Full page fax print
Trang 155 NAM MOI QUAN HE DAC BIET VIET - LAO QUA THO CA CACH MANG VIET NAM
ThS Võ Đình Hường Mối quan hệ Việt - Lào vốn có từ lâu đời Ngay từ thời kỳ tiền
sử, Việt Nam và Lào đã là hai nước láng giéng của nhau, có chung nền văn hoá Hoà Bình rực rỡ và mang dấu ấn đậm nhất ở Đông Nam Á Sự
tương đồng về mặt văn hoá giữa Việt Nam và Lào không chỉ được thể
hiện đậm nét trong văn hoá Hoà Bình mà cả trong văn hố Đơng Sơn
lừng lẫy sau đó nữa Về mặt địa lý và lịch sử, Việt Nam và Lào là hai
nước liền kề của nhau, có chung dãy Trường Sơn hùng vĩ là đường
biên giới hữu nghị lâu đời Trường Sơn không hề ngăn cách hai miền
Đông - Tây mà là chỗ dựa vững chắc của nhân dân hai nước trong lao động sáng tạo và đấu tranh chống kẻ thù chung Trong cuộc chiến tranh chống xâm lược, vua Anu của Lào đã từng nương nấu trên đất
Việt Nam, nhiều lúc lấy Việt Nam làm căn cứ địa chống giặc và vua
Quang Trung của Việt Nam đã từng hành quân qua Lào cứu giúp bạn
khi bạn có nhu cầu Rồi sau này nữa, lãnh thổ của hai nước được coi là hậu cứ của nhau mà ở đó, biết bao cán bộ, chiến sĩ, trong đó có những
nhà cách mạng tiêu biểu, sống và hoạt động Có thể nói, từ thời kỳ tiền sử đến thời kỳ lịch sử mà nổi bật, bao trùm là lịch sử dựng nước và giữ
nước của mỗi dân tộc, Việt Nam và Lào luôn là bạn của nhau, nương tựa và giúp đỡ nhau rất có hiệu quả Cho đến đầu thế kỷ XX này, đặc
biệt là từ năm 1945 đến nay, khí mà phong trào cách mang ở Đông
Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trước đây và
Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân các mạng Lào, Dang
Nhân dân Cămpuchia ngày nay đòi hỏi sự chung lưng đấu cật, chia
ngọt sẻ bùi của cả ba dân tộc trên bán đảo này thì mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào đã có sự phát triển đột biến về chất, vươn lên tầm cao
mới, trở thành mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào, keo sơn gắn bó
Không phải ở đâu cũng có được mối quan hệ như vậy Đó thực sự là mối quan hệ hiếm có trên thế giới, chỉ có một mà không có hai ở
Đông Nam Á Nhiều ngành khoa học, nhiều nhà khoa học, nhiều văn nghệ sĩ Việt Nam và Lào đã dành nhiều tâm sức va tri luc để bàn về
Trang 2
mối quan hệ này Ở đây, trong phạm vị của một chuyên luận, chúng tôi không có tham vọng đưa ra một bức tranh toàn cảnh, đa đạng, nhiều sắc màu với sự tham gia của nhiều ngành, nhiều người như vay, mà từ góc nhìn của van học, trên bình diện thơ ca cách mạng 55 năm
qua, góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ thuỷ chung, trong sáng, mãi
mãi xanh tươi, đời đời bên vững như rừng Trường Sơn, như dòng sông Mê Kông trên lãnh thổ Việt Nam và Lào
Đề cập đến mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào, tháng 3 năm 1963,
trong địp đón tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh,
người đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ này đã viết : Thương nhau mấy núÌ cũng trèo,
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Việt - Lào hai nước chúng ta,
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cứu Long.(1)
Đây quả là những câu thơ thấm đượm tình cảm, thể hiện tình
nghĩa sâu nặng của nhân dân hai nước Tình cảm thấm đượm đó đã
vượt qua mọi trở ngại, ngăn cách của núi đèo, sông suối, tình nghĩa
sâu nặng đó còn sâu, nặng hơn nước Hồng Hà, Cửu Long Chủ tịch khẳng định: "Tình nghĩa láng giềng anh em Việt - Lào thật là thắm thiết, không bao giờ phai nhạt duoc"(1)
Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về "Tình nghĩa láng giềng anh em Việt-Lào" thắm thiết, sâu nặng, biết
bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ tình nguyện Việt Nam đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, kề vai sát cánh cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Lào trong cuộc đấu tranh không mệt mỏi vì mục tiêu chung cao đẹp là độc lập, tự do Mối quan hệ khăng khít được tôi luyện, thử thách trong
lửa đạn đó của cuộc kháng chiến trường kỳ đã làm xúc động biết bao
trái tim giàu xúc cảm Và đó là ngọn nguồn của những sáng tạo văn
học, trong đó có thơ ca
_ trong bài thơ Mái mất sát cánh bên nhau (2), Nguyễn Đình Bang, một nhà thơ chiến sĩ đã từng có mặt ở Lào và Cămpuchia, viết :
Trang 3- Ching ta, :
Những người anh em cùng sát cánh bên nhau
trên bán đảo Đông Dương, Đều có chung mối thù trăm năm mất nước
- Ching ta,
Những người anh em cùng sát cánh bên nhau
thuỷ chung như nhất,
Khi hoạn nạn không tiếc máu xương giúp nhau chí cốt, Khi cuộc sống yên bình, lại chia tay trở về sống
ân tình bên tiếng hát đưa nôi
- Chúng ta,
Những anh em cùng chung lý tưởng mất mãi sát cánh bên nhau
Cùng chung "mối thù trăm năm mất nước”, "cùng chung lý tưởng”
độc lập tự do, "những người anh em" Việt Nam và Lào sẵn sàng chia sẻ cho nhau mọi niềm vui và nối đau:
- Bén kia Truong Son :
Gidc lên đốt cháy nhà sàn Bản giết nhân dân
Đau xót tran qua ĐIÊH giới Chúng tôi nghe gió Lào nức nở - Bên kia Truong Son :
Anh bạn Lào có nghe Nhân dân Khơme
Xưa đội đá xây chùa Ang - kor
Đội cát lấp bưng Ca - chô
Đang thị gan tát cạn Biển Hồ (3)
Và họ sẵn sàng phối hợp với nhau trong hành động: - Anh bạn Lào ơi !
Khi nghe súng chúng tôi
Tiến về đồng nội
Ở bên kia Trường Sơn
Anh có nhớ bắn đồn
Trang 4
Bắn thẳng vào đồn Giặc Pháp 2
- Hơi anh bạn bên kia Trường Sơn ơi !
Hãy tiến mạnh như thác Khôn ! (3)
Những hình ảnh về Trường Sơn, về đất nước Lào và Cămpuchia và những tình cảm thân thương trìu mến của con người ở những nơi đó đã thôi thúc nhà thơ Nguyên Hồng viết nên những vần thơ giàu hình tượng và cảm xúc:
Những trưa hè ngun ngút nắng Trường Sơn
Thác Khôn cười trắng xoá
Rừng Lào - Miên rộng quá
Đất Lào - Miên mến yêu
Xôi nếp nước trong sẵn sàng chia ban doi (4)
Là người Việt Nam, nếu ai đã có dịp đặt chân lên đất nước Lào
hoặc may mắn hơn được sống, làm việc và chiến đấu ở đó đều thấm thía tình cảm nồng thắm, sâu đậm của người dân Lào Tình cảm đó
không chỉ được thể hiện trong chiến đấu chống kẻ thù chung và trong
lao động sáng tạo dựng xây đất nước mà còn được thể hiện trong mọi
mặt của đời sống xã hội và con người
Nhà thơ Xuân Nguyên trong bài Đá? Lào năm ấy (5) không có ý định đi sâu khai thác từng mối quan hệ mà coi trọng việc khái quát
một cách tổng thể các mối quan hệ giữa những bà mẹ Lào, những cô
gái Lào và những chàng trai Pá - thệt với những cán bộ, chiến sĩ tình nguyện Việt Nam:
- Sống với đất Lào năm ấy thiêng liêng Anh Pá thệt chia với mình củ sẵn
- Buôn làng ơi năm tháng mấy ân tình Đến với mẹ, tôi là con của mẹ
- Tôi ở bên này, em nhỉ, cũng là quê Xa xót môi chiều vàng bom Mỹ thả
Trang 5Khác với Xuân Nguyên, một số nhà thơ khác trong một số bài thơ khác lại chú ý khai thác sâu về từng mối quan hệ nói trên
Nhà thơ Lưu Trùng Dương có những bài thơ rất đáng được ghi nhớ đã thể hiện một cách chân tình, xúc động tình cảm của những bà
mẹ Lào đối với những người con đất Việt Đó là bài "Gửi mẹ, bà mẹ Lào của con” và bài "Buộc chỉ cổ tay" Dưới đây là một số vần thơ
trong hai bài thơ đó: |
- Con đi giữa rừng Lào gió nổi, Lần nghe lời mẹ gọi mẹ ơi ! - Khi con ốm mẹ ngồi náng giấc,
Cho con dòng sữa ngọt thiêng hêng
- Ôi lòng mẹ nói sao cho xứng,
Sống vì con chết cũng vì con !
