1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa? Liên hệ với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay?

13 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 352,13 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC ***** TIỂU LUẬN Câu hỏi tiểu luận: “Phân tích điều kiện đời, đặc trưng ưu sản xuất hàng hóa? Liên hệ với việc phát triển kinh tế thị trường Việt Nam nay?” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Anh Hoàng Mã sinh viên: 72DCKT20099 Lớp: 72DCKT22 Khóa: 72 (2021-2025) Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Huyền HÀ NÔI – 2022 MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA 1.1 Khái niệm sản xuất hàng hóa 1.2 Điều kiện đời của sản xuất hàng hóa 1.3 Đặc trưng của sản xuất hàng hóa 1.4 Ưu thế và những hạn chế của sản xuất hàng hóa CHƯƠNG II: LIÊN HỆ VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Nguyên nhân Việt Nam phải xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có quản lý của nhà nước 2.2 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường ở nước ta 2.3 Những ưu thế và hạn chế của nền kinh tế thị trường ở nước ta 2.4 Biện pháp để đẩy mạnh phát triển nền kinh thế thị trường ở nước ta 10 KẾT LUẬN 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 MỞ ĐẦU Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã có nhiều đường lối, chủ trương để phát triển nền kinh tế Trong đó, việc phát triển nền kinh tế hàng hóa là nhiệm vụ bản nhất Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế lên chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp, ở một số vùng núi còn mang đậm dấu ấn của kinh tế tự nhiên Lại trải qua nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế nước ta không thể vươn lên một cách vứng chắc, hàng hóa sản xuất không đủ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân,… Do vậy, việc tạo nên một mối quan hệ sản xuất mới tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển là một việc làm quan trọng của Đảng và Nhà nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Cho tới nay, sau mười năm đổi mới ta đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều hạn chế, những mặt cần điều chỉnh Chính vì vậy, việc nghiên cứu điều kiện đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa giúp ta hiểu sâu về quá trình đời của hàng hóa Từ đó liên hệ với sự phát triển nền kinh tế của nước ta Sau đây, ta sẽ cùng tìm hiểu về đề tài: “Phân tích điều kiện đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa? Liên hệ với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay?” NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA 1.1 Khái niệm sản xuất hàng hóa Sản x́t hàng hóa kiểu tở chức kinh tế với mục đích sản xuất sản phẩm để trao đổi, mua bán So sánh sản xuất hàng hóa với sản xuất tự cung tự cấp Sản xuất tự cung tự cấp: kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm lao động tạo nhằm để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất So sánh: + Giống nhau: Quá trình sản xuất đều là quá trình kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo sản phẩm + Khác nhau: Tiêu chí so sánh Sản xuất hàng hóa Sản xuất tự cung tự cấp Mục đích sản xuất Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất Người quyết định chủng loại, số lượng sản phẩm Tính chất của mội trường sản xuất Người sản xuất quyết định Không có cạnh tranh, khép kín Sản xuất sản phẩm để bán, thỏa mãn nhu cầu của người mua, có lãi Người tiêu dùng quyết định Cạnh tranh gay gắt, thị trường ngày càng mở rộng 1.2 Điều kiện đời của sản xuất hàng hóa Thứ nhất, Phân công lao động xã hội (điều kiện cần) Phân công lao động xã hội sự chuyên môn hóa lao động, phân bổ lao động xã hội vào ngành nghề sản xuất khác Khi có phân công lao động xã hội, người sản xuất chỉ sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhu cầu của họ lại đòi hỏi nhiều loại sản phẩm để thỏa mãn, thế để thỏa mãn nhu cầu tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với Họ phụ thuộc vào nhau, làm cho lao động của họ trở thành một bộ phận của lao động xã hội, sản xuất của họ mang tính xã hợi Thứ hai, sự tách biệt tương đối kinh tế chủ thể sản xuất (điều kiện đủ) Điều kiện này làm cho người sản xuất đợc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích và làm cho người sản xuất chi phối được sản phẩm của mình, điều kiện đó người muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi mua bán, tức làm cho việc trao đởi sản phẩm tồn tại dưới hình thức hàng hóa Trong sự phát triển của sản xuất, điều kiện xuất hiện tồn tại sở sự khác biệt về quyền sở hữu, xã hội phát triển, sự tách biệt về quyền sở hữu sâu sắc, hàng