Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bắc Ninh
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm vừa qua, hoà nhịp chung với tốc độ tăng trưởng củanền kinh tế nước nhà, ngành ngân hàng của Việt Nam đã có nhiều thay đổi.Ngân hàng nhà nước đã áp dụng rất nhiều chính sách mới, một trong nhữngchính sách đó là chủ trương mở rộng và phát triển các quan hệ thanh toán khôngdùng tiền mặt góp phần cải thiện công tác thanh toán, ổn định việc lưu thôngtiền tệ từ đó giúp cho các thành phần kinh tế và dân cư có thói quen sử dụng cáccông cụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế ngày càng phát triểncủa nước nhà để bắt kịp với sự tiên tiến của các nền kinh tế trong khu vực cũngnhư trên thế giới.
Thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động của tiền tệ,là một nghiệp vụ phức tạp và cần ứng dụng cao về tin học Trong nền kinh tế thịtrường nó đã được ngày một hoàn thiện và phát triển không ngừng, khối lượnghàng hoá trao đổi trong xã hội ngày càng lớn thì đòi hỏi các cách thức thanhtoán phải đa dạng, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả Hiện nay, việc dùng tiềnmặt trong thanh toán vẫn còn phổ biến Hiện tượng này gây nên những bất lợicho các hoạt động thanh toán của các ngân hàng thương mại nói riêng và nềnkinh tế nói chung do sự tốn kém, không an toàn và phức tạp mà thanh toán bằngtiền mặt gây ra Do đó nhiệm vụ đặt ra cho ngành ngân hàng là nhanh chóngphát triển và dần hoàn thiện chức năng thanh toán không dùng tiền mặt để đápứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế phát triển trong một xã hội hiện đại.
Xuất phát từ cơ sở lý luận đã được học trong nhà trường và qua thời gianthực tập, nghiên cứu tìm hiểu tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu - Chinhánh Bắc Ninh và tìm hiểu các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tạiNgân hàng cũng như các hoạt động khác em luôn nhận được sự quan tâm giúpđỡ, chỉ bảo rất tận tình của Ban lãnh đạo cũng như các nhân viên tại Ngân hàng
Trang 2cùng các thầy cô trong khoa Ngân hàng Tài chính - trường Đại học Kinh tế quốcdân Đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo Phan Thị Hạnh đã
giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Một số giải pháp nhằm
phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ÁChâu – Chi nhánh Bắc Ninh” với hi vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả để
phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các Ngân hàng thươngmại nói riêng cũng như trong nền kinh tế nước ta nói chung
Kết cấu chuyên đề tốt nghiệp của em ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phầnkết luận và danh mục tài liệu tham khảo, gồm các chương:
Chương I: Lý luận chung về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Chương II: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCPÁ Châu – Chi nhánh Bắc Ninh.
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh toán khôngdùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bắc Ninh.
Trang 4toán không dùng tiền mặt Đây là một bước tiến mới của hệ thống thanh toán sự ra đời của đồng tiền ghi sổ hay còn gọi là đồng tiền thanh toán, tiền tài khoản,nó là phương tiện dùng thay tiền ghi chép trong sổ sách ở ngân hàng và lưuthông bằng uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thẻ, séc… Nếu thanh toán bằng tiền mặtcó sự xuất hiện tiền mặt trong quá trình thanh toán thì thanh toán không dùngtiền mặt không có sự xuất hiện tiền mặt trong quá trình thanh toán mà được tiếnhành bằng cách trích từ tài khoản của người chi trả chuyển sang tài khoản củangười thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung giancủa ngân hàng Như vậy:
-“Thanh toán không dùng tiền mặt là sự vận động của tiền tệ qua chứcnăng phương tiện thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân trong xã hội bằngcách trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản này sang tài khoản khác hoặc bằngcách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian ngân hàng hoặc các tổchức tài chính tín dụng khác.”
1.1.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớpdân cư ở nhiều quốc gia và là một tất yếu khách quan do tính hiệu quả, thiết thựccủa nó.
Đối với khách hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một phương thức
thanh toán đơn giản, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho sự trao đổi Khi có tàikhoản giao dịch ở ngân hàng, khách hàng muốn rút tiền ra bất cứ lúc nào cũngđược, chỉ cần viết một lệnh gửi ngân hàng.
Đối với Ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một công cụ bù trừ
thanh toán giữa các ngân hàng không phải dùng đến giấy bạc làm cho việcthanh toán không nặng nề và lưu thông tiền tệ được nhẹ nhàng đồng thời dễkiểm soát Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò quan trọng trong việc huyđộng, tích tụ các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng đến của khách hàng, tạo
Trang 5phương tiện tiền tệ trên tài khoản để thực hiện thanh toán Loại tiền gửi này tạonguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời nhất trong các hoạt động củangân hàng – đó là nghiệp vụ tín dụng, do có nguồn vốn không kỳ hạn để thanhtoán giao dịch khá dồi dào, các ngân hàng thương mại có nguồn vốn cho vay màkhông cần trả lãi cao cho người gửi, do đó ngân hàng cho khách hàng vay cũngkhông đòi khách hàng một lãi xuất cao mà vẫn có lãi.
Thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp ngân hàng giảm bớt nguy cơ mấtkhả năng thanh toán Thông thường một ngân hàng rất khó hoạch định, tiên liệuchính xác nhu cầu tiền mặt cần thiết trong ngày vì vậy lượng tiền dự trữ tại quỹngân hàng nếu quá ít sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng đưa đến rủiro trong thanh toán Ngược lại nếu quá nhiều sẽ gây tồn đọng lãng phí Hơn nữa,các ngân hàng không dễ dàng thay đổi lượng tiền mặt trong từng thời kỳ, từnggiai đoạn cho phù hợp với nhu cầu thanh toán, điều này làm tăng nguy cơ ngânhàng mất khả năng thanh toán tạm thời có nghĩa là không đủ tiền mặt trả chokhách hàng nhất là vào những dịp cao điểm mang tính thời vụ Thanh toánkhông dùng tiền mặt cũng sẽ giúp cho việc chi trả an toàn hơn vì được thực hiệndưới sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng theo từng cam kết của các bên tham giathanh toán và bằng phương pháp kỹ thuật có độ tin cậy cao.
Đối với nền Tài chính – kinh tế quốc gia, thanh toán không dùng tiền mặt có
ý nghĩa quan trọng đối với việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, dođó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành vàlưu thông tiền, trước là chi phí in ấn sau đó là những chi phí cho việc kiểm đếm,chuyên chở, bảo quản và tiêu huỷ tiền rách, nát.
Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soátlạm phát Thông qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu…Ngân hàng Trung ương gián tiếp điều hoà khối lượng tiền tệ cung ứng góp phầnbảo đảm cho nền kinh tế ở một mức ổn định Căn cứ vào việc luân chuyển tiền
Trang 6tệ mà hoạch định các chính sách cần thiết Với ý nghĩa to lớn đó, ở những quốcgia có nền kinh tế hàng hoá phát triển người dân sử dụng thanh toán không dùngtiền mặt như một thói quen văn hoá không thể thiếu được.
Thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho việc chu chuyển tiền tệ thuận tiệnhơn vì việc thực hiện với bất kỳ quy mô và cự ly nào Nhờ vậy nó trực tiếp thúcđẩy quá trình vận động sản xuất kinh doanh, các mối quan hệ kinh tế sẽ đượcgiải quyết nhanh chóng, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất lưu thông hàng hoáđược tiến hành có hiệu quả hơn Nhà nước còn có thể phát huy được vai trò điềutiết, kiểm tra các hoạt động tài chính trên cả tầm vĩ mô lẫn vi mô thông qua hệthống ngân hàng Ngân hàng với tư cách là một đơn vị kinh tế tổng hợp, là trungtâm thần kinh của nền kinh tế, bằng việc tổ chức tốt công tác thanh toán khôngdùng tiền mặt sẽ có điều kiện theo dõi và kiểm soát các đơn vị, cá nhân tham giathanh toán, hạn chế những tiêu cực và thiệt hại có thể xảy ra.
Thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta được tổ chức thành hệ thốngthống nhất Trong hệ thống này ngân hàng là một trung tâm thanh toán mọi hoạtđộng trao đổi hàng hoá dịch vụ đều được kết thúc bằng thanh toán cho nên quanhệ thanh toán liên quan đến mọi hoạt động trong nền kinh tế Do đó việc tổ chứctốt công tác thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêngcó ý nghĩa và vai trò to lớn trong nền kinh tế Thanh toán không dùng tiền mặt làhình thức sử dụng công nghệ tiến bộ nhất Nó tạo ra tiền đề để áp dụng cácthành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, mang lạinhững lợi ích kinh tế to lớn Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời và phát triểntrên cơ sở của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, nền kinh tế thị trường song chínhnó lại trở thành nhân tố thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, do đó nó đượccoi như “đứa con” của nền kinh tế thị trường lại vừa được xem như “bà đỡ” củanền kinh tế hàng hoá Nó góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông quá trình tái sản
Trang 7xuất của xã hội, nó liên quan đến toàn bộ quá trình lưu thông hàng hoá tiền tệcủa các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội
Khi ngân hàng tăng được tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong xãhội thì cũng chính là lúc ngân hàng thu hút được nhiều hơn nguồn vốn trong xãhội vào ngân hàng Trên cơ sơ nguồn vốn tăng thêm đó, ngân hàng sẽ có điềukiện cho vay tăng vốn trong nền kinh tế Như vậy thanh toán không dùng tiềnmặt vừa góp phần tăng nhanh vòng quay vốn cho xã hội vừa góp phần tăngcường nhu cầu vốn cho xã hội Nói tóm lại, thanh toán không dùng tiền mặt đemlại lợi ích thiết thực cho xã hội, tiết giảm chi phí lưu thông, tạo điều kiện chonền kinh tế hoạt động có hiệu quả.
1.2 Những quy định về thanh toán không dung tiền mặt.
Để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán cũng như làm chocông tác thanh toán được thông suốt góp phần thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế thì việc tiến hành thanh toán phải tuân theo những quy định mang tínhnguyên tắc nhất định tuỳ thuộc vào đặc điểm trong giai đoạn phát triển kinh tếcủa đất nước mà Ngân hàng Nhà nước quy định chế độ thanh toán không dùngtiền mặt phù hợp Trong giai đoạn hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật củaNhà nước về lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm:
- Nghị định 91/CP ngày 25 tháng 11 năm 1993 cua Chính phủ về tổchức thanh toán không dùng tiền mặt Nghị định này quy định vềphạm vi, đối tượng được phép tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt,trong đó có ba phần:
Phần thứ nhất: Thanh toán giữa các khách hàng qua ngân hàng, kho bạc
Nhà nước có hai mục:
Trang 8Mục I: Những quy định chung về những đơn vị, cá nhân được phép tham gia
thanh toán không dùng tiền mặt; các ngân hàng, kho bạc được tổ chức thanhtoán không dùng tiền mặt, quy định về dòng tiền thanh toán, các bên tham giathanh toán.