(Gửi mẹ, bà mẹ Lào của con (6) - Me buộc tay con
Một vòng chỉ trắng
Con ngồi yên lặng
Lòng bỗng nao nao - Mẹ ơi có phải
Trong sợi chỉ này Có nghĩa cao đày Sông sâu núi lớn ? - Chiếc vòng chỉ trắng Đà sẽ nga màu Nhưng mối tình sâu Không hề phai nhạt Í - Mối tình Lào Việt Vân thắm vẫn tươi Chẳng khác muôn đời Trường Sơn xanh mái (Buộc chỉ cổ tay (7)
Cùng trong quan hệ với các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam, nếu như Lưu Trùng Dương hết sức cảm kích trước tình cảm mặn nồng,
Trang 6sắt son của những bà mẹ Lào đã từng coi họ như con đẻ của minh thi
Ngân Vịnh, Trường Sơn lại bồi hồi xúc động trước tình cảm trìu mến,
địu dàng, duyên dáng của những cô gái Lào đã từng coi họ như những
chàng trai thân yêu, đáng quí nhất:
- Hương hoa chămpa theo làn gió thổi
Cô gái Lào bên suối mỉm cười
Xá mặc khu '“' Việt Nam, xá mặc khi bộ đội
Ôi tiếng cô gái Lào trong ngọt quá - chào tôi - Giây phút báâng khuâáng lòng tôi thấu hiểu Chẳng để gì có được tiếng chào kia
Xá mặc khi Việt Nam, xá mặc khi bộ đội
Chiêu Xalavan như chiêu ở guê nhà
: (Chiều Xalavan (8)
- Anh gặp em một chiêu khơng hẹn trước Vừa thống nhìn lòng đã xôn xao
- km lặng lẽ dịu dàng nhẹ bước
Đến bên anh - “mời anh múa trước!"
- Ca núi rừng âm rang rộn rã
Cả Mường Xày ”` đêm nay không ngủ Cho gái Lào trai Việt sóng vai nhau Cho tình người lai láng mãi mái sau
- Anh đã sống ở nhiều đất nước
Bao đô thành, hãi cảng, những dòng sông Nếu ai hoi :
“Nơi nào tình đẹp nhất?”
Anh bảo rằng quê ngoại xứ Lăm vông
(Nơi nào tình đẹp nhất (9)
Như trên đã nói, trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung trước đây, các chàng trai Pá thệt đã kề vai sát cánh cùng các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam, bất chấp mọi hiểm nguy, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Tình cảm gắn bó keo sơn đó đã được nhiều nhà thơ thể hiện
'®# “Tiếng Lào phiên âm, có nghĩa là đoàn kết
'*° Một mường thuộc tỉnh Úđômxay của Lào
408
Trang 7trong nhiều bài thơ khác nhau Và giờ đây, tình cảm đó vẫn được nhà thơ Bùi Minh Quốc tiếp tục thể hiện không phải trong bom đạn của
chiến tranh mà trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác, "trước vịnh biển
chiều êm” của xứ sở miền Trung đất Việt :
- Tôi ngồi với Thao Liéng Người bạn Lào thân thiết
Trước vịnh biển chiêu êm
Chim én vé chiu chit
- Anh nhìn ra khơi xa Tôi nhìn anh với biển Trong lòng bao kỷ niệm
Giao kết đời chúng ta Si
(Bên người bạn Lào trên cảng (10)
Rõ ràng là qua thơ ca cách mạng Việt Nam 55 năm qua, mối quan -
hệ đặc biệt Việt - Lào, Lào - Việt đã được thể hiện một cách sống:
động Bởi lẽ, đó là nghệ thuật, nhưng không chỉ là nghệ thuật; đó còn
là và đặc biệt là cuộc sống thực có sức lay động tình cảm rấtlớnmà - các nhà thơ Việt Nam, nhất là những nhà thơ chiến sĩ hằng ấp ủ, trăn -
trở Vì thế, bạn đọc Việt Nam và Lào có thể tìm thấy trong đó những
øì mà mình hi vọng, mong chờ, tin tưởng Song, mối quan hệ đặc biệt,
hiếm có giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào không chỉ được thể hiện trong thơ ca cách mạng Việt Nam mà đồng thời, song song trong thơ ca cách mạng Lào cũng rất sống động và hấp
dẫn |
Trang 8CHU THICH
(1) Dan theo sách: Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993; tr 32
(2) Báo Nhán Dán, 10-6-1981
(3) Hùng Phi: Bên kia Trường Sơn// Trong sách: Tuyển tập thơ Việt Nam 1945 - 1960 NXB Văn học, Hà Nội, 1960; tr 189, 190