KhảosátTruyệnKiềutừnhữngcâu
thơ 'dịch' Đườngthi
"Truyện Kiều" có nhiều câuthơ lấy ý từĐường thi. Chắc chắn Nguyễn Du
không làm công việc dịch thơ. Tuy nhiên, cũng có một số câuthơ trong tác phẩm của
ông xét theo một khía cạnh nào đó chính là nhữngcâuthơdịchtừĐường thi. Chúng
tôi làm một việc là lượm lặt nhữngcâuthơ ấy nhằm nhìn "Truyện Kiều" của Nguyễn
Du dưới một góc độ mới.
Truyện Kiều là tác phẩm truyệnthơ Nôm thành công nhất của nước ta. Tác
phẩm ra đời trong thời Trung đại nên chịu sự chi phối của lý tưởng thẩm mỹ phong
kiến. Một trong những nét đặc trưng của thi pháp thời kỳ này là sử dụng điển cố, điển
tích, tập cổ… Trong TruyệnKiềunhững hình thức này không ít. Nguyễn Du đã sử
dụng rất nhiều điển cố, điển tích của Trung Quốc được lấy từ Kinh Thi, Tình sử, Tả
truyện, Kinh Dịch, Lễ ký, Hán thư, Tây sương, Thần tiên truyện… Qua bàn tay tài hoa
của ông, những điển cố này đã được sử dụng rất sáng tạo và đã trở nên quen thuộc
hơn, gần gũi với tâm hồn dân tộc Việt Nam hơn. Nhờ thế ngôn ngữ Việt cũng trở nên
giàu có và phong phú hơn khi du nhập nhữngtừ ngữ mới. Chẳng hạn từ bể dâu trong
câu Trải qua một cuộc bể dâu là mượn từcâu Thương hải biến vi tang điền (Bể xanh
hóa thành nương dâu - Thần tiên truyện) diễn tả những thay đổi trong cuộc đời, vũ trụ.
Hay như câu:
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê! (câu 247-248)
là hình thức tập cổ của câu Nhất nhật bất kiến như tam thu hề (một ngày không
trông thấy mặt lâu như là ba tháng mùa thu) trong Kinh Thi.
"Truyện Kiều" có nhiều câuthơ lấy ý từĐường thi. Chắc chắn Nguyễn Du
không làm công việc dịch thơ. Tuy nhiên, cũng có một số câuthơ trong tác phẩm của
ông xét theo một khía cạnh nào đó chính là nhữngcâuthơdịchtừĐường thi. Chúng
tôi làm một việc là lượm lặt nhữngcâuthơ ấy nhằm nhìn "Truyện Kiều" của Nguyễn
Du dưới một góc độ mới.
Khảo sátthơ “Kiều” như những bản dịch không phải là một việc làm máy móc,
vì theo chúng tôi từ đó sẽ nhận thấy thêm nhiều những sáng tạo độc đáo của Nguyễn
Du cũng như hiểu thêm về quá trình sáng tác của ông. Cũng có thể nói rằng nhờ
Nguyễn Du mà nhiều câuthơĐường được biết đến nhiều hơn, trở nên quen thuộc hơn
với người đọc Việt Nam. Ông đã sử dụng thơ của nhiều nhà thơĐường như Đỗ Mục,
Bạch Cư Dị, Mạnh Giao, Lý Thương Ẩn, Thôi Hộ,…
Nếu chỉ kể nhữngcâuthơ mượn điển cố, điển tích thì trong TruyệnKiều đã có
rất nhiều câu có chất liệuĐường thi. Nhữngcâu như: Màu hoa lê hãy dầm dề giọt
mưa (câu 226) gợi cho người đọc nhớ đến câu:
Ngọc dung tịch mịch lệ lan can,
Lê hoa nhất chi xuân đái vũ.
(Mặt ngọc âm thầm, nước mắt chan hòa
Như một cành hoa lê ướt đẫm nước mưa xuân)
Hay câu Trong khi chắp cánh liền cành (câu 515) là mượn từ câu:
Tại thiên nguyện tác ty dực điểu,
Tại địa nguyện vi liên lý chi…
(Trên trời nguyện làm chim liền cánh,
Dưới đất nguyện làm cây liền cành.)
