1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vài nét về tầng lớp thương nhân và hoạt động thương mại ở Nhật Bản thời kỳ Tokugawa

8 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

VÀI NÉT VỀ TẦNG LỚP THƯƠNG NHÂN VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Ở NHẬT BẢN THỜI KỲ TOKUGAWA

I TOKUGAWA, MOT THỜI KỲ TRẬT TỰ

TRONG BIEN DOI

Tir cudi thé ky XVI, trudc nhimg bién

chuyển của đất nước, Toyotomi Hideyoshi

(1536-1598), người có quyền lực lớn nhất ở Nhật Bản lúc đó đã có những ý tưởng chia các giai tầng xã hội ra thành : sĩ, nông, công, thương Đến thoi Tokugawa (1600- 1868), dia vi xa hoi của cdc tang lớp đã được chính thức xác định Hai tầng lớp dưới được gọi chung là Chonin hay thị dân, khác biệt hoàn toàn về vị thế xã hội với các tầng lớp trên, đặc biệt là Vố s7, những người được

coi là có nguồn gốc cao qúy, nắm giữ vai trò

thống trị xã hội Theo nghề nghiệp, thương nhân là những người có vị trí thấp nhất trong xã hội phong kiến

Là một nước châu Á, cơ sở kinh tế căn bản

của Nhật Bản là nền nông nghiệp trông lúa

Nông nghiệp được đề cao và được coi là nguồn sống của xã hội Vì vậy nông dân cũng chính là

lực lượng sản xuất quan trọng nhất, tạo ra nguồn của cải cho đất nước Ở một mức độ thấp hơn, thợ thủ công cũng được xem là những người hữu

ích, góp phần làm ra của cải, vật chất Họ chế

biến những sản phẩm từ nông nghiệp, chế tạo vũ

NGUYÊN VĂN KIM ”

khi, vat dung phuc vu cho Samurai và toàn thé

xã hội Mặc dù có địa vị xã hội thấp nhất, nhưng

sự sinh thành của tầng lớp thương nhân luôn luôn gắn liền với những biến chuyển lịch sử và đời

sống kinh tế - xã hội của Nhật Bản Đến thời Tokugawa, những điều kiện chính trị, kinh tế, xã

hội đã khác trước Trong khuôn khổ của một thể

chế phong kiến, kinh tế Nhật Bản, bao gồm cả

thương nghiệp, vẫn cho thấy những phát triển

mạnh mẽ, từng bước phá vỡ trật tự của nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên, tự cung, tự cấp vốn có trước đây Sự phát triển đó vừa mang tính chất tiếp nối từ các giai đoạn lịch sử trước vừa là hệ quả của những biến đổi trước điều kiện chính trị

- xã hội mới, những tác động nhiều chiều từ trong nước và quốc tế

Trong bối cảnh đó, vị thế của các giai tầng xã hội dường như được quy định chặt chẽ cũng

không thể tránh khỏi những xáo trộn nhất định

Sự biến chuyển thang bậc của các giai tầng, đặc biệt là ba tầng lớp bên dưới là một hiện thực xã hội rất đáng chú ý của thời kỳ này Kinh tế tiền tệ đã len lỏi vào tận từng tế bào của cơ chế phong kiến quan liêu và thương mại hoá các quan hệ xã hội Tiên bạc và những nguồn lợi từ buôn bán đã

Trang 2

52 Đghiên cứu J.ịch sử số 9.1997

khiến cho tất cả mọi giai tầng, bao gồm cả Samurai, phải "tạm quên” đi nguồn gốc xuất

thân và địa vị của mình để tham gia vào các hoạt động kinh tế Lúa gạo không còn là nguồn của

cải duy nhất để đánh giá sự giàu có nữa Những

khoản thu nhập lớn của các 2azimyo từ nông

nghiệp cũng tỏ ra không đủ trang trải cho nhu

cầu sống ngày một tăng và sự gánh vác trách nhiệm của họ với chính quyền trung ương "Giờ

đây Dainyo cả lớn và nhỏ, đều phải cúi đầu trước các thương nhân giàu có để được cho vay tiền và

họ phải phụ thuộc vào các thương nhân ở Edo,

Kyoto và Osaka v,v để mà tiếp tục sống" (1)