Mục II: Những quy định cụ thể về các thể thức thanh toán không dùng tiền
mặt hiện hành như: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng, thẻ thanhtoán, ngân phiếu thanh toán.
Phần thứ hai: Thanh toán giữa các Ngân hàng, kho bạc Nhà nước trong đó
có quy định các hình thức thanh toán giữa các Ngân hàng, kho bạc Nhà nướcnhư: thanh toán từng lần qua tài khoản, thanh toán bù trừ với Ngân hàng Nhànước, thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng, thanh toán theo hình thức uỷ nhiệmthu hộ, chi hộ.
Phần thứ ba: Các điều khoản thi hành
- Thông tư 08-TT ngày 27 tháng 12 năm 1996 của Ngân hàng Nhà nướchướng dẫn thực hiện thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt có bốnphần:
Phần thứ nhất: Mở và sử dụng tiền gửi trong đó có quy định thủ tục mở tài
khoản tiền gửi, sử dụng tài khoản tiền gửi, tất toán tài khoản tiền gửi, việc mởtài khoản tiền gửi tại kho bạc Nhà nước.
Phần thứ hai: Thủ tục thanh toán giữa các khách hàng qua ngân hàng, kho
bạc Nhà nước trong đó có thanh toán bằng séc, bằng uỷ nhiệm chi, séc chuyểntiền, thanh toán uỷ nhiệm thu, thanh toán bằng thư tín dụng, ngân phiếu thanhtoán, thanh toán bằng thẻ thanh toán
Phần thứ ba: Quy định về thanh toán giữa các ngân hàng, kho bạc Nhà
Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Trang 9- Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giaiđoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.
Bên cạnh các quy định cơ bản trên còn có các hướng dẫn cụ thể khác về cáctài khoản, các chứng từ giao dịch và các quy định giao dịch, chứng từ của Ngânhàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước nhằm thực hiệntốt các quy định trên.Tất cả các văn bản quy định về thanh toán không dùng tiềnmặt tạo nên một hành lang pháp lý an toàn cho phép các công cụ thanh toánkhông dùng tiền mặt phát huy tác dụng của chúng trong nền kinh tế nhằm đạt tớiyêu cầu nhanh chóng, chính xác, bảo đảm, an toàn, tiết kiệm chi phí.
1.2.1 Yêu cầu và các nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong lưu thông, trao đổi hàng hoá, thanh toánkhông dùng tiền mặt ra đời từ rất sớm từ khi xuất hiện các ngân hàng làm thanhtoán Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển ngày một cao, hệ thống ngân hàngngày một lớn mạnh và hiện đại thì thanh toán không dùng tiền mặt cũng pháttriển theo và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiềnmặt Tuy nhiên để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt thì nền kinh tế phảicó những điều kiện sau:
Phải có hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nhận mở tàikhoản tiền gửi cho các bên tham gia thanh toán đồng thời đóng vai tròtrung gian thanh toán.
Phải xuất hiện đồng tiền ghi sổ: Nó là số dư trên các tài khoản tiền gửi,các bên tham gia thanh toán phải thừa nhận tiền ghi sổ như là đồng tiềnhiện hữu.
Trang 10 Phải có chế độ và các công cụ thanh toán được pháp luật thừa nhận, chophép được lưu hành trong nền kinh tế.
Thanh toán không dùng tiền mặt có mối quan hệ rộng lớn trong nền kinh tếvà liên quan đến trách nhiệm trả tiền nên trong quá trình thanh toán phải tuânthủ những quy định mang tính nguyên tắc sau:
Các bên tham gia thanh toán đều phải mở tài khoản tại ngân hàng theođúng chế độ mở và sử dụng tài khoản của ngân hàng và thực hiện thanhtoán thông qua các tài khoản gửi tại ngân hàng theo chế độ thanh toánhiện hành của Ngân hàng.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia thanh toán, các chủ thểtham gia được quyền lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản của mình. Đối với người chi trả , phải chuẩn bị đầy đủ số dư trên tài khoản để đáp
ứng yêu cầu thanh toán kịp thời và đầy đủ khi xuất hiện các yêu cầuthanh toán Nếu người chi trả chậm trễ trong thanh toán hoặc vi phạmchế độ thanh toán thì phải chịu phạt theo chế độ thanh toán hiện hànhbao gồm: phạt chậm trả và phạt vi phạm chế độ séc.
Đối với người thụ hưởng: phải có trách nhiệm giao đầy đủ hàng hoá,cung ứng dịch vụ cho người chi trả đúng với lượng giá trị mà người chitrả đã chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng đồng thời phải soát kỹcác chứng từ phát sinh trong quá trình thanh toán.
Đối với ngân hàng, kho bạc Nhà nước, thực hiện vai trò trung gian thanhtoán chỉ trích tiền từ tài khoản của người chi trả để chuyển vào tài khoảncủa người thụ hưởng khi có lệnh của người chi trả (thể hiện trong chứngtừ thanh toán) Trong trường hợp không cần có lệnh của người chi trả thìphải có quyết định của toà án hay đối với một số hình thức thanh toánuỷ nhiệm thu, trường hợp này hai bên chi trả và thụ hưởng phải ký hợpđồng kinh tế trong đó nói rõ áp dụng hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu.
Trang 11Ngân hàng, Kho bạc có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng nắm bắt đượcchế độ thanh toán, cung cấp các phương tiện thực hiện thanh toán những loạichứng từ một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn tài sản Nếu ngân hàng, khobạc để chậm trễ, gây thiệt hại cho khách hàng trong quá trình thanh toán thìngân hàng, kho bạc đó phải chịu trách nhiệm để bồi thường cho khách hàng theochế độ thanh toán hiện hành.
