TAC PHAM JAY HO CH/QUA KET QUA KHAO SAT CAC DI TICH KHU VUC XUNG QUANH HO TAY”
1T”? Hồ chí - như tên gọi - là tập địa chí
viết về sự tích Hồ Tây cùng những làng xã lân cận, về sản vật, di tích, sự kiện và nhân vật lịch sử Tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Tây Hồ chí hiện có 2 bản viết tay chữ
Hán (ký hiệu A.3192/1 và A.3192/2)
Về mặt nội dung, ngoài mục Dia adv
những ghi chép trong Táy Hồ chí được chia thành 14 mục: hừnh thế, nguồn gốc, núi sông,
cổ tích (di tích cũ), phần mộ, từ uiện (các đền miếu, quán thờ) / am (chùa và am thờ) đệ
trach (nha ở), sản uật, nghề nghiệp, tiểu
truyện, nhân uột, tiên thích (ghì chép về các vị
tiên và sư tăng đạo Phật) và uăn chương (gồm
một số bài thơ phú về Hồ Tây)
Tác phẩm Tây Hồ chí đã được nhiều tác gia, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tham khảo, trích dẫn khi nghiên cứu về lịch sử và văn hóa khu vực Hồ Tây nói riêng, về Thăng Long - Hà Nội nói chung Tuy nhiên, gần đây lại có ý kiến phủ nhận giá trị của Tây Hồ chí Đối với một tài liệu đã được nhiều nhà khoa học biết đến và sử dụng trong các công trình nghiên cứu của mình việc xuất hiện ý kiến
nêu trên đòi hỏi cần phải được làm rõ Theo
đó có hai việc quan trọng phải làm: (hứ nhất là nghiên cứu văn bản tác phẩm Tây Hồ chí
va thi? hai la kiém chứng trên thực địa những
thông tin được phản ánh trong Tây Hồ chí
+ owe '
NGUYEN NGOC PHUC’
PHAM ĐỨC ANH”
Việc làm thứ hai, theo chúng tôi là rất có ý nghĩa, bởi nếu chứng minh được những ghi chép trong Táy Hồ chí là phản ánh đúng tình
hình thực tế thì tự nó khẳng định giá trị của
tác phẩm và ngược lại
Những thông tin có thể kiểm chứng trên
thực địa trước hết và chủ yếu là các di tích tôn giáo và tín ngưỡng Qua khảo sát nội dung tác phẩm, đây cũng là phần chiếm một
dung lượng lớn trong Táy Hồ chí, bao gồm các
các đền, chùa, điện, miếu, am, quán, lăng
không chỉ được thể hiện trong các mục nhu tw uiện, tự am và cổ tích mà còn được thể hiện
qua giới thiệu về các nhân vật, các truyền thuyết, sự tích, cảnh quan tự nhiên gắn với
các di tích đó trong các phần khác như tiểu
truyện, nhân uột, tiên thích, phần mộ, đệ trạch Chúng tôi chọn địa bàn khảo sát là
khu vực xung quanh Hồ Tây (cùng hồ Trúc
Bạch và khu vực trước đây là hồ Mã Cảnh) đúng như chỉ dẫn trong Tây Hồ chí
Từ thời điểm biên soạn Tay Hồ chí, dù có
muộn như ý kiến cho là vào đầu thế kỷ XX,
thì đến nay, tức là ở thời điểm khảo sát,
tháng 9 và tháng 10 năm 2005, một khoảng
thoi dài đã trôi qua Biết bao biến đổi đã diễn
ra, từ cảnh quan, diên cách hành chính đến những biến động dân cư, đặc biệt là quá trình đô thị hóa Trong thời gian này, trên khắp đất
Trang 256 Nghién ciru Lich sir s6 7.2006
nước ta, nhiều di tích tôn giáo, tín ngưỡng bi phá huý bị hư hại, hoặc biến dạng và thay đổi chức năng, xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau
Từ Tây Hồ chí chúng tôi đã thống kê và lập được một danh mục gồm 60 di tích tôn giáo, tín ngưỡng có thông tin mô tả (2) (xem Phụ lục) Các di tích này, theo chỉ dẫn của Tây Hồ chí, nằm rải trong phạm vi 16 phường, xã thuộc 4 quận, huyện nội, ngoại thành Hà Nội (Tây Hồ Ba Đình, Cầu Giấy và
