1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên

89 531 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 651 KB

Nội dung

Đất nước ta đang trong quá trình phát triển theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy quản lý tài chính doanh nghiệp cần phải có những thay đổi cho phù hợp với xu thế ph

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu ……… 04

Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mạiI Khái quát về vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại ………… 06

1 Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh ……… 06

1.1 Khái niệm vốn kinh doanh ……… 06

1.2 Phân loại vốn kinh doanh ……… 07

2 Đặc điểm của vốn kinh doanh ………

092.1 Đặc điểm của vốn lưu động ……….

092.2 Đặc điểm của vốn cố định ……… 10

3 Vai trò của vốn kinh doanh ……… 11

II Nội dung vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại ……… 13

1 Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại ……… 13

1.1 Thành phần và cơ cấu vốn lưu động ………

131.2 Nguồn của vốn lưu động ……… 16

2 Vốn cố định của doanh nghiệp thương mại ……… 17

2.1 Thành phần và cơ cấu vốn cố định ……… 17

2.2 Nguồn của vốn cố định ………

203 Sự cần thiết của việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả trong cácdoanh nghiệp thương mại ……… 20

III Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp thương mại ………

211 Các nhân tố chủ quan ……… 21

Trang 2

2 Các nhân tố khách quan ……… 23

Chương IIThực trạng sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây NguyênI Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên … 25

1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ……… 25

1.1 Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1993 ……… 25

1.2 Giai đoạn từ năm 1993 đến nay ……… 26

2 Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ………… 26

2.1 Bộ máy tổ chức, quản lý ………

272.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và bộ phận trực thuộc …

273 Đặc điểm kinh doanh của công ty ……… 30

3.1 Mặt hàng kinh doanh ……… 30

3.2 Phạm vi kinh doanh ……… 31

3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ……….

32II Thực trạng tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty xăng dầu BắcTây Nguyên ………

361 Khái quát về vốn kinh doanh của công ty … ……… 36

2 Tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty … ………

392.1 Tình hình sử dụng vốn lưu động ………

392.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ………44

Trang 3

2.2.1 Phân tích chung ………

442.2.2 Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động ……… 46

3 Tình hình quản lý, sử dụng vốn cố định của công ty ……… 51

3.1 Tình hình sử dụng vốn cố định ………

513.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định ………

55III Nhận xét, đánh giá về tình hình sử dụng vốn của công ty xăng dầu BắcTây Nguyên ……… 59

1 Những kết quả đạt được ……… 59

2 Những vấn đề còn tồn tại ……… 60

3 Nguyên nhân của những yếu kém trên ………

613.1 Nguyên nhân chủ quan ……… 61

3.2 Nguyên nhân khách quan ……… 62

Chương IIIMột số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây NguyênI Mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty nhằm nâng cao hiệu quảsử dụng vốn trong thời gian tới ………

651 Mục tiêu định hướng ……… 66

2 Mục tiêu cụ thể ……… 67

II Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh … 671 Các biện pháp chung nhằm bảo toàn và phát triển vốn ……….

681.1 Tổ chức kinh doanh năng động, hiệu quả ………

681.2 Giảm thiểu chi phí kinh doanh ……… 70

1.3 Đảm bảo an toàn về vốn kinh doanh ……… 71

Trang 4

1.4 Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinhdoanh ……… 721.5 Hoàn thiện công tác kế toán, thống kê và bộ máy tổ chức quản lý tàichính ……… 732 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ………

2.1 Đánh giá lại giá trị thực của tài sản cố định ……… 742.2 Hoàn thiện chế độ khấu hao tài sản cố định ……… 742.3 Đổi mới công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ………

2 Một số kiến nghị đối với tổng công ty xăng dầu Việt Nam ………… 82

Kết luận ……… 84Tài liệu tham khảo ……… 85

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang trong quá trình phát triển theo mô hình kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy quản lý tài chính doanh nghiệpcần phải có những thay đổi cho phù hợp với xu thế phát triển này Hơn nữa,nước ta đã và sẽ hội nhập chủ động, hiệu quả vào khu vực AFTA/ASEAN,mức độ mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, tài chính, đầu tư sẽ đạt ngangbằng với các nước trong khối ASEAN, từng bước tạo điều kiện về kinh tế,pháp lý để hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới, thì vấn đề quảnlý điều hành vốn kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng.

Vốn kinh doanh là yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong mọi quátrình sản xuất kinh doanh và đồng thời cũng là yếu tố quan trọng nhất đốivới sự tăng trưởng phát triển kinh tế của đất nước Muốn cho quá trình sảnxuất kinh doanh được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn đầu tư vào cácgiai đoạn khác nhau của quá trình đó Doanh nghiệp có khả năng phát triểnvà ngày càng mở rộng hay không thì trước hết phải sử dụng vốn có hiệu quả.Điều này đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước, cólượng vốn rất lớn, là những đơn vị đóng vai trò nòng cốt, là động lực pháttriển của nền kinh tế.

Đối với công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên là một doanh nghiệp nhànước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Đứng trước những khó khăn,thách thức của cơ chế thị trường, công ty luôn phải tính toán, cân nhắc kỹlưỡng từng trường hợp, từng thời kỳ, để đề ra những biện pháp tối ưu nhằmgiảm bớt khó khăn Một trong những biện pháp đó là quản lý, điều hànhvốn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh Đây là vấn đềcó ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty Đảm bảo

Trang 6

cho công ty có thể đứng vững trong cạnh tranh dưới tác động ngày càngmạnh mẽ của cơ chế thị trường.

Qua quá trình thực tập tại công ty, kết hợp với những kiến thức tiếp thu

được ở trường, em quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc TâyNguyên ”, với mong muốn có thể đưa ra một số ý kiến nhằm cải tiến công

tác quản lý, điều hành vốn của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinhdoanh.

Luận văn gồm có 3 chương:

Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu

quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.

Chương II: Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu

Bắc Tây Nguyên.

Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên.

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS TS Trần Chí Thành cùngcác cán bộ công nhân viên phòng kinh doanh, phòng kế toán thuộc công tyxăng dầu Bắc Tây Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bàiviết này

Trang 7

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANHVÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH

NGHIỆP THƯƠNG MẠI

I KHÁI QUÁT VỀ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNGMẠI:

1 Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh:

1.1 Khái niệm vốn kinh doanh:

Vốn có vai trò hết sức quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Do vậy, từ trước đến nay có rấtnhiều quan niệm về vốn, ở mỗi một hoàn cảnh kinh tế khác nhau thì cónhững quan niệm khác nhau về vốn.

Theo quan điểm của Mác, dưới góc độ các yếu tố sản suất, Mác chorằng: Vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của quá trìnhsản suất Định nghĩa của Mác về vốn có tầm khái quát lớn vì nó bao hàmđầy đủ bản chất và vai trò của vốn Bản chất của vốn là giá trị, mặc dù nóđược thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: tài sản cố định, nguyên vậtliệu, tiền công Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ phát triển của nền kinh tế,Mác chỉ bó hẹp khái niệm về vốn trong khu vực sản suất vật chất và chorằng chỉ có quá trình sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế.Đây là một hạn chế trong quan niệm về vốn của Mác.

P.A.Samuelson, đại diện tiêu biểu của học thuyết tăng trưởng kinh tếhiện đại, coi đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu sơ khai, còn vốn vàhàng hoá chỉ là kết quả của sản xuất Vốn bao gồm các loại hàng hoá lâu bền

Trang 8

được sản xuất ra và được sử dụng như các đầu vào hữu ích trong quá trìnhsản xuất sau đó Một số hàng hoá vốn có thể tồn tại trong vài năm, trong khiđó một số khác có thể tồn tại trong một thế kỷ hoặc lâu hơn Đặc điểm cơbản nhất của hàng hoá vốn thể hiện ở chỗ chúng vừa là sản phẩm đầu ra vừalà yếu tố đầu vào trong sản xuất Về bản chất vốn là phương pháp sản xuấtgián tiếp tốn thời gian.