hóa được sản xuất càng phong phú và đa dạng Điều kiện này đã làm cho lao động sản xuất của người sản xuất mang tính tư nhân Hai điều kiện cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ tḥc vào nhau, cịn sự tách biệt tương đới về mặt kinh tế giữa những người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với Đây là một mâu thuẫn Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản x́t hàng hóa Thiếu mợt hai điều kiện đó sẽ khơng có sản x́t hàng hóa 1.3 Đặc trưng của sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng bản sau đây: Thứ nhất: sản xuất hàng hóa sản xuất để trao đổi, mua bán Trong lịch sử loài tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác sản xuất tự cung, tự cấp sản xuất hàng hóa Sản xuất tự cung, tự cấp kiểu tổ chức kinh tế đó sản phẩm được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân người sản xuất sản xuất của người dân thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những người nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến Ngược lại, sản x́t hàng hóa kiểu tở chức kinh tế đó sản phẩm được sản xuất để bán chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán Thứ hai: lao động người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội Lao đợng của người sản x́t hàng hóa mang tính chất xã hợi sản phẩm làm để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác xã hội Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, thế công việc riêng, mang tính độc lập của người Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc khơng phù hợp với tính chất xã hợi Đó chính là mâu thuẫn bản của sản xuất hàng hóa Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là sở, mầm mống của khủng hoảng nền kinh tế hàng hóa 1.4 Ưu thế và những hạn chế của sản xuất hàng hóa So với sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hóa có những ưu thế hẳn: Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa đời sở của phân công lao đợng xã hợi, chun mơn hóa sản x́t Do đó, nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng sở sản xuất từng vùng, từng địa phương Đồng thời, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại có tác đợng trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội, làm cho chun mơn hóa lao đợng ngày càng tăng, mới liên hệ giữa ngành, vùng ngày trở nên mở rợng, sâu sắc Từ đó, nó phá vỡ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của ngành, địa phương làm cho suất lao đợng xã hợi tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ Khi sản x́t và trao đởi hàng hóa mở rợng giữa quốc gia, thì nó còn khai thác được lợi thế của quốc gia với Thứ hai: Trong nền sản x́t hàng hóa, quy mơ sản x́t khơng bị giới hạn bởi nhu cầu nguồn lực mang tính hạn hẹp của cá nhân, gia đình, sở, vùng, địa phương, mà nó được mở rộng, dựa sở nhu cầu nguồn lực của xã hội Điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển Thứ ba: Trong nền sản x́t hàng hóa, sự tác đợng của quy ḷt vớn có của sản x́t và trao đởi hàng hóa quy luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh ḅc người sản x́t hàng hóa phải ln ln đợng, nhạy bén, biết tính tốn, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao suất, chất lượng hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản x́t hạ x́ng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao Thứ tư: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa cá nhân, giữa vùng, giữa các nước không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa có những mặt trái của nó phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái, xã hội,… CHƯƠNG II: LIÊN HỆ VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Nguyên nhân Việt Nam phải xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có quản lý của nhà nước Việc nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một tất yếu Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế nước ta còn mang nặng tính tự cung tự cấp, vì vậy sản xuất hàng hóa phát triển sẽ dần phá vỡ kinh tế tự nhiên, chuyển dần sang nền kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự xã hội hóa sản xuất Khi kinh tế hàng hóa phát triển tới một mức nào đó cao hơn, nó sẽ chuyển sang nền kinh tế thị trường Như vậy sự phát triển nền kinh tến thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tự và tập trung sản xuất, tạo điều kiện cho sự đời của sản xuất lớn mang tính xã hội hóa cao, đồng thời chọn được những người có khả sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành nên đội ngũ cán bộ quản lý có kỹ và trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước Mặt khác, phát triển nền kinh tế thị trường sẽ giúp chúng ta giải