1.2.2 Tài khoản và chứng từ trong thanh toán không dùng tiền mặt.
Trang 12 Các tài khoản chuyên dùng thuộc nghiệp vụ thanh toán không dùngtiền mặt:
Tài khoản chuyển tiền phải trả.
Tài khoản tiền gửi để đảm bảo thanh toán séc Tài khoản tiền gửi mở thư tín dụng.
Tài khoản thẻ thanh toán Tài khoản tiền gửi thanh toán
Ngoài ra để theo dõi nghiệp vụ thanh toán tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý củacác Ngân hàng có thể mở rộng hệ thống sổ theo dõi như: sổ theo dõi thư tíndụng đến, sổ theo dõi uỷ nhiệm thư gửi đi
1.3 Các hình thức thanh toán không dung tiền mặt ở Việt Nam hiệnnay.
Ngày nay khi công nghệ tin học tiên tiến được đưa vào trong các khâu thanhtoán của Ngân hàng, đặc biệt là được áp dụng một cách triệt để trong thanh toánkhông dùng tiền mặt sao cho việc thực hiện thanh toán bằng hình thức này đạthiệu quả cao nhất Thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện dưới nhiềuhình thức khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của các quan hệ kinh tế Do sự pháttriển của khoa học kỹ thuật cho nên nền kinh tế đòi hỏi phải có những hình thứcthanh toán mới ra đời thay thế các hình thức thanh toán truyền thống và phù hợpvới trình độ phát triển kinh tế cũng như tập quán của mỗi quốc gia Hiện nay ởnước ta áp dụng một số biện pháp thanh toán không dùng tiền mặt thông quangân hàng như:
- Uỷ nhiệm chi- Uỷ nhiệm thu- Séc
Trang 13- Thư tín dụng - Thẻ thanh toán
1.3.1 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵncủa Ngân hàng, kho bạc phục vụ mình để trích tiền từ tài khoản tiền gửi củamình chuyển trả cho người thụ hưởng.
Điều kiện để tham gia thanh toán bằng uỷ nhiệm chi: Khi mà bên bán tínnhiệm bên mua về phương diện thanh toán, thể hiện ở hai nội dung:
- Người mua chủ động viết uỷ nhiệm chi để cung ứng trước chongười bán.
- Ý thức thanh toán của người mua là sòng phẳng, nghiêm túckhi giao nhận hàng xong hoặc sau khi giao nhận hàng mộtthời gian theo thoả thuận của hai bên.
Người lập uỷ nhiệm chi phải ghi đầy đủ chính xác các yếu tố, khớp nội dungcác liên quan đến uỷ nhiệm chi, ký tên, đóng dấu (nếu có) đầy đủ sau đó nộp vàongân hàng phục vụ mình để yêu cầu ngân hàng trích tiền trên tài khoản tiền gửicủa mình để thanh toán cho người thụ hưởng Ngoài ra, uỷ nhiệm chi được xemnhư một công cụ trung gian để xin ngân hàng cấp séc bảo chi.
Các quan hệ kinh tế có thể sử dụng uỷ nhiệm chi đó là tất cả các quan hệ nợnần, quan hệ tài trợ và cho không Uỷ nhiệm chi được sử dụng rất rộng rãi trongthanh toán:
Các khách hàng có tài khoản tại một chi nhánh ngân hàng.
Các khách hàng có tài khoản tại hai chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống. Các khách hàng có tài khoản tại hai chi nhánh của một ngân hàng khác hệ
thống có tham gia thanh toán bù trừ.
Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước
Trang 14Thời gian thực hiện uỷ nhiệm chi do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toánnhững tổ chức này thường là ngân hàng thoả thuận với người sử dụng dịch vụthanh toán Khi kiểm soát, hạch toán lệnh chi, các bên phải thực hiện đúng thờihạn đã quy định để đảm bảo thanh toán nhanh uỷ nhiệm chi.
Uỷ nhiệm chi dùng thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ nên khi thực hiện lệnhchi, số tiền của lệnh chi được chuyển thẳng vào tài khoản thanh toán của ngườithụ hưởng Trường hợp dùng lệnh chi để chuyển tiền cho người thụ hưởng tạichi nhánh khác cùng hệ thống thì chuyển qua mạng nội bộ, nếu chuyển chongười thụ hưởng có tài khoản khác hệ thống thì thông qua con đường bù trừ giữacác ngân hàng.
Trong hình thức uỷ nhiệm chi, ngân hàng có thể thực hiện các yêu cầu củakhách hàng bằng hai cách: Khách hàng có thể lập uỷ nhiệm chi theo mẫu củangân hàng hoặc khách hàng có thể dùng séc chuyển tiền theo mẫu của ngânhàng Séc chuyển tiền là hình thức chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng,trong đó người đại diện đứng tên trên séc trực tiếp cầm và chuyển tiền.
Séc chuyển tiền được sử dụng để chuyển tiền giữa hai chi nhánh Ngân hàngcùng hệ thống Người xin chuyển tiền lập lệnh chi để trích tài khoản thanh toánhoặc nộp tiền mặt để được cấp séc chuyển tiền Số tiền chuyển được lưu ký vàotài khoản đảm bảo thanh toán séc chuyển tiền.
Tóm lại, uỷ nhiệm chi là hình thức thanh toán đơn giản thuận tiện và được ápdụng nhiều năm qua, nhưng uỷ nhiệm chi chỉ được dùng khi hai bên tín nhiệmnhau, người trả tiền có tiềm lực kinh tế tốt, kỷ luật tài chính nghiêm minh đồngthời người bán cũng phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc giaohàng hoá và cung ứng dịch vụ.