Ttrong bài Trường hận ca của Bạch Cư Dị. Ở đây chúng tôi muốn nói đến
những câuthơ trong TruyệnKiều có thể coi là nhữngcâuthơdịch thực sự. Một trong
những câuthơĐường nhờ Nguyễn Du mà nổi tiếng hơn là câu:
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Đề tích sở kiến xứ)
(Không biết mặt người ở nơi nào
Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ)
của Thôi Hộ.
Nguyễn Du mượn câuthơ này, mượn chuyện của Thôi Hộ mà nói tâm sự của
chàng Kim khi trở lại vườn Thúy. Cũng như Thôi Hộ, Kim Trọng trở lại tìm người
đẹp, cảnh vẫn như xưa, vẫn hoa đào, vẫn gió xuân… nhưng người xưa thì không tìm
thấy nữa. Nguyễn Du “dịch”:
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. (câu 2747-2748)
Một câuthơ thần tình nếu là thơ, tài hoa nếu là dịch!
Bởi vì Nguyễn Du không dụng tâm làm một người dịchthơĐường nên giữa
câu thơ của ông với nguyên tác của Thôi Hộ có nhiều khác biệt. Nếu Thôi Hộ viết hà
xứ khứ thì Nguyễn Du chỉ viết đơn giản là trước sau. Thôi Hộ nhớ về một khuôn mặt
đã ửng hồng cùng với hoa đào mùa xuân trong lần gặp gỡ trước (Nhân diện, đào hoa
tương ánh hồng, còn với chàng Kim có lẽ ký ức về nàng Kiều trong vườn Thúy là
hình ảnh Dưới đào dường có bóng người thướt tha (câu 290). Do vậy Nguyễn Du
dùng từ bóng người là phù hợp hơn với văn cảnh, với tâm trạng của chàng Kim. Câu
thơ của Nguyễn Du mang nghĩa khẳng định, còn câuthơ của Thôi Hộ là một sự băn
khoăn, không thể nói được ai là người viết hay hơn, sâu sắc hơn ai, bởi cả hai đều thể
hiện được một nỗi thất vọng thật sự.
Ở câu thứ hai, Nguyễn Du đã có một sự sáng tạo độc đáo khi ông thay từ y
cựu bằng từ năm ngoái. Y cựu là vẫn như cũ, hoa đào sau một năm, mùa xuân đến lại
trổ ra những bông hoa y như trước kia, vẫn thắm tươi để cười với gió mùa xuân.
Nguyễn Du có ý khẳng định hơn khi ông dùng từ năm ngoái. Không phải những bông
hoa mới trổ trong một mùa xuân mới, mà chàng Kim tưởng như đó là những bông hoa
của năm ngoái. Chính là hoa đào của năm ngoái! Vậy thì bóng người thướt tha dưới
hoa đào năm ngoái ở đâu? Nỗi xót xa dường như tăng thêm một bậc. Cảnh cũ vẫn còn
mà người xưa đã vắng! Hoa đào cười với gió đông trở nên một hình ảnh quen thuộc
trong lòng người yêu thơ, yêu Truyện Kiều.
Một đoạn thơdịch chứng tỏ tài năng của Nguyễn Du nữa là đoạn tả tiếng đàn
của nàng Kiều trong đoạn đoàn viên:
Khúc đâu đầm ấm dương hòa!
Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh?
Khúc đâu êm ái xuân tình!
Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên?
Trong sao châu dỏ duềnh quyên!
Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông! (câu 3199-3204)
Một đoạn thơ tả tiếng đàn đến độ tuyệt diệu. Nhưng không hoàn toàn là sáng
tạo của Nguyễn Du mà đúng hơn đó là nhữngcâuthơ “dịch” từ bài Cẩm sắt - của Lý
Thương Ẩn đời Đường:
Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp,
Thục đế xuân tâm thác đỗ quyên.
Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,
Lam điền ngọc noãn nhật sinh yên.
(Tiếng đàn như: Khi Trang sinh lầm mình là bướm trong giấc mộng buổi sáng,
Tấm lòng xuân của Thục đế gửi gắm vào chim đỗ quyên.
Dưới biển xanh, trăng sáng chiếu xuống những hạt châu thành nước mắt
Chốn Lam Điền, nắng ấm soi trên những hạt ngọc tỏa khói)
Nguyễn Du chọn một đoạn thơ tả tiếng đàn tuyệt hay của Lý Thương Ẩn mà
tặng cho nàng Kiều, tặng cho Kim Trọng. Trong buổi tái hợp của mối tình xa cách
những mười lăm năm, tiếng đàn gảy nên tấm lòng yêu thương của những con người
vừa tìm ra được hạnh phúc.