phóng hết suất, động viên được mọi nguồn lực và ngoài nước để thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân Việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN còn thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực cải tiến các trang thiết bị để cạnh tranh với các doanh nghiệp thế giới Qua đó, cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm 2.2 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường ở nước ta Thứ nhất, mục tiêu Để có thể phân biệt nền kinh tế thị trường của nước ta so với nền kinh tế thị trường khác phải nói đến mục đích chính trị mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng nhân dân đã chọn Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đây là sự khác biệt bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Mục đích đó bắt nguồn từ sở kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sự phản ánh mục tiêu trị - xã hợi mà Đảng, nhà nước và nhân dân ta phấn đấu Mặt khác, đôi với việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam gắn với xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp nhằm ngày hồn thiện sở kinh tế - xã hợi của chủ nghĩa xã hội Thứ hai, sở hữu Sở hữu quan hệ giữa người với người q trình sản x́t tái sản x́t xã hợi sở chiếm hữu nguồn lực của trình sản xuất kết quả lao động tương ứng của trình sản xuất hay tái sản xuất ấy một điều kiện lịch sử nhất định Sở hữu hàm ý đó bao gồm có chủ thể sở hữu, đới tượng sở hữu, lợi ích từ đới tượng sở hữu Vấn đề sở hữu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác Theo quan điểm tại đại hội XII của Đảng cợng sản Việt Nam hiện có bớn thành phần kinh tế gồm: thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vớn đầu tư nước ngồi Các thành phần kinh tế đợc lập với bình đẳng với trước pháp luật Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển Ngoài thành phần kinh tế chịu sự tác động của quy luật kinh tế riêng bên cạnh tính thớng nhất giữa thành phần kinh tế có sự khác thậm chí có thể có mẫu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả phát triển theo những hướng khác Vì vậy kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo là để giữ vững định hướng xả hội chủ nghĩa phát triển kinh tế Thứ ba, hoạt động quản lý Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Nhà nước quản lý thực hành chế quản lý là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự làm chủ giám sát của nhân dân với mục tiêu dùng kinh tế thị trường để xây dựng sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chế sách cơng cụ kinh tế sở tôn trọng nguyên tắc của thị trường, khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường phù hợp với yêu cầu xây dựng CNXH ở Việt Nam Thứ tư, các hình thức phân phối Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn nguồn lực khác thông qua phúc lợi xã hội Cơ chế phân phối tạo đợng lực để kích thích chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh, đồng thời hạn chế những bất công xã hội Do trình độ của lực lượng sản xuất còn chưa đồng đều nên tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, đó tất yếu cần có sự tồn tại đa dạng về quan hệ phân phối Thứ năm, tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội Tiến bộ công bằng xã hội vừa là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, vừa mục tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta phải hiện thực hóa từng bước śt thời kỳ quá đợ lên CNXH Nền kinh tế gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng người thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội Nền kinh tế đó có sự gắn kết chặt chẽ sách kinh tế với sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, mọi người đều có hợi điều kiện phát triển tồn diện Đây là một những mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự khác biệt so với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa về việc phân cực giàu nghèo, phân hóa xã hợi 2.3 Những ưu thế và hạn chế của nền kinh tế thị trường ở nước ta Ưu kinh tế thị trường Một là, nền kinh tế thị trường là điều kiện để thúc đẩy các hoạt động sản xuất Trong nền kinh tế thị trường nếu lượng cầu cao cung thì giá cả hàng hoá sẽ tăng lên Mức lợi nhuận tăng, điều khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung Ai có chế sản xuất hiệu quả hơn, thì có tỷ suất lợi nhuận cao Nhờ đó cho phép tăng quy mô sản xuất Do đó, nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả Hai là, nền kinh tế thị trường tạo nhiều sản phẩm giúp thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ở mức tối đa, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội Nền kinh tế thị trường với sự tác động của quy