SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Người thực hiện: Phạm Anh Tùng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Tin học
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO BÀIMỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC – TIN HỌC 10
Trang 23 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3
1 Cơ sở lý luận 3
2 Thực trạng đề tài 4
2.1 Địa bàn thực hiện sáng kiến 4
2.2 Thực trạng vấn đề được nghiên cứu 4
2.3 Nguyên nhân 5
3 Biện pháp thực hiện: 5
3.1 Thực hiện với các nội dung bài học phù hợp 5
3.2 Thực hiện trong bài “Những ứng dụng của Tin học” 9
3.3 Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học hợp tác 11
4 Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục: 12
4.1 Hiệu quả chung của áp dụng PPDH Hợp tác 12
4.2 Áp dụng PPDH Hợp tác trong bài “Một số Ứng dụng của Tin học” 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
PHỤ LỤC Giáo án Bài 8: “Những ứng dụng của tin học” 22
Trang 3I MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài
Quá trình phát triển kinh tế trong thời kì hội nhập ở nước ta hiện nay đòihỏi người lao động Việt Nam không chỉ cần có trình độ cao về mặt kiến thức vànhững kĩ năng chuyên môn mà họ còn phải là những người lao động biết hợp tácvà sở hữu những kĩ năng giao tiếp xã hội.
Trong suy nghĩ của đại bộ phận Phụ huynh, học sinh coi môn Tin học làmôn phụ nên chưa thực sự chú trọng đầu tư máy vi tính hoặc chưa có đủ điềukiện tự sắm máy tính để thực hành ở nhà, máy tính nhà trường thì còn thiếunhiều, thường thì từ 2 - 3 học sinh chung một máy.
Vậy phải có một phương pháp dạy học nào đó nhằm khắc phục những hạnchế trên, không làm ảnh hưởng đến sự tiếp thu kiến thức của học sinh? Do đó tôi
áp dụng đề tài: “Vận dụng Phương pháp dạy học hợp tác trong bài Một số
ứng dụng của Tin học” để khắc phục những hạn chế đó.
Trong giảng dạy phổ thông ở nước ta phương pháp dạy học hợp tác đãđược quan tâm nghiên cứu và ứng dụng những năm gần đây Nhìn chung giáoviên phổ thông đều biết đến dạy học hợp tác, tuy nhiên ít khi sử dụng cũng nhưchưa có sự vận dụng hợp lí phương pháp này trong quá trình giảng dạy.
2 Mục đích nghiên cứu
+ Xét tính hiệu quả và khả thi của phương pháp dạy học hợp tác khi dạy họcbài “Một số ứng dụng của Tin học” trong tin học lớp 10, trong điều kiện cơ sởvật chất của nhà trường còn nhiều hạn chế, nhằm đổi mới phương pháp dạy họcgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
+ Giúp giáo viên, học sinh sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học.
+ Giúp học sinh phát huy tính tích cực của mình trong học tập.
+ Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy Tin học, nâng cao nhận thức vàkĩ năng làm việc nhóm của học sinh.
Trang 4+ Một điểm nữa mà phương pháp này mang lại đó là sử dụng hoàn toàn khảnăng sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm chủ đạo, giáo viên chỉ là ngườithiết kế, định hướng, quan sát, là cầu nối giữa kiến thức và học sinh.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh khối 10 THPT Lê Văn Hưu.
- Phạm vi nghiên cứu: Bài 8 Tin học 10: Những ứng dụng của Tin học.
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM1 Cơ sở lý luận
Tri thức không phải truyền thụ từ người biết đến người không biết, mà trithức được chính cá thể xây dựng thông qua hoạt động.
Hình thức tổ chức cho học sinh học tập hợp tác sẽ tạo điều kiện cho học sinhđược hoạt động nhiều hơn Các em có hứng thú và có động cơ học tập hơn
Theo quan điểm Hoạt động: Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, tổchức cho học sinh học tập hợp tác sẽ tạo điều kiện cho học sinh được hoạt độngnhiều hơn và hoạt động trong giao lưu Các em có hứng thú và động cơ học tậphơn Đồng thời kiến thức được các em tự khám phá, tìm tòi, được tiếp thu từnhiều chiều: qua thầy, qua bạn, qua thành công, thất bại, nên nắm vấn đề tốthơn Điều này phù hợp với kinh nghiệm truyền thống của dân tộc Việt Nam từxa xưa: “Học thầy không tày học bạn ”
Học tập hợp tác là cơ hội tốt để “biến quá trình Giáo dục thành quá trình tựGiáo dục”.