Từ Liêm), nhưng phần lớn là thuộc hai quận Tây Hồ và Ba Đình
Từ những thông tin mô tả trong Táy Hồ chí, qua khảo sát thực địa (3) (xem Phụ lục), cho kết quả như sau (Bảng 1):
1 Có ba nhóm kết quả thu được qua khảo sát thực địa: Nhóm thứ nhất, là những di tích hiện còn tên tại trên thực địa Nhóm này gồm 46/60 di tích, chiếm tỷ lệ 76,7% Nhóm thứ hai, là những di tích chưa tìm
thấy dấu vết trên thực địa nhưng được phản ánh trong một số nguồn thư tịch khác Nhóm này gồm 5/60 di tích, chiếm tỷ lệ 8,5% Nhóm thứ ba, là những di tích chưa tìm thấy thông tin trong thực địa và trong các thư tịch khác Nhóm này gồm 9/60 di tích, chiếm ty lệ 15% Những di tích thuộc nhóm thứ nhất cho đến nay đa phần đều còn khá nguyên vẹn vẫn được sử dụng vào các mục đích sinh hoạt
tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng
Nhóm thứ hai và nhóm thứ ba, là những
di tích chưa tìm thấy thông tin trên thực địa
Để khắc phục, chúng tôi kết hợp khảo sát các
nguồn thư tịch và thông qua những di tích khác hiện còn Kết quả, có thêm 5 di tích tìm thấy thông tin trong các nguồn thư tịch khác
(nhóm thứ han) Dưới đây là ví dụ:
Trường hợp chùa Chân Giáo, Tây Hồ chí chép: “Chùa Chân Giáo lúc trước ở trong La thành, trên đính núi Phục Tượng trong dãy núi Vạn Bảo Mùa thu năm Thuận Thiên thứ
15 nhà Lý mới xây, để tiện cho vua ra chơi và
tụng kinh; chùa nay vẫn còn, chỉ có một gian,
biển đề cũ đã mất cho nên ít người biết Tục
chi gọi là chùa Núi Voi Cả núi và chùa nay Ở
Bang 1: Kết quả khảo sát thực địa các đi tích tôn giáo, tín ngưỡng
Trang 3Tac pham Tay Đổ chí qua
phía tây, ngoại thành, thuộc trại Vạn Bảo huyện Vĩnh Thuận” Về ngôi chùa này, Đại Việt sử ký toàn thư chép: năm 1024, vua Lý Thái Tổ cho “sửa chữa kinh thành Thăng
Long Mùa thu, tháng 9 làm chùa Chân Giáo
để vua tiện ngự xem tụng kinh” (5) Thiền uyển tập anh còn cho biết thêm: “Năm Trình Phù 4 (1179) chùa Chân Giáo ở núi Vạn Bảo
làm xong, vua triệu các bậc danh tăng có đức vọng về dự hội khánh thành” (6) Năm 1224,
vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái và “xuất gia ở chùa Chân Giáo trong đại nội Kết quả khảo sát khu vực này cho phép
khẳng định những ghi chép trên Núi Voi nằm trong khu vực Công ty rượu nước giải
khát Hà Nội Năm 1892, khi chính quyền
Pháp ở Hà Nội có kế hoạch xây dựng nhà
máy Rượu bia Hommel thì chắc chắn chùa Núi Voi là đối tượng phải di đời Khảo sát
chùa Bát Tháp phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, chúng tôi thấy có tấm bia Sơn Tháp tự
b¡ ký lập ngày 18 tháng 12 năm Thành Thái thứ 9 (1897), nói rõ việc dân trại Vạn Phúc đã chuyển chùa Tượng Sơn (tức chùa Núi
Voi) về chùa Bát Tháp vào tháng 3 năm 1897 để nhường đất xây dựng nhà máy Rượu bia theo Nghị định của tính tòa Hà Nội Ngoài tấm bia và chuông chùa Bát Tháp, trong chùa hiện vẫn giữ quả chuông Sơn Tượng tự chung (đúc năm Tự Đức thứ
13 - 1860) là minh chứng khẳng định thêm
cho sự đi đời này
Có thể hình dung việc di dời chùa Núi Voi
đã hoàn tất vào tháng 3 năm 1897, trong khi Tây Hồ chí vẫn khảo tả một cách cụ thể ngôi chùa ở trên núi Phục Tượng: “Chùa nay vẫn còn, chỉ có một gian, biển đề cũ đã mất, cho nên ít người biết, tục gọi là chùa Núi Voi” mà tuyệt nhiên không biết đến cuộc đi dời này, thì chắc chắn văn bản phải xuất hiện trước
tháng 3 năm 1897
57
Nguyên nhân một số di tích không có
thông tin qua khảo sát thực địa, có thể do khi
tác giả viết sách thì bản thân những di tích
đó đã không còn hoặc đã thay đổi chức năng,
mục đích thờ tự ban đầu Như trường hợp của quán Hậu Lý Nam Đế, Tây Hồ chí chép: “Quán ở phía tây nam hồ, xưa ở bên cạnh núi Vĩnh Yên của núi Vạn Bảo thuộc trại Vĩnh Yên Quán này đã đổ nát, nền cũ ở Vĩnh Yên, nay là trại Vĩnh Phúc thuộc tổng
Nội huyện Vĩnh Thuận dùng làm đàn để
thờ” Như vậy, ngay từ thời điểm biên soạn sách, tác giả cho biết quán đã bị đổ nát, trại Vĩnh Phúc đã dùng làm đàn thờ Còn là đàn thờ ai, chính xác ở đâu thì hiện vẫn chưa khảo cứu được Hoặc như trường hợp gác Thiên Thuy và đền quan Đô uý họ Triệu ở Nghĩa Đô, 74y Hồ chí chép: “Đền ông Triệu, nguyên là nền cũ gác Thiên Thuy của đời Trần, nay dùng làm miếu thờ Là nơi thờ chung cả hai bà phu nhân nữa Quan Đô uý người họ Triệu (không biết
tên) là tướng đời Hồ (nước Đại Ngu) được phong tước Đô uý, theo lệnh đi đánh quân Lâm Ấp, đánh không được, trở về đến thôn
Trung Nha tạm nghỉ chân Sở tại sai người giết trâu để làm cơm khao quân, lúc mọi người đang ăn uống, ông vào trong xóm tự tử Cơm xong quân sĩ tìm không thấy, rồi ai về nhà nấy, phao truyền là ông tướng hóa mất rồi, triểu đình cũng không hỏi đến nữa Về sau, có hiển linh nên dân lập đền thờ ở đó, tại thôn Trung Nha, xã Nghĩa Đô” O làng Trung Nha thuộc phường Nghĩa Đô hiện nay chưa tìm thấy di tích đền thờ quan Đô uý họ Triệu, nhưng ở đây lại có đền thờ tướng quân Trần Công Tích và hai vị phu nhân của ông là Lê Hồng Nương và Lê Quế Nương Trước đây trong
ngày hội làng cũng tổ chức thổi cơm thi để
tưởng nhớ việc tướng quân khao thưởng quân
Trang 458
2 Với những thông tin mô tả về những sự kiện nhân vật gắn với các di tích tôn giáo tín ngưỡng trong Tây Hồ chí chúng tôi có nhận xét:
2.1 Về cơ bản, đối với những di tích hiện còn, thông tin của Táy Hồ chí trùng khớp với khảo sát thực tế Thậm chí trong nhiều trường hợp, Tây Hồ chí còn bổ sung thêm nhiều chỉ tiết phong phú khác Chẳng hạn:
- Chùa Tào Sách vốn trước thờ người con thứ bấy của vua Nhân Tông nhà Trân là Linh Lang vương lúc trẻ làm nhà đọc sách
tại đây, gọi là Tào sách Nay thành chùa
- Mục chuyện về đền thờ và lăng Chiêu ứng vương (tức ông Vũ Phục), Tây Hồ chí ghi
việc triểu đình hạ lệnh cho giai Hồng Tân lập
miếu thờ ngay ở bên mộ (sách còn cho biết
thêm việc nhà Lý gọi là giai, nhà Trần gọi là
phường đến nhà Lê mới đổi Hồng Tân là Yên Thái, trên mộ lập một miếu con, bên cạnh lập
một đền lớn) Địa danh Hồng Tân này gợi nhớ
đến sự kiện chép trong Đại Việt sử ký toàn
thư: "tháng 5 năm 1255 trồng 500 trugng toàn cây muỗm từ bến Hồng Tân đến đê quai vac Cau than” (7) Khu vực chợ Bưởi xưa theo
truyền thuyết là chỗ hợp lưu của sông Tô
Lịch và Thiên Phù, ký ức dân gian vùng này nay vẫn cho rằng quãng dốc chợ Bưởi xưa là bến sông gọi là Giang Tân, còn làng Tiên
Thượng (nay thuộc phường Nghĩa Ðô) có tên nôm là làng Tân (nghĩa là bến, bến nước)
2.2 Tay H6 chi con cải chính một số thông
tin, sự kiện bị coi là nhằm lân:
- Trong mục về đến Sóc Thiên vương Ở Quán La Tây Hồ chí chép: “Vương là người
làng Sóc Sơn Đời nhà Lý đắp tượng đất cực cao lớn Khi hoàn thành truy tôn gọi là Xung
thiên thần vương Vương là do thần Trấn Bắc Thiên Đại thần hóa ra, cho nên gọi là Sóc
Rghiên cứu Lịch sử số 7.2006
thánh Có người cho là Đổng thiên vương là lầm"
- Chùa Châu Long hiện nay ở số 112 phố Trấn Vũ, chùa nằm trên khu gò cao, sát với hồ Truc Bach Téy Hồ chí chép gò này có hình
tròn lớn nên gọi là Châu Lăng thuộc thôn
Châu Yên: và vì chùa dựng trên gò nên lấy tên gò gọi luôn cho tên chùa là Châu Lăng,
tuy nhiên sau đó đã gọi lầm thành Châu Long
2.3 Qua kết qua khảo sát thực địa cho thấy, Tay Ho chi cũng có những chi tiết phản
ánh chưa chính xác, như việc tác giả đã nhầm ngôi đến trên núi Sưa (nay nằm trong khuôn
viên vườn Bách Thảo) thờ Huyền Thiên Hắc Đế thành ngôi đền thờ Mai Hắc Đế Huyền Thiên Hắc Đế thờ ở đây là một cậu bé da đen
vì có công "âm phù” đánh giặc nên được các thôn, trại Ngọc Hà, Khán Xuân và Hữu Tiệp tơn làm thành hồng
Tuy nhiên, như nhận xét của một số nhà nghiên cứu văn bản Tây Ho chi con dang 6 dạng bản thảo và chưa hoàn chỉnh Những khiếm khuyết như trên là khó tránh khỏi Mặt khác nữa, qua khảo sát thực địa, cũng còn một số di tích mà Tay Ho chi chua đề cập tới (ví dụ như đển Đồng Cổ đền Cố Lê, phủ
Tây Hồ )
*
Với 46/60 di tích mà Tây Hồ chí mô tả còn
tổn tại trên thực dia, phan lớn còn khá
nguyên vẹn, 5/60 di tích chưa tìm thấy dấu
tích trên thực dịa nhưng đã được kiểm chứng qua các nguồn thư tịch khác, chúng ta đã có
Trang 5Tac pham Tay Bổ chí qua 59
phải là người Hà Nội đã từng sinh sống nhiều năm ở khu vực này, thì tác giả cũng
phải là người am hiểu, đã dành nhiều thời
gian, công sức và tâm huyết để nghiên cứu,
tìm hiểu thì mới có thể hoàn thành được
một tập sách như Tây Hồ chí Những biến
thiên trong vòng hơn một thế kỹ qua đã làm
cho một số di tích hiện nay không còn trên thực địa (cũng có thể do việc khảo sát của
CHỦ THÍCH
(1) Bài viết này được hoàn thành trên cơ sở kết quả đợt khảo sát thực dia thang 9-10/2005 tai khu vực Hồ Tây, hồ Trúc Bạch của 19 cán bộ, sinh viên: Nguyễn Ngọc Phúc, Phạm Đức Anh - Khoa Lịch
sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQGH}); Vũ Đường Luân - Viện Việt Nam học
và Khoa học phát triển (DHQGHN); Dinh Dtc
Tiến - Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (Bộ VHTT); Nguyễn Hồng Nhung - Viện Văn hóa Thông tin
(Bộ VHTT); Nguyễn Bảo Trang - Khoa Lịch sử
(ĐHQGHN), Đào Thanh Thuỷ, Nguyễn Diu
Hương, Trần Minh An, Phan Thị Hoàn - sinh viên Khoa Lich su (DHQGHN); Céng Phương Khương,
