Công bố - Giới thiệu tài liệu lưu trữ Vài nét về:
Số 10/2007 PHONG TRAO THE GIO PHAN BOI CHIEN TRANH VIET NAM
QUA TAI LIEU LUU TRO
ừ sau các chiến thắng của Quân giải phóng ở Bình Giã, Ba Gia, Phước
| Long - Đồng Xoài, bước vào năm 1965, tình hình chiến trường miền Nam ngày càng chuyển biến nhanh theo hướng bắt lợi cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn
Báo cáo của phái đoàn Mc Namara và Maxwell Taylor thang 4/1965 cho biét: “tinh hình miễn Nam Việt Nam nghiêm trọng và sẽ nghiêm trọng hơn nữa, quân đội Việt
Nam Cộng hòa không đủ sức đương dau voi
Việt cộng, tương quan lực lượng ở mức báo động, quyễn chủ động đã về tay cộng sản” Còn theo báo cáo của Westmoreland,
“Chính quyền Sài Gòn sắp sụp đỗ, hành quân cấp quân đoàn của Cộng sản có thể mở ở khắp các tỉnh Nam Việt Nam, rối loạn về chính trị, yêu kém về chính quyền, sa sút về quân dor” Nói một cách khác, thất bại
của chế độ thực dân mới ở miền Nam Việt
Nam ngày càng hiển hiện và ảnh hưởng của
nó đến chính trường nước Mỹ ngày càng sâu sắc
Để cứu vãn tình thế, đầu năm 1965, Tổng thống Johnson đã đưa ra thông điệp:
“Mỹ phải có mặt ở Nam Việt Nam vì nước
bạn yêu câu, vì phải giữ cam kết 10 năm
trước đây, vì an ninh của bản thân nước Mỹ
và hòa bình châu Âu” và quyết định "ồ ạt
đưa quân Mỹ vào Nam Việt Nam Từ 32.000 quân đầu năm 1965, quân viễn chinh Mỹ và
chư hầu ở miền Nam Việt Nam nhanh
chóng đạt hơn ⁄2 triệu quân vào năm 1967 Với lực lượng hùng hậu, quân Mỹ lao ngay vào các cuộc hành quan “tim diệt” từ quy
mô nhỏ đến đại quy mô, nhằm diệt cho bằng
được đầu não của Cộng sản, bình định miền
Hà Kim Phương
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II Nam, gianh lại thế chủ động trên chiến trường Đồng thời, mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng hải và không
quan hong đè bẹp "ý chí” của dân tộc Việt Nam
Nhưng, bằng những Núi Thành — Quảng Nam, Plâyme - lađrăng, Đất Cuốc - Biên Hòa, Bằu Bảng, Long Nguyên — Bình Dương và những Hồ Xã, Côn Cỏ (Vĩnh
Linh), Đồng Hới (Quảng Bình), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hàm Rồng (Thanh Hóa),
trong 2 mùa khô (1965-1966 và 1966-1967),
quan, dân 2 miền Nam — Bắc không những
đánh bại âm mưu của Mỹ —- Ngụy mà đã
đưa cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam
Ở nước Mỹ, thực sự đã có một cuộc
chiến ngay trong lòng nước Mỹ Nội bộ
chính quyền bị chia rẽ sâu sắc, trong nhân
dân các tin tức về Việt Nam len lỏi vào từng
bữa cơm gia đình, trên đường phố phong
trào phản chiến diễn ra rằm rộ, thu hút hàng vạn người thuộc đủ mọi tầng lớp tham gia Tiêu biểu như cuộc biểu tình ngày
16/4/1965 của 20.000 sinh viên Mỹ, hay
cuộc biểu tình của 40.000 người có cả
những cựu binh Mỹ từ Việt Nam trở về ngày
15/4/1967
Khắp năm châu, phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam cũng diễn ra rằm rộ với sự lãnh đạo và phối hợp của nhiều tổ
chức quốc tế uy tín như: tổ chức công giáo
“World Council of Churches” voi su tham gia
của 90 nước, tổ chức International
Trang 2Công bố - Giới thiệu tài liệu lưu trữ