"Osaka chỉ sau Kyoto và Edo trong quá trình tích

luỹ vàng bạc không bao giờ kết thúc Nếu như Daimyo có thể tìm thấy những người cho vay nợ

giàu có để có thể chỉ trả cho những chỉ phí của

địa phương thì hoà bình sẽ được thực hiện trong

vương quốc, nhưng nếu như không làm được

điều đó thì Lãnh chúa phải tìm kiếm vàng và bạc

Vì vậy mà khu vực đo Lãnh chúa đó quản lý luôn

luôn mất ổn định Hơn thế nữa, trong phạm vị

của địa phương mình, Đại danh đó cũng khó mà duy trì được độc lập" (2) Đối với các Sainurai lớp giữa và lớp dưới, tình trạng bần cùng hoá còn diễn ra sâu sắc hơn Từ đầu thế kỷ XVII, nhiều nông dân và thợ thủ công đã trở thành những người lao động kiêm nghiệp tức là vừa sản xuất vừa kết hợp với buôn bán Sự phân hoá tài sản trong nông thôn đã làm cho nhiều nông dân bị

mất đất phải chuyển sang làm nghề khác hay bỏ

làng vào thành thị kiếm sống, trong khi đó thì một bộ phận nông dân lớp trên đã “lột xác” thành các địa chủ mới, chiếm giữ nhiều ruộng đất,

nguồn lợi kinh tế ở nông thôn "Sự trỗi dậy của

tầng lớp nông dân phát đạt cũng làm cho tình trạng thêm hỗn loạn Nhiều người đã học đòi theo cách sống của tầng lớp Samurai Họ cho con cái được học hành, cho chúng theo học các môn học hào hoa như thuật viết chữ đẹp, hoạ, và họ

còn nuôi nàng hầu, tổ chức các chuyến đi giải trí

ở thành thị" (3)

4

Khuynh hướng "quý tộc hoá", đua đòi theo lối sống xa xỉ, coi thường phong tục, tập quán,

địa vị xã hội trở thành "căn bệnh " chung của tất

cả các giai tầng xã hội ở Nhật Bản lúc đó, do vậy

nó đã gây nên những phẫn uất cho các nhà "đạo đức học" Khổng giáo và chính quyền Ngay cả

Mạc phú Tokugawa cũng đã phải nhiều lần ban

hành những quy định khát khe để kiểm soát đời

sống, sinh hoạt của tầng lớp bình dân, nhất là của các thương nhân như : cấm họ không được xtic pham, phi bang nhitng Samurai mac ng hay thất hẹn trả tiền mua hàng ; phải tần tiện, chăm chỉ làm ăn ; không được mặc quần áo lụa ; không

được dùng đồ gia dụng bằng sơn mài giát vàng;

không được làm nhà lớn và lấy vàng, bạc để trang trí nhà cửa ; không được uống rượu Sake, uống trà, hút thuốc ; không được đọc và lưu hành các ấn phẩm lãng mạn; thậm chí không được trồng và bán các loại rau quả trái vụ v.v Mặc dù vậy, cuộc sống chung của các tầng lớp "tiện dân" bên

dưới vẫn không ngừng được cải thiện Những biện pháp hành chính của chính quyền phong kiến đôi khi cũng tỏ ra bất lực trước thực tiễn sinh động của cuộc sống Người dân ở Edo và Kyoto còn truyền tụng mãi câu chuyện diễn ra

vào thời Empo (1673-1680) về cuộc ganh đua khoe sự giàu sang g1ữa vợ của một nhà triệu phú ở Edo là Rokubci Ishikawaya với vợ của Juemon Nambaya, một thương nhân triệu phú người

Kyoto, khi bà ta đến thăm cố đô trên mình mặc

một bộ Kimono cực kỳ hảo hạng đính đầy san hô

đỏ

Có nhiều nguyên nhân có thể lý giải cho sự

hưng thịnh của tầng lớp thương nhân và hoạt

động thương mại của Nhật Bản ở thời kỳ

Tokugawa này (mà chúng tôi hy vọng sẽ có địp trình bày trong một bài viết khác), nhưng trước

hết phải khẳng định rằng sự trỗi dậy mạnh mẽ

Trang 3

Vài nét vẻ tảng lớp thương nhân và hoạt động 55

kiểu "thống nhất trong đa dạng" ở Nhật Bản lúc

đó

Trước những tác động của kinh tế, các học

giả đương thời đã đưa ra nhiều quan điểm khác

nhau nhằm tìm ra lối thoát cho hiện trạng kinh tế ở Nhật Bản và ổn định trật tự xã hội Những

quan điểm đó nhiều khi không khỏi dẫn đến tình

trạng cực đoan, lỗi thời như muốn kéo Nhật

Bản trở lại với nền kinh tế thuần nông trước đây, buộc nông dân phải trở về quê quán làm ăn, dùng

lương thực làm phương tiện trao đổi trung gian,

hạn chế buôn bán, quản lý chặt chẽ tiền tệ, vv

Một trong những người ủng hộ quan điểm đó là

Sato Shinen (1769-1850) đã viết : "Từ xưa nghề buôn bán chỉ được đặt dưới sự giám sát chung chung của các chính quyền cai trị Sự thật là họ

