CONG VIEC
CHUAN BI CHIEN TRUONG VA NGHI BINH CHIEN LUOC CUA QUAN DAN TA TRONG DIP
“TET M@U THAN” 1968
"Tết Mậu Thân" 1968 la mot hoat dong rộng lớn của toàn Đăng, toan quân, toàn dan ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Chuẩn bị cho hoạt động đó, từ trước "Tết", chúng
ta đã phải hoàn tất một khối lượng công việc khá đồ sộ và rất phúc tạp trong điều kiện chiến tranh
đang diễn ra vô cùng ác liệt trên cả hai miền
Nam, Bắc Quá trình chuẩn bị và nghi binh "lừa địch" của phía ta trước ngày mở màn là một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định cho thắng lợi trong đợt hoạt động "Tết Mậu Thân”
* *
Ngay từ tháng 5-1967, sau khi đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của quân
Mỹ, căn cứ vào /2 thảo kế hoạch tác chiến chiến
lược đã được Bộ chính trị Trung ương Đăng thông qua lần †, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đã chỉ đạo các chiến trường vừa đẩy mạnh đợt tác chiến mùa mưa !967 vừa gấp rút
bắt tay chuẩn bị cho cuộc tiến công và nổi dậy
năm 1968 theo phương hướng đánh lớn Do vậy, ngay từ giữa năm 1967, trên thực tế quân và dân
* | PTS Vién Lich sit QSVN
|
HỒ KHANG ”
ta trên cả hai miền đã bước vào chuẩn bị cho trận đánh chiến lược năm 1968
Trên miền Bắc, đi đôi với việc mở các lớp
- tập huấn nhằm quán triệt về tình hình và nhiệm vụ mới cho cán bộ cao cấp, trung cấp trong toàn
quân; mở đợt vận động lớn "Náng cao chất
lượng phát huy sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" chúng ta đông thời gấp rút tăng cường lực lượng dự bị chiến lược, lực lượng
phòng không, phòng thủ bờ biển, giao thông vận
tải, công binh, khẩn trương tuyển quân v,v Chỉ một thời gian ngắn, hàng vạn nam nữ thanh niên miền Bắc có trình độ văn hoá, có giác ngộ chính trị, có sức khoẻ được động viên vào quân đội, thanh niên xung phong Năm 1967, 15 vạn rưỡi quân đã vào miền Nam (tăng I,Š lần so với
năm 1966)
Trang 212 Rghiên cứu lịch sử số 1.1998
trạm, kho tàng, bến bãi ẩn dưới tán rừng Trường
Sơn bạt ngàn cây lá Nhờ đó, 6 tháng cuối năm
967, tuyến đã vận chuyển vào miền Nam mội
khối lượng gấp ó lần năm 1965, đảm bảo cho
hàng chục vạn lượt người vào Nam ra Bắc Ở miền Nam, các chiến trường dự kiến đến
giữa năm 1968 mới mỡ cuộc tiến công nên đã bất tay chuẩn bị theo dự kiến đó Thế nhưng,
tháng 10-1967, Bộ chính trị Trung ương Đảng
họp bàn và quyết dịnh thời điểm bắt đầu cuộc tổng tiến công vào dịp Tết Nguyên đán năm Mậu Thân 1968 Chỉ còn 3 tháng, các chiến trường,
các mặt trận, các địa phương phải khẩn trương hoàn chỉnh phương án, kế hoạch công kích, khởi
nghĩa; tổ chức, điều động, bố trí lực lượng vũ
trang, lực lượng chính trị và binh vận; phân chia lại chiến trường: tổ chức hệ thống bảo đảm hậu
cần: triển khai mạng lưới giao liên từ căn cứ tới vùng ven vào nội thành; chuẩn bị khu vực ém
dấu lực lượng, vũ khí và các bàn đạp xuất phát tiến công; tổ chức điều tra các mục tiêu và nắm
tình hình địch ở các khu vực nội đô Để khắc
phục mâu thuẫn giữa thời gian quá gấp mà nội
dung chuẩn bị quá nhiều và rất phức tạp, các
chiến trường đã phân cấp phân hướng, trên dưới
đồng thời chuẩn bị Nhờ đó, trong điều kiện
chiến trường bị chia cắt mạnh, hơn một triệu quân Mỹ, nguy, chư hầu với hệ thống đồn bốt, trạm kiểm soát và bộ máy kìm kẹp cùng bộ máy
tình báo, gián điệp, chỉ điểm được trang bị các
loại phương tiện hiện dai,tinh vi nhưng quá
trình chuẩn bị của ta về cơ bản vẫn giữ được bí mật và hoàn thành 7hế trận và lòng dân cho phép quân và dân ta trên chiến trường chỉ ba tháng cuối năm đã hoàn tất mọi việc chuẩn bị
với một khối lượng công việc phức tạp, khó khăn, rộng lớn toàn miền
Cùng với việc chuẩn bị, các chiến trường
mở đợt hoạt động Thu Đông 1967 trong khuôn
khổ giai doan I cha kế hoạch tác chiến chiến
lược Mục đích của đợt hoạt động này là trực tiếp tạo thế, tạo lực cho "Tết Mậu Thân”, nghi bình
làm lạc hướng sự chú ý của địch Qua đó tạo thêm
điều kiện thuận lợi cho quá trình chuẩn bị của ta Vì thế, ở vàng ven đô thị và vùng nông thôn đồng bảng, lực lượng vũ trang ta được lệnh duy trì các hoạt động theo như lệ thường Trong khi đó, chủ
lực quân giải phóng liên tiếp mở các chiến dịch có quy mô tương đối lớn Ở khu vực nững núi nhằm lôi kéo, gìm chân một bộ phận quan trọng của quân chủ lực Mỹ tại vòng ngoài Chính những
hoạt động này đã khiến cho Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn vẫn chủ quan cho rằng : "Đối
phương đã bị những thiệt hại nặng nề đến nổi nỗ lực chính của Việt cộng và quân Bắc Việt Nam _hiện nay phần lớn chỉ giới hạn ở vàng biên giới
Nam Viét Nam" (1)
Trên miền Bắc, các cơ quan chỉ đạo chiến
lược đã đề ra các biện pháp nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của Bộ chỉ huy đối phương
Vào tháng I1.1967, Bộ Tổng tham mưu QĐÐNDVN đã phổ biến trực tiếp cho các tư lệnh
chiến trường kế hoạch nghi bình chiến lược Một bản kế hoạch tác chiến chiến lược GIÁ được gửi cho các cấp tại chiến trường miền Nam (2)
Trong hỏi ký của mình , Oét-mo-len - Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn thời kỳ chiến
tranh cục bộ cho biết : Vào tháng 11.1967, quan Mỹ đã thu được một bản tài liệu quan trọng về
kế hoạch quân sự năm 1968 của đối phương ở gần Đắc Tô Tài liệu đó chính là bản kế hoạch
tác chiến giả mà nội dung của nó theo Oét-mo- len, càng củng cố thêm nhận định của ông là : "Việt cộng đang trong quá trình thất bại lớn mà
trận Đắc Tô là bước mở đầu” (3) của quá trình
này Tháng 12-1967, Chinh phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố phóng thích 2 tù binh
Mỹ để họ đoàn tụ với gia đình nhân dịp lễ Giáng
sinh khiến một số quan chức cao cấp Oa-sinh-
tơn vội chủ quan cho rằng : "Các nhà lãnh đạo ở Hà Nội đã từ bỏ hy vọng chiến được miền Nam
trong một tương lai gần” (4), khả năng đàm phần trực tiếp với đại diện miền Bắc Việt Nam đang hé mở và "Mỹ đang ở trong một giai đoạn Bàn
Môn Điểm nào đó" (5) Hơn thế nữa, tại buổi
chiêu đãi đoàn ngoại giao ở Hà Nội ngày 30-12-
1967, người ta vẫn còn thấy Bộ trưởng ngoại
Trang 3Cong việc chuẩn bị chiến trường nghỉ binh
| 15
nội bộ chính phủ Mỹ bị phân hoá giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà Điều quan trọng hơn lại
la i gua những cử chỉ ngoại giao đó, giới lãnh
đạo Mỹ chắc tin rằng phía Việt Nam đã thực sự bi suy yếu trên mặt trận quân sự
_ Đồng thời với mặt trận ngoại giao, trên mặt trận quân sự ta bàn với bạn Lào mở chiến dịch Nam Bac, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó cả trên chiến trường Lào, tạo điều kiện cho đòn tiến công đồng loạt nhằm vào các đô thị miền Nam Việt Nam
Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 12-1-
1968, liên quân Lào - Việt nổ súng mở màn chiến dịch tiêu diệt địch ở khu vực Bắc Lào Cùng lúc đó, tại miền Nam Việt Nam, các sư đoàn, các trung đoàn chủ lực Quân giải phóng bắt đầu rời căn cứ, hướng về các trung tâm dân cư và các đô thị Đồng thời, một số sư đoàn chủ lực miền Bắc
đã tập kết quanh khu vực Khe Sanh, hình thành
thế bao vây căn cứ chiến lược này của địch Trước tính hình đó, đang từ thế chuẩn bị phan công lực lượng quân sự Mỹ ở miên Nam buộc phải quay về phòng ngự trên hai hướng chính là
xung quanh Sài Gòn và TrỊ- Thiên
- Đêm 20.1-1968, lực lượng vũ trang ta bắt ngờ nổ súng tiến công tập đoàn cứ điểm Khe Sanh, uy hiếp mạnh tuyến phòng thủ đường 9 của địch Chiến dịch Khe Sanh nổ ra đã phá tan những cố gắng của chính quyền Giôn - xơn trong việc thuyết phục công chúng Mỹ tin rằng: với Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã thấy "ánh sáng cuối đường hầm" Nhưng quan trọng hơn rất nhiều đối với chính giới Mỹ lúc đó lại là : ám ảnh bởi Điện Biên Phủ năm xưa từng chôn vùi uy danh quân đội Pháp Chiến dịch Khe Sanh
vừa mở màn đã lập tức thu hút tâm trí và lực
lượng của Mỹ Giôn-xơn chỉ thị cho tướng Tay-
lo lập "Phòng tình hình đặc biệt" tại Nhà Trắng và đích thân theo đõi diễn biến mặt trận Khe Sanh rừng giờ Ông cũng lệnh cho các tham mưu trưởng Liên quân Mỹ phải cam kết giữ vững Khe Sanh bằng mọi giá, lệnh cho Oét-mo-len hàng ngày phải gửi về Oa-sinh-tơn báo cáo tình hình chiến su Khe Sanh Trong lo lang,vién tư lệnh chiến trường này đã phải gấp rút tổ chức sở chỉ
huy tiền phương của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại
vùng I chiến thuật nhầm chỉ huy kiểm söát một
bộ phận lớn lực lượng Mỹ, nguy vừa tăng viện ra phía Bắc Bộ phận lực lượng này, vào cuối
tháng I-I968, lên tới 40% số tiểu doàn bộ bình và thiết giáp mà Bộ chỉ huy quân sự Mỹ hiện có
trong tay Sau này, một số người - Mỹ viết sách
có nhận xét : đạn pháo của chủ lực miền Bắc dội
xuống Khe Sanh đã rơi nhanh vào thủ đô OÓa- sinh-ton chính là vơi ý nghĩa này
Như vậy, đến trước ngày "Tết Mậu Thân" mở màn, phía Mỹ vẫn hoàn toàn lạc hướng trong việc phán đoán ý đồ chiến lược thực sự của ta Ngay cả các sĩ quan tình báo trong Bộ chỉ huy quân sự Mỹ sau “Tết Mậu Thân" cũng đã thừa nhận : nếu như lúc đó họ nắm được toàn bộ kế hoạch cuộc tổng tiến công của đối phương đi chăng nữa thì họ cũng sẽ "không thể nào tin
được" (6) và không hiểu nổi "bản chất" của hoạt
động rộng lớn, táo bạo này Nhưng chính là "bản chất" của "Tết Mậu Thân" 1968 đã tạo ra hiệu quả chiến lược rộng lớn, giáng đòn quyết liệt vào
ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải đơn
phương tuyên bố "xuống thang" đúng vào lúc nỗ
lực chiến tranh của họ đang lên tới đỉnh cao Và cũng phải thấy rằng, để tạo ra hiệu lực rộng lớn đó của Tết, quá trình chuẩn bị và nghỉ binh chiến lược đã là một trong những nhân tố có ý nghĩa ˆ quyết định CHÚ THÍCH (1) Dan theo Neil Shechan : Lời nói đối hào nhống, tập 2; Đxb Thành phố Hô Chí Minh 1990, tr 392
(2) Để giữ bí mật nghiêm ngặt, chủ trương và kế
hoạch tác chiến THẬT chỉ được phổ biến trực tiếp
tại Hà Nội thông qua phái viên Bộ Tổng tư lệnh
hoặc cán bộ chủ chốt ở chiến trương
(3) W.Westmoreland : Một quân nhân tường trình,
tập 3 Thư Viện Quân dội dich, 1982
(4)(5) Neil Shechan : Lời nói dối hào nhoáng, tập 2, Sdd, tr 390