Học sinh THPT có độ tuổi từ 16 đến 19 tuổi Hơn hẳn với học sinh THCS,học sinh THPT đang thực sự trở thành người lớn Tuổi thanh niên là giai đoạnđịnh hình nhân cách Mỗi người luôn khao khát biết mình là người như thế nào?Giá trị của mình là gì? Khả năng của mình ra sao? Các em đã bắt đầu ý thứcđược phẩm chất của mình bằng cách đánh giá kết quả những việc mình đã đạtđược, so sánh với những tiêu chí và với những người khác Học sinh có khả
Trang 5năng tự phân tích, tự quan sát và tự xác định Sự giao lưu trong sự biệt lập chiếmvị trí lớn trong đời sống thanh niên Đối với lứa tuổi này, các em mong muốnđược bạn bè chấp nhận, tự mình cảm thấy có trách nhiệm với mọi người vàmong có uy tín trong bạn bè Đặc biệt, các em có nhu cầu mạnh mẽ là về tìnhbạn, chuẩn bị cho những tình cảm gắn bó thân thiết khác, đặc biệt là cho tìnhyêu ở lứa tuổi này, các em đang tự xây dựng cho mình những quan điểm về thếgiới, cuộc đời và đang quyết định viễn cảnh và kế hoạch cho cuộc sống sắp tới.Mỗi HS đã có những biểu hiện rõ nét xu hướng HĐ, nhận thức, thái độ phê phánđối với những vấn đề thực tiễn và nguyện vọng lựa chọn ngành nghề Như vậy,các em đang tiến tới thực sự trở thành một chủ thể của các quan hệ xã hội và củalao động sáng tạo Do đó hình thức dạy học hợp tác sẽ phát huy được khả năngphân tích đánh giá tổng hợp, năng lực tư duy và hạn chế được những nhượcđiểm về tư tưởng và tính cách rất phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinhTHPT.
2 Thực trạng đề tài
2.1 Địa bàn thực hiện sáng kiến
Trong quá trình giảng dạy môn tin học ở lớp 10A9, 10A10, 10A11 và10A12 trường THPT Lê Văn Hưu, việc vận dụng phương pháp mới tạo hứng thúhơn cho học sinh Học sinh hứng thú hơn với môn học
2.2 Thực trạng vấn đề được nghiên cứu
Trang 6Hệ thống phòng máy tính thực hành môn Tin tuy có cải thiện hơn so với trướcnhưng vẫn còn thiếu về số lượng máy, số máy bị sự cố nhưng chưa sửa chữa kịpthời thì không ít.
Điều kiện kinh tế của đa số gia đình học sinh chưa cao nên việc trang bị đồdùng học tập cho môn Tin học chưa đầy đủ.
3 Biện pháp thực hiện:
3.1 Thực hiện với các nội dung bài học phù hợp
Để tổ chức dạy học hợp tác, mỗi nội dung dạy học cần phải được giáoviên thiết kế thành những tình huống học tập hợp tác Theo tôi, một tình huốngdạy học hợp tác là tình huống dạy học trong đó xác định rõ mục tiêu học tậptrong nhóm, phù hợp với nhận thức của học sinh và tạo nhu cầu hợp tác tronghọc tập Thực chất đó là một dạng tình huống có vấn đề mà giáo viên đưa ra vớidụng ý tạo ra hoạt động học tập hợp tác cho học sinh Đặc điểm khác biệt nhấtcủa tình huống dạy học hợp tác so với các tình huống dạy học khác là phải tạođược cơ hội cho học sinh thảo luận và từng bước đạt kết quả học tập Những nộidung kiến thức có thể thiết kế khác nhau, khối lượng kiến thức cần giải quyếttrong thời gian ngắn Có ba kiểu tình huống dạy học hợp tác là:
+ Tình huống hành động hợp tác+ Tình huống thảo luận bằng diễn đạt
+ Tình huống thống nhất xác nhận kiến thức
Trang 7Để đạt được đặc điểm tạo nhu cầu hợp tác, có thể thiết kế các nội dung học tậptheo định hướng sau: Dựa trên những cách suy luận khác nhau, dựa trên sự khácnhau về vai trò của mỗi cá nhân, dựa trên những khía cạnh khác nhau của kiếnthức và dựa vào mục tiêu về sản phẩm chung.