David Begg, trong cuốn “Kinh tế học” ông đã đưa ra hai định nghĩa vềvốn là: Vốn hiện vật và vốn tài chính cùa doanh nghiệp Vốn hiện vật là dựtrữ các hàng hoá đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hoá khác Vốn tài chínhlà các giấy tờ có giá và tiền mặt của doanh nghiệp Như vậy, đã có sự đồngnhất vốn với tài sản của doanh nghiệp trong định nghĩa của David Begg.

Qua các khái niệm trên cho thấy, doanh nghiệp dù hoạt động trong bấtcứ lĩnh vực nào cũng cần có một lượng vốn nhất định Lượng vốn đó dùngđể thực hiện các khoản đầu tư cần thiết như chi phí thành lập doanh nghiệp,chí phí mua sắm tài sản cố định, nguyên vật liệu Vốn đưa vào sản xuấtkinh doanh có nhiều hình thái vật chất khác nhau để từ đó tạo ra sản phẩm,dịch vụ phục vụ nhu cầu thị trường Số tiền mà doanh nghiệp thu về saukhâu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ phải bù đắp được các chi phí bỏ ra, đồngthời phải có lãi Quá trình này diễn ra liên tục đảm bảo cho sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp.

Hiện nay khái niệm vốn kinh doanh được sử dụng phổ biến là:

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại (DNTM) là biểu hiệnbằng tiền của toàn bộ tài sản và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụngtrong hoạt động kinh doanh bao gồm:

- Tài sản hiện vật như: nhà kho, cửa hàng, hàng hoá dự trữ - Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng và đá quí.

- Bản quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản vô hình khác.

Trang 9

1.2 Phân loại vốn kinh doanh:

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại có thể được xem xét,phân loại theo các tiêu thức sau:

* Theo giác độ pháp luật:

- Vốn pháp định: là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo năng lực kinhdoanh đối với từng ngành nghề, từng loại hình doanh nghiệp do pháp luậtqui định Dưới mức vốn pháp định thì không thể đủ điều kiện để thành lậpdoanh nghiệp.

Theo Nghị Định 221 và 222 HĐBT ngày 23/07/1991 cụ thể hoá một sốđiều qui định trong luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân qui định:

+ Vốn pháp định đối với ngành kinh doanh tư liệu sản xuất cho công tytrách nhiệm hữu hạn là 150 triệu đồng, công ty cổ phần là 500 triệu và doanhnghiệp tư nhân là 80 triệu đồng.

+ Vốn pháp định cho các cửa hàng dịch vụ của công ty trách nhiệm hữuhạn là 50 triệu đồng, công ty cổ phần là 200 triệu đồng, doanh nghiệp tưnhân là 20 triệu đồng.

- Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vàođiều lệ của doanh nghiệp Tuỳ theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệpnhưng vốn điều lệ không được nhỏ hơn vốn pháp định.

* Theo giác độ hình thành vốn kinh doanh:

- Vốn đầu tư ban đầu: là số vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp, tứclà số vốn cần thiết để đăng kí kinh doanh Đó là vốn đóng góp của các thànhviên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty tư nhân hoặcvốn của nhà nước giao.

Trang 10

- Vốn bổ sung: là số vốn tăng thêm do trích từ lợi nhuận, do ngân sáchnhà nước cấp, sự đóng góp của các thành viên, do bán trái phiếu… bổ sungđể tăng thêm vốn kinh doanh.

- Vốn liên doanh: là vốn do sự đóng góp của các bên khi tiến hành camkết liên doanh, liên kết với nhau trong hoạt động thương mại, dịch vụ.

- Vốn đi vay: trong hoạt động kinh doanh, ngoài số vốn chủ sở hữu, vốnliên doanh để có đủ vốn kinh doanh doanh nghiệp phải đi vay của ngân hàngtrong và ngoài nước.

* Theo giác độ chu chuyển vốn kinh doanh:

- Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định bao gồm: toànbộ những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể có đủ tiêu chuẩn giá trịvà thời gian sử dụng qui định.

- Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưuthông.

+ Tài sản lưu động là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn giá trịvà thời gian sử dụng để xếp vào tài sản cố định.

+ Bộ phận quan trọng của vốn lưu động là dự trữ hàng hoá, vốn bằngtiền như tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ các khoản phải thu ở kháchhàng

Việc phân chia các loại vốn này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinhdoanh thương mại Vì tính chất của chúng rất khác nhau và hình thức biểuhiện cũng khác nhau nên phải có các biện pháp thích ứng để nâng cao hiệuquả sử dụng các loại vốn này.

2 Đặc điểm của vốn kinh doanh:

2.1 Đặc điểm của vốn lưu động:

Trang 11

Vốn lưu động dùng trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toànvào quá trình kinh doanh giá trị của nó có thể trở lại hình thái ban đầu saumỗi vòng chu chuyển hàng hoá Vốn lưu động luôn luôn biến đổi hình tháitừ tiền sang hàng và từ hàng sang tiền Vốn lưu động chu chuyển nhanh hơnvốn cố định Vốn lưu động bao gồm vốn dự trữ hàng hoá, vốn bằng tiền vàtài sản khác.

Do nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại là thực hiện lưu chuyểnhàng hoá và thực hiện các hoạt động dịch vụ, vì vậy cơ cấu và tính chất lưuchuyển của vốn khác hẳn so với các đơn vị sản xuất Trong doanh nghiệpthương mại, vốn lưu động là khoản vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất khoảng 70 –80% vốn kinh doanh trong đó, bộ phận dự trữ hàng hoá chiếm tỉ lệ cao.

Ở mỗi thời điểm nhất định, vốn lưu động của doanh nghiệp thương mạithường thể hiện ở các hình thái khác nhau như: hàng hoá dự trữ, vật tư nộibộ, tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quĩ, các khoản phải thu và các khoảnphải trả.

Tuỳ từng doanh nghiệp, tuỳ thuộc phương thức và lĩnh vực kinh doanhmà vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại sẽ trải qua các thời kỳ chuchuyển khác nhau Ví dụ vốn của doanh nghiệp thương mại có sản suất giacông chế biến khác với đơn vị bán buôn, đơn vị chuyên bán hàng qua kho sẽkhác với đơn vị chỉ bán hàng chuyển thẳng.

2.2 Đặc điểm của vốn cố định:

Vốn cố định biểu hiện dưới hình thái tài sản cố định Theo Quyết Định– 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài Chính: Mọi tư liệu laođộng và mọi khoản chi phí thực tế có liên quan đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp mà đồng thời thoã mãn hai điều kiện: có thời hạn sử dụngtừ 1 năm trở lên và có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên thì đều được coi là tàisản cố định

Trang 12

Tài sản cố định tham gia nhiều lần vào quá trình kinh doanh, sau mỗichu kỳ kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, nên giá trị củanó được chuyển dần từng phần vào giá trị của sản phẩm.

Tài sản cố định giữ nguyên hình thái vật chất của nó trong thời gian dài,chỉ tăng thêm khi có xây dựng cơ bản mới hoặc mua sắm Tài sản cố địnhhao mòn dần, có hai loại hao mòn: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

- Hao mòn hữu hình phụ thuộc mức độ sử dụng tài sản cố định và cácđiều kiện khác có ảnh hưởng tới độ bền lâu dài của tài sản cố định như:

+ Hình thức và chất lượng của tài sản cố định.+ Chế độ quản lý, sử dụng tài sản cố định.

+ Chế độ bảo vệ, bảo dưỡng, sữa chữa, thay thế thường xuyên, định kỳđối với tài sản cố định.

+ Trình độ kỹ thuật, tinh thần trách nhiệm của người sử dụng và sựquan tâm của cấp lãnh đạo.

+ Các điều kiện tự nhiên và môi trường…

- Hao mòn vô hình chủ yếu là do tiến bộ khoa học- công nghệ mới vànăng suất lao động xã hội quyết định.

Tài sản cố định chuyển đổi thành tiền chậm hơn nhưng những tài sản cốđịnh như: nhà cửa, kho tàng, quầy hàng lại là những tài sản có giá trị cao,là bộ mặt của doanh nghiệp, nên có giá trị thế chấp đối với ngân hàng khivay vốn.

Ngày nay, các doanh nghiệp thương mại thường đầu tư vốn cố định vàoxây dựng nhà làm việc, cửa hàng ở những đầu mối giao thông để tiện liên hệvới khách hàng và những tài sản cố định như các thiết bị văn phòng đượcchú ý đầu tư nhằm thu hút và phục vụ khách hàng tốt hơn.

3 Vai trò của vốn kinh doanh:

Trang 13

Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanhnghiệp, ngành nghề kinh tế kỹ thuật, dịch vụ nào trong nền kinh tế Để tiếnhành hoạt động kinh doanh được, doanh nghiệp cần phải nắm giữ một lượngvốn nhất định nào đó Số vốn này thể hiện giá trị toàn bộ tài sản và cácnguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh Vì vậy vốn kinhdoanh có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển củadoanh nghiệp Cụ thể:

- Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại có vai trò quyếtđịnh trong việc thành lập, hoạt động, phát triển của từng loại hình doanhnghiệp theo luật định Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự rađời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Tuỳ theo nguồn của vốn kinhdoanh, cũng như phương thức huy động vốn mà doanh nghiệp có tên là côngty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanhnghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh

- Vốn kinh doanh là một trong số những tiêu thức để phân loại qui môcủa doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp vào loại lớn, nhỏ hay trung bình vàlà một trong những tiềm năng quan trọng để doanh nghiệp sử dụng hiệu quảcác nguồn lực hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn cung ứng hànghoá, mở rộng và phát triển thị trường, mở rộng lưu thông hàng hoá Bởi vậycác doanh nhân thường ví “buôn tài không bằng dài vốn”.

- Trong cơ chế kinh doanh mới, trong điều kiện mở rộng quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm trong sản suất kinh doanh Vốn kinh doanh bao giờ cũnglà cơ sở, là tiền đề để doanh nghiệp tính toán hoạch định các chiến lược vàkế hoạch kinh doanh Nó cũng là chất keo để chắp nối, kết dính các quá trìnhvà quan hệ kinh tế và nó cũng là dầu nhờn bôi trơn cho cỗ máy kinh tế vậnđộng có hiệu quả.

- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là yếu tố giá trị Nó chỉphát huy được tác dụng khi bảo tồn được và tăng lên được sau mỗi chu kỳ

Trang 14

kinh doanh Nếu vốn không được bảo toàn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinhdoanh thì vốn đã bị thiệt hại, đó là hiện tượng mất vốn Sự thiệt hại lớn sẽdẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ làm cho doanh nghiệp bịphá sản, tức là vốn kinh doanh đã bị sử dụng một cách lãng phí, không hiệuquả.

II NỘI DUNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.

1 Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại.

1.1 Thành phần và cơ cấu vốn lưu động.

Vốn lưu động là biều hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưuthông Vốn lưu động biểu hiện ở cả hai hình thái khác nhau là: hình thái hiệnvật và hình thái giá trị.

Tài sản lưu động của các doanh nghiệp thương mại gồm vật liệu đónggói, bao bì, nhiên liệu, dụng cụ và các thứ khác gọi chung là vật tư dùng chohoạt động mua bán Nội dung vật chất của vốn lưu thông trong doanh nghiệpthương mại là hàng hoá để kinh doanh, tiền nhờ ngân hàng thu và vốn bằngtiền Nếu như vốn lưu động cần thiết đối với doanh nghiệp sản suất để muavật tư cho sản suất và tiêu thụ sản phẩm, thì đối với doanh nghiệp thươngmại, vốn lưu động cần thiết để dự trữ hàng hoá phục vụ kinh doanh, để tổchức công tác mua bán hàng hoá.

Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại được chia thành vốn lưuđộng định mức và vốn lưu động không định mức.

- Vốn lưu động định mức: là số vốn tối thiểu cần thiết để hoàn thành kếhoạch lưu chuyển hàng hoá và kế hoạch sản suất dịch vụ phụ thuộc của cácdoanh nghiệp trong kỳ Vốn lưu động định mức gồm có vốn dự trữ vật tưhàng hoá và vốn phi hàng hoá để phục vụ cho quá trình kinh doanh.

+ Vốn dự trữ hàng hoá là số tiền dự trữ hàng hoá ở các kho, cửa hàng,

Trang 15

bằng chứng từ Nó nhằm đảm bảo lượng hàng hoá bán bình thường cho cácnhu cầu sản xuất và tiêu dùng khác.

Vốn dự trữ hàng hoá chiếm tới 80 – 90% vốn lưu động định mức vàthường chiếm khoảng 50 – 70% trong toàn bộ vốn kinh doanh của doanhnghiệp thương mại.

+ Vốn phi hàng hoá là số tiền định mức của vốn bằng tiền Vốn phihàng hoá gồm có vốn bằng tiền và tài sản khác.

Vốn bằng tiền gồm có: tiền mặt tồn quỹ, tiền bán hàng chưa nộp vàongân hàng, tiền ứng kinh phí cho các cơ sở, khoản tiền đang chuyển.

Tài sản khác gồm: Bao bì, vật liệu bao gói, các công cụ nhỏ, chi phíđợi phân bổ Ngoài ra còn phụ tùng thay thế và dụng cụ nhỏ.

- Vốn lưu động không định mức là số vốn lưu động có thể phát sinhtrong quá trình kinh doanh và trong sản suất dịch vụ, nhưng không thể có đủcăn cứ để tính toán định mức được.

Vốn lưu động không định mức gồm có: vốn bằng tiền (tiền mua hàngvà giao cho nhân viên đi mua hàng), tiền gửi ngân hàng, tài sản có kết toán(các khoản nợ nhờ ngân hàng thu, các khoản nợ phải đòi ở khách hàng, tiềnứng trước để mua hàng, thanh toán công nợ dây dưa…), các phế liệu thunhặt trong ngoài vốn, tài sản chờ thanh lý

* Quá trình chu chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại:- Với những doanh nghiệp thương mại thuần tuý, thì quá trình chuchuyển của vốn lưu động thường trải qua hai giai đoạn:

+ Giai đoạn I: Mua hàng hoá (T – H), vốn lưu động chuyển từ hình thái

giá trị sang hình thái hiện vật.

+ Giai đoạn II: Bán hàng hoá (H – T’), T’ = T + T, vốn lưu động quay

trở lại hình thái ban đầu nhưng với số lượng lớn hơn.

Trang 16

Đầu tiên vốn lưu động biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và khi kết thúccũng lại bằng hình thức tiền tệ Điều đó có nghĩa là hàng hoá được mua vàokhông phải để doanh nghiệp sử dụng mà để bán ra Hàng hoá bán ra đượctức là đã được khách hàng chấp nhận và doanh nghiệp thương mại nhậnđược tiền doanh thu bán hàng và dịch vụ Toàn bộ vòng chu chuyển của vốnlưu động thể hiện bằng công thức chung T – H – T’, trong đó T’ = T + T.

Sự vận động của vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh thương mạiluôn luôn trái với sự vận động của hàng hoá Khi hàng hoá mua về doanhnghiệp thì phải trả tiền, khi xuất hàng ra khỏi doanh nghiệp thì nhận đượctiền Kết quả của quá trình vận động tiền tệ lại phản ánh đúng đắn kết quảcủa hoạt động kinh doanh: kinh doanh lãi hay lỗ, mức độ lãi, lỗ.

- Với những doanh nghiệp thương mại có các đơn vị sản suất phụ thuộc(xí nghiệp, xưởng, tổ, đội sản xuất) thì vốn lưu động của đơn vị sản xuất phụthuộc gồm có: nguyên vật liệu chính phụ, nhiên liệu, vốn tiền tệ và tài sản cókết toán Vốn lưu động của những đơn vị này trải qua ba giai đoạn:

+ Giai đoạn I: Biến tiền tệ thành dự trữ nguyên vật liệu chính phụ,

nhiên liệu, phụ tùng

+ Giai đoạn II: Biến nguyên nhiên vật liệu chính, phụ thành thành phẩmhàng hoá nhờ kết hợp sức lao động và công cụ lao động.

+ Giai đoạn III: Biến thành phẩm hàng hoá thành tiền tệ.

Vốn lưu động phục vụ cho giai đoạn I, II là vốn sản xuất, vốn lưu độngở giai đoạn thứ III là vốn lưu thông Như vậy vốn lưu động của các đơn vịsản xuất phụ thuộc gồm có:

Vốn lưu động

của đơn vị = Vốn lưu động + Vốn lưu thông

sản xuất sản xuất

Trang 17

Thành phần vốn lưu động là tổng thể các loại và các nhóm những yếutố vật chất khác nhau (hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu ) dưới hình thái giátrị Cơ cấu vốn lưu động là quan hệ tỉ lệ giữa giá trị mỗi loại và nhóm đó sovới toàn bộ giá trị vốn lưu động.

Trong nền kinh tế quốc dân, thành phần và cơ cấu vốn lưu động ở cácdoanh nghiệp có sự khác nhau Điều này do đặc điểm và tính chất hoạt độngcủa ngành đó quyết định Kinh doanh thương mại là lĩnh vực lưu thông vàphân phối hàng hoá nên vốn lưu động chiếm tỉ lệ chủ yếu trong vốn kinhdoanh, thành phần và cơ cấu vốn của nó cũng khác với vốn lưu động trongcông nghiệp và xây dựng.

1.2 Nguồn của vốn lưu động.

Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại gồm vốn tự có, vốncoi như tự có và vốn đi vay:

- Vốn tự có gồm:

+ Nguồn vốn pháp định gồm: nguồn vốn lưu động do ngân sách hoặccấp trên cấp cho đơn vị (vốn cấp lần đầu và cấp bổ sung), nguồn vốn cổphần nghĩa vụ do các cổ đông đóng góp hoặc vốn pháp định của chủ xínghiệp tư nhân.

+ Nguồn vốn tự bổ sung: hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp (thông qua các quỹ khuyến khích phát triển sản xuất), cáckhoản chênh lệch giá hàng hoá tồn kho.

+ Nguồn vốn liên doanh, liên kết gồm có các khoản vốn của các đơn vịtham gia liên doanh, liên kết góp bằng tiền, hàng hoá, sản phẩm, nguyênliệu, vật liệu, công cụ lao động

- Vốn coi như tự có: do phương pháp kế toán hiện hành có một sốkhoản tiền tuy không phải của doanh nghiệp nhưng có thể sử dụng trong thờigian rỗi để bổ sung vốn lưu động, người ta coi như là vốn tự có Thuộc

Trang 18

khoản này có: tiền thuế, tiền lương, bảo hiểm xã hội, chi phí trích trước chưađến hạn phải chi có thể sử dụng và các khoản nợ khác.

- Nguồn vốn đi vay: để bảo đảm kịp thời thanh toán với ngân hàngtrong khi chưa bán được hàng hoặc sự không khớp trong thanh toán, cácdoanh nghiệp thương mại phải thường xuyên có liên hệ với các tổ chức chovay như: ngân hàng công thương, các tổ chức tín dụng, ngân hàng cổ phần để vay tiền Nguồn vốn đi vay là một nguồn quan trọng, tuy nhiên vay dướicác hình thức vay khác nhau có tỉ lệ lãi suất khác nhau và phải trả kịp thời cảvốn và lãi vay khi bán được hàng.

2 Vốn cố định của doanh nghiệp thương mại.

2.1 Thành phần và cơ cấu vốn cố định.

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định Vốn này dùng đểxây dựng và trang bị các loại tài sản cố định khác nhau của doanh nghiệp.Tài sản cố định của doanh nghiệp thương mại phản ánh cơ sở vật chất kỹthuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực kinh doanh hiện có và trình độtiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp.

Đặc điểm cơ bản nhất của kinh doanh thương mại là gắn liền với quátrình phân phối và lưu thông hàng hóa Do đó vốn cố định của các doanhnghiệp thương mại thường chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số vốn kinhdoanh Cũng như các ngành khác, trong thương mại vốn cố định biểu hiệndưới hai hình thái:

- Hình thái hiện vật: đó là toàn bộ tài sản cố định dùng trong kinh doanhcủa các doanh nghiệp bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, công cụ,thiết bị đo lường thí nghiệm, phương tiện vận tải, bốc dỡ hàng hoá

- Hình thái tiền tệ: đó là giá trị tài sản cố định chưa khấu hao và vốnkhấu hao khi chưa sử dụng để tái sản xuất tài sản cố định, là bộ phận vốn cốđịnh đã hoàn thành vòng luân chuyển và trở về hình thái tiền tệ ban đầu.

Trang 19

Tài sản cố định được phân loại theo những tiêu thức khác nhau:- Theo hình thái biểu hiện, tài sản cố định bao gồm:

+ Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu, có hìnhthái vật chất, có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳkinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu như: kho tàng, nhàxưởng, cửa hàng, máy móc, thiết bị xếp dỡ hàng hoá

+ Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình tháivật chất thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đếnnhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Ví dụ như: chi phí sử dụng đất,chi phí bằng phát minh sáng chế

- Căn cứ vào mục đích sử dụng, có các nhóm tài sản cố định sau:

+ Nhóm tài sản cố định dùng trong kinh doanh: đó là những tài sản cốđịnh phục vụ trực tiếp cho hoạt động mua, bán, bảo quản, vận chuyển hànghoá.

+ Nhóm tài sản cố định phục vụ cho công tác quản lý như: nhà làmviệc, nhà tiếp khách, phòng hội họp, y tế, thể thao

+ Nhóm tài sản cố định dùng cho nhu cầu phúc lợi của cán bộ côngnhân viên như nhà nghỉ, phương tiện đưa đón công nhân

+ Nhóm tài sản cố định không cần dùng đang chờ sử lý: đó là những tàisản cố định doanh nghiệp không có nhu cầu, những tài sản hư hỏng đangchờ giải quyết thanh lý.

- Căn cứ vào công dụng kinh tế, tài sản cố định được chia ra thành cácloại sau:

+ Nhà làm việc hành chính, nhà kho, cửa hàng, nhà để sữa chữa, để sảnxuất năng lượng, nhà để xe, phòng thí nghiệm

Trang 20

+ Các công trình xây dựng và vật kiến trúc để tạo điều kiện cần thiếtcho việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong kinh doanh thương mạinhư: cầu để bốc dỡ vật tư, hàng hoá, đường ô tô, đường dây tải điện

+ Các công cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện cân, đo, bảo quản, chứađựng dùng trong kinh doanh như các loại cân, các giá để chứa hàng, cầntrục, cần cẩu, máy chuyển tải, phương tiện tính toán, báo động cứu hoả

+ Các loại dụng cụ đồ nghề chuyên dùng để đóng gói hàng hoá, tháomở bao bì, phân loại, chuẩn bị hàng hoá

+ Các loại phương tiện vận chuyển như ô tô tải, ô tô chuyên dùng, rơmoóc, xe chuyển hàng

+ Các loại tài sản cố định khác không ở các nhóm kể trên như bao bì tàisản, container

- Căn cứ vào tình hình sử dụng, tài sản cố định được chia thành:

+ Tài sản cố định đang sử dụng: là những tài sản cố định của doanhnghiệp đang sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc phúc lợi,sự nghiệp hay an ninh quốc phòng của doanh nghiệp.

+ Tài sản cố định chưa cần dùng: là những tài sản cố định cần thiết cho

hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệpsong hiện tại chưa cần dùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này.

+ Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý: là những tài sản cố địnhkhông cần thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ raban đầu.

Trong các doanh nghiệp thương mại không phải lúc nào, ở doanhnghiệp nào cũng đủ các thành phần nói trên của tài sản cố định Trong quátrình phát triển, vốn cố định của các doanh nghiệp sẽ được tăng thêm thông

Trang 21

qua xây dựng, cải tạo, mở rộng hoặc mua sắm mới Sự xuất hiện ngày càngnhiều các loại tài sản cố định sẽ làm cho thành phần của tài sản cố định ngàycàng phong phú, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp ngày càng hiệnđại.

Cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp thương mại được tính bằng cácloại, số lượng tài sản cố định và tỷ trọng của mỗi loại so với toàn bộ tài sảncố định của doanh nghiệp Cơ cấu đó và sự thay đổi của nó là những chỉ tiêuquan trọng nói lên trình độ kỹ thuật và khả năng phát triển hoạt động kinhdoanh của ngành lưu thông hàng hoá Nó phản ánh đặc điểm hoạt động củatừng doanh nghiệp và giúp cho việc xác định phương hướng tái sản xuất mởrộng tài sản cố định.

Giá trị một loại TSCĐChỉ tiêu cơ cấu TSCĐ =  * 100%

- Nguồn vốn tự bổ sung: gồm vốn cố định của những tài sản cố định đãđược đầu tư hoặc mua sắm bằng quỹ xí nghiệp.

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: gồm các khoản vốn do các đơn vịtham gia liên doanh, liên kết góp bằng tài sản cố định và bằng vốn đầu tưxây dựng cơ bản đã hoàn thành.

Trang 22

3 Sự cần thiết của việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quảtrong các doanh nghiệp thương mại.

Sử dụng vốn trong kinh doanh thương mại là một khâu có tầm quantrọng quyết định đến hiệu quả của kinh doanh vì bất cứ khâu nào trong kinhdoanh cũng liên quan đến vấn đề sử dụng vốn Tuy nhiên, việc sử dụng vốnkinh doanh lại là kết quả tổng hợp của tất cả các khâu, các bộ phận trongkinh doanh, từ phương hướng kinh doanh đến các biện pháp tổ chức thựchiện, cũng như sự quản lý, hạch toán theo dõi, kiểm tra, nghệ thuật kinhdoanh và cơ hội kinh doanh.

Mục tiêu cũng như ý tưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh là hướngtới hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác và sử dụng một cách triệt để mọinguồn lực sẵn có Chính vì thế, các nguồn lực kinh tế trên cơ sở khai thác vàsử dụng, đặc biệt là nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cótác động mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Khai thác sửdụng các tiềm lực về vốn sẽ đem lại hiệu quả thực sự cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lànhu cầu thường xuyên bắt buộc của bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinhtế thị trường Đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấy được chất lượngcủa việc sản xuất kinh doanh nói chung và việc sử dụng vốn nói riêng.

Mục đích của sử dụng vốn trong kinh doanh là nhằm bảo đảm nhu cầutối đa về vốn cho việc phát triển kinh doanh hàng hoá trên cơ sở nguồn vốncó hạn được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm đem lại hiệu quả kinh tế caonhất.

Để đạt được mục đích trên yêu cầu cơ bản của việc sử dụng vốn là:- Bảo đảm sử dụng vốn đúng phương hướng, đúng mục đích và đúng kếhoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 23

- Chấp hành đúng các quy định và chế độ quản lí lưu thông tiền tệ củanhà nước.

- Hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời số vốn hiện có và tình hình sửdụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINHDOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.

- Việc huy động vốn cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn Huyđộng vốn là để sử dụng vốn, do vậy nhu cầu sử dụng vốn đến đâu, doanhnghiệp huy động vốn đến đó để không xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn.Việc huy động vốn hợp lý sẽ đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả caohơn Mặt khác sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng của tỷ lệ lãi suất huy độngvà thời gian huy động vốn Lựa chọn và tìm được nguồn tài trợ thích hợp lànhân tố trực tiếp quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp.

- Chi phí kinh doanh: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sửdụng vốn Chí phí tăng làm giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng theo dẫn đến sứctiêu thụ giảm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn Do vậy, các doanh nghiệpluôn phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh củahàng hoá trên thị trường, quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh hơn, tăng vòngquay của vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 24

- Lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp: trong nền kinh tế thịtrường, quy mô và tích chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là dothị trường quyết định Khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắm bắtthời cơ là những nhân tố quyết định đến thành công hay thất bại trong kinhdoanh Vì vậy, việc lựa chọn đúng phương án kinh doanh có ảnh hưởng lớnđến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Các phương án kinh doanhphải được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường Có như vậy sản phẩm sảnxuất của doanh nghiệp mới có khả năng tiêu thụ được, vốn lưu động luânchuyển đều đặn, tài sản cố định mới có khả năng phát huy hết công suất,hiệu quả sử dụng vốn cao.

- Các mối quan hệ của doanh nghiệp: những mối quan hệ này thể hiệntrên hai phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữadoanh nghiệp với nhà cung cấp Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởngtới nhịp độ sản xuất kinh doanh, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hànghoá tiêu thụ và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanhnghiệp Để tạo được mối quan hệ này doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thểtrong việc củng cố các bạn hàng truyền thống và tìm kiếm thêm bạn hàngmới Các biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng như: mở rộng mạnglưới giao dịch, tìm nguồn hàng, tiến hành các chính sách tín dụng kháchhàng, đổi mới quy trình thanh toán sao cho thuận tiện, tăng cường công tácxúc tiến, quảng cáo, khuyến mại

- Trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp: đây là yếutố vô cùng quan trọng đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Một bộmáy quản lý tốt có trình độ quản lý cao sẽ giúp cho hoạt động của doanhnghiệp đạt kết quả cao và ngược lại Do đó doanh nghiệp phải nâng cao trìnhđộ quản lý đặc biệt là đối với cán bộ quản lý tài chính về chuyên môn nghiệpvụ và tinh thần trách nhiệm để đảm bảo an toàn về tài chính trong quá trìnhhoạt động kinh doanh.

Trang 25

2 Các nhân tố khách quan

- Cơ chế quản lý và các chính sách của nhà nước: từ khi chuyển sangnền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành nghềkinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và khả năng của mình Nhànước tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp pháttriển sản xuất kinh doanh theo những ngành nghề mà doanh nghiệp đã lựachọn và hướng các hoạt động đó theo chính sách quản lý kinh tế vĩ mô Vìvậy, chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách của nhà nướccũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như: việc quy định tríchkhấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản chính sách về thuế xuất nhậpkhẩu Nói chung, sự thay đổi cơ chế và chính sách của nhà nước sẽ gây rấtnhiều khó khăn cho việc sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp Songnếu doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi và thích nghithì sẽ đứng vững trên thị trường và có điều kiện để phát triển và mở rộngkinh doanh, phát huy khả năng sáng tạo trong quản lý điều hành hoạt độngsản xuất kinh doanh.

- Sự tác động của thị trường: tuỳ theo loại thị trường mà doanh nghiệptham gia sẽ có những tác động riêng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp Nếu thị trường mà doanh nghiệp tham gia là thị trường tựdo cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp đã có uy tín với người tiêu dùngthì đó sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường vàtăng doanh thu cho doanh nghiệp Còn đối với thị trường không ổn định thìhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng không ổn định do kết quả kinh doanhthất thường nên vốn không được bổ sung kịp thời.

Hiện nay ở nước ta thị trường tài chính chưa phát triển hoàn chỉnh, cácchính sách công cụ nợ trung và dài hạn còn hạn chế, giá của vốn chưa thựcsự biến động theo giá thị trường mà chủ yếu là giá áp đặt Đây là điều hếtsức khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn cho sản xuất

Trang 26

kinh doanh cũng như thực hiện chính sách đầu tư trong trường hợp có vốnnhàn rỗi Điều này cho thấy, để đạt được mục đích sử dụng vốn có hiệu quảlà hoàn toàn không dễ dàng Đây là yếu tố mà doanh nghiệp không có khảnăng tự khắc phục song lại có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt độngkinh doanh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Trang 27

1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xăng dầu BắcTây Nguyên.

1.1 Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1993.

Công ty được thành lập theo quyết định số 150/VT - QĐ ngày

14/02/1976 của Bộ Vật Tư (nay là Bộ Thương Mại) với tên gọi Công ty vật

tư tổng hợp Gia lai - Kon tum Công ty có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận và

cung ứng các loại vật tư kỹ thuật như: xăng dầu các loại, dầu nhờn, mỡ máycác loại, thiết bị phụ tùng xe máy, săm lốp, bình điện ô tô, hoá chất vật liệuđiện và dụng cụ cơ khí với chức năng và nhiệm vụ cụ thể là :

Công ty vật tư chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo hai chiều của Bộ Vật Tư vàcủa Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân

* Nhiệm vụ :

Tổng hợp nhu cầu, lập kế hoạch và tổ chức tiếp nhận, thu mua, cungứng vật tư cho các đối tượng sử dụng trên địa bàn tỉnh, theo chỉ tiêu kếhoạch của Bộ Vật Tư

Tổ chức thu mua các loại vật tư thiết bị cũ để sữa chữa đáp ứng nhu cầutrong tỉnh theo đúng chế độ nhà nước đã ban hành

Thông qua việc kiểm tra sử dụng vật tư và căn cứ vào chính sách quảnlý vật tư của nhà nước, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh về chủ trươngbiện pháp tiết kiệm vật tư, chống đầu cơ tích trữ, lãng phí vật tư

Trang 28

Công ty là đơn vị kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tế, được cấpvốn, được ký các hợp đồng kinh tế, được mở tài khoản tại ngân hàng, đượcquản lý biên chế cán bộ, nhân viên theo sự phân cấp của Bộ Vật Tư, đượctrích lập các quỹ theo qui định hiện hành của Bộ Tài Chính

1.2 Giai đoạn từ năm 1993 đến nay :

Ngày 01/07/1993 công ty vật tư tổng hợp tỉnh Gia lai - Kon tum thuộc

Bộ Thương Mại được chuyển thành Công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên

trực thuộc Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam theo quyết định số TCCB ngày 28/06/1993 của Bộ Thương Mại Theo quyết định này công tycó chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau:

723/TM-Công ty là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, thực hiện chếđộ hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng, trụ sở giaodịch tại số: 01 Nguyễn Du, thành phố Pleiku tỉnh Gia lai

Công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên có nhiệm vụ chính là kinh doanhxăng dầu và các sản phẩm hoá dầu phục vụ nhu cầu sản xuất, an ninh quốcphòng và tiêu dùng của nhân dân hai tỉnh Gia lai và Kon tum

Ngày 15/04/1994 Bộ Thương Mại có quyết định số 369/TM-TCCB,quyết định về việc thành lập lại doanh nghiệp nhà nước Công ty đã tiếnhành tổ chức lại theo hình thức doanh nghiệp nhà nước Trong đó, chi nhánhxăng dầu Kon tum là doanh nghiệp nhà nước hạch toán kế toán thuộc côngty xăng dầu Bắc Tây Nguyên, có trụ sở đặt tại số: 02 Phan Đình Phùng thịxã Kon tum tỉnh Kon tum.

2 Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

2.1 Bộ máy tổ chức, quản lý:

Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được xây dựng một cách gọn nhẹ,vừa tinh giảm, vừa phát huy được hiệu quả hoạt động kinh doanh Luôn có

Trang 29

người đúng việc, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộcông nhân viên, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ quản lý điều hành.

Sơ đồ bộ máy quản lý:

Quyết định phương thức, quy mô kinh doanh các chính sách kinh doanhở từng thời điểm cụ thể: cơ chế định giá, quy mô hình thức đầu tư

Phòng tổ chức - hành chính:

GIÁM ĐỐC

PHÓGIÁM ĐỐC

PhòngTỔ CHỨC -HÀNHCHÍNH

KỸ THUẬT XDCBPhòng

-kinh doanh

PhòngKẾ TOÁN -

Trang 30

Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợpvới sự phát triển của ngành, đề suất các phương án lựu chọn và bố trí cán bộđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Triển khai và kiểm tra các đơn vị thực hiện bộ luật lao động và các chếđộ chính sách của nhà nước, của ngành đối với người lao động.

Quản lý công tác văn thư lưu trữ, chuẩn bị nội dung chương trình làmviệc cho lãnh đạo công ty, tổ chức các hội nghị.

Phòng kinh doanh:

Làm tham mưu cho giám đốc công ty nắm nhu cầu tiêu dùng xăng dầuvà các sản phẩm hoá dầu trên địa bàn hai tỉnh Gia lai và Kon tum, chuẩn bịđầy đủ nguồn hàng phục vụ tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, anninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đảm bảo đúng chínhsách của nhà nước và mục tiêu phát triển của ngành

Căn cứ các chỉ tiêu phát tiển kinh tế - xã hội của hai tỉnh và nhiệm vụcủa tổng công ty xăng dầu Việt Nam giao, xây dựng kế hoạch sản lượng bánra cho các đơn vị trực thuộc trình lãnh đạo quyết định ban hành.

Phòng tài chính - kế toán:

Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc tổ chức công tác tài chínhkế toán của đơn vị, chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh về kế toán thống kêcủa nhà nước đã ban hành, những quy định của ngành về kế toán thống kê.

Căn cứ vào kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, lập kế hoạch tài chính củađơn vị trong năm.

Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn theo chỉ tiêu kế hoạch đã được duyệt,phản ánh tình hình luân chuyển vốn.

Tính toán chính xác các khoản mục phí, theo dõi sử dụng quỹ đúngnguyên tắc chế độ của nhà nước đã ban hành

Trang 31

Phòng kỹ thuật và xây dựng cơ bản:

Tham mưu giúp giám đốc công ty quản lý kỹ thuật và xây dựng cơ bản,vận dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào quản lý chất lượng hànghoá, phương tiện, trang thiết bị, kho tàng phục vụ tốt công tác kinh doanhcủa doanh nghiệp

Triển khai và kiểm tra đôn đốc các cơ sở trực thuộc công ty thực hiệnthật nghiêm túc công tác phòng cháy chữa cháy.

Cửa hàng bán lẻ xăng dầu:

Quản lý sử dụng hiệu quả tài sản tại cửa hàng được công ty giao Tiếpnhận xăng dầu và tổ chức bán lẻ phục vụ cho các đối tượng khách hàng mộtcách tốt nhất

Làm tốt công tác phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường

Chi nhánh xăng dầu kon tum:

Thay mặt tổng công ty xăng dầu Việt Nam và công ty xăng dầu BắcTây Nguyên chịu trách nhiệm tổ chức kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm

Trang 32

hoá dầu phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và nhu cầutiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh Kon tum

3 Đặc điểm kinh doanh của công ty:

3.1 Mặt hàng kinh doanh của công ty:

Sản phẩm chính của công ty: xăng Mogas 92, Mogas 90, dầu Diesel,dầu hoả, Mazút (xăng dầu sáng), những sản phẩm này được dùng làm nhiênliệu cho các phương tiện giao thông, cho các quá trình chế biến, xây dựng,khai thác, phát điện Đây là mặt hàng chiến lược không những có tính chấtquyết định đến sự sống còn của công ty mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đờisống kinh tế - xã hội Doanh số xăng dầu sáng bán ra chiếm tỷ trọng rất caotrong toàn bộ doanh số bán hàng của công ty

Sản phẩm phụ của công ty là: dầu mỡ nhờn, gas và dịch vụ vận chuyểnnhiên liệu lỏng Doanh số bán ra của những sản phẩm này chiếm tỷ trọng rấtnhỏ khoảng 1,65% (năm 2002) trong tổng doanh số bán ra

Về nguồn hàng của công ty là nguồn xăng dầu do tổng công ty xăngdầu Việt Nam điều nhập về kho cảng Quy Nhơn Đây là kho có công suấtchứa rất lớn đảm bảo cung cấp liên tục cho công ty Từ kho cảng Quy Nhơnvề khu vực kho của công ty khoảng 170 km Phương tiện vận chuyển bằng ôtô xitéc của công ty với năng lực vận tải hơn 300 m3/ chuyến Do đó nguồnhàng đáp ứng cho thị trường luôn được đảm bảo Ngoài ra trong trường hợpcần thiết công ty có thể huy động phương tiện đi lấy hàng tại kho cảng côngty xăng dầu khu vực V (Đà Nẵng) để duy trì nguồn hàng phục vụ nhu cầutăng cao bất thường

Trang 33

Bảng 1: Doanh số sản phẩm bán ra.

Đơn vị :Triệu đồng

Chỉ tiêu :Năm 1998Năm 1999Năm 2000Năm 2001Năm 2002

Giá trịTT (%)

Giá trịTT (%)

Giá trịTT (%)

Giá trịTT (%)

Giá trịTT (%)

X.Dầu sáng 221.53799,35225.73798,8265.42498,2246.88198,3284.49798,35

Dầu mỡ nhờn

Công ty có khả năng đảm bảo cung ứng hầu như 100% cho khách hàngcó nhu cầu sử dụng xăng dầu trực tiếp, ổn định phục vụ các công trình xâydựng cấp nhà nước, phục vụ cho quốc phòng an ninh, cho các nhà máy, cáccông nông trường

Năm 2002 tổng nhu cầu xăng dầu trên địa bàn khoảng 105.000 m3, dựkiến tổng nhu cầu trong những năm sắp tới sẽ là 115.000 – 120.000m3.Trong đó:

- Khách hàng mua theo hình thức bán buôn: 25%

- Các công ty thương mại trên địa bàn mua dầu hoả theo qui định vềchính sách dầu hoả miền núi: 3,2%

- Các đại lý kinh doanh xăng dầu của công ty : 37,6%

Trang 34

- Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của công ty : 20,4% - Chi nhánh xăng dầu Kon tum: 13,8%.

Ngoài ra, từ năm 2000 công ty đã mở được phương thức bán “tái suất”sang Campuchia Qua hơn hai năm triển khai phương thức kinh doanh này,công ty vẫn duy trì ổn định khu vực thị trường và hoạt động kinh doanh đãbắt đầu có hiệu quả

3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh:

Có thể khẳng định rằng sau hơn 1/4 thế kỷ phấn đấu không mệt mỏi từnhững khó khăn sau buổi đầu thành lập, đến nay công ty đã có trong tay mộthệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại phù hợp với xu hướng pháttriển đủ sức đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Song song vớicơ sở vật chất kỹ thuật là việc đầu tư có hiệu quả vào đội ngũ cán bộ côngnhân viên Qua quá trình đào tạo và tự đào tạo đến đến nay đội ngũ cán bộcông nhân viên đã có bước chuyển biến quan trọng về chất, đặc biệt là lớptrẻ sau này đã hình thành một tập thể năng động, sáng tạo đủ năng lựcchuyên môn kỹ thuật đáp ứng mọi yêu cầu công tác trong thời kỳ mới.

Sự đầu tư một cách toàn diện, có chiều sâu như vậy đã tạo điều kiệncho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển mạnh mẽ và ổnđịnh tạo nên thế và lực đưa công ty lên một tầm cao mới.

Với mục đích kinh doanh chính là đáp ứng tốt nhất về xăng dầu và cácsản phẩm hoá dầu, góp phần làm bình ổn thị trường trên địa bàn mình phụtrách Ngoài ra công ty còn tận dụng phát huy hết điều kiện năng lực sẵn cóđể phát triển các hoạt động kinh doanh khác Bằng sự nỗ lực của mình côngty đã đạt được những kết quả nhất định trong sản xuất kinh doanh như: thựchiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế tài chính, đảm bảo kinh doanh có hiệuquả, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Trang 35

Trong kinh doanh, dưới tác động của cơ chế thị trường công ty đãnhanh chóng hoạch định những chiến lược kinh doanh mới, thay đổi cơ chếđảm bảo nguồn và cơ chế định giá cùng với việc mở rộng mạng lưới thayđổi phương thức bán hàng (bán buôn, bán lẻ, bán qua đại lý) đã làm thoảmãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Mặt khác, công ty còn tăngcường các biện pháp quản lý ở từng công đoạn (tiếp nhận, bảo quản, vậnchuyển cấp phát…) nên đã giảm được hao hụt và giữ được phẩm chất cácmặt hàng, đảm bảo uy tín trên thương trường.

Trang 36

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 1998-2002.

Đơn vị: triệu đồng.

Tổng DT

KD xăng dầuKD khác

125,1

Giá vốn201.743198.391251.711234.331272.959-3.35298,3 53.320126,9-17.38493,1 38.628116,5

LN trước thuế

LN từ HĐKDLN từ HĐKDLN từ HĐKD

6.675

-Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm – Phòng kinh doanh.

Trang 37

Trong những năm qua, công ty luôn đạt và vượt kế hoạch các chỉ tiêuvề sản lượng, doanh số, lợi nhuận Kết quả kinh doanh năm sau cao hơn nămtrước Cụ thể là:

Tính từ năm 1998 – 2002, công ty đã bán ra hơn 353 nghìn m3 xăng dầucác loại, bình quân mỗi năm lượng xăng dầu bán ra đạt 70,6 nghìn m3 Ngoàira, công ty còn kết hợp với các công ty thương mại của tỉnh, huyện để cungứng mặt hàng dầu lửa thắp sáng phục vụ đồng bào vùng sâu vùng xa Tínhtừ năm 1998 đến nay công ty đã cung ứng trên 12 nghìn m3 dầu lửa.

Doanh thu từ năm 1998 – 2002 đạt 1.249 tỷ đồng Trong đó năm 1998thực hiện 222,968 tỷ đồng, năm 2002 là 289,293 tỷ đồng tăng 1,3 lần so vớinăm 1998, thực tế hàng năm luôn đạt từ 102 – 110% kế hoạch.

Về lợi nhuận, đặc biệt là trong năm 2001, 2002 ở nhiều thời điểm giánhà nước giao cho công ty là quá cao, có mặt hàng (giá giao + VAT + phíxăng dầu + vận chuyển tạo nguồn) đã gần bằng hoặc đội giá tối đa Điều nàylàm giảm khả năng cạnh tranh của công ty Hơn nữa, chi phí vận chuyển tạonguồn quá lớn 110 đ/lít, công ty chỉ nhận được sự hỗ trợ 26 đ/lít từ phía tổngcông ty xăng dầu Việt Nam không đủ bù đắp chi phí vận chuyển thực tế tốithiểu cần thiết Như vậy, mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảmsút.

Tuy nhiên, xét trên tổng thể hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầuBắc Tây Nguyên đã đóng vai trò quyết định bình ổn thị trường, không đểxảy ra những cơn sốt xăng dầu trên địa bàn, khẳng định được vị trí chủ đạo,chủ lực của doanh nghiệp nhà nước trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh sảnxuất kinh doanh.

Đồng thời với việc đẩy mạnh kinh doanh xăng dầu, công ty đã tiếnhành mở rộng kinh doanh nhiều mặt hàng khác phục vụ cho các ngành kinhtế và tiêu dùng của nhân dân:

Trang 38

Kinh doanh gas, gần đây có nhiều thuận lợi do nhu cầu thị trường tănglên Từ năm 1998 – 2002 khối lượng gas bán ra là 555,2 tấn Trong đó, năm1998 thực hiện 80,4 tấn năm 2002 là 137,5 tấn tăng 1,7 lần

Kinh doanh hoá dầu, chủ yếu là dầu mỡ nhờn Từ năm 1998 – 2002khối lượng dầu mỡ nhờn bán ra là 1.342,2 m3 Sản phẩm này luôn giữ ở mứcổn định bình quân mỗi năm bán ra 268,4 m3

Kinh doanh vận tải của công ty cũng phát triển khá, do chủ động đượcnguồn hàng Doanh thu đạt 0,8 tỷ năm 1998, năm 2002 đạt 2,6 tỷ tăng 3,25lần Khối lượng vận chuyển đạt cao, lợi nhuận ổn định năm 2002 đạt 418,7triệu đồng.

Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn nộp ngân sách nhà nước Tổng nộpngân sách năm 1998 là 5.733 triệu đạt 120% kế hoạch, 1999 là 3.453 triệuđạt 113% kế hoạch, năm 2000 là 2.149 triệu đạt 131,6% kế hoạch, năm 2001là 1.039 triệu đạt 129,8% kế hoạch, năm 2002 là 901,7 triệu đồng Tạo côngăn việc làm ổn định cho hơn 200 cán bộ công nhân viên với mức thu nhậpbình quân 1,3 triệu đồng/người/tháng.

Với những kết quả đạt được, trong những năm tới công ty xăng dầu BắcTây Nguyên quyết tâm giữ vững và phát triển mạng lưới rộng khắp xuống cảvùng sâu, vùng xa nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng, đóng góp nhiềuhơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNGTY XĂNG DẦU BẮC TÂY NGUYÊN.

1 Khái quát về vốn kinh doanh của công ty.

Công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên là một doanh nghiệp nhà nước, nênnguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là do nhà nước cấp và nguồn tựbổ xung qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Nguồn dongân sách nhà nước cấp hàng năm không đáng kể, trong khi đó nguồn tự bổ

Trang 39

xung có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh tính hiệu quả trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty.

Bảng 3: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty.

Đơn vị: triệu đồng.

NămTổng vốnKinh doanh

Vốn cố định và ĐTDHVốn lưu độngTrị giáTỷ trọng (%)Trị giáTỷ trọng (%)

Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm – Phòng kế toán.

Cơ cấu vốn của công ty mang đặc trưng riêng của doanh nghiệp thươngmại, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn Qua bảng số liệutrên ta thấy, vốn cố định của công ty từ năm 1998 đến năm 2002 chiếmkhoảng từ 21 – 33%, vốn lưu động chiếm từ 66 – 78% trong tổng số vốn.Như vậy với một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thiết yếu như xăng dầuthì đây là cơ cấu vốn hợp lý đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra liên tục,ổn định

Trang 40

Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm.

Đơn vị: triệu đồng.

Chỉ tiêu:Năm 1998Năm 1999Năm 2000Năm 2001Năm 2002

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Số tiền

I.Nợ phải trả

1.Nợ NH2.Nợ DH3.Nợ khác

II.Nguồn vốn CSH

1.Nguồn vốn-quỹ2.Nguồn kinh phí

Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm – Phòng kế toán.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu năm 1999 tăngmột lượng đáng kể so với năm 1998 là 7.979 triệu đồng nhưng trong nhữngnăm tiếp theo nguồn này giảm có xu hướng giảm dần Mặc dù nguồn vốnchủ sở hữu từ năm 1999 – 2002 giảm về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng trongtổng nguồn vốn lại tăng lên, năm 1998 chỉ chiếm 50,1%, trong những nămtiếp theo chiếm từ 61,4 – 73,1% Trong khi đó, nợ phải trả có xu hướnggiảm dần về số tuyệt đối và tỷ trọng cũng giảm dần từ năm 1998 – 2000,năm1998 là 18.533 triệu đồng chiếm 49,9%, năm 2000 là 9.012 triệu đồngchiếm 26,9% trong tổng nguồn vốn, giảm 9.521 triệu đồng Điều đó chứngtỏ trong giai đoạn này doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh bằng vốn tự có.Tuy nhiên, trong hai năm 2001và 2002 nợ phải trả tăng lên so với năm 2000,bình quân mỗi năm tăng 1.623 triệu đồng và thực tế cũng chứng tỏ giai đoạnnày doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên phải tăng cường huy động vốnchiếm dụng để đưa vào kinh doanh.

Để xem xét khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập vềmặt tài chính, ta đi vào so sánh chỉ tiêu tỷ suất tài trợ.

Ngày đăng: 27/11/2012, 14:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với sự phát triển của ngành, đề suất các phương án lựu chọn và bố trí cán bộ  đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
y dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với sự phát triển của ngành, đề suất các phương án lựu chọn và bố trí cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (Trang 29)
Bảng 1: Doanh số sản phẩm bán ra. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
Bảng 1 Doanh số sản phẩm bán ra (Trang 32)
- Khách hàng mua theo hình thức bán buôn: 25%. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
h ách hàng mua theo hình thức bán buôn: 25% (Trang 33)
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 1998-2002. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
Bảng 2 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 1998-2002 (Trang 35)
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 1998-2002. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
Bảng 2 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 1998-2002 (Trang 35)
Bảng 3: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
Bảng 3 Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty (Trang 38)
Bảng 3: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
Bảng 3 Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty (Trang 38)
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
Bảng 4 Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm (Trang 39)
2. Tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
2. Tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty (Trang 40)
Bảng 5: Phân tích cơ cấu tài sản lưu động từ năm1998 – 2002. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
Bảng 5 Phân tích cơ cấu tài sản lưu động từ năm1998 – 2002 (Trang 42)
Bảng 5: Phân tích cơ cấu tài sản  lưu động từ năm 1998 – 2002. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
Bảng 5 Phân tích cơ cấu tài sản lưu động từ năm 1998 – 2002 (Trang 42)
Bảng 6: Kết quả sử dụng vốn lưu động từ năm1998 – 2002. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
Bảng 6 Kết quả sử dụng vốn lưu động từ năm1998 – 2002 (Trang 50)
Bảng 6: Kết quả sử dụng vốn lưu động từ năm 1998 – 2002. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
Bảng 6 Kết quả sử dụng vốn lưu động từ năm 1998 – 2002 (Trang 50)
Bảng 7: Phân tích cơ cấu tài sản cố định từ năm1998 – 2002. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
Bảng 7 Phân tích cơ cấu tài sản cố định từ năm1998 – 2002 (Trang 54)
Bảng 7: Phân tích cơ cấu tài sản cố định từ năm 1998 – 2002. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
Bảng 7 Phân tích cơ cấu tài sản cố định từ năm 1998 – 2002 (Trang 54)
Để đánh giá tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
nh giá tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp (Trang 55)
Tình hình thanh lý tài sản cố định tính đến thời điểm 31/12/2002: - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
nh hình thanh lý tài sản cố định tính đến thời điểm 31/12/2002: (Trang 56)
Bảng 8: Kết quả sử dụng vốn cố định từ năm1998 – 2002. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
Bảng 8 Kết quả sử dụng vốn cố định từ năm1998 – 2002 (Trang 59)
Bảng 8: Kết quả sử dụng vốn cố định từ năm 1998 – 2002. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên
Bảng 8 Kết quả sử dụng vốn cố định từ năm 1998 – 2002 (Trang 59)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w