Tiếng đàn của Kiều không còn thảm sầu, oán thán, ngậm đắng nuốt cay như
xưa nữa. Tiếng đàn lúc này rất đầm ấm như giấc mơ hóa bướm trong buổi sớm, êm
ái như xuân tình, trong trẻo như hạt ngọc rơi xuống mặt nước (duềnh) có ánh trăng
(quyên) soi vào, ấm áp như ánh mặt trời, như những viên ngọc vừa ngưng kết. Nguyễn
Du vì muốn cho cuộc đoàn viên của Kim Kiều được trọn vẹn nên ông cũng làm cho
tiếng chim đỗ quyên trở nên êm ái lạ thường. Êm ái như xuân tình! Không còn là tiếng
kêu than não ruột của một vị vua mất nước. Tấm lòng xuân của Thục đế trong lốt
chim đỗ quyên trở nên êm ái lạ thường.
Những câuthơ của Nguyễn Du nồng nàn, tha thiết quá với những thán
từ sao (trong sao, ấm sao). Nhờ hơi thơ lục bát mượt mà, nhữngcâuthơĐường mang
đậm hồn thơ Việt.
Bài thơ Cầm sắt của Lý Thương Ẩn là một bài thơ hay và được nhiều người
dịch. Trần Trọng San dịchnhữngcâuthơ đó như sau:
Mơ màng giấc bướm Trang sinh;
Lòng xuân Vọng đế, đỗ quyên gửi vào.
Biển xanh trăng chiếu lệ châu;
Ngọc phơi nắng ấm, khói cao Lam Điền…
Trần Trọng San đã dịch thật sát nghĩa so với nhữngcâuthơ của Lý Thương Ẩn.
Vì tâm thế dịch thuật hoàn toàn khác với Nguyễn Du nên nhữngcâuthơdịch của ông
thật hoàn chỉnh, đúng nghĩa là nhữngcâuthơ dịch. Nhưng cũng cần nói lại một lần
nữa là Nguyễn Du của chúng ta không hề có chủ tâm dịch mà chỉ mượn nhữngcâu
thơ của Lý Thương Ẩn mà thôi. Ông đã vận dụng chúng thật sáng tạo để viết nên
những câuthơ tả tiếng đàn tuyệt vời của mình.
Nguyễn Du còn dùng nhiều câuthơĐường khác trong sáng tác của mình.
Chẳng hạn như câu:
Bán kiên cung kiếm bằng thiên túng,
Nhất trạo giang sơn tận địa duy.
của Hoàng Sào để tả Từ Hải: Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo (câu
2174). Một sự chọn lựa rất phù hợp để khắc họa hình tượng người anh hùng Từ Hải,
nhân vật lý tưởng trong tác phẩm.
Rồi một câuthơ cũng rất quen thuộc trong bài Vô đề của Lý Thương Ẩn:
Xuân tàm đáo tử ty phương tận
(Con tằm xuân đến lúc chết thì tơ mới hết)
Nguyễn Du còn làm cho nỗi lưu luyến day dứt hơn nữa khi viết Con tằm đến
thác, cũng còn vương tơ (câu 1976). Không phải khi tằm chết thì hết nhả tơ, mà tơ vẫn
còn vương vấn bên xác tằm. Chỉ có điều ông lại để câu này thốt ra từ miệng của Thúc
Sinh, trong khi chàng Thúc này lại sợ hãi Hoạn Thư đến nỗi đã bỏ rơi nàng Kiều tội
nghiệp, đẩy Kiều vào con đường đau khổ một lần nữa.
Câu thơ kết thúc của Trường hận ca nổi tiếng của Bạch Cư Dị cũng được
“dịch” trong Truyện Kiều:
Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ
(Mối hận này triền miên không lúc nào chấm dứt).
Mối hận chia ly của Kim Kiều có khác gì mối hận chia ly của Đường Minh
Hoàng và Dương Quý Phi thời Đường chứ. Cũng đều là Sầu này dằng dặc muôn đời
chưa quên (câu 2786). Dịch được chữ miên miên thành dằng dặc thật đã đến độ tuyệt
vời. Nguyễn Du sử dụng ý thơ này là đã thể hiện sự thấu hiểu sâu sắc với mối tình của
họ.
