HỆ THỐNG ĐỆNHệ thống điện bao gồm các nhà máy điện, trạm biến áp, các đường dây tải điện và các thiết bị khác thiết bị điều khiển, tụ bù, thiết bị bảo vệ… được nối với nhau thành hệ thốn
Trang 1Môn học:
LƯỚI ĐIỆN 1
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
Trang 2TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG
ĐIỆN VÀ LƯỚI ĐIỆN
Trang 3HỆ THỐNG ĐỆN
Hệ thống điện bao gồm các nhà máy điện, trạm biến áp, các đường dây tải điện và các thiết bị khác (thiết bị điều khiển, tụ bù, thiết bị bảo vệ…) được nối với nhau thành hệ thống, làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng
Tập hợp các bộ phận của hệ thống điện (HTĐ) gồm các đường dây tải điện và các trạm biến áp gọi là lưới điện
Điện năng truyền tải đến hộ tiêu thụ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng phục vụ (gồm chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện) và có chi phí sản xuất, truyền tải và phân phối nhỏ nhất
Trang 4Điện năng được sản
xuất từ thủy năng và
các nguồn năng lượng
sơ cấp như: than đá,
dầu, khí đốt, năng
lượng hạt nhân, năng
lượng tái tạo… thông
NM điện địa nhiệt
NM điện đại dương
Các loại NM điện khác
Điện năng được sử dụng ở các thiết bị dùng điện để tạo ra các dạng năng lượng khác phục vụ sản xuất và đời sống
Trang 9• Phân loại HTĐ: có nhiều cách phân loại
– HTĐ địa phương: là HTĐ riêng, như HTĐ tự
dùng của các xí nghiệp, HTĐ ở các vùng xa không nối được với HTĐ quốc gia
– HTĐ tập trung: gồm nguồn điện, nút phụ tải
lớn trong phạm vi không lớn, chỉ dùng các
đường dây ngắn để tạo thành hệ thống
– HTĐ hợp nhất: gồm các HTĐ độc lập ở cách
xa được nối liền với nhau bằng các đường
dây tải điện dài siêu cao áp
Trang 10• Về mặt quản lý:
– Các nhà máy điện: tự quản lý
– Lưới điện truyền tải: do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) quản lý, chủ yếu là lưới điện từ
– Nguồn, lưới hệ thống từ 220kV trở lên được quy
hoạch trong Tổng sơ đồ (do Thủ tương phê duyệt)– Lưới phân phối từ 15kV đến 110kV được quy hoạch trong sơ đồ cấp điện cho các tỉnh, thành phố (do Bộ Công thương phê duyệt)
– Lưới phân phối trừ trung thế trở xuống do UBND các tỉnh, thành phê duyệt (thông qua Sở Công thương)
Trang 11• Về mặt điều độ:
– Điều độ HTĐ quốc gia (A0)
– Điều độ HTĐ miền (A1, A2, A3)
– Điều độ HTĐ phân phối (các tỉnh, thành)
• Về mặt nghiên cứu, tính toán:
– Lưới hệ thống (nguồn, 220kV, 500kV…)
– Lưới truyền tải (35kV, 66kV, 110kV…)
– Lưới phân phối trung áp (6, 10, 15, 22, 35kV) – Lưới phân phối hạ áp (0,4/0,22kV)
Trang 12LƯỚI ĐIỆN
1 Lưới hệ thống: bao gồm các đường dây tải điện và
trạm biến áp khu vực, nối liền các nhà máy điện tạo thành hệ thống
Trang 1335, 110, 220 kV
Sơ đồ lưới hệ thống
Trang 142 Lưới truyền tải: làm nhiệm vụ tải điện từ các trạm khu
vực đến các trạm trung gian
Đặc điểm:
• Mạch vòng có dự phòng (dự phòng 2 lộ hoặc 1 1 +
vòng phía phân phối)
• Vận hành hở, có thiết bị đóng nguồn dự phòng khi sự
Trang 15Sơ đồ lưới truyền tải
Trang 162 Lưới phân phối: làm nhiệm vụ phân phối điện
năng từ các trạm trung gian đến các phụ tải.