Tôi quan niệm, nhiệm vụ cơ bản của xây dựng tình huống dạy học hợp táclà phải tạo ra cơ hội để học sinh được suy nghĩ cá nhân, cùng thảo luận trongnhóm để khẳng định mình và rèn luyện tư duy hội thoại có phê phán.
Vấn đề đặt ra là: Người giáo viên cần phải thiết kế tiết học sao cho trongquá trình học tập, học sinh phải đương đầu với những thách thức theo từng cấpđộ phù hợp với trình độ và khả năng của họ, đồng thời biết liên kết với nhau đểchung sức giải quyết vấn đề đặt ra.
Điều kiện của một tình huống có tác dụng tốt là: Tình huống phải có tácdụng gợi ra vấn đề; nhiệm vụ đề ra phải vừa sức đối với trình độ của học sinh,tức là học sinh có khả năng giải quyết được tình huống đặt ra; để giải quyết vấnđề của tình huống đặt ra, học sinh thấy có nhu cầu hợp tác với nhau và hy vọngsự hợp tác đó sẽ có tác dụng tốt, tạo ra môi trường hợp tác để thể hiện mối quanhệ mật thiết giữa vai trò cá nhân với vai trò tập thể.
Trang 8một số kỹ năng trình bày, diễn đạt, kỹ năng tư duy hội thoại có phê phán Theotôi để tạo tình huống học tập hợp tác môn Tin, chúng ta có thể dựa vào một sốhoạt động trí tuệ sau: Dự đoán kết quả nhờ nhận xét trực quan và thực nghiệm,lật ngược vấn đề, xem xét tương tự, khái quát hóa, giải bài tập mà học sinh chưabiết thuật giải, tìm sai lầm trong lời giải, phát hiện nguyên nhân và sửa chữa sailầm trong bài toán, tìm nhiều cách giải cho một bài toán…
Thiết kế một tình huống học tập hợp tác tựa như việc viết kịch bản và đạodiễn cho các hoạt động, thể hiện rõ ý định của giáo viên trong việc định hướng,tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập hợp tác của học sinh Trong thiết kế cầnthể hiện rõ hoạt động dạy học diễn ra là hoạt động gì? Nó được thực hiện nhưthế nào? Thể hiện rõ ý định của giáo viên trong quá trình dạy học, đảm bảo điềukiện xuất phát cần thiết, đề xuất vấn đề và phương hướng giải quyết vấn đề,củng cố kết quả học tập, định hướng nhiệm vụ tiếp theo Quá trình thiết kế tìnhhuống học tập hợp tác thường diễn ra theo quy trình bốn bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu: Ngoài mục tiêu chiếm lĩnh kiến thức cụ thể
trong hoạt động học tập, cần chú trọng đến mục tiêu rèn luyện cách học và cáchgiao tiếp cho học sinh Trong dạy học hợp tác, mục tiêu đề ra là dạy cho họcsinh phương pháp hợp tác và rèn luyện tư duy hội thoại có phê phán.
Bước 2: Chọn nội dung: Không phải nội dung nào cũng có thể đưa ra để
tổ chức học tập hợp tác được, vì vậy phải chọn nội dung thích hợp Đó là nhữngnội dung có tác dụng hình thành nhu cầu học tập hợp tác, những nội dung kíchthích sự tranh luận trong tập thể Chẳng hạn: những nhiệm vụ có khối lượngcông việc nhiều mà cần hoàn thành trong một thời gian ngắn; những nội dungphức tạp cần lập luận đầy đủ ở trình độ tổng hợp; nội dung có nhiều khía cạnhcần giải quyết, cần sử dụng nhiều cách suy nghĩ khác nhau.
