1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vài nét về nghề khắc in và kỹ thuật bảo quản mộc bản triều Nguyễn

4 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 219,35 KB

Nội dung

Trang 1

VAI NET VE NGHE KHAC IN

VAKY THUAT BAO QUAN MOC BAN TRIEU NGUYEN I Vài nét về nghề khắc in Mộc bản ở Việt

Nam

Vào thế kỉ XV xuất hiện một làng nghề

chuyên khắc ván in cho triều đình và nhu cầu xã hội, đó là làng Hồng Lục và Liễu Tràng thuộc huyện Gia Phúc, nay là xã Tân Hưng, huyện Gia Lộc — Hải Dương Người có công gây dựng nghề in ở đây là Thám hoa Lương Như Hộc Ông được tôn vinh là tổ sự nghề in của làng”?

Hồng Lục và Liễu Tràng là 2 làng nghề khắc ván ín nỗi tiếng ở Việt Nam dưới thời phong kiến Nghề in ở Hồng Lục, Liễu Tràng đã phục vụ đắc lực cho sự nghiệp chính trị, văn hóa, giáo dục của đất nước Tiêu biểu là bộ Đại Việt Sử ký toàn thư được khắc in vào cuối thế kỉ

xvii

Đến thời Nguyễn, nghề in phát triển mạnh hơn Các nhà in đều khẳng định danh tiếng của mình trên các án bản Năm 1811, Lạc Thiện Đường khắc in sách Truyên Kì Tân Phả của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm Năm 1815, Tích Thiện Đường khắc in Chu dịch quốc âm ca của Đặng Thái Phương Hải Học Đường do Trấn

thủ Hải Dương là An Quang hau Tran Céng

Hiến chủ trương, khắc in 12 quyền của bộ Từng Thư Danh thi hợp tuyễn, trong đó có Bạch Van Am Thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, quyền 5;

Lập Trai Thi tập của Phạm Quý Thích, quyển 8;

Tỉnh sà kỷ hành của Phan Huy Ích, quyền 9

Càng về sau, các “đường” xuất hiện càng nhiều

để khắc in sách như: Úc Văn đường, Hội Văn đường, Tân Tác đường, Quảng Văn đường, Hữu Văn đường, Đồng Văn đường, Thịnh Mỹ

đường, Phúc Văn đường, Quan Văn đường, Chiêu Văn đường, Liễu Văn đường v.v

Việc in và phát hành sách thời kì này có xu hướng thương mại hóa Điều này phù hợp với 14

ThS Phạm Thị Huệ - Nguyễn Huy Khuyến Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV

quy luật, có tác động tích cực nhất định đối với đời sống văn hóa nước nhà

Truyện Kiêu của Nguyễn Du lần đầu tiên do Phạm Quý Thích khắc ván in đã mau chóng trở

thành bản cực hiếm ngay dưới thời Minh Mệnh?)

Đây là thời kỳ nở rộ các ấn bản truyện thơ Nôm như Tống Trân — Cúc Hoa, Phạm Tải — Ngọc Hoa, Phuong Hoa .V.v

Vao thoi diém nay, cac “dudéng” da cung

cấp nhiều thợ giỏi vào kinh đô Huế để khắc in

các ấn bản của triều đỉnh

Ngoài dân gian có một số ấn bản của tư

nhân được khắc in tương đối tốt như Ức Trai di tập do Dương Bá Cung đích thân trông nom việc khắc in

Quốc sử quán, với tư cách là một cơ quan trước tác cấp nhà nước, kể từ khi bắt đầu hoạt động đã cho biên soạn và khắc in một loạt các công trình đồ sộ có giá trị cao còn lưu lại ngày

nay như:

1 — Đại Nam liệt truyện ® 2 — Đại Nam thục Iuc® 3— Minh Mạng chính yếu?

4 - Khâm Định Việt sử thơng giám cương muc®

5 ~ Đại Nam nhất thống chi (thoi Tự Đức)®

6 ~ Đông Khánh Khải Định chính yêu"?