1.3.2 Uỷ nhiệm thu
Uỷ nhiệm thu được áp dụng trong giao dịch thanh toán giữa những người sửdụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nội bộ một ngân hàng hoặc giữa
Trang 15các ngân hàng với nhau trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng về điều hiện thu hộđược ký kết giữa bên chi trả và bên thụ hưởng.
Thực chất, uỷ nhiệm thu là hình thức thanh toán về hàng hoá dịch vụ giữa
người mua và người bán trên cơ sở hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng Uỷnhiệm thu do người bán lập để uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ mộtsố tiền ở người mua tương ứng với giá trị dịch vụ, hàng hoá đã cung ứng dựatrên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa bên mua và bán.
Để thanh toán uỷ nhiệm thu, người mua và người bán phải thống nhất thoảthuận dùng hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu với những điều kiện thanh toáncụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế, đồng thời phải thông báo bằng văn bản chongân hàng phục vụ người thụ hưởng biết để căn cứ thực hiện các uỷ nhiệm thu
Thời hạn thực hiện uỷ nhiệm thu do ngân hàng thoả thuận với người sử dụngdịch vụ thanh toán Trong thời gian không quá một ngày làm việc kể từ thờiđiểm nhận được uỷ nhiệm thu do ngân hàng phục vụ người thụ hưởng gửi đến,ngân hàng phục vụ người trả tiền phải hoàn tất việc trích tài khoản của người chitrả nếu trên tài khoản của người chi trả có đủ điều kiện để thực hiện giao dịchthanh toán; hoặc thông báo cho người trả tiền biết nếu tài khoản của người đókhông có đủ tiền để thực hiện giao dịch thanh toán, đồng thời theo dõi để thanhtoán khi tài khoản của người đó có đủ số tiền.
Uỷ nhiệm thu thường được sử dụng thanh toán các dịch vụ được cung ứngmang tính chất định kỳ như: tiền nước, tiền điện, tiền điện thoại Uỷ nhiệm thulà hình thức thanh toán đơn giản, dễ sử dụng, nhanh, thuận tiện nhưng hiện nayhình thức thanh toán này vẫn còn chưa được quan tâm sử dụng nhiều.
1.3.3 Thanh toán séc
Trang 16Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện của người phát hành lập trên mẫu có sẵn doNgân hàng quy định, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một sốtiền từ tài khoản tiền gửi của mình trả cho người thụ hưởng có ghi tên trên séchoặc trả cho người cầm séc.
Séc là công cụ lưu thông tín dụng được sử dụng khá rộng rãi đối với các tổchức kinh tế và các cá nhân Séc bao gồm các loại: séc tiền mặt, séc chuyển tiền,séc bảo chi, séc chuyển tiền nhưng hai loại séc được dùng làm phương tiệnthanh toán trực tiếp tiền hàng hoá, dịch vụ giữa người mua và người bán là sécchuyển khoản và séc bảo chi.
Séc chuyển khoản : séc chuyển khoản do người chi trả ký phát hành để traotrực tiếp cho người cung cấp khi nhận hàng hoá, dịch vụ cung ứng Để phânbiệt với các loại séc khác, khi viết séc chuyển khoản người viết phải gạch haiđường song song chéo góc phía trên bên phải hoặc ghi từ “chuyển khoản” ởmặt trước của tờ séc.
Người phát hành séc phải đảm bảo khả năng thanh toán của tờ séc, tức là sốtiền trên tờ séc không vượt quá số dư trên tài khoản thanh toán cộng hạn mứcthấu chi (nếu có) Trường hợp tài khoản tiền gửi thanh toán không đủ tiền đểthanh toán tờ séc, ngân hàng không được từ chối thanh toán từng phần giá trị tờséc khi người thụ hưởng yêu cầu thanh toán.
Phạm vi thanh toán séc chuyển khoản:
Khách hàng có tài khoản tại một chi nhánh Ngân hàng
Khách hàng có tài khoản tại hai chi nhánh ngân hàng nhưng các chi nhánh cótham gia thanh toán bù trừ trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố.
Séc bảo chi : Séc bảo chi là séc được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xácnhận khả năng thanh toán trước khi người chi trả trao séc cho người thụhưởng để nhận hàng hoá, dịch vụ.
Trang 17Bảo chi séc được thực hiện bằng hai cách: Hoặc người chi trả trích tài khoảnthanh toán một số tiền bằng số tiền ghi trên séc để lưu ký vào tài khoản “đảmbảo thanh toán séc bảo chi”, hoặc chỉ cần chữ ký xác nhận đảm bảo thanh toáncủa ngân hàng hay tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Sử dụng cách nào là dosự thoả thuận giữa người phát hành séc bảo chi và ngân hàng hay tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán.
Thủ tục xin bảo chi séc: Khi có nhu cầu xin bảo chi séc, người phát hành séclập và nộp vào ngân hàng phục vụ mình hai liên giấy yêu cầu bảo chi séc kèmtheo tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định, ngân hàng kiểm tra đối chiếugiấy yêu cầu bảo chi séc và tờ séc, số dư tài khoản của người phát hành, nếu đủđiều kiện thì tiến hành ghi số hiệu tài khoản ghi nợ và có lên các liên giấy yêucầu bảo chi séc, ghi ngày, tháng, năm, ký tên, đóng dấu của ngân hàng vào nơiquy địnhcho việc bảo chi vào mặt trước, bên dưới góc trái của tờ séc Sau đóngân hàng giao tờ séc và làm thủ tục bảo chi séc cho khách hàng, lúc này ngânhàng chịu trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên tờ séc.
