lời nói Đầu
Việt Nam học (Vietnamology/Vietnamologie) hay Nghiên cứu Việt Nam (Vietnamese Studies/Etudes Vietnamiennes) là một lĩnh vực khoa học mang tính liên ngành và đa ngành thuộc phạm trù khu vực học, nghiên cứu Việt Nam chủ
yếu trên các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Việt Nam học đã được thai nghén từ khi một số tác giả nước ngoài bát đầu quan tâm ghi chép, tìm hiểu về đất nước, con người, xã hội, văn hoá của cộng đồng cư dân sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay Nhưng Việt Nam học với tư cách là một lĩnh vực khoa học thì ra đời chậm hơn, vào khoảng cuối thế kỷ XIX với những công trình nghiên cứu về Việt Nam và phát triển trong các trào lưu phát triển chung của Đông phương học phương Tây
w
Việt Nam học mang quốc hiệu Việt Nam mới được nhìn nhận từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do và thống nhất tổ quốc của nhân dân Việt Nam Trong thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và thành công của công cuộc Đổi mới, vị trí và vai trò của Việt Nam được nâng lên và Việt Nam học ngày càng có sức hấp dẫn, cuốn hút nhiều nhà khoa học trên thế giới
Trong mấy thập kỷ gần đây, nhiều tổ chức Việt Nam học và nhiều hội thảo quốc gia, quốc tế được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới
Từ năm 1993, trong cộng đồng châu Âu , một mạng lưới nghiên cứu Việt Nam lay tén Euroviet da ra đời và cứ hai năm lại tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế về
Việt Nam học Ở Nhật Bản, từ năm 1987 Hội Nhật Bản nghiên cứa Việt Nam
Trang 214
Trước đây, Việt Nam học đã từng phát triển ở Liên Xô, Trung Quốc và một SỐ nước Đông Âu, nhưng do những thay đổi chính trị ở những nước này, Việt Nam
học một thời bị sa sút và gần đây cũng đang được phục hồi và phát triển ở Trung
Quốc, Nga
Trong nhiều trường Đại học các nước châu Á châu Âu, Bắc Mỹ, Úc có đơn vị nghiên cứu và đào tạo về Việt Nam học, bát đầu bảng việc dạy và học tiếng Việt Một thế hệ các nhà Việt Nam học trẻ tuổi đang được đào tạo rất cơ bản và có hệ thống, trong đó nhiều người được gửi sang tu nghiệp hay nghiên cứu tại Việt Nam Đặc điểm nổi bật của thế hệ những nhà Việt Nam học trẻ tuổi này là biết sử dụng tiếng Việt trong nghiên cứu và giao tiếp, trong đó có những người nói tiếng Việt rất giỏi, có người bảo vệ thành công học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ tại Việt Nam
Hàng năm, nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam được xuất bản ở nước ngoài, đĩ nhiên thuộc nhiều trào lưu khác nhau, trong đó có những công trình khá đồ sô, đóng góp tích cực vào việc nghiên cứu Việt Nam và nâng cao hiểu biết về Việt Nam của thế giới
Một yêu cầu và cơ sở cho sự phát triển của Việt Nam học trên thế giới là nguyện vọng học tiếng Việt và tìm về cội nguồn lịch sử, văn hoá Việt Nam của cộng đồng trên hai triệu rưỡi người Việt Nam ở nước ngoài Nguyện vọng hướng về cội nguồn dân tộc này càng trở nên bức xúc đối với cộng đông người Việt Nam hải ngoại thế hệ hai, ba và gán với nhu cầu của nhiều người muốn trở về thăm gia đình, quê hương xứ sở và tham gia kinh doanh, đầu tư, chuyển giao công nghệ
Tuy nhiên quan hệ giữa Việt Nam học trên thế giới với Việt Nam chưa được xây dựng và phát triển đúng với vị trí cần thiết của nó Các công trình nghiên cứu
về Việt Nam học của thế giới ít được giới thiệu vào Việt Nam Ngược lại, các
thành tựu nghiên cứu về Việt Nam của các nhà khoa học trong nước cũng ít được thông báo ra nước ngoài Trong những cuộc hội thảo quốc ế về Việt Nam học ở nước ngoài, số nhà khoa học Việt Nam tham dự rất hạn chế và như khách mời
Tình hình trên đặt ra yêu cầu Việt Nam cần phải đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế về Việt Nam học nhằm thiết lập quan hệ trao đổi, hợp tác giữa Việt Nam với nước ngoài, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau của các nhà Việt Nam học
trên toàn thế giới
Sau một thời gian chuẩn bị, Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hà Nội trong ba ngày từ 15 đến 17 tháng 7 năm 1998 Dai học Quoc gia Ha Noi và Trung tam Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia là hai cơ quan đồng chủ trì cuộc hội thảo này Đây là cuộc hội thảo đầu tiên về Việt Nam học do Việt Nam tổ chức tại Việt Nam
Trang 315 Cuộc hội thảo được các nhà Việt Nam học trong nước và thế giới nhiệt liệt hưởng ứng Gân 300 nhà khoa học nước ngoài đến từ 26 nước trên thế giới có mặt trong hội thảo, trong đó có những nhà khoa học lão thành, những gương mặt tiêu biểu của Việt Nam học nước ngồi với những cơng trình nghiên cứu nổi tiếng Gần 400 nhà khoa học Việt Nam tham dự hội thảo cũng gồm nhiều thế hệ và đến từ nhiều miền của đất nước, từ hai trung tâm khoa học lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cho đến các trường đại học, các viện nghiên cứu và trung tâm khoa học của các tỉnh, thành phố trên ba miền Bắc, Trung, Nam của đất nước
Trong phiên họp khai mạc sáng ngày 15-7-1998, có gần 1000 người dự, ngoài
các nhà khoa học còn có nhiều quan chức cao cấp của Việt Nam, nhiều vị Đại sứ
và đại diện 27 Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều hãng thông tấn, báo chí Việt Nam và nước ngoài
Trước hội thảo, Ban tổ chức nhận được 437 báo cáo khoa học, trong đó có 176 báo cáo khoa học của các nhà khoa học nước ngoài và 10 báo cáo khoa học chính được mời trình bày trong phiên họp toàn thể
Trên cơ sở chủ đề tổng quát của cuộc hội thảo là “Nghiên cứu Việt Nam và phát triển hợp tác quốc tế ”, Hội thảo đưa ra 8 chủ đề cụ thể và chia làm 15 tiểu ban với khoảng 20 đến trên dưới 30 báo cáo cho mỗi tiểu ban
Trong phiên họp khai mạc sáng 15-7-1998 và phiên họp toàn thể sáng ngày 16-7-1998, sau Diễn văn khai mạc của GS Nguyễn Duy Quý, đại diện hai cơ quan chủ trì và Lời chào mừng của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hội nghị đã nghe 10 báo cáo chính của 10 nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài Trong phiêhọp bế mạc chiều ngày 17-7-1998, Hội nghị đã nghe Báo cáo của GS Eto Shinkichi (Nhật Bản) thay mặt cho Hội nghị bàn tròn chiều ngày 16-7-1998, đưa ra một số khuyến nghị về tổ chức định kỳ các Hội thảo quốc tế về Việt Nam học, thành lập một tổ chức quốc tế về Việt Nam học lấy tên là Hội đồng quốc tế về Việt Nam học và xác định phương hướng hoạt động của tổ chức này Sau đó, Hội nghị nghe Báo cáo tổng kết khoa học của GS Phan Huy Lê, Trưởng ban tổ chức hội thảo, Diên văn bế mạc của GS Nguyễn Văn Đạo thay mặt hai cơ quan chủ trì và Lời cảm ơn của GS Lê Hữu Tầng, đồng Trưởng ban tổ chức Hội thảo
Tóm tắt của tất cả báo cáo khoa học đã được ¡in thành hai tập tiếng Việt và tiếng Anh/Pháp gửi đến mọi người tham dự hội thảo
Nay theo nguyện vọng của nhiều nhà khoa học tham dự hội thảo và những người quan tâm đến Việt Nam học ở trong và ngoài nước, Ban tổ chức hội thảo hợp tác với Nhà xuất bản Thế Giới xuất bản bộ Kỷ yếu hội thảo gồm 5 tập bằng tiéng Viét va dia CD-ROM bang tiếng Anh/Pháp
Trang 416
i ém
la dua trén co sở ý kiến dé xuất của các chuyên gia chủ trì các tiểu ban P9 Ÿ ì
cả chuyên gia Việt Nam và nước ngoài , OOF nity Bộ kỷ yếu lấy tên chung là:
VIET NAM HOC si? KỶ YẾU HỘI THÁO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT
HÀ NỘI I5 - 17.7.1998
+ eee
abd
di jon Gre
Bo Ky yéu chia lam 5 tap nhu sau:
Tap I: Phát biểu và báo cáo tại phiên họp toàn thể
Chủ đề 1: Lịch sử, truyền thống và hiện đại Tập 2: Chủ đề 2: Văn hoá và giao lưu văn hoá Tập 3: Chủ đề 3: Kinh tế và xã hội
Chủ đề 4: Làng xã, nông thôn và nông nghiệp Tập 4: Chủ đề 5: Phụ nữ, gia đình và dân số
Chủ đề 6: Đô thị và môi trường Tap 5: Chủ đề 7: Ngôn ngữ và tiếng Việt
Chủ đề §: Các nguồn tư liệu
Các bài phát biểu và báo cáo tại phiên họp toàn thể vào ngày khai mạc và bế mạc được xếp theo trình tự chương trình hội thảo Các báo cáo tại các tiểu ban được xếp theo các chủ đề và theo trình tự chữ cái tên tác giả Một số báo cáo quá đài so với quy định của hội thảo, xin được phép lược bớt một vài đoạn
Ban tổ chức xin cảm ơn các vị lãnh đạo Đảng và Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo cuộc hội thảo, cảm ơn các cơ quan đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc hội thảo thành công, cảm ơn các nhà khoa học đã tham gia hội thảo, cảm
ơn nhà tài trợ chính là Quỹ Ford, cam on su tai tro cla Quy Toyota, cam ơn sự
cộng tác của Đại sứ quán Pháp ở Việt Nam, cơ quan đại diện của Viện viễn đông
bác cổ Pháp ở Hà Nội, Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam, EUROVIET, Hội
đồng nghiên cứu Việt Nam của Hội nghiên cứu Á châu của Mỹ; cảm ơn các nhà báo, các hãng thông tấn truyền hình trong nước và nước ngoài; cảm ơn Nhà xuất bản Thế Giới đã cộng tác trong việc xuất bản bộ Kỷ yếu hội thảo
Cuộc Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất tại Hà Nội từ 15 đến 17- 7-1998 đã thành công tốt đẹp, mở ra một trang mới trong sự phát triển của Việt Nam học và sự hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các nhà Việt Nam học trên thế giới Bộ kỷ yếu này ghi lại một phần quan trọng nội dung của cuộc hội thảo đó, mong đáp ứng phần nào nguyện vọng và yêu cầu của những người quan tâm đến
Việt Nam học và bạn đọc nói chung
Hà Nội mùa Hè năm 2000
TM Ban tổ chức
Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất
Trưởng ban Đồng trưởng ban
Trang 5Tổng bí thư Lê Khả Phiêu phát biểu tại buổi gặp mặt một số nhà khoa học tham gia Hội thảo, sáng 17 - 7 - 1998
Trang 6Thủ tướng Phan Văn Khải phát biểu chao mừng
tại phiên họp khai mạc sáng 17 - 7 - 1998
tý ti
lê Độ) Ate l4 | Ít i
7220 || Le eels > [l4
Trang 7Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Đạo Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội
đọc diễn văn bế mạc chiều 17 - 7 - 1998
Trang 8Giáo su Eto Shinkichi doc báo cáo tại phiên họp toàn thể
Trang 9Giao su Céc Nguyén Duong doc bao cao tai phién hop toan thé
Trang 10Giáo sư Tiến sĩ J P Drège đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể
Trang 11Học giả Trần Bạch Đằng đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể
Trang 12Pe ta Mua ual
Boe a es A ag
ne eS So ke ee
Tién si Charles Bailey dai dién Quy Ford - nha tài trợ chính của Hội thảo