Trong dạy học môn Tin học, chúng ta nên chọn những bài có nội dungkhông quá khó: học sinh chỉ cần đọc sách là hiểu được vấn đề và có thể nắmđược những nội dung cơ bản của bài học Đó là bài có ít đề mục, chỉ khoảng 2đề mục là phù hợp Nếu ít quá thì chỉ có một nhóm trình bày, nếu nhiều quá thì
Trang 9không đủ thời gian cho các nhóm trình bày và thời gian để thầy nhận xét, kếtluận Hoặc cùng lắm là bài có 3 đề mục nhưng nội dung dễ hiểu, học sinh chỉcần đọc hoặc thao tác nhanh là có thể nắm được nội dung của bài Trong chươngtrình Tin học 10, ta có thể chọn những bài có nội dung như: tiếp cận những kháiniệm mới, các thao tác làm việc với máy tính, …
Bước 3: Thiết kế tình huống cụ thể: Bao gồm các công việc:
+ Đề ra nhiệm vụ cho học sinh: có thể thông qua phiếu học tập, sử dụngmáy chiếu để thiết kế tình huống như một đoạn phim, những câu chuyện dẫnđến nghịch lý, …
+ Dự kiến các cách nghĩ khác nhau và phương hướng giải quyết.
+ Dự kiến những mâu thuẫn trong thảo luận hợp tác nhóm và cách hướngdẫn học sinh thảo luận.
+ Chuẩn bị những câu hỏi phụ gợi ý cho học sinh cách hợp tác, cách thảoluận và cách thống nhất ý kiến.
+ Dự kiến cách xác nhận kiến thức và đánh giá học sinh.
Bước 4: Tổ chức hoạt động học tập hợp tác: Giáo viên cần bố trí tổ chức
nhóm học tập hợp tác cho học sinh Quy mô nhóm tùy theo nội dung cụ thể màcó thể chia nhóm : nhóm đôi, nhóm 5-6 học sinh, nhóm theo tổ học tập, nhóm cóđầy đủ các trình độ hay nhóm có cùng một loại trình độ,… Hình thức học: thiđua giữa các nhóm; tranh luận giữa các nhóm; hợp tác giữa các nhóm Việc tổchức học tập hợp tác phải thể hiện được sự đánh giá vai trò của cá nhân và tậpthể.
Tôi đề ra 7 khâu trong quá trình tổ chức dạy học hợp tác là: thiết kế nhiệmvụ học tập cho học sinh, tổ chức nhóm học tập, hướng dẫn kỹ năng hợp tác, rènkỹ năng tư duy hội thoại có phê phán, đề ra tiêu chí thi đua, điều hành lớp họcvà tổng kết giờ học.
Trong đó, thiết kế nhiệm vụ học tập và rèn kỹ năng tư duy hội thoại chohọc sinh là hai khâu then chốt Nhiệm vụ học tập phải ngầm chứa đựng nhữnggợi ý cho học sinh, giúp học sinh từng bước tìm ra kiến thức Người giáo viên
Trang 10cần dựa vào trình độ xuất phát của học sinh, năng lực của mỗi học sinh trongnhóm để đề xuất nhiệm vụ học tập cho học sinh Để đáp ứng mọi trình độ họcsinh trong nhóm, cần đưa ra nhiều nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp trong mộtphiếu học tập cho một nội dung thảo luận nhóm.
3.2 Thực hiện trong bài “Những ứng dụng của Tin học”
(Chương trình tin học lớp 10 - 1 tiết)
a Nội dung bài dạy
Học sinh tìm hiểu về những ứng dụng của tin học
b Ý tưởng hợp tác
Giáo viên chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm làm một công việc cụ thể, vàlàm ở nhà Có nghĩa là ở trên lớp chỉ thực hiện việc báo cáo lại kết quả côngviệc của nhóm.
c Quá trình điều hành
+ Phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm, yêu cầu các em về nhà tự tìm hiểu, giáoviên có thể gợi ý cho từng nhóm Khuyến khích mỗi nhóm đoàn kết để mỗithành viên trong nhóm đều nắm được nội dung mà nhóm mình tìm hiểu.
Yêu cầu khi trình bày có lời mở đầu giới thiệu đến từng lĩnh vực Tìm nhữnghình ảnh liên quan đến lĩnh vực đó (từ 4 hình ảnh trở lên, có giải thích kèm theo,hình ảnh minh họa liên quan đến địa phương, đất nước nơi mình sinh sống thìcàng tốt)
Nhóm 1: Tìm hiểu và thuyết trình các ứng dụng của tin học trong lĩnh vực giảicác bài toán khoa học kĩ thuật.