Phạm vi thanh toán séc bảo chi: Ngoài phạm vi thanh toán giống như sécchuyển khoản, séc bảo chi còn được áp dụng trong phạm vi thanh toán giữa cácngân hàng trong cùng hệ thống, khác hệ thống, khác địa bàn Nếu là thanh toánkhác chi nhánh ngân hàng nhưng cùng hệ thống, séc bảo chi được phép ghi cócho người thụ hưởng trước Trường hợp thanh toán khác ngân hàng, khác hệthống có tham gia thanh toán bù trừ có thể được phép ghi Nợ – Có đồng thờitrong phiên giao dịch Séc bảo chi được bên phát hành bảo đảm bằng cách tríchtài khoản của bên trả tiền đưa vào tài khoản riêng (tài khoản đảm bảo thanh toánséc) được ngân hàng làm thủ tục bảo chi và đóng dấu bảo chi lên tờ séc trướckhi giao cho khách hàng.
Trang 18Séc là thể thức thanh toán có thời hạn thanh toán Thời hạn thanh toán củaséc áp dụng theo quy định của Chính phủ về phát hành và sử dụng séc Những tờséc quá thời hạn không được chấp nhận thanh toán.
1.3.4 Thư tín dụng
Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theoyêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng) theođó, ngân hàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng dịch vụ:
Trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của ngườithụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiệncủa thư tín dụng, hoặc:
Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnhcủa người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với cácđiều kiện thanh toán của thư tín dụng
Phạm vi thanh toán thư tín dụng được áp dụng đối với các khách hàng có tàikhoản tại hai ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống Tuy nhiên, hình thứcthanh toán thư tín dụngchủ yếu được sử dụng trong thanh toán quốc tế đối vớicác đơn vị xuất nhập khẩu hàng hoá, vì khi đó các bên mua bán hầu hết khôngquen biết nhau lại ở những quốc gia khác nhau nên họ không nắm rõ được tìnhhình tài chính của nhau Việc thanh toán thư tín dụng đối với các đơn vị thanhtoán trong nước hiện nay gần như không được áp dụng vì hình thức thanh toánthư tín dụng khá phức tạp trong khi đó lại có nhiều hình thức thanh toán đơngiản và thuận tiện hơn đối với các doanh nghiệp trong nước.
1.3.5 Thẻ thanh toán
Trang 19Thẻ thanh toán là phương tiện do ngân hàng phát hành để cung cấp cho ngườisử dụng dịch vụ thanh toán Thẻ thanh toán là một dạng của loại tiền điện tửkhông dùng tiền mặt Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán được áp dụngrộng rãi cho nhiều đối tượng, đặc biệt là các cá nhân có tài khoản thanh toán tạingân hàng Thẻ được dùng để lĩnh tiền mặt tại máy rút tiền tự động và thanhtoán tiền hàng hoá, dịch vụ Có nhiều loại thẻ khác nhau, nhưng nếu xét theonguồn vốn thanh toán thì có ba loại thẻ được sử dụng ở Việt Nam là thẻ ghi nợ(loại A), thẻ ký quỹ (loại B) và thẻ tín dụng.
Thẻ ghi nợ: Căn cứ trên số dư nợ của tài khoản thẻ ngân hàng ghi nợtrực tiếp lên tài khoản này khi khách sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá,dịch vụ và ghi có cho tài khoản khách khi khách hàng nộp tiền để sử dụng thẻ.
Thẻ ký quỹ: Được áp dụng rộng rãi đối với mọi khách hàng Muốn sử dụngloại thẻ này khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại ngân hàng vàđược sử dụng thẻ có giá trị thanh toán bằng số tiền ký quỹ ghi trong thẻ đã lưu ký.
Thẻ tín dụng: Chủ thẻ được ngân hàng cho vay tiền để sử dụng Thẻ tíndụng được áp dụng đối với những khách hàng có đầy đủ điều kiện được ngânhàng đồng ý cho vay tiền Khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vihạn mức tín dụng đã được ngân hàng chấp thuận bằng văn bản và khách hàngphải trả lãi trên số tiền đã sử dụng cho ngân hàng đúng thời hạn quy định.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam việc sử dụng thẻ thanh toán vẫn còn hạnchế, chủ yếu khách hàng mới sử dụng thẻ để rút tiền từ các máy rút tiền tự động.Thẻ thanh toán chưa được sử dụng nhiều do: Sử dụng thẻ phải dựa trên cơ sởcông nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại mà ở Việt Nam lại chưa đáp ứngđược, hơn nữa, những đại lý chấp nhận thanh toán thẻ như: nhà hàng, khách sạn,các điểm bán hàng còn ít Do vậy, việc sử dụng thẻ thanh toán vẫn còn chưaphổ biến.
CHƯƠNG II
Trang 20THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH BẮC NINH.
2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và khái quát về Ngânhang TMCP Á Châu – Chi nhánh Bắc Ninh.