Viện Lịch sử Quân sự (Bộ Quốc phòng); Nguyễn
Thị Bình, Văn phòng đại diện Viện Viễn Đông Bác
cổ tại Hà Nội
(2) Chúng tôi sử dụng bản dịch Tây Hồ chí của dịch giả Hoàng Tạo (có đối chiếu lại với nguyên
bản chữ Hán, bản A.3192/1) để so sánh khi tiến
chúng tôi chưa được triệt để): cũng có
một vài chi tiết mà ngày nay chúng ta biết là tác giả đã nhầm lẫn: cũng có đôi chỗ mà chúng ta còn băn khoăn Song,
một tác phẩm dược biên soạn như vậy
giúp chúng ta thêm hiểu biết về lịch sử
văn hố Thăng Lưong - Hà Nội nói chung,
về vùng đất xung quanh Hồ Tây nói
riêng
hành khảo sát thực địa Bản dịch Táy Hồ chí này hoàn thành từ năm 1969 theo phim chup lai nguyên bản ở Thư viện Khoa học Trung ương khi đó Hiện bản dịch này được lưu giữ tại Thư viện Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân van (DHQGHN), ky hiéu LS-TL 0053
(3) Do khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ thống kê kết quả dưới dạng bảng biểu, thông tin về hệ thống di tích khảo sát được đánh dấu có thông tin
và chưa tìm thấy thông tin trên thực địa bằng dấu
(+)
(4) Tây Hồ chí thường gọi chung các di tích thờ
thần là đển, khi khảo sát thực địa, nhiều đền như Tây Hồ chí gọi thực tế là những ngôi đình
(5), (7) Đại Việt sử bý toàn thư, Nxb KHXH,
H., 1993, tr 247, 26
Trang 660 Đghiên cứu Lịch sử số 7.2006
Phụ lục: Thống kê các đi tích mô tả trong Tây Hồ chí
đối chiếu với kết quả khảo sát thực địa Kết quả khảo sát thực địa STT Di tích được ghỉ chép trong
| Tây Hỗ chí Còn di tích/ có thông Khao sát Chưa tìm thấy
tin trên thực địa trong thư tịch thông tin | Am Phổ Quang
2 Chua Chân Giáo +
3 Chùa Châu Lăng (Long) +
4 Chùa Chúc Thánh +
5_ | Chùa Cô Lam +
6 Chùa Địa Linh +
7 Chita Du An +
8 Chùa Duyên Ninh +
9 Chùa Hoăng Ấn +
I0_ | Chùa Khán Sơn +
1] Chua Linh Dién +
12 | Chia Linh Son I3 | Chùa Mat Dung 14 | Chùa Phúc Ân 15 | Chùa Phúc Khánh + 16 | Chùa Phúc Quang + I7 | Chùa Tam Bảo + 18 | Chùa Tào Sách +
19 | Chùa Thanh Lâu +
20 | Chua Thién Nién +
21 Chùa Tứ Châu +
22_ | Chùa Vạn Niên +
23 | Chùa Vĩnh Khánh +
24 | Cung Thuy Hoa +
25 Chùa Khai Quốc +
26 | Cung Từ Hoa +
27 | Chùa Kim Liên
28 | Đền 2 công chúa Phù Dung và Kim Châu
29 | Dén ba vi Phuc, Léc, Tho
30 | Đền Cao Son
Trang 7Tác phẩm 74 Đồ chí qua 61 31 | Đền Chiêu Minh phu nhân + 32 | Đền Dực Thánh tướng quân + 33 | Đèn Huyền nữ +
34 Đền Kim Ngưu (thuộc làng Tây Hỗ) +
35 | Đền Kim Ngưu (thuộc làng Võng + Thị) 36_ | Đền Mai Hắc Đề + 37 | Đền Mục Thái úy + 38 | Dén Phùng Tây vương + 39 | Đền Quảng Đức vương + 40 | Đền Sóc Thiên Vương + 4] Đền Uy Linh Vương + 42_ | Đèn Chiêu Ứng vương + 43 | Mộ Chiêu Ứng vương + 44 | Đền Vũ Chương hầu + 45 Mộ Vũ Chương hầu +
46 | Dền Vệ Quốc Tướng quân +
47 | Điện Thuy Chương +
48 | Dong Thong Thién +
49 | Gac Thién Pht (gac Thién Thuy) +
50_ | Đền Triệu Đô úy +
51 Lang Dao st Muc Than +
52 | Miéu Bach Ngọc phu nhân +
53 | Miếu thờ Thần Câu mẫu +
54 Miéu tho Than Cầu nhi (Câu nhỉ + Than miéu)
55 Miếu Thuy Tinh công chúa +
56 | Quán Hau Ly Nam Dé +