Nhóm 2: Tìm hiểu và thuyết trình các ứng dụng của tin học trong lĩnh vực hỗ trợviệc quản lí
Nhóm 3: Tìm hiểu và thuyết trình các ứng dụng của tin học trong lĩnh vực tựđộng hóa và điều khiển, trong lĩnh vực truyền thông
Nhóm 4: Tìm hiểu và thuyết trình các ứng dụng của tin học trong lĩnh vực soạnthảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng
Trang 11Nhóm 5: Tìm hiểu và thuyết trình các ứng dụng của tin học trong lĩnh vực trí tuệnhân tạo.
Nhóm 6: Tìm hiểu và thuyết trình các ứng dụng của tin học trong lĩnh vực giáodục, giải trí.
GV: Hướng dẫn học sinh hợp tác nhóm, chia nhau làm nhiệm vụ để đạt kết quả
tốt (tránh tình trạng chỉ có học sinh khá trong nhóm làm bài, cần lưu ý học
sinh: Có thể chỉ định bất cứ học sinh nào trong nhóm lên trình bày, tính điểmchung của tất cả thành viên trong nhóm để học sinh phải hợp tác giảng dạy chonhau)
+ Tổ chức cho nhóm thảo luận những vấn đề đã tìm hiểu ở nhà
Để tránh tình trạng những vấn đề mà các nhóm đã tìm hiểu bị quên hoặc chưathống nhất, nên dành thời gian cho các nhóm thảo luận, chuẩn bị để báo cáotrước lớp
+ Tổ chức cho mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung của nhóm mình.Mỗi nhóm cử đại diện trình bày, có thể trình bày theo hình thức tiếp sức, tức làbạn này trình bày vấn đề này, bạn khác lên trình bày vấn đề kia
+ Tổ chức cho HS ở nhóm khác đặt câu hỏi và đánh giá về nội dung đã trìnhbày.
+ Điểm cho kết quả làm việc của nhóm bao gồm: điểm trình bày của nhóm (nộidung, phương pháp báo cáo, thời gian hoàn thành), điểm trả lời chung củanhóm,
điểm trả lời cá nhân của thành viên trong nhóm.
+ Điểm mỗi nhóm lên trình bày sẽ được công bố trước lớp
Trang 12+ Khi được chỉ định, cho nhóm có thời gian ngắn để chuẩn bị (khoảng 1 phút)
(ii) Tổ chức cho các nhóm thảo luận nội dung đã tìm hiểu
Các nhóm thảo luận, thống nhất về mặt kiến thức Hướng trình bày:
+ Lời nói đầu
+ Nội dung (kèm theo hình ảnh minh họa) + Lời kết
GV bao quát lớp.
(iii) Tổ chức cho các nhóm trình bày nội dung nhóm mình đã tìm hiểu
+ Giới thiệu thành viên trong nhóm (nhóm trưởng, thư kí, quan sát viên)+ Giới thiệu sự phân công công việc của từng thành viên trong nhóm+ Giới thiệu nhiệm vụ thuyết trình
+ Nội dung thuyết trình
giáo viên bao quát lớp, lắng nghe, nhận xét.
(iv) Nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, qua đó rút ra kinhnghiệm.
+ Cuối tiết học giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả của các nhóm, sau đótrình chiếu các hình ảnh ứng dụng của tin học vào các lĩnh vực làm lời kết chobài học (giáo viên chuẩn bị trước trên Powerpoint)
Chú ý: đánh giá đầy đủ các mặt:
+ Chuẩn bị của các thành viên trong nhóm.+ Nội dung thuyết trình của nhóm
+ Kết quả đạt được
3.3 Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học hợp tác
+ Giáo viên cần lựa chọn những nội dung dạy học phù hợp với PPDH hợp tác.+ Trao đổi với đồng nghiệp, với học sinh về tiến trình làm việc nhóm.
+ Trao đổi với học sinh về quy tắc làm việc nhóm.
Trang 13+ Lựa chọn, thiết kế chỗ ngồi của các nhóm sao cho sự hợp tác đạt hiệu quả caonhất.
+ Giáo viên quan sát các nhóm trong khi các nhóm hợp tác làm việc.
+ Giáo viên phải có sự nhận xét chính xác về công việc của mỗi nhóm, phảiđộng viên, nhắc nhở kịp thời trong khi các nhóm làm việc.