Rồi cả câu thơ: Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô là dịchtừ câu:
Kim tỉnh ngô đồng thu diệp hoàng
trong bài Trường tín thu từ của Vương Xương Linh.
Khi Thúy Kiều trở về với gia đình có hẹn sẽ lập am rước Giác Duyên. Nhưng
khi cho người trở lại tìm thì Giác Duyên đã không còn ở đó nữa. Đúng như hoàn
cảnh Tầm ẩn giả bất ngộ của Giả Đảo:
Tùng hạ vấn đồng tử
Ngôn sư thái dược khứ
Chỉ tại thử sơn trung
Vân thâm bất tri xứ
(Dưới cây tùng hỏi tiểu đồng
Trả lời rằng thầy đã đi hái thuốc
Chỉ nội trong núi này thôi
Mây dày không biết ở chốn nào)
Nguyễn Du mượn lại câu trả lời đó để trả lời cho sự vắng mặt của Giác Duyên:
Sư đà hái thuốc phương xa,
Mây bay, hạc lánh, biết là tìm đâu (câu 3231-3232)
Một câuthơdịch như vậy thật chưa chỉnh nhưng vận dụng nó từ một bài thơ
bốn câu vào trong một tác phẩm dài đến hơn ba ngàn câu đúng lúc, đúng chỗ thật là
quá khéo. Cái cớ hái thuốc trong mây dày không tìm ra được Nguyễn Du khéo nắm
lấy để làm cái kết cho cả nhân vật Giác Duyên lẫn Thúy Kiều. Giác Duyên là một
người tu hành, hay đi đây đó, không thể để bà về chỗ Kiều được, mà nàng Kiều trong
đoạn đoàn viên chẳng thể nào lại đi tu lần nữa. Một giải pháp hợp lý để mỗi nhân vật
trong tác phẩm đi theo hướng đi phù hợp với mình.
Như trên đã nói, Nguyễn Du khi viết TruyệnKiều không hề nghĩ rằng mình
đang làm công việc dịch thơ. Chỉ có những kẻ hậu thế là mạo muội gán cho ông cái
công việc đó mà thôi. Tuy vậy, chúng tôi cho rằng xét Nguyễn Du dưới góc độ là một
dịch giả sẽ không bao giờ là thừa. Với thiên tài của mình Nguyễn Du nếu muốn dịch
thơ Đường chắc chắn cũng sẽ có những bản dịch thành công. NhữngcâuKiều của ông
vô tình trở thành nhữngcâuthơdịch mà đã rất hay rồi. Chúng thành công ở nhiều
điểm, đầu tiên là khả năng kết hợp những ý thơ riêng lẻ ấy vào chung một cốt truyện
thật thông suốt và liền mạch. Sau đó nếu xét ở góc độ dịch phẩm thì chúng đã thành
công với vai trò giới thiệu cho độc giả về thơ Đường, đồng thời gợi hứng thú cho họ
đi tìm đọc thêm nguyên tác, cũng như đọc thêm nhiều bài Đườngthi khác nữa. Cách
“dịch” của Nguyễn Du không thật bám sát ý thơ, hình ảnh thơ và mang nhiều dấu ấn
cá nhân. Nhưng ông đã dịch thật đạt tinh thần cũng như tình cảm mà tác giả gửi gắm
qua nguyên tác, để nhữngcâuthơdịch ấy xuất hiện trong những tình tiết thật phù hợp,
giúp chúng một lần nữa thể hiện những nội dung mà chúng đang mang. Con người
thiên tài làm việc gì cũng chứng tỏ mình là thiên tài. Nhữngcâuthơdịch của Nguyễn
Du thể hiện điều đó. Chỉ là một việc ngẫu nhiên thôi nhưng tất cả chúng ta đều phải
thừa nhận giá trị của nhữngcâuthơ đó, và chắc chắn chúng còn có nhiều điều để cho
các dịch giả đời sau học tập theo.
. Khảo sát Truyện Kiều từ những câu
thơ 'dịch' Đường thi
" ;Truyện Kiều& quot; có nhiều câu thơ lấy ý từ Đường thi. Chắc chắn. nói đến
những câu thơ trong Truyện Kiều có thể coi là những câu thơ dịch thực sự. Một trong
những câu thơ Đường nhờ Nguyễn Du mà nổi tiếng hơn là câu:
Nhân