Tả cây đào mùa xuân Cây đào danh pháp khoa học: Prunus persica là một loài cây có lẽ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa.. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ
Trang 1Tả cây đào mùa xuân
Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây có lẽ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa Nó là một loài cây sớm rụng lá thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch.Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là "hột"), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông
tơ mềm như nhung
Tên gọi khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho rằng đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia) (hiện nay là Iran) Sự đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc
và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN (Huxley và những người khác, 1992)
Các giống đào trồng được chia thành hai loại là "hột rời" và "hột dính", phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi thịt trắng
Trang 2hay vàng Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự dao động lớn Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng Loại đào cùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản
và các quốc gia châu Á xung quanh, trong khi người châu Âu và Bắc Mỹ ưa thích loại
có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn
Đào được biết đến tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ như là một loại quả phổ biến mà còn gắn liền với nhiều truyện dân gian và tín ngưỡng Momotaro (Đào Thái Lang), một trong những nhân vật bán lịch sử và cao quý nhất tại Nhật Bản, được sinh ra trong một quả đào khổng lồ trôi theo dòng sông
Tại Trung Quốc, quả đào được coi là được các vị tiên ăn do các tính chất huyền
bí của nó đối với sự trường thọ dành cho những người ăn nó Ngọc Hoàng, vị thần cai quản thiên đình, có vợ tên là Tây Vương Mẫu Tây Vương Mẫu mời các vị tiên ăn những quả đào trường sinh và như thế đã đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh cửu của họ Các
vị tiên được Tây Vương Mẫu thết đãi một bữa tiệc sang trọng tại hội bàn đào Các vị tiên phải chờ đợi 6.000 năm để có được bữa tiệc sang trọng này; cây đào tiên chỉ ra lá sau mỗi một nghìn năm và cần tới 3.000 năm để làm quả chín Các bức tượng bằng ngà voi họa lại những người tham dự bữa tiệc của Tây Vương Mẫu thông thường có
ba quả đào
Quả đào đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Trung Hoa và là biểu tượng của sự trường thọ Một ví dụ liên quan đến quả đào là chuyện về Trương Đạo Lăng (张道陵), được nhiều người cho là người đã sáng lập ra Lão giáo Trương Quả Lão (張果老), một trong số Bát Tiên của người Trung Quốc, thường được họa lại là
Trang 3mang theo quả đào trường sinh Hoa đào cũng được đánh giá cao trong văn hóa Trung Hoa, tương tự như hoa mai (mơ)
Đào là một trong những cây ăn quả quan trọng nhất, sản lượng toàn thế giới hàng năm đạt tới 7 - 8 triệu tấn Cách đây hơn 300 năm, Đào đã được trồng ở các tính miền Tây Bắc Trung Quốc, hiện nay Đào được trồng nhiều ở các nước: Trung Quốc,
Mỹ, Ý, Pháp, Nhật, Achentina… ở nước ta, Đào được trồng nhiều ở các tỉnh: Lào Cai,
Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn Đào cũng được trồng ở vùng núi các tỉnh miền Bắc nhưng hiệu quả kinh tế kém, ở vùng đồng bằng, Đào được trồng chủ yếu để cho hoa là chính
Đào có vị thơm, ngon, giàu chất dinh dưỡng Trong 100g cùi thịt quả Đào có 0,9g protein, 0,1g lipit, 7g gluxit, 8mg canxi, 20mg phốtpho, 10mg sắt, 2mg caroten, 8,3mg Vitamin B1, 2mg Vitamin B2, 6mg Vitamin C, các axit hữu cơ: xitric, tactric, clorogenic Đào rất bổ dưỡng nhưng không nên ăn nhiều vì Đào tính ấm, vị ngọt, chua, ăn nhiều dễ sinh bốc hoả, đầy chướng bụng, sinh mụn nhọt
Ngoài thịt quả, các bộ phận khác của cây Đào đều là những vị thuốc quý Nhân hạt Đào (Đào nhân) vị đắng ngọt, tính bình vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng phá huyết tan ứ, làm tan đờm, nhuận tràng, điều hoà chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho, chữa bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương, điều trị chứng tắc nghẽn mạch máu
Rễ Đào: Dùng ngoài da chữa sưng đau, sắc uống chữa viêm gan vàng da
Nhựa thân cây Đào: Chữa kiết lỵ ra máu, đái tháo đường, viêm phế quản
Cành Đào: Chữa sốt rét
Trang 4Lá Đào: Có amygdalin, axit tanic, cumarin Thường dùng lá Đào diệt sâu bọ: Ngâm vào nước tù đọng diệt được bọ gậy, cho vào hố xí diệt được giòi, đun lấy nước chữa lở ngứa, ghẻ, viêm âm đạo
Hoa Đào: Có tác dụng hạ khí, tiêu báng nước, lợi tiểu Dầu hoa Đào làm kem bôi mặt, da mặt sẽ mịn màng