Trang 17Phương pháp phân phối điện trung áp: trên thế giới sử
dụng 2 phương pháp chính là lưới 3 pha 3 dây (3P) và 3 pha 4 dây (3P + 1TT)
a Phương pháp lưới điện 3 dây pha:
– Dùng ở Châu Âu, Nga, Nhật…với phương pháp này, các
MBA có cuộn thứ cấp của MBA đấu Y, trung tính nối qua tổng trở Z, không có dây trung tính đi theo lưới
– Phụ tải được cấp qua MBT 3 pha hoặc 1 pha đấu vào 2
pha trung áp
b Phương pháp lưới điện 4 dây:
– Dùng ở Mỹ, Canada, Úc… với phương pháp này, trung
tính của MBT nối đất trực tiếp và có dây trung tính đi theo lưới điện tạo thành lưới 4 dây, dây trung tính được nối đất lặp lại trong khoảng 250 – 300m.
– Phụ tải hạ áp được cấp điện qua MBT 3 pha hoặc 1 pha
đấu vào 1 dây pha và dây trung tính.
Trang 18c Phương pháp nối đất trung tính qua cuộn trung áp của MBA nguồn: Trong phương pháp lưới 3P, trung tính
của cuộn trung áp nối đất qua tổng trở Các nối đất hoặc giá trị Z có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc vận hành lưới điện
Có thể có các loại nối đất trung tính sau:
• Trung tính cách ly (Z = ∞):
– Khi 1 pha chạm đất vẫn có thể vận hành được lưới này có độ
tin cậy cao – Hạn chế:
• Cách điện của lưới phải chịu điện áp dây tăng giá thành đầu tư
lưới điện
• Khi 1 pha chạm đất áp các pha còn lại có thể tăng cao gây quá
áp và cộng hưởng gây nguy hiểm cho cách điện
• Chỉ có thể áp dụng cho lưới có dòng chạm đất do điện dung gây ra
nhỏ hơn giá trị giới hạn.
Trang 19• Trung tính nối đất trực tiếp (Z = 0):
– Khi 1 pha chạm đất dòng sự cố cao máy cắt tác động với
độ nhạy cao – Cách điện của lưới chỉ chịu điện áp pha kinh tế hơn trường
hợp trung tính cách ly – Hạn chế:
• Dòng ngắn mạch lớn tăng độ già hóa của thiết bị như MBA, máy
cát, nguồn, cáp
• Khi có sự cố cô lập điện độ tin cậy thấp.
– Thực tế: dùng cho lưới 15 – 22kV
• Trung tính nối đất điện trở hoặc điện kháng: còn gọi là nối đất
hiệu quả, biện pháp này cho phép điều khiển được dòng ngắn mạch, được áp dụng nhiều trong lưới 22kV ở các nước.
• Trung tính nối đất qua cuộn dập hồ quang: còn gọi là nối đất cộng hưởng, cho phép dùng trên lưới có độ dài lớn, dập hồ quang khi chạm đất 1 pha, độ sụt áp khi sự cố nhỏ.
Trang 21Sơ đồ tia
Sơ đồ tia có dự phòng
Trang 22ĐIỆN ÁP VÀ KHẢ NĂNG TẢI CỦA
LƯỚI ĐIỆN
1 Điện áp của lưới điện: Có 2 khái niệm
– Điện áp định mức: là điện áp chuẩn mực để thiết kế lưới
điện, thiết kế các thiết bị phân phối cũng như các thiết bị
sử dụng điện – Điện áp vận hành: là điện áp thực tế trên các điểm của
lưới điện khi làm việc
Các cấp điện áp được dùng ở Việt Nam:
– Hạ áp: 220/380V, 110/220V
– Trung áp: 6, 10, 15, 22, 35kV
– Cao áp: 66, 110, 220kV
– Siêu cao áp: 330, 400, 500, 750, 800, 1100kV
Trang 23Việc có nhiều cấp điện áp là vì ứng với mỗi phụ tải, khoảng cách từ nguồn đến phụ tải cần có cấp điện áp truyền tải
tương ứng, cho hiệu quả kinh tế cao nhất
Theo thực nghiệm, các kỹ sư sử dụng công thức Still (Mỹ) lựa chọn điện áp tối ưu cấp điện cho phụ tải như sau :
U (kV); L (km); Pt (kW)
Ví dụ:
Trang 242 Khả năng tải của lưới điện: là công suất lớn nhất mà
đường dây của lưới điện có thể tải được mà không gây ra các nguy hại cho bản thân đường dây điện, hệ thống điện và phụ tải điện, gọi chung là khả năng tải
kỹ thuật
– Nguy hại cho bản thân lưới điện là: phát nóng dây dẫn,
MBA có dòng điện vận hành vượt quá sức cho phép.