Trang 2

6 — Ngự chế văn (Thiệu Trị) 7 ~ Ngự chế thi (Tự Đức) 8~ Ngự chế văn (Tự Đức) ứ? Tính đến đầu thế kỷ XX, số lượng sách do

Quốc sử quán khắc in lên tới 68 bộ”? Tinh

trung bình mỗi công trình dày từ 1.000 đến 10.000 trang chữ Hán Tại Việt Nam, trước thé kỷ XIX, có lẽ không có một cơ quan trước tác nảo biên soạn và khắc in một khối lượng công trình lớn như vậy

Qua thực tế lịch sử cho thấy các thế hệ sử thần triều Nguyễn đã để lại cho hậu thế nhiều

thông tin bổ ích về nhân văn Việt Nam

Viện Sử học Việt Nam, đã có lý khi nhận định về bộ sử Đại Nam thục lục "là bộ sách lịch

sử có nhiều tài liệu tốt cho công tác nghiên cứu sử học, văn học, triết học, kinh tế, chính trị học, luật học, quân sự, văn hóa, tư tưởng của xã

hội Việt Nam từ năm 1558 đến năm 1888” “9 Và một số nhà nghiên cứu đã cho rằng: chỉ

cần đọc hai bộ chính sử của Quốc sử quán triều Nguyễn là Khâm Định Việt sử thông giám cương mục và Đại Nam thực lục "tà sẽ có một biểu nhất lãm tổng quát về lịch trinh diễn tiến của Việt sử từ thuở sơ khai đến đời vua Đồng

Khánh"

II Kỹ thuật khắc in Mộc bản

Vấn đè kỹ thuật khắc in Mộc bản hiện nay

đang có nhiều ý kiến khác nhau, cần được

nghiên cứu tìm hiểu thêm

Hiện tại Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Luu trữ Quốc gia IV có khoảng 35.000 tấm

Trong đó có nhiều bộ sách, chữ được khắc trên Mộc bản rất nhỏ, diện tích 04cm? #%_ Như chúng ta đã biết, chữ Hán - Nôm là chữ khối

vuông, gom m nhiều nét, có những chữ lên tới hơn

30 nét "2, tất cả đều được khắc đầy đủ trên một diện tích nhỏ như vậy Điều đó cho thầy kỹ thuật khắc in đã đạt tới trình độ điêu luyện và tỉnh xảo như thế nào Về chất liệu gỗ dùng làm ván khắc: Theo sách “Đại Nam nhất théng chi’ thi gỗ dùng làm ván khắc in là gỗ lồng mật (nha đồng mộc), thớ gỗ trắng, sáng như ngà vơi (còn gọi là gỗ mức)”

Theo Châu bản triều Nguyễn, vào thời Tự Đức, sử quán tấu trình về việc khắc in các sách Ngự chế thí sơ tập, Đại Nam thực lục chính biên

đệ tam kỷ có viết: "Nay kiễm thấy bản mẫu cuốn

thực lục gồm 1.900 trang, cần dùng 995 tắm gỗ thị”

Cũng vào thời Tự Đức, khi đã xuất hiện bản in chữ bằng thiếc thì việc sử dụng Mộc bản để khắc in vẫn được coi trọng Trong Châu bản

triều Nguyễn có ghi: Khi khắc in sách Ngự chế Việt sử Tỗng Vịnh tập, & quyển thủ có tên sách,

xung quanh vẽ rồng mây, sức cho thợ khắc ván

in bìa sách và lời đề tựa bằng mực đỏ, chúng thần trộm nghĩ, lời đề tựa nếu dùng bản in chữ

bằng thiếc thì chữ in bằng mực đỏ nhỏ bé, e

rằng không được rõ lắm Xin cho Nội các sức cho viết tờ nhan đề, giao cho sử quán tư cho lĩnh gỗ thị giao cho thợ khắc ván, in bằng mực đỏ mới được rõ ràng, trang nha”

Cũng trong Châu bản triều Nguyễn, vào thời vua Thành Thái, Quốc sử quán tâu: Ngày tháng 9 năm ngoái, quản thần tuân theo các điều cung

lục và phiến chuẩn của bộ Lễ tuân lệ đem hai bộ

sách Tự Đúc Thánh chế và Luận Ngữ thích nghĩa ca, Tự học giải nghĩa châm chước nghĩ viết thử mỗi bộ hai trang giấy tiền trình lên chờ

chỉ, vâng được châu điểm Nay Quán thần tuân

phụng kiểm báo rằng hiện các sách trên đã viết xong, xin kính cân tiền lãm, chờ giao ra Lại tuân

viết bản riêng và cho Quán thần đem gỗ thị cho

khắc in Sau khi khắc xong cần in ấn bao nhiêu bộ sẽ lại phụng nghĩ xin”Ô,

Như vậy có thể nói rằng dưới thời Nguyễn,

gỗ thị được sử dụng nhiều để khắc ván in các

sách của triều đình

Tuy nhiên trên thực tế, Mộc bản triều

Nguyễn hiện đang được bảo quản tại Trung tâm

Lưu trữ Quốc gia IV, gỗ dùng để làm ván khắc

in có thể không phải chỉ có gỗ thị, mà còn có những loại gỗ khác Vấn đề xác định các chủng loại gỗ dùng làm ván khắc in cần phải được nghiên cứu đầy đủ để có cơ sở khoa học cho việc bảo quản khối tài liệu quý hiếm này