đã để cho thương nhân có được quyền lực quan

trọng như khống chế thị trường, thương nhân và các tâng lớp khác đã tự do thực hiện các thủ đoạn láu cá và hám lợi để gây nên tình trạng giá cao, giá thấp như chúng muốn, tất cả chỉ để đem lại

nguồn lợi to lớn cho họ, nhờ đó mà nhiều kẻ đã trở nên hết sức giàu có và họ đã đương đầu với

chính quyền bằng sự giàu có của mình Mặc dù giai cấp thống trị có địa vị cao, nhưng của cải

đã rơi vào tay thương nhân Giờ đây thật khó mà

kiểm soát được họ và các nhà cầm quyền đã phải

tới cúi đầu trước thương nhân Vì vậy có thể nhận thấy sự mất mát to lớn của đất nước, chính là hệ

quả của việc để cho họ nhiều đặc quyền thương

mại Vì những lý do đó, thế lực của thương nhân phải được loại bỏ cũng như phải thủ tiêu các đặc quyền thương mại và đặt lại quyền sở hữu của những người cai trị, tất cả Tonya phải được kiểm soát và chỉ định những người cầm đầu Đồng thời phải ra lệnh cho họ xây các khu chợ, sống ở đó, nghiêm khắc cấm họ không được về các vùng quê” (4)

Một số học giả khác đã có cái nhìn thực tiễn hơn đối với sự phát triển của kinh tế Mặc dù họ

vẫn coi nông nghiệp là cơ sở kinh tế quan trọng nhất, nhưng thủ công nghiệp và thương nghiệp

cũng phải được chú trọng phát triển Phần lớn

các học giả thuộc trường phái này đều có thái độ phê phán đạo đức, động cơ, phương cách kiếm lời của thương nhân; họ chủ trương phải kiểm

soát các hoạt động thương mại, loại bỏ một phần _

đặc quyền, tài sẵn của thương nhân; nhưng họ vẫn nhận thức được vị trí cần thiết của tầng lớp

này và tầm quan trọng của hoạt động thương mại đối với xã hội và yêu cầu chính quyền nên có những chính sách cụ thể như ban hành thuế chính

thức đánh vào hoạt động kinh tế này để bổ sung

cho nguồn lực tài chính và tăng cường sức mạnh

của quốc gia : "Nếu như thuế thương nghiệp được

ban hành thì ngoài việc sẽ làm giảm bớt khó khăn về tài chính hiện nay, nó còn tạo ra khả năng cho

Mạc phủ có thể tự bảo vệ đất nước Thực tế, nếu

muốn có đất nước hùng cường thì điều cần thiết là phải đặt thuế thương nghiệp Các nước châu Âu đã thu thuế thương nghiệp để tăng cường sức mạnh của quốc gia"(5) |

Vào cuối thời kỳ Tokugawa, người ta càng nhận thức rõ hơn ảnh hưởng của thương mại đối với đời sống kinh tế Những cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống quan điểm trên đây trong suốt thời kỳ lịch sử này cũng đã dẫn đến những tác động

không nhỏ cho việc lựa chọn đường hướng phát

triển kinh tế của nhiều lãnh địa, đến các biện

pháp cải cách kinh tế cũng như trong những

chính sách "khó lường" (6) mà Mạc phú ban hành

II BAKUHAN - TAISEI VÀ NHỮNG BIỂN CHUYEN CAN BẢN TRONG KINH TE

THUONG MAI

Chúng ta biết rằng sau năm 1600, dựa trên cơ sở ai đứng về phía mình trước khi trận Seki-

gahara kết thúc, Tokugawa Ieyasu (1542-1616)

đã chia các Daimyo ra lam 3 loai : Shimpan

Daimyo (Than phién), Fudai Daimyo (Phé dai)

Trang 4

54 Rghiên cứu Lịch sử số 2.1997

nghĩa vụ đối với chính quyền trung ương Cơ

chế chính trị Mạc phủ (trung ương) - Công quốc

(địa phương) mà lịch sử gọi là chế độ Bakuhan

-Taisei là một cơ chế chính trị rất điển hình của

Nhật Bản Cơ sở tồn tại của nó là sự trung thành

tuyệt đối của đẳng cấp thấp (bên dưới / nhận

lương) với chủ (thống trị, bên trên/ cấp lương); được vận hành theo chiều dọc : Samurai trung thành với Lãnh chúa, Lãnh chúa trung thành với Tướng quân và Tướng quân trung thành với

Hoàng đế Trong đó quan hệ Mạc phủ - Công quốc giữ vai trò chi phối Mối liên hệ giữa hai

cấp chính quyên này hiện vẫn là chủ đề tranh

luận sôi nổi trong giới nghiên cứu Nhật Bản (7)

"Vấn đề tranh luận là trong chế độ của Mạc phủ cai quản 260 lãnh địa , các lãnh địa đó đều có sự tự chủ rộng lớn về những vấn đề chính trị nội bộ của mình Họ có chư hầu, quân đội, luật

pháp,chính sách kinh tế riêng v.v Điều đó cho thấy rằng chỉ với những chức năng như thế, chúng ta cũng luôn luôn phải cân nhắc đến sự thiết yếu của chính quyền trung ương đã được hoà tan giữa các lãnh địa, và tất nhiên bao gồm

cả sự quản chế của Mạc phủ trong các lãnh dia

lớn của mình" (8) Tuy nhiên điều có thể nhận

thấy là cơ chế vận hành hai cấp, đa dạng đó đã

đưa đến những phát triển kinh tế không giống

nhau và đều nhau cả về tính chất và quy mô ở

mỗi Han trong một môi trường kinh tế được coi là thống nhất Một số nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế cho rằng vào thời kỳ Tokugawa ở Nhật Bản

thực tế đã cùng tôn tại song song hai nền kinh

tế

Thời kỳ Tokugawa được coi là thời kỳ phát

triển, hoà bình và ổn định trong lịch sử Nhật Bản Mơi trường hồ bình, ổn định đó là điều kiện căn

bản để các ngành kinh tế phát triển Sau một thời kỳ "Mở cứa", quan hệ giao thương với các nước, từ đầu những năm 1630, trước sức ép của những vấn đề trong nước và quốc tế, Mạc phú đã phải

từng bước thực thi chính sách "Đóng cửa" (Sak-

oku) Chính sách đó không khỏi dẫn đến những hậu quả tiêu cực, làm chậm bước phát triển của

Nhật Bản trên nhiều phương diện, nhưng nếu

nhìn nhận một cách tổng quát thì những gì mà

chính sách này đem lại là cực kỳ quý báu không chỉ trên phương diện chủ quyền và an ninh quốc

gia mà nó còn tạo nên sự đồng nhất về văn hoá và hình thành một ý thức dân tộc mạnh mẽ, kích

thích sự phát triển của những yếu tố kinh tế nội

tại

Đến giữa thế kỷ XVII, kinh tế, xã hội Nhật

Bản đã có những chuyển biến sâu sắc Thương

nhân trở thành tầng lớp có nhiều đặc quyền và nó vẫn tiếp tục liên kết chặt chẽ với giới lãnh đạo chính trị, duy trì các mối quan hệ truyền thống trước đây, mặc dù điều kiện lịch sử đã có nhiều

điểm khác trước

Chúng ta biết rằng ngay từ thời Chiến quốc (1336- 1590), để tiến hành chiến tranh, Oda

Nobunaga (1534-1582) va Toyotomi Hideyoshi

(1536-1598) đã nhiều lần phải nhờ cậy đến sự

giúp đỡ về tài chính và kinh nghiệm quản lý của các thương nhân Trong chiến tranh, thương nhân đã đóng vai trò như những sĩ quan hậu cần chịu trách nhiệm cung cấp tài chính, lương thực , vũ khí và các phương tiện phục vụ chiến tranh

khác cho chính quyền Mùa xuân năm 1589,

trong một cuộc hành quân đến Kyushu, Hideyoshi đã phải đem theo "Mười hai con ngựa

chở đây vàng và bạc" (9) Nhờ có sự "phục vụ

tận tình" đó mà nhiều thương nhân đã được giao quyền cung cấp cho quân đội, được phép thu thuế, buôn bán hay đứng đầu các hội buôn Đến thời Hideyoshi, thương nghiệp ở Nhật Bản vẫn

đạt được những bước phát triển mới Bản thân

Tokugawa leyasu cũng hiểu rất rõ thế lực của kinh tế tiền tệ trong việc tăng cường sức mạnh của đất nước và ông đã đề ra nhiều chính sách

mới khuyến khích phát triển sản xuất, thương

mại; chủ trương xoá bỏ mọi ngăn cách giữa các

lãnh địa để thông thương kinh tế; kêu gọi thương

nhân đến sống ở thành thị Sử sách còn ghi lại những quan hệ hết sức chặt chẽ giữa Tokugawa

Trang 5

Vài nét về tầng lớp thương nhân và hoạt động 55

lúc đó như : Suminokura Ryoi, Goto Mitsutsugu Chaya Shirojiro, Kamera Einin Sueyoshi Magozaemon, Suetsugu Heizo, Yodoya Keian Tat cả các thương nhân này đều có đặc quyền

lớn, kể cả việc bn bán với nước ngồi Nhiều

gia đình "cha truyền con nối" được giới lãnh đạo cao nhất đối xử rộng rãi Các Châu ấn thuyền (Shuinsen) của dòng họ Goto, Suminokura đã được Hideyoshi và sau đó là Tokugawa cho phép đến buôn bán ở Việt Nam cũng như với nhiều thương cảng ở châu Á, góp phần làm nên quan hệ giao thương nhộn nhịp trong một thời (10)

Các thương nhân Nhật Bản được hưởng đặc

quyền đó là chỗ dựa tin cậy cho chính quyền khi

chính quyền cần đến nguồn tài chính hay là để

được chu cấp một số sản vật đặc biệt như tơ lụa, hương liệu, đồ mỹ nghệ hảo hạng với gia ha và quà biếu Nhưng sau khi Nhật Bản thực thi

chính sách "Đóng cửa " đất nước thì phương thức kinh doanh của các thương nhân này tỏ ra không

còn có hiệu quả nữa trước chuyển biến mau lẹ

của những hình thức vận động mới trong đời

sống kinh tế Họ dần dần bị mất uy thế Sự suy tàn của loại thương nhân này cho thấy những hạn chế của cơ chế kinh tế quan liêu từ các triều đại trước, nhưng "Phần lớn là do tình trạng cấm đoán ngoại thương của Mạc phủ, thêm vào đó còn có

một lý do khác nữa, đó là sự thay đổi của tình hình chính trị và sự phát triển của các hình thức

hoạt động thương mại mới ở những thành phố lớn, nhất là ở Osaka" (11) Mac dù bị mất ưu thế

về kinh tế, nhưng những ảnh hưởng của các thương nhân này vẫn tác động lâu dài đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản

Sau khi chế độ Bakuhan-Taisei được thiết

lập, những nhu cầu về tài chính và thương mại ở Nhật Bản cũng thay đổi Với tư cách là người đứng đầu các Han, quản lý một đơn vị hành chính

tự chủ, Lãnh chúa địa phương phải chịu trách nhiệm trước chính quyền trung ương về sự quản chế ở địa phương mình, phải đóng góp nghĩa vụ quân sự, tham gia xây dựng các công trình công

cộng, thực hiện chế độ Sankin- Kotal ; nhưng họ được quyền tương đối độc lập trong việc ban hành và thực thi các chính sách của mình Vé kinh tế, nhìn chung các Lãnh chúa không phải nộp thuế cho chính quyền trung ương, được sử dụng tất cả các nguồn lợi trong khu vực do họ trực tiếp quản lý Mỗi Han đều có một chính sách kinh tế độc lập, đặc biệt là những Han "Ngoại

phiên" Do đó chúng ta có thể thấy những biện pháp của Mạc phủ trong việc hạn chế chính sách

biệt lập của các Han về kinh tế (và đôi khi cả về chính trị nữa )không phải bao giờ cũng đem lại những kết quả mong đợi

Trong điều kiện đó, cho đến đầu thế kỷ XXVII, ở các địa phương nhìn chung thương nhân vẫn chỉ hoạt động chủ yếu trong phạm vi lãnh

địa của mình Họ phải sống tại những nơi riêng

biệt để chính quyền dễ bề giám sát; mặt hàng

buôn bán của họ cũng bị giới hạn, quy định chặt chẽ; hàng rào kiểm tra cũng như chủ trương kinh

tế khác nhau ở mỗi Han đã khiến cho các thương

nhân không thể dễ dàng đưa hàng từ nơi này đến

nơi khác, hơn thế nữa họ còn phải luôn luôn đối phó với sự phản ứng của thương nhân bản địa Vì vậy những người buôn bán rất cần đến sự giúp đỡ, sự che chờ của Lãnh chúa ; và ngược lại các

Lãnh chúa cũng cần có sự hợp tác với thương nhân để bán được lúa gạo, sản vật địa phương và là chỗ dựa để vay nợ Nhưng trước sức ép của những điều kiện kinh tế mới, để có tiền trang trải

cho mức sống ngày một tăng và tham gia vào chế độ Sankin-kotai, những người đứng đầu các Han

ngày càng nhận thấy tính chất hạn chế, nhỏ hẹp

của thị trường địa phương và cần có một không

gian rộng lớn hơn cho việc đẩy mạnh sản xuất,

thương mại Hầu hết các Han có tiềm lực kinh tế

đều tìm cách đặt cơ sở buôn bán của mình ở

những trung tâm tiêu thụ lớn như Osaka, Edo

và chỉ định người tin cẩn điều hành công việc buôn bán Lúa gạo và nhiều loại hàng hoá khác