4 Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục:
4.1 Hiệu quả chung của áp dụng PPDH Hợp tác
Tất cả mọi đối tượng học sinh THPT đều có thể tham gia vào quá trìnhdạy học hợp tác Vấn đề đặt ra là phải thiết kế tình huống học tập hợp tác saocho phù hợp với trình độ xuất phát của học sinh và điều kiện học tập cụ thể, saocho người học phải trở thành chủ thể học tập để tiếp thu cách học, cách tự học,có hứng thú và niềm lạc quan, biết tự đánh giá kết quả hoạt động của mình.Muốn vậy, trong phiếu học tập, giáo viên không đưa ra một nhiệm vụ duy nhất,mà chia nhỏ theo hướng phân bậc thành nhiều nhiệm vụ cụ thể (từ đơn giản đếnphức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, giải nhiều loại bài toán khác nhau, hoặc tìmnhiều thuật giải cho một bài toán,…) Khi đó mỗi học sinh trước hết sẽ tự chọnnhiệm vụ phù hợp với khả năng của mình, sau là cùng nhau chia sẻ nhữngnhiệm vụ còn lại thông qua sự hợp tác.
Quan tâm đến những học sinh đặc biệt như: Học sinh lười, học sinh có tính tự ti,hay xa lánh bạn bè, học sinh giỏi, học sinh yếu kém, học sinh phá rối, học sinhcó tính hiếu thắng.
a Học sinh lười
Nhiều giáo viên lo lắng trong học hợp tác có “học sinh lười” phó thác chobạn mình làm mọi việc và chỉ quan tâm đến phần lợi cho mình Sự hợp tác sẽlàm tăng thêm sự cam kết và sự tham gia chống tình trạng ăn bám vào ngườikhác Trong trường hợp có học sinh lười, người giáo viên cần làm một vài côngviệc như sau:
Trang 14Thứ nhất, có thể yêu cầu nhóm thảo luận về lý do học sinh đó không đónggóp cho nhóm và tìm giải pháp để tăng cường sự đóng góp của bạn đó.
Thứ hai, có thể gặp riêng học sinh đó và hỏi về nguyên nhân để có sự chấnchỉnh trong suy nghĩ và việc làm để cải thiện tình hình.
Thứ ba, có thể để nhóm tự giải quyết vấn đề của nhóm mình theo thời gianvà cách thức của nhóm Đây là kinh nghiệm tốt, vì nếu quá nóng vội can thiệptrong những trường hợp như vậy có thể gây ảnh hưởng xấu tới giáo dục họcsinh.
Thứ tư, có thể trình bày một bài học kinh nghiệm khi giải quyết vấn đềtương tự cho học sinh, để các em có các kỹ năng đối phó với học sinh lười mộtcách xây dựng.
b Học sinh tự ti
Khi có một học sinh trong lớp dường như xa lánh và cách ly xã hội, mộtchiến lược có thể giúp học sinh đó hòa nhập vào mối quan hệ đoàn kết với cácHS khác là: Xây dựng sự phụ thuộc lẫn nhau dựa vào vai trò của mỗi ngườitrong nhóm Học sinh đó có thể thực hiện thành công khi được phân công vai tròlà người đọc, người ghi chép, người quan sát, hay người khuyến khích, ngườilãnh đạo.
c Học sinh giỏi
Khi giao nhiệm vụ cho học sinh giỏi trong nhóm, người giáo viên cần phảixem xét những tiêu chí đánh giá thích hợp và có thể điều chỉnh bài học theonhững tiêu chí đó Để học sinh giỏi không cảm thấy bị thiệt thòi trong học tậphợp tác, cần cho học sinh thấy rõ: Học sinh giỏi học chung với học sinh trungbình và yếu thường đạt được kết quả cao, vì những học sinh khác sẽ thúc đẩyhọc sinh giỏi phải giải thích và làm rõ chi tiết những gì được học Những họcsinh có tính sáng tạo và những học sinh có kỹ năng hợp tác cao mà sức họctrung bình có thể là đối tượng phù hợp với các học sinh giỏi và những học sinhnày sẽ khuyến khích bạn giỏi hơn có cách nghĩ đa dạng và độc đáo.
d Học sinh yếu kém