nước, Các tổ chức này không hoạt động riêng lẻ, mà đoàn kết, gần như là những "cơ
quan đầu não” của phong trào Từ những tổ chức này, phong trào đấu tranh đòi chấm
dứt can thiệp Mỹ ở Việt Nam, đỏi quyền tự
quyết cho dân tộc Việt Nam và công nhận
Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam,
phát triển rộng lớn khắp các châu lục
Trong các quốc gia tham gia phong trào
này, Bỉ dường như trở thành trung tâm, với sự thành lập Tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam tại
Bruxelles và rất nhiều cuộc biểu tình phản
đối chiến tranh Việt Nam Tiêu biểu có thể kể đến cuộc biểu tỉnh ngày 4/3/1967, do Phong trào vận đồng hòa bình quốc tế tổ
chức Đây là cuộc biểu tình có tiếng vang
lớn, được chính quyền Sài Gòn đánh giá là
"vĩ đại, đặt trên phương diện toàn quốc" và “có hại đến tỉnh thần và vật chất của dân tộc Việt Nam đang chống nạn xâm lăng, cũng
như nội bộ của Bỉ một quốc gia có truyền thông công giáo, "3 Được sự kêu gọi, ủng
hộ của "gần 200 nhân vật, trong ay có Đúc Hồng y Jos Cardijn, 2 Quéc vu khanh: O
Camille Huysmans va Henri Rolin, nhiéu dan biéu va thượng nghị sĩ, giáo sw dai hoc,
các vị lãnh tụ tô chức xã hội và phong trào quốc gia chống nguyên tử lực (Comiie
National du la Marche anti-atomique), .”
cuộc biểu tình đã thu hút hàng ngàn người
tham gia, diễu hành một cách thứ tự “đại biểu tỉnh Anvers; thanh thiếu nữ Thanh Lao
công; học sinh các trường Charleroi — Athénée — lxelles - Lambetrt, hiệp hội sinh
viên do thái Bỉ —- Athénée Bracops; Ecole Professionnelle Marius Renard; tập đoàn
U.L.B, hiép hội sinh viên, lao công
Thudinie, Mons-Borinage, Liêge (Tập đoàn tranh đấu hòa bình tại Việt Nam thành phố
Liêge, Đoàn thê Liên hiệp tranh thủ hòa bình
cho Việt Nam) Tinh Liége hang say va co
đại diện đông đảo nhát Sau đó là đại diện
“Cité Ardente cua thanh phé Bruxelles, chua
kê các đảng vién cua “Mouvement Chrétien pour la Paix” (M.C.P.), cua (J.G.S.) “Jeunes
Gardes Socialistes*®, mang theo Quéc ky
của Việt Nam Dân chủ cộng hòa và cờ đỏ
búa liềm, qua các đại lệ của thủ đô
Số 10/2007
Bruxelles, từ Bd Emile Jacqmain tới Bd Anspach, công trường Place de la Bourse,
công trường Entainos — Đại lộ Maurice Lemonnier, Đại lộ Bd du Midi, với nhiều
"biểu ngữ đòi cham dứt oanh tạc Bắc Việt,
đòi quyên tự quyết cho nhân dân Việt Nam và phản đối mọi sự can thiệp trực tiếp pay gián tiếp vào cuộc chiến tranh Việt Nam®
Phiếu trình của Lê Văn Hoa gửi Tổng
lãnh sự Việt Nam cộng hòa tại Paris ngày 7/13/1967 cho rằng: “Cuộc biểu tỉnh có vẻ là
một trò đùa”, song những hoạt động đối phó của Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn lại cho thấy điều ngược lại Để đối phó, Bộ
Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã chỉ thị cho Tòa Đại sứ tại Luân Đôn cử 3 nhân viên
tới Bruxelles (Bỉ) từ ngày 9/1/1967 (trước
cuộc biểu tình gần 2 tháng) để vận động các
nhóm "cerole des Etudiants Libéraux”, hội sinh viên Việt Nam tại Bỉ, Bộ Ngoại giao Bỉ
và Tòa Đại sứ Hoa kỹ tại Bỉ để đối phó Đồng thời đôn đốc các sinh viên Việt Nam theo “quốc gia” thực hiện “phản công chống