– Nguy hại cho hệ thống là: gây ra mất ổn định tĩnh của hệ
thống và mất ổn định của phịu tải – Nguy hại cho phụ tải là chất lượng điện áp không đảm bảo.
Trang 25TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ LƯỚI
ĐIỆN
Lưới điện được đánh giá theo 4 tiêu chuẩn chính:
– An toàn điện
– Chất lượng điện năng
– Độ tin cậy cung cấp điện
– Hiệu quả kinh tế
Phục vụ khách hàng Ngành điện
Trang 26PHỤ TẢI ĐIỆN
Phụ tải điện: là công suất tác dụng và công suất phản
kháng yêu cầu tại một điểm nào đó của lưới điện ở điện áp định mức gọi là điểm đặt hay điểm đấu nối phụ tải Phụ tải cũng có thể cho theo dòng điện
Ví dụ các sơ đồ
Phụ tải điện bao gồm P và Q
- P là công suất sinh ra công, tiêu hao năng lượng
- Q là công suất sinh ra từ trường, không tiêu thu năng
lượng của nguồn, nhưng dòng điện do nó sinh ra chạy
trong dây dẫn gây tổn thất công suất tác dụng và tổn
thất điện năng
Trang 27Phụ tải có đặc điểm:
– Biến thiên theo qui luật ngày và đêm, theo qui luật sinh
hoạt và sản xuất, tạo ra đồ thị phụ tải ngày đêm – Tại một thời điểm, phụ tải trong các ngày đêm khác nhau
biến thiên ngẫu nhiên quanh giá trị trung bình, theo phân phối chuẩn
– Phụ tải có tính chất mùa
– Biến thiên mạnh theo thời tiết, đặc biệt là nhiệt độ, mưa
hoặc khô – Biến đổi theo tần số và điện áp tại điểm nối vào lưới điện.
Trang 28Phân loại phụ tải:
– Trong qui hoạch: phân biệt phụ tải đô thị (lưới điện gồm
đường dây trên không và cáp), nông thôn (chủ yếu dây nổi) và công nghiệp (hỗn hợp dây nổi và cáp)
– Trong tính toán, vận hành cung cấp điện: phân loại phụ tải
theo các nhóm có qui luật hoạt động giống nhau như:
• Sinh hoạt
• Thương mại, Dịch vụ
• Công nghiệp
• Nông nghiệp
Trang 29Phân loại phụ tải theo yêu cầu cung cấp điện: chia làm 3 loại:
– Phụ tải loại 1 là phụ tải khi mất điện gây ra hậu quả như:
• Nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe con người
• Thiệt hại nặng nề cho nên kinh tế, rối loạn các dây chuyền
công nghệ phức tạp, phá hoại các khâu kinh tế đặc biệt quan trọng,
Hộ loại 1 luôn được cấp điện từ 2 nguồn hoặc từ mạng vòng kín Chỉ cho phép thời gian mất điện của hộ loại 1 bằng thời gian tự động đóng nguồn dự phòng.
– Phụ tải loại 2 là phụ tải khi mất điện gây ra hậu quả như:
• Thiệt hại hàng loạt sản phẩm, công nhân nghỉ việc
• Cản trở sinh hoạt bình thường của một số lượng lớn khách
hàng Thời gian mất điện tối đa cho phép là 2 giờ.