được chất đầy trong nhà kho ở các thành thị lớn

để chờ bán hay làm ngưồn bảo lãnh để vay tiền

Trang 6

56 Rghiên cứu Lich sw s6 2.1997

giả cho rằng vào thời kỳ cao nhất, ở các thành thị có tới 500-600 nhà kho như vậy Một mạng

lưới thị trường chung thống nhất trên cả nước đã

từng bước hình thành Sự hội nhập của kinh tế địa phương vào hệ thống kinh tế quốc gia còn

cho thấy những chỉ số trong sự phát triển của sản xuất và xã hội "Những thống kê dân số, địa bạ

và ghi chép về thuế đã cho thấy dân số và sản phẩm nông nghiệp, là hai chỉ số tăng trưởng cơ

bản của các ngành kinh tế thời cận thế đều tăng lên, mức tăng lớn đạt được là vào giữa những năm 1600 và 1800 Theo một tính toán thì dân

số đã tăng lên từ khoảng l8 triệu người vào năm 1590 tới khoảng 2Š triệu người vào năm l804 và

diện tích đất canh tác từ khoảng 1.635.000 chò

(1 cho tương đương với 2,45 mẫu ) trong đầu

những năm 1600 đã tăng tới khoảng 3.050.000 chò vào đầu những năm 1800” (12) Trong số

các sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trên thị trương lúc đó thì lúa gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng trao

đổi lớn nhất Hàng năm chỉ riêng Osaka đã lưu

thông tới 3/4 khối lượng thóc gạo mà các

Daimyo muốn bán Vào đầu thé ky XVIII, khoảng 40% khối lượng hàng hố bn bán ở

Osaka là lúa gạo trong tổng số trên 50% số lượng

lương thực được trao đổi ở đây Vào thời kỳ này,

ở Nhật Bản đã thực sự xuất hiện một thị trường

buôn bán thóc gạo thống nhất và đó là sản phẩm

thương mại quan trọng nhất trong thời kỳ Tokugawa

Trước đà phát triển mạnh mẽ của nhiều

ngành sản xuất, thương mại cũng như hoạt động

ngày càng tỉnh vi của đời sống kinh fế, phần lớn Lãnh chúa đều phải lần lượt giao quyền buôn bán tại các cơ sở kinh tế của mình cho các Đại diện thương mại ở thành thị và loại thương nhân

Kuramoto đã xuất hiện trong hoàn cảnh đó Họ được nhận lương (có người nhận tới 10.000 Koku I năm), được quyền ưu tiên buôn bán và được

nhận một số địa vị xã hội khác của đẳng cấp Võ

sĩ Từng bước các Lãnh chúa ít nhiều đều phải

phụ thuộc vào thương nhân, nhất là những thương nhân lớn Hoạt động của tầng lớp thương

nhân tại những trung tâm thương mại và cả ở các

vùng quê rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác

nhau Đến cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX, quy mô cũng như hình thức hoạt động thương

mại ở Nhật Bản còn chưa đạt tới một tiến triển đồng nhất "Sự phát triển của kinh tế tiền tệ và gắn liền với nó là sự trỗi dậy của các thương nhân

đã không tác động được đến tất cả mọi vùng của đất nước một cách tương tự như nhau và cùng một thời gian Từ giữa thời kỳ Tokugawa trở đi, phần lớn tư bản thương mại ở các thành phố

lớn đã trở thành tư bản cho vay nợ lãi, trong khi đó ở các tỉnh mới thấy có những dấu hiệu của sự

chuyển hoá trong tư bản thương mại và kinh

doanh tiền tệ giản đơn" (13)

Tuy nhiên từ các trung tâm thương mại lớn, những hình thức kinh doanh và hoạt động kinh tế mới đã từng bước tác động đến các địa phương cho dù là những vùng xa xôi nhất Từ giữa thế

ky XVIII, kinh tế ở nhiều địa phương cũng đã vươn dậy và đạt được những bước tiến vững chắc trên cơ sở sẵn xuất sản phẩm hàng hoá có chất

lượng cao, đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường Thương nhân ngày càng đòi hỏi các

nhà sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, thay đổi hình thức và chủng loại hàng hoá để tăng sức cạnh

tranh trên thị trường Hoạt động sản xuất ở những khu vuc phu can Osaka, Kyoto, Edo cho thay rõ

điều đó Đến năm I 859, chỉ còn 10% số hàng lụa dùng ở Edo là do Kyøro cung cấp, số còn lại là

từ các địa phương đem đến Ở những vùng có

kinh tế hàng hoá phát triển như Kinai, Kyushu

hoạt động của các thương nhân địa phương vô

cùng năng động Họ tự tổ chức ra các phường hội buôn bán mới, tự do gọi là Nakana để tăng sức

cạnh tranh trên thương trường thông qua việc

tăng cường trách nhiệm, ý thức kỷ luật, sự cố kết

Trang 7

Vài nét về tầng lớp thương nhân và hoạt động 57

mạnh mẽ cho việc lật đổ chế độ Mạc phủ và đã

góp tới 40% cơ sở doanh nghiệp, 25% tổng số

thuế thu nhập trong công cuộc xây dựng Nhà nước tư bản hiện đại đầu tiên ở châu Á

Ở nhiều Han, để khắc phục tình trạng thiếu

hụt về tài chính, các Lãnh chúa đã ban hành

nhiều chính sách nhầm khuyến khích sản xuất và vay vốn để mở rộng sản xuất, khai hoang

Nguồn vốn đó thường được vay từ các thương nhân - tài chính ở thành thị (Kakeya) Loại thương nhân này cũng sẵn sàng tham gia vào

những hoạt động đầu tư nói trên để được chia lợi

nhuận hay giành đặc quyên buôn bán Họ còn

"tao điều kiện" cho các Lãnh chúa được vay tiên

trước tương đương với 2-3 năm thu nhập và với

lãi xuất hàng năm từ 15% đến 20% Bằng cách

đó, một số thương nhân đã trở thành thương nhân

kiêm chủ cho vay nợ lãi và điền chủ lớn, trong khi đó nhiều Lãnh chúa ngày càng phải gánh chịu những khoản nợ chồng chất, phải phụ thuộc vào thương nhân và phải mềm dẻo với họ khi đề

ra các chính sách của mình Bản thân Tướng quân, với tư cách là Lãnh chúa lớn nhất, cũng luôn luôn phải đương đầu với tình trạng kiệt quệ

về tài chính Trên thực tế, ở nhiều vùng thương

nhân đã trở thành lực lượng điều phối hoạt động sản xuất, thương mại Năm 1705, khi tài sản của

một thương nhân chuyên buôn bán lúa gạo nổi

tiếng ở Osaka có tên là Yodoya Sakuroemon bị

chính quyền tịch thu, tổng số nợ của các Lãnh chúa với ông ta lên đến 121.867.610 ryø vàng, tức là gấp nhiều lần tổng thu nhập quốc dân của

Nhật Bản lúc đó và tương đương với thu nhập của Mạc phủ trong hơn 2 thế kỷ Hầu hết các Lãnh chúa ở miền Tây Nhật Bản đều là con nợ của Yodoya Gia đình Konoikeya Zenemon

cũng là một hiện tượng tiêu biểu khác Từ một cơ sở chuyên sản xuất rượu Sake, gia tộc này đã

trở thành tập đoàn thương nhân có thế lực nhất,

nắm giữ các hoạt động vận tải đường biển ở Nhật

Bản Năm 1690, Konoikeya sở hữu 100 chiếc tau chuyên vận tải gạo, hàng hoá cho các Lãnh chúa

ở Miền Tây Nhật Bản về Osaka Năm 1670, khi

Ngân hàng Osaka (Junin Ryogae) được thành

lập, Konoikeya trở thành một trong những thành

viên sáng lập, bản thân ông có quan hệ mật thiết

với 32 Han và là một trong những chủ nợ lớn

nhất ở Nhật Bản Năm 1684, ông đã cho các Daimyo vay 3445 kamme (khoang 57.500 ryo)

trong tổng số cho vay là 3858 kamune Năm

1706, số nợ mà ông cho các Daimyo vay là 16.160 kamzne (khoảng 278.600 ryo) trong tổng

số cho vay là 18.258 kamme và năm 1795 con

số đó lên đến 26.660 karmmne (tương đương với 416.300 ryo) trong tổng số nợ cho vay là 33.470

karmmne (14) Nhóm thương nhân - tài chính giàu

có này có quan hệ hết sức gần gũi với chính

quyền trung ương và một số địa phương Những

năm 60 của thế kỷ XIX, trước phong trào Cải cách sôi động, quyền lợi của họ càng gắn chặt

với sự tôn vong của chính thể phong kiến Khi

Cải cách Minh Trị diễn ra, trừ một số trường hợp ngoại lệ, hầu hết thế lực kinh tế của các thương

nhân này đã bị sụp đổ theo chính quyền Mạc phả

Từ những điêu trình bày trên, chúng ta có

thể nhận thấy một trong những đặc điểm nổi bật

của hoạt động thương mại ở Nhật Bản trong thời

ky Tokugawa 1a pham vi va ảnh hưởng của nó không bị hạn chế trong khuôn khổ của một lĩnh vực kinh tế nào Các thương nhân không chỉ tiến

hành công việc buôn bán mà còn tham gia đầu tư trực tiếp vào nhiều ngành sản xuất: nông nghiệp, luyện kim, khai mỏ, vận tải, kinh doanh tiền tệ Hoạt động kinh tế đa dạng đó của tầng lớp này, đặc biệt là của các thương nhân có thế

lực, đã đẩy nhanh sự phân hoá giữa các giai tầng

xã hội, thậm chí nó đã gây ra những xáo trộn lớn ngay cả trong giới doanh nghiệp Một số người

trở nên hết sức giàu có, nắm giữ khối lượng của

Trang 8

58 Rghiên cứu lịch sử số 9.1997

sự tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ này Có thể

nói những biến chuyển nổi bật đó trong kinh tế ở thời kỳ Tokugawa là "sự chuẩn bị" hết sức quý báu cho các bước phát triển tiếp sau của kinh tế Nhật Bản hiện đại

Thế lực của tầng lớp thương nhân, đặc biệt

là của bộ phận thương nhân - tài chính đã có

những ảnh hưởng sâu rộng đối với toàn xã hội,

tác động đến chính sách của giới chính trị cầm

quyền Sự cố kết chặt chẽ giữa các thương nhân với chính quyền vì lợi ích kinh tế cũng là một

đặc điểm khác nữa cần lưu ý Mối liên kết đó vừa thể hiện đặc tính Phương Đông của kinh tế Nhật

Bản vừa cho thấy sự phát triển nhạy cảm, luôn

luôn có nội dung và phương thức hoạt động mới

phù hợp với điều kiện chính trị hiện thời Rõ ràng

là ngoài những tác động khách quan theo quy

luật kinh tế thì chính sách của chính quyền các

cấp cũng đóng những vai trò tích cực nhất định

Thể chế Bakuhan -Taisei mặc dù vận hành theo

cơ chế quan liêu quân phiệt tập trung và tất nhiên

không tránh khỏi những hạn chế lịch sử, nhưng nó cũng đã tạo ra những "khoảng trống" cần thiết, đủ để cho mỗi Han với tư cách là một đơn vị hành chính độc lập, tuỳ theo điều kiện cụ thể

của mình có thể tự định đoạt các chính sách kinh tế - xã hội Trong lịch sử, Trung Quốc, Triều

Tiên và Việt Nam dường như đã thiếu vắng một cơ chế như thế

CHÚ THÍCH

1) Eijiro Honjo : "The Commoner Class of The

Tokugawa Period", Kyoto Economic Review, No.2, Vol VIII, December 1933, p46-47 2) Takao Tsuchiya : "An Economic History of Ja-

pan", Philadelphia Porcupine Press, 1977, p202-

203

3) Peter Duus : "The Rise of Modern Japan" Stan-

ford Universitys 1976, p47

4) Charles David Sheldon : "The Rise of the Merchant Class in Tokugawa Japan : 1600-1868", Associa- tion for Asian Studies, 1973, p134

5) D&n theo : Eijiro Honjo : "Views in Taxation on

Commerce in the Closing Days of Tokugawa

Age" Kyoto University Economic Review, Vol XVI, No 3, July 1941, pl 1-12 C6 thé tham khao những bài viết cũng của GS Eijiro Honjo về tư

duy kinh tế trong thời kỳ Tokugawa đăng trên tạp chí nghiên cứu nói trên số 4,T10-1939.Số 2,T4-

1940 và số 4 ,T10-1940

6) Peter Duus Sdd, tr 49

7) Xem Conrad Totman : "Politics in the Tokugawa

Bakufu, 1600-1843" University of California Press, 1988

8) Albert M Craig : "The Central Goverment" trong

cu6n : "Japan yi Transition from Tokugawa to

Meiji" do Marius B.Jansen va Gilbert Rozman chu bién, Princeton University Press, 1986, p38

9) A Kobata: "The Production and Uses of Gold and

Silver in Sixteenth and Seventeenth-Century in Japan", The Economic History Review, publish- ed for the Economic History Society, Holland,

Vol XVIII, No 2, August 1965, p257

10) Xem bài của PGS Momoki Shiro: "Nhat Ban va Việt Nam trong hệ thống buôn bán vào thế ky XVII-XVIII" trong cuốn "Phố Hiến - Kỷ yếu Hội thảo khoa học" Sở VHTT Hai Hung, 1994,tr,45- 59

11) Sydney Crowcour : "Changes in Japanese Com- merce in Tokugawa Period"; The Journal of

Asian Studies Vol XXII, No 4, August 1963,

p391

12) Peter Duus.Sdd,tr 40 13) S.D Sheldon,Sdd,tr, 144

14) Số liệu của S Crowcour Sđd,tr,393 Kamme hay

kan là đơn vị trọng lượng tương đương với 1000

Ngày đăng: 30/05/2022, 22:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w