1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng hồ chí minh giai đoạn từ năm 1890 1930

27 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tínhkhoa học và cách mạng, nó chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hoáphương Đông và phương Tây, truyền thống

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN:

TÁC PHẨM HỒ CHÍ MINH

Đề tài:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1890 - 1930

Học viên : Dương Ngọc Anh

Mã học viên :

Hà Nội - 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 31.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 31.2 Bối cảnh quốc tế 4CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒCHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1890 - 1930 62.1 Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứunước 62.2 Thời kỳ từ 1911 - 1920: Tìm kiếm và xác định con đường cứu nước, giảiphóng dân tộc 92.3 Thời kỳ từ 1920 - 1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng ViệtNam 19KẾT LUẬN 23DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lý luận thiên tài của cáchmạng Việt Nam Toàn bộ di sản tư tưởng của Người là kho báu của dân tộc, hàmchứa nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, đặc sắc và sáng tạo

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tínhkhoa học và cách mạng, nó chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hoáphương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, trong

đó cốt lõi là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với tinh hoa và bản sắc vănhoá dân tộc Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng trong tư tưởng của Người, xin chọn đề tàinghiên cứu là: “Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh giaiđoạn từ năm 1890 - 1930.”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích

Việc nghiên cứu qua trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 1890 - 1911 giúp nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương của Người

Trang 4

- Phương pháp nghiên cứu

Kết hợp chặt chẽ phương pháp logic với phương pháp lịch sử Vận dụng các phương pháp liên ngành như: thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Hiểu rõ nguồn gốc lịch sử cho sự ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh

Thấy được quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 1890 - 1911

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia thành 2 chương:

Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh

Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh giai

đoạn 1890 - 1930

Trang 5

CHƯƠNG 1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới cónhiều biến động

Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trướccuộc xâm lược của tư bản Pháp, biểu hiện cụ thể bằng việc lần lượt ký kết cáchiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bào hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi ViệtNam Cho đến cuối thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu

“cần vương” do các sĩ phu, văn thân lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại Hệ tưtưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử

Các cuộc khai thác của thực dân Pháp cũng khiến cho xã hội nước ta có

sự biến chuyển và phân hóa, tầng lớp Tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất hiện,tạo ra những tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước – giải phóng dân tộcViệt Nam đầu thế kỷ XX

Cùng vào thời điểm lịch sử đó, các “tân thư”, “tân văn”, tân báo” vànhững ảnh hưởng của trào lưu cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào ViệtNam, phong trào yêu nước của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ

tư sản

Trang 6

Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, các sĩ phu nho học có tưtưởng tiến bộ, thức thời, tiêu biểu như Phan Bội Châu Phan Chu Trinh đã cốgắng tổ chức và vận động cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp theo mục tiêu vàphương pháp mới Song, chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phụcđộc lập của Phan Bội Cháu đã thất bại Chủ trương “ ỷ Pháp cầu tiến bộ”, khaithông dân trí, nâng cao dân khí trên cơ sở đó mà lần lần tính chuyện giảiphóng… của Phan Chu Trinh cũng không thành công Còn con đường khởinghĩa của người anh hùng Hoàng Hoa Thám thì vẫn mang nặng “cốt cách phongkiến”, chưa phải là lối thoát rõ ràng, hướng đi đúng đắn Phong trào cứu nướccua nhân dân ta muốn giành được thắng lợi, phải đi theo một con đường mới.

1.2 Bối cảnh quốc tế

Khi con thuyền Việt Nam còn lênh đênh chưa rõ bờ bến phải đi tới thì lịch

sử thế giới trong giai đoạn này cũng đang có những biến chuyển to lớn

Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độcquyền, đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới Chủnghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa

Có một thực tế lịch sử là trong quá trình xâm lược và thống trị của chủnghĩa thực dân tại các nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ –latinh, sự bóc lột phong kiến trước kia vẫn được duy trì, và bao trùm lên nó là sựbóc lột tư bản chủ nghĩa Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia, đã xuất hiệnthêm các giai cấp tầng lớp xã hội mới

Trang 7

Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản cuối thế kỷ XIX

và nhất là “sự thức tỉnh châu Á” đầu thế kỷ XX đã dẫn đến một cao trào mới củacách mạng thế giới với đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập Chính quyền

Xô viết, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người Với thắng lợi của Cáchmạng Tháng Mười, nhiều dân tộc vốn là thuộc địa của đế quốc Nga đã được tự

do, được hưởng quyền dân tộc tự quyết, hình thành nên các quốc gia độc lập vàdẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922)

Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản(3-1919), phong trào công nhân trong các nước tư bản phương Tây và phongtrào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông càng có quan hệ mậtthiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đếquốc