– Phụ tải loại 3: không thuộc 2 loại trên, được cấp điện từ 1
Trang 30YÊU CẦU CỦA PHỤ TẢI
ĐỐI VỚI HTĐ
Khách hàng sử dụng điện đòi hỏi ở HTĐ là chất lượng
phục vụ tốt, bao gồm: chất lượng điện năng và độ tin cậy
•Chất lượng điện năng: gồm có chất lượng điện áp và tần
số
a Chất lượng tần số: được đánh gia bằng độ lệch tần số và độ giao động tần số
– Độ lệch tần số: ∆ f = (f-fđm)100/fđm
– Độ dao động tần số: đặc trưng bởi độ lệch giữa giá trị lớn
nhất và giá trị nhỏ nhất của tần số khi biến thiên nhanh với tốc độ lớn hơn 1%/s
Trang 31Ví dụ:
- Tiêu chuẩn Nga: độ lệch tần số trung bình trong 10’ trong
khoảng ± 0,1Hz, ngắn hạn cho phép đến 0,2Hz, độ dao động <0,2Hz
- Tiêu chuẩn Sigapore: độ lệch tần số cho phép là 1%, nghĩa
là ± 0,5Hz
- Việt Nam (thông tư 32/2010/TT-BCT): fđm = 50Hz Bình
thường, được phép dao động trong phạm vi ± 0,2Hz so với
fđm Trường hợp hệ thống điện chưa ổn định, được dao động trong phạm vi ± 0,5Hz so với fđm
Trang 32b Chất lượng điện áp: gồm 4 chỉ tiêu
• Độ lệch điện áp: ∆U = (U-Uđm)100/Uđm
Trang 33• Độ dao động điện áp : là sự biến thiên nhanh của điện
áp ∆V = (Umax – Umin).100/Uđm
Tốc độ biến thiên từ Umax đến Umin khôn nhỏ hơn 1%/s
Dao động điện ápgây dao động ánh sáng gây hại mặt cho người lao động, nhiễu radio, TV và các thiết bị điện tử…
• Độ không đối xứng (độ cân bằng pha):
Phụ tải không đối xứng dẫn đến điện áp các pha không đối xứng, sự không đối xứng được đặc trưng bởi thành phần thứ tực nghịch (U2)
Điện áp không đối xứng làm giảm hiệu quả công tác và tuổi thọ của thiết bị, giảm khả năng tải, tăng tổn thất
Ví dụ: Nga: U2 ≤ 3%; Việt Nam: U2≤3% đối với lưới 110kV
và ≤ 5% đối với lưới trung, hạ áp
Trang 34• Độ không sin (sóng hài):
Tổng độ biến dạng sóng hài (THD) là tỷ lệ của giá trị điện áp hiệu dụng của sóng hài với giá trị hiệu dụng của điện áp cơ bản, biểu diễn bằng đơn vị phần trăm (%), theo công thức sau:
Trong đó:
– THD:Tổng độ biến dạng sóng hài của điện áp;
– Vi:Thành phần điện áp tại sóng hài bậc i;
– V1:Thành phần điện áp tại tần số cơ bản (50Hz).
%
100
2 1
Trang 352 Độ tin cậy cung cấp điện: đánh giá thông qua các
thông số SAIFI, SAIDI
– Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối
(System Average Interruption Duration Index - SAIDI);
– Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối
(System Average Interruption Frequency Index - SAIFI);
Trang 36số khách hàng mất đienäsố khách hàng hiện hữu Ni
a Số lần gián đoạn cung cấp điện trung bình của lưới điện SAIFI
(System Average Interruption Frequency Index)
N: tổng số điện kế khách hàng hiện hữu
Ni: số điện kế khách hàng mất điện trong lần mất điện thứ i
(lần)
(phút)
b Thời gian gián đoạn cung cấp điện trung bình của lưới điện SAIDI
(System Average Interruption Duration Index)
i i
U N SAIDI
Trang 37CBGD: ThS Nguyễn Hữu Vinh Email: huuvinhdct@gmail.com