luật thị trường tạo sự phù hợp giữa khối lượng, cấu sản xuất với khối lượng, cấu nhu cầu tiêu dùng của xã hội Nhờ đó, nhu cầu tiêu dùng về loại hàng hóa, dịch vụ khác được đáp ứng kịp thời, người tiêu dùng được thỏa mãn nhu cầu Ba là, nền kinh tế thị trường tạo động lực để người thỏa sức sáng tạo Trong nền kinh tế thị trường, chủ thể có hội để tìm động lực cho sự sáng tạo của Thơng qua vai trị của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hữu hiệu kích thích sự sáng tạo hoạt động của chủ thể kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho họ để tăng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất, làm cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả Bốn là, nền kinh tế thị trường cung cấp nhiều việc làm Nền kinh tế thị trường tập trung vào sự đổi mới, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng thị trường và cung cấp các công việc với mức lương cao ở địa phương Hạn chế kinh tế thị trường Một là, nền kinh tế thị trường tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng sản xuất khiến nguồn cung tăng mạnh cầu tăng không tương xứng Từ đó dẫn đến hàng hóa bị ứ đọng, giá cả sụt giảm, không thu hồi được chi phí đầu tư Nên hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản Hai là, nền kinh tế thị trường không khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Do chủ thể sản xuất nền kinh tế thị trường đặt mục tiêu lợi nhuận tối đa nên tạo ảnh hưởng tiềm ẩn đối với nguồn lực tài nguyên, suy thối mơi trường Cũng vì đợng lợi nḥn, chủ thể sản xuất kinh doanh có thể vi phạm cả nguyên tắc đạo đức để chạy theo mục tiêu làm giàu thậm chí phi pháp, góp phần gây sự xói mòn đạo đức kinh doanh, thậm chí cả đạo đức xã hội Ba là, nền kinh tế thị trường còn có thể dẫn tới bất bình đẳng xã hội Sau một thời gian cạnh tranh, nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị hãng sản x́t lớn mạnh thơn tính Ći chỉ cịn lại mợt sớ nhà sản x́t lớn có tiềm lực mạnh Họ sẽ thâu tóm phần lớn ngành kinh tế Dần dần kinh tế thị trường biến thành độc quyền chi phối 2.4 Biện pháp để đẩy mạnh phát triển nền kinh thế thị trường ở nước ta Để có thể phát triển nền kinh tế thị trường một cách thành công, vững mạnh thì không thể không có sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng dưới tác đợng bên ngồi ngày mợt phức tạp nên sự can thiệp của Nhà nước xuất hiện một tất ́u cho sự hoạt đợng có hiệu quả của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trải qua một khoảng thời gian đổi mới, vai trò của quản lý Nhà nước có những bước chuyển biến lớn điều kiện kinh tế thị trường, thể hiện ở những điểm sau: Một là, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế thị trường Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tư cách một nhiệm vụ chiến lược quan trọng thời kỳ đởi mới tồn diện đất nước Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Để xây dựng được một chế độ xã hợi có tính mục tiêu vậy cơng cụ, phương tiện bản chỉ có thể nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Hai là, nguồn lực Nhà nước quản lý được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp chế thị trường Chính phủ có thể thơng qua hệ thớng luật pháp thông qua sự lựa chọn của mình để tác động đến sản xuất Đồng thời, thông qua thuế khoản chuyển nhượng để tác động đến khâu phân phối, từ đó tác động đến việc phân bổ nguồn lực của nền kinh tế Kinh nghiệm của Việt Nam những năm qua cho thấy để phân bổ nguồn vốn hiệu quả thì khâu đột phá giải quyết mối quan hệ Nhà nước thị trường Cho dù sự phân bổ nguồn lực thuộc về Nhà nước phải tơn trọng ngun tắc của thị trường Ba là, Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch Vai trò kinh tế của nhà nước là hướng tới mục tiêu chung, làm cho dân giàu, nước mạnh, tăng trưởng ổn định công bằng xã hội Sự định hướng nền kinh tế 10 của nhà nước được thực hiện thông qua việc nhà nước xây dựng quy hoạch, chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn, trung hạn dài hạn Mặt khác, nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi như: hệ thống luật pháp đồng bộ, phù hợp với luật pháp thông lệ quốc tế; hệ thống các văn bản hướng dẫn, các định chế, sách phát triển kinh tế …để chủ thể kinh tế giảm thiểu rủi ro, tranh chấp Nhà nước đã xây dựng hệ thống pháp lý để chống lại gian lận bao gồm: hệ thớng có liên quan tới những quyền sở hữu, những điều luật về phá sản khả toán, hệ thớng tài với ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại để giữ cho việc cung cấp tiền mặt được thực hiện một cách nghiêm ngặt Đồng thời, Nhà nước sử dụng công cụ chiến lược, kế hoạch, luật pháp chính sách làm cứ cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát, đánh giá đối với nền kinh tế để điều tiết hành vi ứng xử của chủ thể nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Bốn là, Nhà nước sử dụng nguồn lực của Nhà nước công cụ, chế, chính sách để định hướng, điều tiết nền kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội từng bước, từng sách phát triển Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, bên cạnh sự phát triển tất yếu của xã hợi x́t hiện sự phân hố giàu nghèo ngày tăng Do vậy, nhà nước cần phải có những biện pháp phân phối lại của cải xã hội nhằm hạn chế sự phân hoá này, làm lành mạnh xã hội Nhà nước thực hiện phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ công bằng xã hội Điều thể hiện rõ rệt nhất tính định hướng xã hội của nền kinh tế thị trường ở nước ta Về vấn đề thu nhập, Nhà nước sử dụng hai biện pháp là: Điều tiết tăng thu nhập được thực hiện thông qua trợ cấp, ưu đãi đới với người có cơng với cách mạng; chính sách đối với người già, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật; điều tiết giảm thu nhập được thực hiện thông qua công cụ thuế: thuế thu nhập cá nhân; thuế thu nhập doanh nghiệp; mặt hàng xa xỉ, cao cấp việc tăng th́ sẽ góp phần phân phới lại mợt bợ phận thu nhập xã hội Về vấn đề an sinh xã hợi, Nhà nước có vai trị qút định việc nâng cao phúc lợi công cộng, xoá đói, giảm nghèo Các vấn đề việc làm, sức khoẻ, bảo hiểm y tế, lương hưu, trợ cấp khó khăn… là những vấn đề rất cần đến sự quan tâm của Nhà nước 11 KẾT LUẬN Nền kinh tế thị trường ở nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa còn mang nặng tính tự túc tự cấp, vì vậy sản xuất hàng hóa phát triền sẽ phá vớ dần kinh tế tự nhiên và chuyển thành nền kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự xã hội hóa sản xuất Nền kinh tế hàng hóa tạo động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Do cạnh tranh giữa người những người sản xuất hàng hóa, buộc chủ thể sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu Nhờ đó mới có thể cạnh tranh được giá cả, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao trình độ, suất lao động xã hội Bên cạnh đó, việc phát triển nền kinh tế thị trường là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước Với những biện pháp khắc phục những khuyết điểm của nền kinh tế thị trường cùng với đó là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN góp phần làm cho nền kinh tế phát triển nhanh hơn, xã hội trở nên công bằng, văn minh hơn, đất nước ngày càng trở nên giàu đẹp TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác- Lênin (Dành cho bậc đại học không chuyên ngành lý luận trị, NXB Chính trị q́c gia Sự thật, Hà Nợi Giáo trình Kinh tế trị Mác - Lênin (Dùng cho khối ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh các trường đại học và cao đẳng), https://kmacle.duytan.edu.vn/uploads/2eae0e86-e7c6-431d-aa08b8f89ba71921_giaotrinhkinhtechinhtri.pdf , ngày truy cập 15/5/2022 Lê Minh Trường, “Ưu điểm, khuyết điểm của sản xuất hàng hóa ở Việt Nam giải pháp”, https://luatminhkhue.vn/uu-diem-khuyet-diem-cuasan-xuat-hang-hoa-o-viet-nam-va-giaiphap.aspx#:~:text=S%E1%BA%A3n%20xu%E1%BA%A5t%20t%E1% BB%B1%20cung%20t%E1%BB%B1%20c%E1%BA%A5p%20l%C3% A0%20ki%E1%BB%83u%20t%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c,ra% 20s%E1%BA%A3n%20ph%E1%BA%A9m%20%C4%91%E1%BB%83 %20b%C3%A1n , ngày truy cập 15/5/2022 Nguyễn Nam, “5 đặc trưng bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, https://luathoangphi.vn/5-dac-trung-co-ban-cua12 kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam/ , ngày truy cập 18/5/2022 Trang thông tin điện tử, trường chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng, ThS Đoàn Thị Vân Thúy, “Vai trò của nhà nước nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, http://truongchinhtri.caobang.gov.vn/index.php/news/Nghien-cuu-khoahoc/Vai-tro-cua-nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xahoi-chu-nghia-o-nuoc-ta-hien-nay-247/ , ngày truy cập 19/5/2022 13 ... Đặc trưng của sản xuất hàng hóa 1.4 Ưu thế và những hạn chế của sản xuất hàng hóa CHƯƠNG II: LIÊN HỆ VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN... tài: ? ?Phân tích điều kiện đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa? Liên hệ với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay?? ?? NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHÂN... trường sinh thái, xã hội,… CHƯƠNG II: LIÊN HỆ VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Nguyên nhân Việt Nam phải xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Ngày đăng: 16/06/2022, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN