1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển cân đối nông thôn và đô thị những bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

13 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 4,16 MB

Nội dung

G KY YEU NANG HANG THANG 11 2011 giang van10NAM DAO TAO VA NGHIEN CUU HAN QUOC TAI VIET NAM10NAM DAO TAO VA NGHIEN CUU HAN QUOC TAI VIET NAM pdf

Trang 1

PHÁT TRIỂN CÂN ĐỐI NÔNG THÔN VÀ ĐÔ THỊ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HÀN QUỐC

PGS.TS Trần Cao Sơn Viện Xã hội học

Trung tâm KHXH & NV Quốc gia

L NHỮNG ĐIỂM SÁNG TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT

TRIEN

1.Uu tién cong nghiép va co so ha tang do thi

Sau cuộc chiến tranh Nam - Bắc (1950 -1953), Hàn Quốc nằm trong tình trạng suy thoái, đình đốn Tranh thủ sự giúp đỡ mạnh mẽ của phương Tây, Hàn Quốc nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và bước vào thời kỳ công nghiệp hóa Trong thập niên 50°, quân bình mỗi

năm Hàn Quốc phải nhận viện trợ từ Mỹ khoảng 200 triệu đô la để nhập những nhu yêú phẩm thiết yếu Mức thu nhập bình quân đầu

người chỉ ở mức dưới 70 đô la đầu người, mãi đến năm 1962 mới tăng lên gần 90 đơ la

Trong hồn cảnh khó khăn, cô lập, nghèo nàn và lạc hậu, Hàn Quốc đã lựa chọn hướng đi mới bằng việc ưu tiên phát triển công nghiệp Sau hai kế hoach 5 năm (1962 - 1966), (1966 —-1971), Han

Quốc đã có những thay đổi khá cơ bản Tốc độ phát triển khu vực công nghiệp là 10 và 10,5% so với khu vực nông nghiệp chỉ là 5,35 và

2,5% chiến lược công nghiệp “thay thế nhập khẩu” ở đầu thập niên 60

Trang 2

tổng kim ngạch nhập khẩu giảm đáng kể và từng bước chuyển sang

chiến lược “nền kinh tế hướng về xuất khẩu” Những bước tiến kỳ diệu của Hàn Quốc trong 50 năm qua đã biến một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu, suy tàn sau chiến tranh trở thành cường quốc công nghiệp ở châu Á, một nước công nghiệp mới

Để đạt được những thành tựu kinh tế và kỹ thuật, Hàn Quốc đã có nhiều chính sách đồng bộ, hợp quy luật, đó là chiến lược đô thị hóa

gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong những năm 50, tỷ lệ

dân số đô thị chỉ trên 30%, năm 1970, tỷ lệ này đã lên gần 70% Hiện nay Hàn Quốc có hệ thống đô thị cũng như tỷ lệ dân số đô thị ngang hàng với các quốc gia công nghiệp tiên tiến nhất thế giới

Nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng các khu công nghiệp và đào tạo ngay đội ngũ công nhân xuất thân từ nông thôn Sự trưởng thành của đội ngũ lao động có tay nghề đã trở thành điều kiện cho thành công trong chiến lược công

nghiệp hóa Những tiền đẻ, điều kiện cho nên kinh tế tri thức của Hàn Quốc là rất dồi dào Đô thị hóa là phương tiện vật chất và tinh than cho

sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của quốc gia nông nghiệp truyền thống này

2 Chú trọng phát triển nông thôn

Sự phát triển quá thiên về công nghiệp đã đưa Hàn Quốc đến tình trạng phân cách, xã hội bị phân chia thành hai mảng kinh tế và tỉnh thần ngày càng cách biệt Những cư dân đô thị hăng say với nền

Trang 3

kinh tế công nghiệp, dịch vụ mang lại sự tăng trưởng và giàu có nhanh

chóng thì những chủ nhân khu vực nông thôn vẫn trong cảnh nghèo nàn và mất vai trò là một hậu phương truyền thống

Người Hàn Quốc ý thức rõ vai trò của nông thôn trong sự thịnh

vượng chung, vì vậy cùng với sự ưu tiên phát triển công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ của hoạt động kinh tế đô thị, chính phủ đã có chính sách hợp lý đối với khu vực nông thôn sau một thời kỳ sao

nhãng “ Nếu chúng ta có thể tạo ra hay khai thác tỉnh thần chăm chỉ, tự vượt khó khăn và hợp tác tiềm ẩn trong mỗi thành viên sống trong khu vực nông thôn, tôi tin tưởng rằng tất cả các làng xã nông thôn sẽ trở thành nơi thịnh vượng để sống Chúng ta có thể gọi đó là phương

hướng hành động của mô hình Saemaul Undong”, đó là lời phát biểu của tổng thống Pác Chung Hy ngày 22/4/1970

Trong kế hoach 5 năm lần thứ 3 (1971 -1976), Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra mục tiêu “ Tăng trưởng cân đối giữa công nghiệp

và nông nghiệp” và đầu tư 2 đô la Mỹ cho chiến lược phát triển nông thôn, nhằm nâng cao sự cân đối giữa khu vực công nghiệp và nơng

nghiệp , xố bỏ hố ngăn cách đang có nguy cơ trầm trọ#g hoá giữa nông thôn và đô thị về kinh tế, mức sống, lối sống, tình cảm Những

chính sách đi kèm rất khả thi như xây dựng đội ngũ cán bộ cho nông

thôn, kích thích tính thần thi đua giữa các làng xã, hỗ trợ vật tư cho nông thôn v.v nông thôn Hàn Quốc đã có bước tiến mới kỳ diệu, là

một nông thôn hiện đại

Trang 4

(Năm 1978, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ

bản được hoàn thành So với năm 1971, tổng số các con đường được mở rộng và xây dựng mới từ làng xã tới các trục chính lên tới 43.631 km Các con đường trong nội xã xây mới lên tới 42.220 km Khoảng 70.000 các cây câu nhỏ các loại dược xảy dựng lại và làm mới Khoảng 24.000 hồ chứa nước được xây dựng trên phạm vi cả nước Năm 1970, 80% số hộ nông dân sống trong nhà lá, nhưng chỉ 5 ndm sau đó các

nhà mái lá đã được xoá sổ Nếu như năm 1971, chỉ có 27% số hộ nông

thôn có mạng lưới điện quốc gia, thì đến năm 1978 đã lên tối 100%.)

Sau 30 năm thực hiện phong trào hiện đại hố nơng thơn, khu

vực nông thôn đã trở thành một khu vực xã hội năng động, có khả

năng tự tích luỹ, tự đầu tư, tự thân phát triển, trở thành một hậu thuẫn

vững chắc cho Hàn Quốc trong chiến lược phát triển bền vững Cũng là một nhà nước phong kiến phương Đông với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Hàn Quốc đã lựa chọn hợp lý giữa cái

chung và cái riêng, cái truyền thống và cái hiện đại, cái dân tộc và cái nhân loại trong những hoàn cảnh cụ thể vì sự thịnh vượng

3- Mục tiêu phát triển nên kinh tế tri thức Hàn Quốc

Năm mục tiêu chiến lược của kinh tế tri thức Hàn Quốc trong giai đoạn 3 năm:

1, Làm cho Hàn Quốc trở thành một trong mười siêu cường

hàng đầu về thông tin và tri thức

2, Phát triển thế hệ tiếp theo của Internet và xa lộ thông tin cao

Trang 5

tốc vào năm 2005

3, Khuyến khích sinh viên, giáo viên và quân đội sử dụng máy

tính, tiến hành những cải cách sâu sắc về giáo dục để trang bị cho đất nước khả năng tự trang bị chuyển sang KBE

4, Vận dụng sáng tạo dấu hiệu đầu tiên của một dấu hiệu Internet trong một nền dân chủ trên cơ sở các quyền con người

5, Xoá bỏ sự phân chia trình độ phát triển qua sự thịnh vượng

về năng suất và phát triển khu vực một cách cân đối

Hàn Quốc đang nhanh chóng chuẩn bị kết cấu hạ tầng cho xã hội trí thức và thông tin thế kỷ 21 ( Trích dẫn số liệu về các chỉ tiêu sử dụng thông tin)

Khi Hàn Quốc tiến hành chuyển đổi sang một nền kinh tế dựa

trên tri thức, đất nước cần có các nguồn lực khác so với trước và do vậy hệ thống giáo dục phải khác so với hệ thống giáo dục truyền thống

Các trường đại học phải hướng vào việc cải tổ chương trình giảng dạy

nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của nền kinh tế tri thức bao gồm những kỹ năng cơ bản, khả năng sử dụng tin học, công nghệ truyền thông và những kỹ năng xã hội để hợp tác và chia sẻ với rÑững người

khác Để giải quyết được các vấn đề trên, chính phủ Hàn Quốc đã và

đang thông qua một loạt các nỗ lực cải cách kể từ 1994 Nhiều trường đại học đã tuyển chọn những sinh viên theo tiêu chí riêng Chính phủ

vạch kế hoạch tăng cường chất lượng giáo dục đại học, chú trọng đặc biệt đến giai đoạn cuối đại học thông qua dự án mang tên bộ não Hàn

Quốc thế kỷ 21

Trang 6

Như vậy, cơ sở ban đâu là rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định Vấn đề có tính quyết định cho sự thành bại, nhanh chậm, lại chính là chiến lược, là bước đi, là văn hóa trong bước đi

II NHỮNG KINH NGHIỆM CÓ THỂ HỌC HỎI

Hàn Quốc thực hiện thành công trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì họ biết ưu tiên hợp lý trong bước đi ban đầu Muốn có nên kinh tế thay thế nhập khẩu rôi đến nên kinh tế hướng về xuất khẩu như Hàn Quốc đã thực hiện suốt những năm 60 - 70 của thế kỷ trước và đã thành công thì trước hết phải tạo được nguồn lực vật chất Bằng chính sách ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng và hiện đại hố mạng lưới đơ thị, Hàn Quốc đã tạo cơ sở vật chất, nguồn lực trí tuệ

Các thành phố Pusan, Quangju, Inchon, Taegu, và đặc biệt là Seoul đã

trở thành trung tâm của nền kinh tế công nghiệp hiện đại Với tốc độ

phát triển mạnh mẽ, Seoul đã trở thành một trong mười tụ điểm đô thị

siêu đẳng của hành tinh trong nhiều thập niên qua, là trung tâm của nền kinh tế hậu công nghiệp Hàn Quốc đang không ngừng tăng trưởng Chính nền kinh tế công nghiệp và vai trò của đô thị đã tạo điều kiện cho quốc gia này bước vào nền kinh tế tri thức như mục tiêu đã nêu ra và cũng là nguồn năng lực cho qua trình hiện đại hố nơng thôn vào đầu những năm 70

1 Mục tiêu chiến lược và quan điểm phát triển của Việt Nam Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 -2010 là:

Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt

đời sống vật chất, văn hoá, tỉnh thân của nhân dân; tạo nên tảng để

Trang 7

đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng

cường: thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được

hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được

nắng cao

- Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi

đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường

- Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng

bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết

- Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy mọi nguồn lực

- Gấấn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội

nhập kinh tế quốc tế

- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội quốc phòng - an ninh

( Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX: NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2801, trl59 —

162),

Những định hướng chiến lược phát triển mà Đảng ta vạch ra trên

cơ sở xác định những đặc điểm đất nước và nhu cầu của sự thịnh

vượng có nhiều điểm khá tương đồng với Hàn Quốc trong chặng đường đi lên Những bước đi của quốc gia Đông Á bên biển Hoàng Hà

suốt nửa thế kỷ qua trên các mặt, trong đó dặc biệt ưu tiên phát triển

Trang 8

công nghiệp và hạ tâng kỹ thuật của nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ - đó là hệ thống đô thị hiện đại, thì cũng đồng thời chú trọng phát

triển sự thịnh vượng cho nông thôn, tạo sự nhất thể hoá bền vững Nhờ những bước đi đúng đắn trong chiến lược phát triển, Hàn

Quốc đã trở thành cường quốc công nghiệp, đang tiến nhanh vào nền

kinh tế tri thức

Việt Nam trên quan điểm chủ đạo là tăng cường tiềm lực đổi

mới cơ chế quản lý để khoa học và công nghệ trở thành động lực phát

triển đất nước, thể hiện ở việc coi trọng phát triển và ứng dụng công

nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hố, cơng nghệ vật liệu mới; đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng hoá các nguồn đầu tư phát

triển khoa học và công nghệ: phát triển thị trường khoa học và công

nghệ, tạo môi trường cạnh tranh, bảo hộ sở hữu trí tuệ và quyền tác giả

2- Chú trọng hiện đại hoá đô thị

Trước yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, khơng

thể thiếu trình độ đơ thị hố Đơ thị hố vừa là điều kiện, vừa là

phương tiện của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Thực tế lịch sử đã chỉ ra rằng tất cả các quốc gia có nên kinh tế phát triển đều có tỷ lệ

dân cư đô thị lớn và tốc độ đơ thị hố nhanh, mà có thể coi Hàn Quốc là một tấm gương điển hình

Tuy so với các thập niên trước đây, trong 10 năm qua, tiến trình đô thị hoá Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng cả quy mô, số

lượng và tỷ lệ Nhưng nếu so sánh với các quốc gia đang phát triển

khác thì số lượng và tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn chậm

Trang 9

Chính vì vậy, trong những năm trước mắt Việt Nam cần mở rộng hơn nữa quy mô đô thị, cả vẻ không gian, cơ sở hạ tầng, cả về quy mô dân số Chúng ta cần có một hệ thống đô thị hoạt động đủ

mạnh để đáp ứng yêu cầu phát triển Sẽ khó có thể hiện đại hố nơng thơn nếu khơng có một hệ thống đô thị hiện đại

Trước mắt cần đầu tư nâng cấp các tụ điểm đô thị là các khu du lịch, đặc biệt là các khu du lịch ven biển, vì đây là tiềm năng rất lớn

của Việt Nam Đồng thời cần hiện đại hoá các hoạt động của các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh trên những mặt cơ

bản như giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ, thể chế hoá các hoạt

động theo những nguyên tắc thống nhất; có những quy định nghiêm chỉnh về bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, an tồn đơ thị.v.v nhằm nhanh chóng xây dựng thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng như các thành phố khác trở thành những thành phố hiện đại, văn minh, là những trung tâm kinh tế, văn hoá và dịch vụ

Một trong những thế mạnh là Việt Nam có một hệ thống đô thị hài hoà, phân bố khá đều trên kháp lãnh thổ Chủ đạo nhất trong

toàn bộ mạng lưới đô thị Việt Nam trước hết phải kể đến®hệ thống đơ thị chuỗi xuyên quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau xuyên qua

các tụ điểm đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nắng, Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh Tiếp đó phải kể đến hai hệ thống đô thị chùm nằm ở hai vùng châu thổ điển hình, đó là chùm đố thị vùng chau

thé sông Hồng mà trung tâm là Thủ đô Hà Nội và chùm đô thị vùng châu thổ Nam Bộ mà trung tâm là Thành phố Hồ Chí Minh, đây là nơi

Trang 10

chi phối các hoạt động kinh tế của hai vùng kinh tế chủ đạo ở hai đầu

đất nước Hệ thống đô thị chuỗi ven biển chạy từ Móng Cái đến Hà Tiên nối liền các tụ điểm du lịch, các khu thương mại dọc bờ biển cũng là một thế mạnh trong khả năng phát triển đô thị Việt Nam trong

tương lai

Năm 2010, Việt Nam có thể sẽ đạt tỷ lệ 35% dân số đô thị với quy mô khoảng 30 triệu người

Chúng ta cần nhanh chóng liên kết mạng lưới đô thị trên

phạm vi toàn quốc, nhanh chóng xoá bỏ tình trạng các tụ điểm đô thị

nằm trong tình thế bị cô lập, riêng rẽ, thoát ly khỏi sự vận hành chung của kinh tế công nghiệp và dịch vụ, không phát huy được thế mạnh Hiện tượng dân số tăng chậm hoặc thậm chí bị thuyên giảm số lượng như đã diễn ra ở một số tỉnh Tây Bắc có nguyên nhân từ sự biệt lập

này

Đồng thời chú trọng xây dựng và nâng cấp loại tụ điểm có quy mô vừa và nhỏ, nhất là ở các vùng nông thôn Loại tụ điểm này sẽ góp phần tạo sự cân bằng trong hoạt động của hệ thống đô thị tổng thể, là điểm tiếp xúc trực tiếp và hiệu quả giữa kinh tế nông thôn và kinh tế đô thị, là bước diễn tập cho kinh tế nông thôn trong cơng cuộc hiện đại

hố Mặt khác đây sẽ trở thành lá chắn tự nhiên cho các thành phố lớn

khỏi trở thành các thung lũng đựng dòng người từ các vùng nông thôn

đổ về Từ thực thế các nước, chúng ta kiên quyết không để hiện tượng tập trung hoá quá nhanh dẫn đến hiện tượng quá tải như đã diễn ra

trên nhiều thành phố lớn của thế giới suốt mấy chục năm qua

Trang 11

Trong sư nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố khơng thể tách

rời chiến lược đơ thị hố, đó là sự thống nhất chặt chẽ cả trong nguyên

lý và thực tiễn Phấn đấu để trong những thập niên trước mắt, cụ thể là

vào năm 2010, chúng ta có một hệ thống đô thị hoàn chỉnh với nhiều loại hình đô thị phong phú về chức năng và quy mô, là chỗ dựa cho nền kinh tế công nghiệp, kinh tế thương nghiệp, dịch vụ và nền kinh tế tri thức trong xu thế hợp tác , hội nhập trên quy mô mới

Đồng thời đây chính là điều kiện để đẩy mạnh phát triển và

hiện đại hố nơng thơn như trong nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu” Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; hình thành sự liên kết nông — công nghiệp — dịch vụ ngay trên địa bàn nông thơn”(Ì;

tr 276)

Những bước đi của Hàn Quốc trong nửa thế kỷ qua là những bài học quý mà chúng ta cần nghiên cứu, học hỏi

Tài liêu tham khảo

1- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sẵn Việt Nam lần thứ IX, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001

2-Kỷ yếu hội thảo khoa học “Kinh tế tri thức và những vấn đề

đặt ra đối với khoa học”, Hà Nội-6/2000 (Sách lưu hành nội bộ) 3 -Trần Thanh Tùng, “Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới”, NXB Thế giới, Hà Nội 2001

4-Nghi quyết của Chính phủ và kế hoạch tổng thể về phát triển

Trang 12

công nghệ thông tin, Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về Công nghệ thông tin, Hà Nội 1995

5- Phan Đình Diệu, Xã hội học tri thức và vài suy nghĩ về con

đường hội nhập của chúng ta, Tạp chí Xã hội học, tháng 2/1999

6- Đặng Kim Sơn, Cơng nghiệp hố từ nông nghiệp -lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2001

7-Việc tạo ra sự thịnh vượng - những quy tắc mới đối với cá

nhân, các Công ty và Nhà nước trong nền kinh tế dựa vào tri thức” (Creting Wealth, the rules for Individuals, Companies and Countries in a Knowledge Economy) Lestera K Thurow

8- GS Dang Ngoc Dinh, “Bao gid “Dan chim Viét” bat nhip đội bay châu Á - Thái Bình Dương”; Báo Văn nghệ Nghinh Xuân, số 7-8, 12+19, tháng 2-1994

9 -Dang Hữu chủ biên, “Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

2001

10- Tấn Ngôn Trước, Thời đại kinh tế tri thức, NXB Chính trị Quốc gia

11-Knowledge socities: information technology for sustainable development, R Mansell, U.When (ed), Oxford Universitey Press 1998

12-The Knowledge economy: The nature of information in the 21st century; Published by the Apen institute, 1998

Trang 13

13- Kevin Kelly, Những quy luật mới của nền kinh tế mới

Nguồn: Tạp chí “WIRED" (USA), 12/1997

14- Nền kinh tế trí thức ( nhận thức và hành động) Kinh nghiệm các nước phát triển và đang phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội

Ngày đăng: 31/05/2022, 05:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w