Ngoài kỹ thuật khắc in, chat liệu gỗ, việc sử dụng mực in cũng là một vẫn đề cần quan tâm

Qua tài liệu Mộc bản, cho thấy hầu hết các sách của Triều đình khắc in thường dùng mực nho để in Riêng những trang bìa, những bài dụ, bài tựa của những bộ sách lớn được in bằng mực son

Hai loại mực này có thể có tác dụng kéo dài

tuổi thọ của Mộc bản Qua khảo sát và nghiên cứu thực tế Mộc bản đang bảo quản tại Trung

Trang 3

tâm Lưu trữ Quốc gia ÌV cho thầy trên một tắm Mộc bản, phần có mực phủ lên thì gỗ không bị mục, Ít bị hủy hoại hơn so với phần gỗ không có mực

Vân đề này cần được nghiên cứu tiếp để tìm ra biện pháp bảo quản hữu hiệu đối với Mộc

bản

III Kỹ thuật bảo quản tài liệu Mộc bản Việc bảo quản Mộc bản dưới thời Nguyễn được các nhà vua đặc biệt quan tâm: đã cho xây dựng Quốc sử quán đề biên soạn các sách sử và bảo quản các ván khắc in những bộ sách

chính văn, chính sử của triều đình Sách Đại

Nam thục lục chơ biết: “Vua dụ bầy tôi rằng: nhà nước ta mở mang đến nay, các Thánh nối nhau 200 năm Kịp Thế Tổ Cao Hoàng đề ta trung hưng thống nhất đất nước, trong khoảng ấy, sự tích công nghiệp nếu không có sử sách thì lây gì để dạy bảo lâu dài về sau Thần muốn lập sử quán, sai các nho thần biên soạn Quốc sử thực lục để nêu công đức về kiến, đốc, cơ, cần làm phép cho đời sau cũng chẳng là phải sao”

Năm Minh Mạng thứ nhất (1820) Quốc sử quán được dựng xong để biên soạn quốc sử Năm Tự Đức thứ 2 (1849) dựng thêm Tàng bản đường ở phía sau sử quán để chứa Mộc bản

Điều này cho thấy triều Nguyễn rất quan tâm đến việc bảo quản tài liệu Mộc bản, hạn chế đén mức thắp nhất tác hại của môi trường đối với tài liệu Tuy nhiên do khí hậu nước ta là khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình hàng năm cao trên 80%, đó là điều kiện rất thuận lợi cho nắm mốc phát triển trên gỗ Và vào mùa khô hanh, nhiệt độ cao làm ho Mộc bản dễ bị nứt Trên thực tế cho thấy Mộc bản thường bị nứt theo thớ gỗ

Để khắc phục tinh trạng đó, người xưa đã biết sử dụng một phương pháp rất có hiệu quả

Đó là, trên hai đầu tắm Mộc bản, người ta đã

cưa một đường rãnh cắt đứt liên kết giữa hai

mặt của tâm Mộc bản, sau đó dùng thanh nêm bằng tre già để nêm chặt vào rãnh đó Việc làm

này giữ cho Mộc bản hạn chế bị nứt vỡ, hoặc trong trường hợp bị nứt cũng không thể vỡ rời thành hai mảnh Bởi thanh nêm bằng tre đã có

định hai nửa của tắm Mộc bản Trên thực tế, những tấm Mộc bản có nêm tre ít khi bị nứt Đặc điểm này thấy rõ nhất trong bộ ván khắc sách Đại Nam thực lục chính biên, Ngự chê Việt sử lỖng vịnh tập và một số bộ sách quan trọng khác do Quốc sử quán biên soạn

‘ (Xem tiép trang 20)