lại luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của
nhóm thiên tả”
Phiếu trình cũng cho thấy sự hiện diện
của tình báo Hoa Kỳ - “chúng tôi có cảm
giác là Hoa Kỳ đã ngắm ngâm hoạt động, nếu không nói là cưỡng bách giới Thiên Chúa giáo đề cuộc biểu tỉnh thất bại” Việc ngăn chặn cuộc biểu tình này, cho thấy tinh chất "nghiêm trọng” của nó
Và thật sự, những tài liệu còn lại cho
thấy, ảnh hưởng của cuộc biểu tình đã lan
sang cả nước Anh Trong 3/1967, một nhóm
54 nghị sĩ lao động kêu gọi tổ chức biểu tinh
trên tuần báo New Stalsman Lời kêu gọi
nhanh chóng thu hút được các tầng lớp
nhân dân Anh Ngày 25/3/1967, có 3.000
ngàn người biểu tình trước sứ quán Mỹ (tại
Anh) Tiếp đó, ngày 27/3/1967, 5.000 người khởi hành từ Aldermaston, cách London
90km, đã hòa nhập với 5.000 người ở thủ
đô Luân Đôn đòi ngừng oanh tạc Bắc Việt,
ủng hộ đề nghị hòa bình của Uthant, yêu
cầu chính phủ Anh ngừng can thiệp vào
chiến tranh Việt Nam,
Không chỉ dừng lại ở những cuộc biểu
Trang 3Công bồ - Giới thiệu tài liệu lưu trữ Số 10/2007
phản đối chiến tranh Việt Nam đã tổ chức
Hội nghị ở Stockhome (Thụy Điển) ra Bản tuyên bồ về chiến tranh Việt Nam và lập Tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh xâm
lược của Mỹ ở Việt Nam, tạo nên một
cuộc đấu tranh chính trị sâu rộng trên toàn
thế giới Phong trào không chỉ dừng lại ở việc tổ chức những cuộc biểu tình, những cuộc đấu tranh đơn thuần, mà đã sát cánh
cùng nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước Phong trào thé giới phản đi chiến tranh của đề quốc Mỹ ở
Việt Nam đã góp phần quan trọng trong
việc Tổng thống Johnson phải tuyên bố
ngưng ném bom miền Bắc, rút quân viễn
chỉnh Mỹ và chư hâu khỏi miễn Nam Việt
Nam
1,2 Hà Minh Hồng Lịch sử Việt Nam cân hiện đại
(1858-1975), Nxb ĐHQG Tp.HCM, 2005, tr 193-194
3, 4 Phiếu trình Tổng lãnh sự Việt Nam Cộng hòa tại Paris, hồ sơ 20428, phông Phủ Thủ tướng VNCH
5 6, 7 Công văn sé 58/CT/M ngày 3/3/1967 của Tòa
Đại sứ Việt Nam Luân Đôn gửi Tổng Ủy viên Ngoại giao, hồ sơ 20428, phông Phủ Thủ tướng VNCH
THONG BAO
Thi bình chọn 100 tài liệu lưu trữ Việt Nam tiêu biểu Để tiễn tới kỷ niệm lần đầu tiên ngày truyền thông của ngành Lưu trữ Việt Nam 03/01/2008, được sự đồng ý của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam tổ chức cuộc thi bình chon 100 tài liệu lưu trữ Viét Nam tiéu biéu từ trước tới nay
Danh sách 100 tài liệu lưu trữ Việt Nam tiêu biểu sẽ được Hội
đồng các nhà khoa học bình chọn theo đề cử của các cá nhân, tập thể
trong và ngoài nước
Tài liệu lưu trữ tham gia bình chọn phải là bản sao, có chú thích rõ
thời gian sản sinh, cơ quan hoặc cá nhân là tác giả, kỹ thuật chế tác,
nơi bảo quản và hiện ai đang là chủ sở hữu
Người gửi tài liệu lưu trữ dự thi, nếu được bình chọn vào danh
sách 100 tài liệu tiêu biểu sẽ được vinh danh và nhận tặng phẩm lưu
niệm
Tài liệu dự thi gửi về Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 12 Đào
Tân, Ba Đình, Hà Nội, trước ngày 10 tháng 12 năm 2007 Mọi thông tin chí tiết xin liên hệ theo điện thoại 04 8327004; 04 7666375