Ở Hồ Chí Minh cũng như ở nhiều anh hùng, danh nhân khác của dân tộc

ta, sự kết hợp hài hòa giữa những điều kiện khách quan và chủ quan chính lànhân tố có ý nghĩa quyết định dẫn tói hành động cách mạng và giành thắng lợi

Trang 8

CHƯƠNG 2

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ

MINH GIAI ĐOẠN 1890 - 1930

2.1 Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước

Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 tại quê ngoại làng Hoàng Trù, xãChung Cự (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Thuở nhỏ (từ 1đến 10 tuổi) Hồ Chí Minh có tên gọi là Nguyễn Sinh Cung, sau đó đổi tên làNguyễn Tất Thành

Quê hương của Người là một vùng đất nghèo của huyện Nam Đàn - Nghệ

An Người dân ở đây luôn phải sống trong cảnh nghèo khổ, thường xuyên phảichèo chống với thiên tai khắc nghiệt, quanh năm ruộng đất khô cằn, mới nắng đãhạn, mới mưa đã lũ, mất mùa thường xuyên, cuộc sống vất vả, lam lũ đã in đậmtrong tiềm thức của người dân Nam Đàn nói riêng, xứ Nghệ nói chung Nhữngkhó khăn vất vả ấy đọng lại trong câu ca dao:

Làng Sen đóng khố thay quần

Ít cơm, nhiều cháo tảo tần quanh năm

Mặc dù, điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt nhưng người dân xứ Nghệrất giàu truyền thống văn hoá và đánh giặc, giữ nước Nơi đây hội tụ nhiều ditích lịch sử - văn hoá gắn với tên tuổi chiến công của các bậc anh hùng dân tộc,nêu cao chí khí chống ngoại xâm từ bao đời nay

Hai làng Kim Liên và Hoàng Trù là một miền quê giàu cảnh sắc, với mộtnền văn hoá dân gian đa dạng và phong phú Biết bao làn điệu dân ca nơi đây đã

đi vào lòng người , đậm đà bản sắc dân tộc như: hát ví dặm, đò đưa, hát phườngvải Trải qua biết bao biến động, thăng trầm của lịch sử, truyền thống văn hoáđặc sắc của miền quê Kim Liên vẫn không ngừng toả sáng, tự hào

Trang 9

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước Thânphụ của Người là ông Nguyễn Sinh Sắc, còn gọi là Huy (1862-1929), con củamột gia đình nông dân nghèo, chất phác Cha, mẹ mất sớm, tuổi thơ chịu cảnh

mồ côi, phải vất vả lao động kiếm sống và có ý chí học hành Là một cậu béhiền lành, thông minh, ham học Nguyễn Sinh Huy được nhà nho Hoàng XuânĐường cảm cảnh nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế Chẳng bao lâu chàngthanh niên Nguyễn Sinh Sắc đã tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trườngthi Nghệ An (1894) và được người cha nuôi cũng là thầy giáo gả con gái củamình là Hoàng Thị Loan làm vợ Được gia đình và người vợ trẻ động viên, cùngvới ý chí của mình, ông cử Sắc đã tiếp tục tham dự các kỳ thi Hội của Triều đìnhnhưng không đỗ, đến kỳ thi Hội lần thứ 3 ông mới đỗ Phó Bảng (1901) Vớiphẩm chất liêm khiết của một nhà nho, trong cuộc sống cụ Sắc luôn dạy dỗ concái luôn có ý thức lao động, học tập để hiểu “đạo lý làm người” Sau khi đỗ PhóBảng (1901), bị Triều đình phong kiến thúc ép nhiều lần, buộc cụ phải ra làmquan, nhưng bất hợp tác với bọn tay sai đế quốc Với quan điểm của mình cụSắc thường nói “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (nghĩa là:Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn) Vốn có lòngyêu nước, khẳng khái, cụ thường chống đối bọn quan trường và thực dân Phápxâm lược Vì vậy, sau một thời gian làm quan rất ngắn, cụ bị chúng cách chức

Cụ vào Nam Bộ làm thầy thuốc giúp dân nghèo, sống cuộc đời thanh bạch chođến lúc qua đời (1929), được nhân dân mến mộ và thương tiếc Thi hài và lăng

mộ yên nghỉ của cụ hiện nằm tại tỉnh Đồng Tháp

Thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan (1868 1901), một người phụ nữ hiền hậu, đảm đang, yêu chồng thương con hết mực,chịu khó lao động, bà làm ruộng và dệt vải để nuôi dạy con cái Bằng lao động,bằng cả tấm lòng yêu chồng, thương con, bà Hoàng Thị Loan đã hy sinh tất cả vìchồng con và chính bà đã vun đắp nên cuộc đời sự nghiệp đẹp đẽ cho cả giađình Nhưng cũng vì cuộc sống cơ cực, lao động vất vả, quá sức, ngặt nghèo,thiếu thốn Bà đã trút hơi thở cuối cùng vào một ngày ảm đạm trên Kinh thành

Trang 10

-Huế ở cái tuổi 33 (10/02/1901) để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình,người thân, bà con lối xóm Khi Bà qua đời, không có người thân bên cạnh, chỉ

có cậu Cung (Bác Hồ) tuổi mới lên 10 và em bé Xin đang khát sữa Được bàcon, bạn bè đùm bọc, giúp đỡ, thi hài Bà Loan được đưa lên an táng tại núi TamTầng, xứ Huế

Đến năm 1922, hài cốt của bà được bà Thanh (con gái của Bà ) đưa về antáng tại quê nhà (làng Kim Liên - Nam Đàn) và năm 1942, hài cốt Bà được đưalên núi Đại Huệ Năm 1984, lăng mộ Bà Loan được xây dựng khang trang, đẹp

đẽ tương xứng với công lao của người mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng Chủtịch Hồ Chí Minh

Chị cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954)còn gọi là Bạch Liên và anh cả của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, tức NguyễnTất Đạt (1888 - 1950) Cả hai người đều có chí hướng tiến bộ, yêu nước, thươngngười và tích cực tham gia các phong trào chống Pháp, đã nhiều lần bị thực dânPháp kết án tù đày

Nhưng nhờ sự giáo dục của gia đình, cả bà Thanh và ông Cả Khiêm đềukhông màng danh lợi, hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cứudân, cứu nước, trở thành tấm gương đáng kính cho bà con nhân dân về sự cao

cả, nghĩa khí và lòng vị tha

Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân, từnhỏ Người đã được kế thừa tinh thần yêu nước thương dân sâu sắc, ý chí vượtkhó vươn lên của người cha; tấm lòng nhân ái, đức hi sinh của người mẹ,v.v đặcbiệt tư tưởng thân dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho các cải cách chính trị-xã hộicủa cụ Phó bảng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành nhân cáchcủa Nguyễn Tất Thành Những kiến thức học từ người cha, bắt gặp tư tưởng mớicủa thời đại đã được Hồ Chí Minh nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đườnglối chính trị của mình

Trang 11

Từ thuở thiếu thời, Người đã tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị

áp bức bóc lột đến tận cùng của đồng bào mình Khi vào Huế, Người lại nhìnthấy tội ác của thực dân Pháp và thái độ ươn hèn của bọn phong kiến Nam triều.Phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của gia đình, quê hương, đất nước,với sự nhạy cảm về chính trị, Người đã sớm nhận ra hạn chế của người đi trướcnhư Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám…: Người từ chối Đông

Du vì cảm thấy:không thể dựa vào nước ngoài để giải phóng Tổ Quốc, nguồngốc những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại nước đế quốc đang áp bứcdân tộc mình Cùng với việc phê phán hành động cầu viện Nhật Bản, Nguyễn ÁiQuốc tự định ra cho mình một hướng đi mới: phải tìm hiểu cho rõ bản chất củanhững từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái của nước Cộng hòa Pháp, phải đi ra nướcngoài xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm thế nào sẽ vềgiúp đồng bào mình

2.2 Thời kỳ từ 1911 - 1920: Tìm kiếm và xác định con đường cứu nước, giải phóng dân tộc

Sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin - Bước ngoặt trong hành trình cứunước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Trong cuộc đời hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ ChíMinh, bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đềthuộc địa (ở đây gọi tắt là Luận cương của Lê-nin) đã có ảnh hưởng rất lớn đốivới cuộc đời hoạt động của Người Luận cương của Lê-nin đã tạo ra bước ngoặtcăn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trịcủa Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước.Hướng đi đúng đắn của sự nghiệp giải phóng dân tộc đã được xác định, chấmdứt cuộc khủng hoảng lâu dài, sâu sắc về đường lối của cách mạng Việt Nam

Trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nướcchống thực dân Pháp dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến và tư sản của nhân dânViệt Nam diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại, mặc dù rất khâm phục tinh thần quả

Trang 12

cảm của các sĩ phu yêu nước nhưng Nguyễn Ái Quốc không tán thành đường lốigiải phóng dân tộc của những người lãnh đạo các phong trào yêu nước đươngthời Bằng nhãn quan chính trị, sớm nhận thức được hoàn cảnh đất nước, Người

đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước Người thanh niên yêu nước Nguyễn TấtThành đã không chọn con đường của các bậc tiền bối trước đó, mà Người tìmsang nước Pháp, các nước Phương Tây Đây là quyết định dũng cảm, sáng tạo;

là sự khước từ cái chưa đúng để đi tìm cái đúng; từ bỏ cái lạc hậu, lỗi thời để đitìm cái tiên tiến phù hợp với bản lĩnh dân tộc Việt Nam và thực tiễn của thời đạimới Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi Trước khi ra đi nướcngoài, Nguyễn Tất Thành được trang bị một vốn học vấn chắc chắn, một nănglực trí tuệ sắc sảo, một tâm lý của người đi tìm hiểu, khám phá nền văn minhPháp và Phương Tây kết hợp chặt chẽ với lòng yêu nước và bản lĩnh độc lập, tựchủ, sáng tạo, Nguyễn Tất Thành đã đến tận nước Pháp và các nước Âu, Mỹ nơi

có chủ nghĩa thực dân đang chà đạp lên quyền sống, quyền tự do, quyền mưucầu hạnh phúc của đồng bào để khám phá và làm quen với các nền văn minh,dùng nó làm vũ khí để chống lại thực dân

Về mục đích ra đi của mình, năm 1923, Nguyễn Ái Quốc trả lời một nhàbáo Nga rằng: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi nghe ba chữ Pháp: Tự do,Bình đẳng, Bác ái Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp.Người Pháp đã nói thế Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minhPháp, muốn tìm hiểu xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy” Một lần khác,trả lời một nhà văn Mỹ, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụthân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người sẽ giúp mình thoátkhỏi ách thống trị của Pháp Người này nghĩ là Anh, có người cho là Mỹ Tôithấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ Sau khi xem họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở

về giúp đồng bào tôi”

Năm 1912, Nguyễn Tất Thành làm thuê trên một chiếc tàu của hãng giơ Rê-ny-ni đi vòng quanh châu Phi, đã có dịp dừng lại ở những bến cảng của

Trang 13

Sác-Đi qua nhiều đất nước, nhiều nền văn minh, nhiều châu lục nhưng Nguyễn ÁiQuốc đã chọn Mỹ, Anh, Pháp để được trải nghiệm Nước Mỹ thu hút Người bởiTuyên ngôn độc lập năm 1776 và Tượng Nữ thần tự do đứng sừng sững trênvịnh Niu Oóc khi tàu và thuyền vào cảng trong khoảng 10km đã nhìn thấy.Người đã sống trên đất Mỹ từ cuối năm 1912 đến giữa năm 1913 Sau đó, Ngườisang Anh, đất nước giàu mạnh có nhiều thuộc địa trải rộng khắp trên mặt địa cầuthời đó, đúng như các thủy thủ mách bảo: Anh quốc là đất nước mặt trời khôngbao giờ lặn Đến nước Anh, để kiếm tiền sinh sống, Người nhận việc cào tuyếtcho một trường học, rồi làm thợ đốt lò Người chưa hề biết, trước đó, các nhàsáng lập chủ nghĩa cộng sản như C.Mác, Ph.Ăng-ghen đã sống ở Luân-đôn, lấyđất nước Anh làm nguyên mẫu nghiên cứu giai cấp tư sản và giai cấp công nhân

và cũng tại đây, đã hình thành một hệ tư tưởng đối lập với hệ tư tưởng tư sản chủ nghĩa cộng sản với cuốn Tuyên ngôn Đảng Cộng sản năm 1848

-Sau nhiều tháng năm trong hành trình xuyên đại dương, Người trở lạiđiểm đến quan trọng nhất là nước Pháp và tham gia hoạt động trong phong tràocông nhân Pháp Thông qua hoạt động thực tiễn, tận mắt thấy cuộc sống cực khổcủa nhân dân các nước thuộc địa và cũng thấy được sự bất công ngay trên cácnước tư bản phát triển, Người khẳng định: Ở Pháp cũng có những người Pháptốt, cũng có người nghèo như ở bên ta, những người Pháp ở Pháp phần nhiều làtốt, song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo Qua đó, Ngườisớm hình thành tình cảm quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân; chủ nghĩayêu nước của Người bắt đầu mang một tình cảm mới, làm cơ sở cho chủ nghĩaQuốc tế vô sản của dân tộc Việt Nam sau này Đó là sự đồng cảm, đau xót trướccảnh tượng các dân tộc thuộc địa và người lao động bị áp bức, bóc lột dã man.Chính do sự cảm thông, yêu thương những người cùng khổ, mà tình cảm và ýthức giai cấp ở Người dần dần được hình thành – một tình cảm cách mạng mangtính nhân văn sâu sắc Người khẳng định: “Dù có màu da khác nhau, trên đờinày chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Màchỉ có một mối tình hữu ái thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản” Những hoạt động

Ngày đăng: 17/06/2022, 03:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w