Từ trái qua phải: Số 1, 2: Mộc bản không có nêm tre, bị nút

Số 3, 4, 5: Mộc bản có thanh nêm tre cô định, không bị nứt 16

Trang 4

5 Bai hoc tăng cường công tac kiém tra, thanh tra - góp phần thực hiện tốt chức năng

quản lý nhà nước về văn thư,

lưu trữ

Thiệt hại của những vụ việc nói trên là hậu quả của việc vi phạm Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia trong việc bảo quản an toàn, tiêu

huỷ tài liệu Đoàn thanh tra đã làm việc với lãnh đạo Văn phòng HĐND vả UBND thành phố để chỉ ra những sai phạm của hai đơn vị đã để xảy ra việc vụ đáng tiếc, những bất cập, lỏng lẻo trong

quản lý, sự chỉ đạo thiếu kiên quyết triệt để trong công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn thành phố, đưa ra các biện pháp để

khắc phục hậu quả và việc thực hiện tốt hơn các quy định của Nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ trong thời gian tới

Ngay khi 02 sự việc đáng tiếc trên xảy ra, Thanh tra Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã kịp thời nắm bắt thong tin, xin phép va được sự đồng ý của Cục tiền hành thanh tra đột xuất về công tác văn thư, lưu trữ tại địa phương Qua đó, đưa ra những kiến nghị giúp địa phương khắc phục hậu quả, rút kinh nghiệm để làm tốt công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn thiết nghĩ Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước la don vị quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ cần tăng cường hơn nữa việc thực hiện các cuộc thanh tra

chuyên ngành về tĩnh vực văn

thư, lưu trữ theo chế độ thanh tra thường xuyên tại các Bộ, ngành và địa phương Qua đó kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan, đơn vị và các địa phương trong cả nước, đặc biệt là những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh /

20

VAI NET VE NGHE

(Tiép theo trang 16)

Tóm lại, Mộc bản triều Nguyễn là di sản quý, hiếm của dân tộc Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung Ngoài giá trị về mặt nội dung, mỗi tắm Mộc bản còn là một tác phẩm nghệ thuật (lời nhận xét của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Đỗ Quang Trung khi đến thăm kho Mộc bản vào ngày 17/01/2007)

Chính vi giá trị nhiều mặt như vậy nên để bảo quản an tồn và kéo dài ti thọ cho khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn, van dé dat ra la phải được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp và phải có sự phối hợp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhằm tìm ra điều kiện, tiêu chuẩn tối ưu, thích ứng bảo quản khối tài liệu quý hiếm này

Chú thích:

(1) Lương Như Hộc đậu đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ tam danh (Thám hoa), khoa Nhâm Tuất niên hiệu Bảo Đại thứ 3 (1442) đời Lê Thái Tông Hai lần được

cử đi sử nhà Minh Làm quan đến chức Đô ngự sử, được vệ trí sĩ, thọ 82 tuổi Ông có công dạy nghề khắc ván in cho dân làng Hỗng Lục — Liễu Tràng Sau

khi ông mắt, dân làng tôn thờ làm Thành Hoàng, -

(2) Địa chỉ: www haiduong gov.vn

Bản khắc “Đại Việt sử ký toàn thu” hiện bảo quân tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV— Đà Lạt, ký hiệu H 31

(3) Bản khắc "Danh thị hợp tuyên" và "Bạch Vân Am thi tập” hiện bảo quản tại Trung tâm Luu trữ Quốc gia IV~ Đà Lạt, ký hiệu H 1, H 10

(4) Một số vấn đề văn bản học Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nxb

KHXH, Hà Nội, 1983, tr.63

(5), (6), (7), (8), (9), (10, (11), (12), (13), (14, (15) (16), (f7): Mộc bản các bộ sách trên hiện lưu trũ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt

(18) Tuyển tập những bài nghiên cứu về tiêu Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu

và phát triển, Trung tâm Bảo tôn Di tích Cô đô Huế, Huế, 2002, t.218

(19) Lời giới thiệu bản dich "Đại Nam thục lục” tập 1(tiễn biên), Nxb Sử học, Hà Nội, 1962, tr8

(20) Trương Búu Lâm, Lời giới thiệu bản dịch Khâm Định Việt sử thông

giám cương mục, quyền (hủ, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất ban, Sai Gon, 1960,

trlll— V

(21) Những chữ Hán nhỏ này chủ yêu được khắc ín trong bộ sách Tự học

giải nghĩa ca của vua Tự Đúc, hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV ~ Đà Lạt, ký hiệu H 135

(22) Những chữ Hán ~ Nôm có nhiễu nói này chủ yêu được khắc ín trong

bộ sách Tự học giải nghĩa ca của vua Tự Đúc, hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quéc gia IV — Đà Lạt, ký hiệu H 135

Ngày đăng: 29/05/2022, 07:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w