hệ thống pháp luật châu Âu lục địa

Việc quy định tội phạm và hình phạt

trong các văn bản quy phạm pháp luật

chuyên ngành ở các nước thuộc hệ thống

pháp luật châu Âu lục địa chủ yếu dựa trên

các cơ sở sau đây:

Thứ nhất, tính liên quan của hành vi

khách quan của tội phạm với quy định trong

văn bản pháp luật chuyên ngành: Nghiên cứu

quy định về tội phạm và hình phạt trong các

văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành ở

các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu

lục địa cho thấy các hành vi bị quy định là

tội phạm bao giờ cũng là hành vi liên quan

chặt chẽ với các quy định trong văn bản quy

phạm pháp luật chuyên ngành tương ứng

Mỗi văn bản quy phạm pháp luật chuyên

ngành ở các nước thuộc hệ thống pháp luật

châu Âu lục địa chỉ quy định một nhóm quan

hệ xã hội tương đối hẹp Vì vậy, quy định về

tội phạm trong mỗi văn bản chính là một

nhóm hành vi nguy hiểm xâm phạm đến

nhóm quan hệ xã hội đó Ví dụ: Đạo luật về

công viên quốc gia của Canada quy định các

vấn đề có liên quan đến bảo vệ công viên

quốc gia đồng thời quy định những hành vi

xâm phạm đến nhóm quan hệ xã hội này là

tội phạm Điều 24 Đạo luật này quy định:

“Vi phạm quy định của Đạo luật này thì bị phạt đến 2.000$ Hành vi vi phạm quy tắc khác nhằm thực hiện các quy định của Đạo luật này bị phạt đến 2.000$” Vì các tội

phạm và hình phạt được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành ở các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đều là các tội phạm có tính chuyên ngành nên phải đặt chúng trong tổng thể văn bản (hoặc các văn bản) quy phạm pháp luật chuyên ngành chúng ta mới có thể hiểu đúng, hiểu đủ và qua đó mới áp dụng đúng

và thống nhất các quy định của pháp luật Hơn nữa, vì hành vi khách quan của các tội phạm và hình phạt được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan với nhau rất chặt chẽ cho nên, nếu một quy định thay đổi, sẽ kéo theo sự thay đổi của quy định khác, trong đó có quy định

về tội phạm và hình phạt Do vậy, nếu quy định các tội phạm này trong bộ luật hình sự không những không hiểu đúng và đủ các quy định về các tội phạm này mà còn không bảo đảm tính ổn định của bộ luật hình sự

Thứ hai, tính linh hoạt của tội phạm

được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành: Việc quy định tội phạm và

hình phạt trong các văn bản pháp luật chuyên ngành ở các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa tạo cho các quy định này có tính linh hoạt cao Việc sửa đổi,

bổ sung hay xoá bỏ một quy định nào đó về tội phạm và hình phạt trở nên khá đơn giản Như đã phân tích ở trên, quy định về tội phạm

và hình phạt gắn với quy định của pháp luật chuyên ngành và phụ thuộc trực tiếp vào quy định của văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành tương ứng Chẳng hạn, khi một đạo

Trang 7

luật chuyên ngành mở rộng phạm vi các hành

vi bị đạo luật đó cấm thì quy định về tội phạm

cũng phải được thay đổi theo Vì vậy, nếu tội

phạm và hình phạt được quy định trong văn

bản quy phạm pháp luật chuyên ngành thì sự

thay đổi đó mới có thể được tiến hành một

cách đồng bộ và kịp thời, tránh được những

khó khăn, phức tạp khi sửa đổi, bổ sung một

số điều của bộ luật hình sự

Thứ ba, tính chịu ảnh hưởng bởi nguyên

tắc pháp chế và tính "động" của tội phạm:

Theo cách hiểu thông thường, nguyên tắc

pháp chế nói chung được hiểu là sự tuân thủ

triệt để các quy định của pháp luật Trong

lĩnh vực hình sự, nguyên tắc này đòi hỏi khi

quy định các hành vi phạm tội phải đảm bảo

sự rõ ràng, chính xác và dễ hiểu Hình phạt

phải được quy định trong luật và tương xứng

với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội

phạm đồng thời phải đảm bảo việc áp dụng

được thống nhất và chính xác trong phạm vi

tinh thần của điều luật

Để hạn chế sự tùy tiện, độc đoán của các

thẩm phán, những nhà tư tưởng tiến bộ như

Montesquieu đã đề cao nguyên tắc pháp chế

và coi đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật

nói chung và pháp luật hình sự nói riêng Cùng

với sự ra đời và những đòi hỏi của nguyên tắc

pháp chế, tội phạm và hình phạt cũng phải

được quy định trong luật - bao gồm cả luật

hình sự và luật chuyên ngành

Ở Pháp, Bộ luật hình sự năm 1810, có

hiệu lực từ ngày 01/01/1811 ra đời như là

minh chứng cho sự thắng lợi của những tư

tưởng tiến bộ so với những tư tưởng cũ

Theo đó, lần đầu tiên, tội phạm được chia

thành ba loại: trọng tội, khinh tội và tội vi

cảnh - điều mà các nhà lập pháp hình sự thời

kì ban hành Bộ luật hình sự năm 1791 chưa làm được đồng thời các nhà lập pháp còn nhấn mạnh nguyên tắc: tất cả tội phạm đều được quy định trong bộ luật hình sự Với quy định này, bộ luật hình sự thời đó là nguồn duy nhất của luật hình sự hay nói cách khác, nó là nguồn duy nhất của tội phạm và hình phạt Quan niệm này cũng giống như quan điểm về nguồn của tội phạm và hình phạt của các nhà lập pháp hình sự Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, quan điểm về nguồn của luật hình sự Pháp nói riêng và của hầu hết các nước thuộc hệ thống pháp luật châu

Âu lục địa ngày càng có sự thay đổi, nhất là sau Chiến tranh thế giới lần thứ II Sự thay đổi này bắt nguồn từ những thay đổi về mọi mặt của đời sống xã hội cũng như sự phát triển khoa học kĩ thuật Chính từ những thay đổi này đã làm nảy sinh và chấm dứt nhiều loại tội phạm khác nhau, đòi hỏi các nhà lập pháp hình sự một quan niệm mới về nguồn của tội phạm và hình phạt, không chỉ là bộ luật hình sự mà còn bao gồm cả các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành

Thứ tư, tính đáp ứng, thích nghi với sự

"bùng nổ" của tình hình tội phạm: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, tình trạng tội phạm

ở các nước châu Âu gia tăng đột biến Theo

số liệu thống kê của cảnh sát, năm 1960, riêng ở Pháp số lượng người phạm tội là 687.766; con số này của năm 2000 là 3.771.879 người Như vậy, trong vòng 40 năm, số lượng tội phạm ở Pháp đã tăng 500% Những con số nêu trên phản ánh tình hình tội phạm cũng như sự bất ổn trong chính sách hình sự của Pháp nói riêng và của các nước châu Âu nói chung Sự bất ổn đó

Trang 8

dẫn đến hàng loạt các văn bản luật ra đời

nhằm đối phó lại tình hình tội phạm nêu trên,

trong đó có cả các văn bản quy phạm pháp

luật chuyên ngành, ngoài bộ luật hình sự.(1)

Riêng ở Pháp, với tổng số khoảng từ 11.000

đến 13.000 tội phạm được quy định trong các

văn bản luật của cơ quan lập pháp và cơ quan

hành pháp, con số khổng lồ này đã đặt ra cho

các nhà lập pháp nhu cầu pháp điển hoá bộ

luật hình sự(2) nhưng trên thực tế, công việc

này chưa làm được và khó có thể làm được

Hơn nữa, các quy định tội phạm và hình phạt

trong các văn bản pháp luật chuyên ngành

còn là cơ sở pháp lí cần thiết để đấu tranh

phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm

khác trong các lĩnh vực nhất định Chúng đã

đáp ứng những yêu cầu cấp bách, thường

xuyên và kịp thời của cuộc đấu tranh phòng,

chống tội phạm trong một lĩnh vực nhất

định; bổ sung kịp thời và có hiệu quả cho

các quy định còn thiếu của bộ luật hình sự

Thứ năm, tính đề cao quyền con người

trong các quy định của pháp luật: Những

năm gần đây, rất nhiều công ước quốc tế về

quyền con người đã được các quốc gia thành

viên phê chuẩn Quy định về các quyền cơ

bản của con người trong các văn bản pháp

luật quốc tế tuy không tác động một cách

trực tiếp vào hệ thống các quy phạm pháp

luật hình sự của mỗi quốc gia nhưng nó lại

có liên quan chặt chẽ với các quy định của

hệ thống pháp luật nội địa Trong sự đề cao

các quyền cơ bản này, các công ước quốc tế

khuyến khích các quốc gia thành viên bảo vệ

các quyền cơ bản về các mặt của công dân

Trong những quyền đó, có một số quyền liên

quan chặt chẽ đến luật hình sự và tố tụng

hình sự - những ngành luật có khả năng động chạm nhiều nhất đến những quyền thiết thân của con người Việc đề cao các quyền con người và các thiết chế kiểm soát việc thực hiện các quyền này đã tác động rất lớn đến việc sửa đổi, ban hành các quy định của luật hình sự và nguồn của luật hình sự

Thứ sáu, tính đáp ứng mục đích của hình

phạt: Ngày nay, các nước trên thế giới chứng

kiến sự phát triển có tính chất đột phá của các ngành khoa học về con người Sự phát triển này đã dẫn đến những thay đổi về nhận thức của các nhà lập pháp về vấn đề mục đích (chức năng) của hình phạt Theo quan niệm truyền thống, hình phạt có ba chức năng chính: trả thù ngang bằng, loại trừ và

đe dọa.(3) Trả thù ngang bằng bởi vì về bản chất, hình phạt là một sự trừng trị ngang bằng đối với người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội Với chức năng này, các nhà lập pháp kì vọng sẽ làm cho người phạm tội nhận thức được lỗi lầm mà họ gây ra Chức năng loại trừ được thể hiện ở việc hình phạt nhằm ngăn chặn người phạm tội tiếp tục gây

ra những thiệt hại cho xã hội Chức năng đe dọa được thể hiện ở việc hình phạt đồng thời

có tính chất răn đe, không những đối với người bị kết án mà còn răn đe cả những người xung quanh.(4) Sự phát triển nhanh chóng của các khoa học về con người đã làm cho các nhà lập pháp phải đặt lại vấn đề về chức năng của hình phạt Người ta nhận thấy rằng nhà tù - hình tượng tiêu biểu của hình phạt trong luật hình sự mới chỉ đáp ứng được một nửa chức năng trả thù ngang bằng Trên thực tế, không phải lúc nào người bị kết án cũng nhận thức được rõ lỗi lầm của mình

Trang 9

Hơn nữa, nhà tù không phải là nơi giáo dục

mà còn được đánh giá là nơi "đào tạo" ra

những người phạm tội Nói cách khác, thực tế

nhà tù chỉ đáp ứng được duy nhất một chức

năng đó là chức năng "loại bỏ" có tính chất

tạm thời một cá nhân trong một thời gian nhất

định Nhiều nhà hình sự học cho rằng hình

phạt, bên cạnh các chức năng kể trên, còn

phải bao gồm cả chức năng giáo dục Quan

niệm này không phải là mới(5) nhưng nó được

thừa nhận rộng rãi bởi những người theo

trường phái "Đơ-phen Sâu-ci-ô Nu-ve-lơ"

Chính vì vậy, sau Chiến tranh thế giới lần thứ

II, hàng loạt các luật ra đời (trong đó có cả

các văn bản quy phạm pháp luật chuyên

ngành) mà nội dung của nó hướng tới những

biện pháp giáo dục người phạm tội ngoài biện

pháp tù giam nhằm đảm bảo sự tái hoà nhập

cộng đồng được tốt hơn

Thứ bảy, tính chịu ảnh hưởng bởi hệ

thống pháp luật: Như chúng ta đã biết, ngoài

các nước ở châu Âu, Nhật Bản và Thái Lan

là các quốc gia đã thực hiện chính sách mở

cửa, giao lưu rộng rãi với các quốc gia

phương Tây trong nhiều lĩnh vực, trong đó

có lĩnh vực pháp luật Từ thuở ban đầu, Nhật

Bản và Thái Lan đã chịu ảnh hưởng mạnh

mẽ của hệ thống pháp luật Pháp, sau đó là

Cộng hoà liên bang Đức Đây là các quốc

gia có cùng truyền thống pháp luật châu Âu

lục địa và sau Chiến tranh thế giới lần thứ II,

Nhật Bản, Thái Lan lại chịu ảnh hưởng bởi

hệ thống pháp luật của Mỹ Các quốc gia này

đều là những quốc gia có truyền thống pháp

luật lâu đời và tương đối tiên tiến trên thế

giới, có thể chế chính trị đa nguyên, có nhiều

kinh nghiệm trong việc quản lí nhà nước và

xã hội bằng pháp luật và hầu hết các lĩnh vực

xã hội đều có các quy phạm pháp luật điều chỉnh Xuất phát từ lí do đó, các quốc gia này đều ban hành những đạo luật riêng biệt, điều chỉnh từng nhóm quan hệ xã hội Những hành

vi nào cần thiết phải điều chỉnh bằng hình phạt (mang tính hình sự, kể cả phạt vi cảnh và phạt tiền) đều được quy định trong những đạo luật chuyên biệt đó Như vậy, cơ sở của việc quy định tội phạm và hình phạt trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành ở Nhật Bản và Thái Lan còn do ảnh hưởng từ bên ngoài và khi đưa vào áp dụng, người Nhật Bản và Thái Lan thấy rằng nó khá thuận tiện trong quá trình quản lí xã hội bằng pháp luật đồng thời, có thể áp dụng các chế tài cần thiết mà không cần phải sử dụng đến các quy định trong bộ luật hình sự./

(1) J-J de Bresson, "inflation des lois pénales et législations ou réglemetation technique "; (sự lạm phát các văn bản luật hình sự), RSC, 1985, p 241 (Tạp chí khoa học luật hình sự, tr 241)

(2) Thông tư ngày 07/6/1985 của Thủ tướng Pháp về việc thành lập Uỷ ban sửa đổi Bộ luật hình sự năm

1810, có tên là "Commission inventaire"

(3) Frédéric Desportes et Francis Le Gunehec, nguyên nghĩa "Les fonctions tradictionelles de la peine conçue à la fois comme rétributive, éliminatrice et

intimidatrice", Le droit pénal général, tái bản lần thứ 14,

Nhà xuất bản ENOCOMICA, 2007, tr 29

(4) Quan điểm này được Beccaria trình bày trong cuốn "Traité des lits et des peines, 1764 và được Bentham nhấn mạnh lại trong tác phẩm nổi tiếng "Théorie des

peines légales 1775” "le mal qu’elle inflige excède le bien qui peut revenir du délit"

(5) Quan điểm này đã được Mabillon đề cập trong cuốn "réflexion sur les prisons des ordres religieux 1690" hay Ladizabal, cố vấn cho Hoàng gia Tây Ban Nha khẳng định "l’amendement est un objectif si important que jammais le législateur ne doit le perdre vue"

Ngày đăng: 23/02/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w