2.1.1 Tình hình kinh tế – xã hội tại Bắc Ninh.
Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, là tỉnh tiếp giáp và cách thủ đô HàNội 30km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km, cách cảng biển Hải Phòng110km Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm – tam giác tăng trưởng: Hà Nội –Hải Phòng – Quảng Ninh; gần các khu, cụm công nghiệp lớn của vùng trọngđiểm Bắc Bộ Bắc Ninh có các tuyến trục giao thông lớn, quan trọng chạy quanối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc:đường quốc lộ A-1B, quốc lộ 18 (Thành phố Hạ Long – Sân bay quốc tế NộiBài), quốc lộ 38, đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc Trong tỉnh có nhiều sônglớn nối Bắc Ninh với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân Vị tríđịa lý của tỉnh Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lưu, trao đổi vớibên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế – xã hội và khaithác các tiềm năng hiện có của tỉnh
Trong những năm vừa qua kinh tế xã hội Bắc Ninh đã có những bước pháttriển Tổng sản phẩm GDP đạt 4766.6 tỷ đồng tăng bình quân 12.9% Thu nhậpbình quân đầu người đạt 392 USD Trong đó:
Nông nghiệp tăng bình quân 6.4%
Công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng bình quân 23.1% Thương mại dịch vụ tăng 12.0%
Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 24.5%
Trang 21 Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 18.6%
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá từngbước nâng cao hiệu quả của nền kinh tế Từ năm 2005 tỷ trọng nông nghiệp từ46% giảm còn 34.2%, công nghiệp xây dựng cơ bản tăng từ 24.1% lên 37.1%,dịch vụ từ 29.9% xuống 28.7%.
Cùng với sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Bắc Ninh còntrú trọng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục Ngoài ratỉnh còn quan tâm đến việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa họcnhằm phục vụ cho những định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trước mắt cũngnhư lâu dài.
2.1.2 Mô hình, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại ACB – Chinhánh Bắc Ninh.
Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bắc Ninh (viết tắt là ACB – Chi
nhánh Bắc Ninh) được thành lập ngày 01/10/2004, có trụ sở tại 242 Trần Phú –
Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh, là Chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Á Châu
(viết tắt là ACB) So với các Ngân hàng trên cùng địa bàn thì ACB – Chi nhánh
Bắc Ninh là một chi nhánh mới đi vào hoạt động chưa có được sự phát triểnmạnh nhưng chi nhánh đã dần khẳng định Mô hình kinh doanh của ACB – Chinhánh Bắc Ninh được xây dựng theo mô hình Chi nhánh cấp 1 hiện đại, bộ máygọn nhẹ, đa chức năng bao gồm 30 CB CNV với 06 phòng ban:
a./ Phòng kinh doanh:
Bộ phận tín dụng: đây là bộ phận có thẩm quyền quyết định cho vay, bảolãnh, theo dõi quá trình cho vay để luôn quản lý tốt được nguồn vốn của ngânhàng, đồng thời tư vấn đối với các khách hàng vay sử dụng nguồn vốn vayhợp lý, đúng mục đích tránh rủi ro cho ngân hàng Bộ phận còn chịu trách
Trang 22nhiệm quản lý giải ngân và quản lý việc giải ngân, chuẩn bị các số liệu thốngkê, các báo cáo về các khoản vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ chinhánh.Bộ phận có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến các hoạtđộng tín dụng cho giám đốc khi có yêu cầu.
Bộ phận pháp lý chứng từ: đây là bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệmcông chứng các giấy tờ là các tài sản bảo đảm của khách hàng Bộ phận làmcho quy trình cho vay của ngân hàng Á Châu thêm phần chặt chẽ.
b./ Phòng Thanh toán quốc tế
Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế theo quy định của ngân hàngTMCP Á Châu Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong các nghiệp vụthanh toán quốc tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Thực hiện cácnhiệm vụ đối ngoại của Chi nhánh với các ngân hàng nước ngoài trong và ngoàinước Lập các báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định.
c./ Phòng Giao dịch – Ngân quỹ
Bộ phận dịch vụ khách hàng: Bộ phận này chịu trách nhiệm xử lý các giaodịch đối với khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp Thực hiện tất cả cácgiao dịch phát sinh tại ngân hàng như: mở tài khoản, thu mua ngoại tệ, giảingân, thu nợ, thực hiện các giao dịch thanh toán chuyển tiền, gửi tiền tiếtkiệm, duy trì và kiểm soát các giao dịch của khách hàng, tiếp thị các sảnphẩm đến các khách hàng, tiếp nhận các thông tin của khách hàng đến cácsản phẩm, dịch vụ của ngân hàng
Bộ phận Quỹ: Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ, thu chitiền mặt, quản lý vàng bạc, đá quý, các giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp,cầm cố, thực hiện việc xuất, nhập tiền mặt
Bộ phận Western Union: Là dịch vụ chuyển tiền nhanh từ nước ngoài về.Hiện nay chỉ duy nhất tại ACB là có hình thức giao tiền tận nhà và chuyểntiền đi nước ngoài đối với những trường hợp được phép theo quy định của
Trang 23Ngân hàng nhà nước, đây là hình thức chuyển tiền đi nước ngoài chỉ có ACBvà VP bank là được phép thực hiện.
Bộ phận Thẻ: Chuyên cung cấp các dịch vụ về thẻ như: Mở thẻ ghi nợ, thẻtín dụng nội địa và quốc tế, hướng dẫn khách hàng thực hiện các hình thức sửdụng thẻ để thanh toán tại các đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của ACB vàrút tiền từ thẻ miễn phí tại tất cả các chi nhánh của ACB.
d./ Phòng kế toán: Thực hiện các công tác tài chính kế toán cho toàn bộ các
hoạt động của Chi nhánh Thực hiện thanh toán bù trừ, kế toán chi tiêu nội bộ,hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòngban Hậu kiểm các chứng từ giao dịch phát sinh tại các phòng Lập các báo cáonghiệp vụ theo yêu cầu Thực hiện tính và nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụngcác quỹ Phân tích, đánh giá tình hình kết quả kinh doanh và thực hiện cácnhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
e./ Phòng hành chính: Tham mưu cho giám đốc trong công việc thực hiện
chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước và của Ngành như: bảo hiểm xãhội, y tế, tiền lương, tổ chức, đào tạo Quản lý về mặt hiện vật đối với các tàisản công cụ, phương tiện kinh doanh của chi nhánh Quản lý và tiếp nhận cáccông văn đi và đến Tham gia vào công tác tuyển dụng, đào tạo, quản lý cán bộ,nhân viên của chi nhánh.
f./ Phòng công nghệ thông tin: Quản lý kỹ thuật và sử dụng toàn bộ hệ
thống máy tính, thiết bị tin học và một số hệ thống liên quan kết nối vào mạngmáy tính Hỗ trợ các bộ phận khác sử dụng các thiết bị tin học và các phần mềmtin học Đảm bảo được an toàn mạng, an toàn dữ liệu, lưu trữ và dự phòng hệthống của chi nhánh.
Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bắc Ninh với phương châm “Luôn
hướng tới sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng” đã ngày càng thu hút được
nhiều khách hàng thực hiện các giao dịch Đây là điều kiện tốt để Chi nhánh Bắc
Trang 24Ninh mở rộng hoạt động kinh doanh của mình với mục tiêu phục vụ cho yêu cầuphát triển kinh tế xã hội vừa đảm bảo kinh doanh có hiệu quả trong nghiệp vụtín dụng và nghiệp vụ thanh toán.
2.2 Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu –Chi nhánh Bắc Ninh.
2.2.1 Hoạt động huy động vốn.
Nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh BắcNinh cũng như hầu hết các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn là huy độngchủ yếu từ nền kinh tế Trong điều kiện khó khăn khách quan về môi trường vềmôi trường cạnh tranh, ngân hàng đã huy động vốn bằng nhiều hình thức như:Tiết kiệm bằng VND, USD với các mức lãi suất cao, linh hoạt cùng với hìnhthức gửi tiết kiệm dự thưởng
Trong chiến lược kinh doanh của mình chi nhánh Bắc Ninh công tác nguồnvốn luôn có vị trí quan trọng, nó không chỉ đáp ứng vốn cho hoạt động tín dụng,đầu tư và đảm bảo thanh toán mà việc đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn sẽ tậptrung được nội lực của địa phương phục vụ cho Công nghiệp hoá – Hiện đạihoá, góp phần vào sự nghiệp chung ổn định tiền tệ chống lạm phát của đấtnước.Tuy mới thành lập song nhờ chính sách lãi suất cao với nhiều ưu đãi cộngthêm với sự nỗ lực của các cán bộ, nhân viên và sự lãnh đạo kịp thời của bangiám đốc nên trong năm vừa qua công tác nguồn vốn của ACB – Chi nhánh BắcNinh đã đạt được những kết quả tích cực:
Chi nhánh đã huy động được 25 tỷ đồng, trong khi đó theo như kế hoạchhuy động vốn mà chi nhánh được giao là 20 tỷ đồng thì đã vượt mức là 25%.Kết quả huy động vốn mà chi nhánh Bắc Ninh đạt được là rất khả quan vì trênthị trường Bắc Ninh là một thị trường có nhiều khu công nghiệp, làng nghề, cáchộ kinh doanh buôn bán do vậy đây là thị trường cần vốn và rất khó khăn chohuy động vốn Hơn nữa, tính cạnh tranh trên địa bàn là rất cao vì đây là nơi tập
Trang 25trung đông các ngân hàng cả trong và ngoài quốc doanh Vì vậy, việc huy độngvượt chỉ tiêu của Chi nhánh Bắc Ninh cho thấy dấu hiệu rất khả quan trong việckinh doanh của Chi nhánh trong tương lai Công tác tự huy động vốn sẽ giúpChi nhánh chủ động hơn trong việc kinh doanh của mình Cụ thể tình hình huyđộng vốn của ACB – Chi nhánh Bắc Ninh năm 2009 như sau:
BẢNG 2 NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG THEO KỲ HẠN
(Nguồn: Báo cáo KQKD - Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bắc Ninh)
Qua bảng trên ta có thể thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP ÁChâu – Chi nhánh Bắc Ninh nguồn vốn huy động từ dân cư là chủ yếu Tỷ trọngnguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 72% tổng nguồn vốn huy động của chinhánh Đây là nguồn vốn có lãi suất và tốc độ tăng trưởng vững chắc, ổn địnhnên mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động đầu tư,tín dụng của ngân hàng Tiền gửi của dân cư lại có độ ổn định cao vì chủ yếu làtiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đạt 16750 triệu VND chiếm 93% trong số vốn huy
Trang 26động của dân cư, tuy nhiên chi phí cho loại tiền gửi này cao nên ngân hàng cầncó kế hoạch sử dụng nguồn vốn sao cho hợp lý nếu không sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của minh Việc huy động vốn đối với cáctổ chức kinh tế còn thấp chỉ chiếm 28% tổng nguồn vốn huy động của ngânhàng do đây là thành phần kinh tế sử dụng vốn là chủ yếu Tiền gửi của các tổchức kinh tế chủ yếu tập trung vào hình thức gửi không kỳ hạn vì các tổ chứckinh tế có thể sử dụng vốn bất kỳ lúc nào Số vốn huy động không kỳ hạn đốivới các tổ chức kinh tế đạt 5798 triệu VND chiếm 82.8% số vốn huy động củacác tổ chức này Nếu biết cách khai thác hiệu quả thì ngân hàng có thể huy độngvốn nhàn rỗi từ những tổ chức này với thời gian ngắn từ 1 đến 3 tháng Như vậynguồn vốn mà ngân hàng huy động được sẽ phong phú hơn tạo cho ngân hàngsự chủ động trong công tác huy động vốn, đồng thời lượng vốn huy động củangân hàng cũng sẽ được tăng cao.
BẢNG 3 CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG