KINH TẾ QUỐC TẾ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

37 33 0
KINH TẾ QUỐC TẾ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ  GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Mở đầu 3 Nội dung 6 I. Khái quát tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế 6 1. Tăng trưởng quy mô kim ngạch xuất khẩu 6 2. Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế 8 3. Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế 9 II. Sự phát triển của một số nhóm DV chủ yếu 10 1. Dịch vụ du lịch quốc tế 11 2. Dịch vụ vận tải quốc tế 11 II.1. Khái niệm DV vận tải quốc tế 11 II.2. Kim ngạch XKDV vận tải quốc tế 12 II.3. Top 5 quốc gia có KNXK DV VT lớn nhất 16 II.4. Top 5 quốc gia KNNK DV VT lớn nhất 17 3. DV viễn thông, thông tin và máy tính (Telecommunications, computer, and information services) 18 3.1. Khái niệm DV VT-TT-MT 18 3.2. Vai trò của DV VT – TT – MT 19 3.3. Tình hình xuất khẩu 20 3.4. Top 5 quốc gia có KNXK VT-TT-MT lớn nhất 20 3.5. Top 5 quốc gia có KNNK VT-TT-MT lớn nhất 21 4. Dịch vụ tài chính 21 5. DV chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ 23 5.1. Khái niệm 23 5.2. Vai trò của thương mại DV chuyển quyền SHTT 23 5.3. Tình hình XK………………………………………………………………….23 5.4. Top 5 quốc gia có KNXK lớn nhất năm 2020……………………………..24 5.5. Top 5 quốc gia có KNNK lớn nhất năm 2020……………………………..24 III. Xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế 26 Kết luận 34 Danh mục biểu đồ 35 Danh mục bảng 36 Tài liệu tham khảo 37   MỞ ĐẦU Trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế thế giới trải qua rất nhiều biến động. Cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia buộc chính phủ và doanh nghiệp các nước cần phải nhạy bén hơn với thời cuộc; phải nhận định đúng đắn tình hình thực tế và đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về xu hướng phát triển mới; từ đó đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả, nhằm tự thích nghi cũng như đáp ứng tốt với những yêu cầu của nền kinh tế toàn cầu. Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, dịch vụ đang là ngành đang có tiềm năng phát triển rất lớn, và ngày càng thể hiện được tầm quan trọng khi ngành này chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch của thương mại quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu số liệu và phân tích tình hình phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế trong giai đoạn mới là vô cùng cần thiết để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ trên. Trên cơ sở tìm hiểu và khai thác các nguồn thông tin từ sách, báo, tạp chí, các website học thuật, nhóm chúng em nhận thấy vẫn đang còn khá ít đề tài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh và đầy đủ về tình hình phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế trong những năm gần đây. Do đó, với mục tiêu cung cấp bộ số liệu chính xác và những phân tích khách quan một cách khoa học về tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế trong giai đoạn mới, chúng em quyết định thực hiện đề tài: “Tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 – 2020”. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng em sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các website của các tổ chức uy tín trên toàn cầu như WTO, Trademap, Worldbank, UNCTAD, UNWTO, ..... kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh dữ liệu, sử dụng bảng/biểu đồ minh họa... để đề tài nghiên cứu đảm bảo chính xác về mặt số liệu, thông tin cũng như thêm phần sinh động và hấp dẫn cho người đọc. Đề tài gồm ba phần chính sau: Phần I: Khái quát về tình hình thương mại dịch vụ quốc tế Phần II: Sự phát triển của một số nhóm dịch vụ chủ yếu Phần III: Xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!   NỘI DUNG I. Khái quát tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế 1. Tăng trưởng quy mô kim ngạch xuất khẩu Biểu đồ 1: Kim ngạch XK và tỷ trọng XKDV của thế giới giai đoạn 2010-2020 Nguồn: https://www.trademap.org/Country_SelProduct_TS.aspx?nvpm=1%7c%7c%7c%7c%7cTOTAL%7c%7c%7c2%7c1%7c1%7c1%7c2%7c1%7c2%7c1%7c1%7c1 a. Nhận xét: - Quy mô kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn khi giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2010-2020; năm 2010 là 15,100 tỷ USD, năm 2018 là 19,300 tỷ USD, năm 2020 là 17,300 tỷ USD. - Giá trị XKDV có tỷ trọng ngày càng lớn trong quy mô kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên lại tăng giảm khá thất thường trong giai đoạn 2010-2020; năm 2010 chiếm 20.8%, năm 2019 chiếm 24.6%, năm 2020 chiếm 22.8%. ⇨ Nhìn chung, qui mô kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn, cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng XKHH, tăng tỷ trọng XKDV. b. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của XKDV: - Một là, sự phát triển của nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới đã tạo ra khả năng cung ứng và nhu cầu ngày càng lớn về nhu cầu dịch vụ. Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã có những chuyển biến rõ rệt trong cơ cấu theo xu hướng tăng tỷ trọng TMDV, giảm tỷ trọng TMHH. Đặc biệt, sự tăng quy mô của nền kinh tế thế giới cho thấy các nước ngày càng có khả năng cung ứng các loại hình dịch vụ đa dạng hơn, tốt hơn giúp cho hàng hóa được lưu thông dễ dàng hơn. - Hai là, xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa TMDV thúc đẩy sự phát triển của kim ngạch XKDV. Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, TCHKT đã giúp các nước tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, liên kết với các nước khác và các dân tộc trên thế giới. Ngoài ra, với xu thế tự do hóa thương mại, thì các nước đang dần giảm bớt và gỡ bỏ các rào cản thương mại về thuế quan và phi thuế quan, giúp thu hút được vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ với nhau, góp phần tạo động lực cho TMDV phát triển. - Ba là, với sự giúp đỡ của KHCN tiên tiến, hiện đại, các nước dần đẩy mạnh khả năng cung ứng cũng như chất lượng dịch vụ bằng cách liên tục đổi mới, cải tiến thiết bị, máy móc, năng suất lao động, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ. - Bốn là, chất lượng sống của người dân ngày càng được cải thiện, dẫn đến nhu cầu về các loại hình dịch vụ ngày càng lớn. Với xu thế tăng lương giảm giờ làm như hiện nay, người dân càng có nhiều điều kiện hơn cho các loại hình dịch vụ mới như du lịch, tài chính, ….. , thúc đẩy TMDV phát triển Nhìn chung, ngành dịch vụ đang là một ngành mới, tiềm năng, và ngày càng được các nước chú trọng. Trong khi dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong thương mại hàng hóa và dịch vụ của các nước đang phát triển, chúng cũng ngày càng trở thành một yếu tố quyết định ngày càng quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của các nước trong các lĩnh vực khác. 2. Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế Biểu đồ 2: Cơ cấu TMDVQT trong năm 2010, 2019 và 2020 Nguồn: https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx a. Nhận xét: - Cơ cấu TMDVQT đang có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng giảm tỷ trọng dịch vụ vận tải quốc tế, tăng tỷ trọng các DV khác trong giai đoạn 2010-2020. - Tỷ trọng doanh thu dịch vụ vận tải quốc tế giảm mạnh, nếu năm 2010 chiếm 21.4% thì năm 2020 chỉ chiếm 17.3%. - Doanh thu dịch vụ du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định, năm 2010 chiếm 25.5%, năm 2019 chiếm 24.4%, nhưng lại giảm mạnh trong năm 2020 là 10.7%. - Doanh thu các dịch vụ khác tăng nhanh trong các năm, và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TMDVQT. b. Những yếu tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu: Ngày càng có các loại hình dịch vụ mới được hình thành do nhu cầu tăng và có xu hướng luôn thay đổi, dẫn đến doanh thu từ dịch vụ du lịch quốc tế và vận tải quốc tế vẫn tăng những tỷ trọng lại giảm. Nguyên nhân là do: - Nhu cầu sử dụng dịch vụ gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, khiến cho ngày càng xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới, khiến cho tỷ trọng của các dịch vụ này tăng lên. - Theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các nước không ngừng xem xét, cân nhắc nhiều loại hình dịch vụ khác nhau với chi phí hợp lí hơn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. - Sự phát triển nhanh chóng của KHCN dựa trên nền tảng Internet đã tạo ra thêm nhiều loại hình dịch vụ mới với những mô hình kinh doanh mới, tạo ra nhiều DV có thể thương mại hóa trên toàn cầu. Công nghệ hóa, số hóa khiến cho các loại hình dịch vụ truyền thống dần mất đi ưu thế, nhường chỗ cho các loại hình mới xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường. - Thế giới trải qua nhiều biến động như thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh, suy thoái kinh tế ,….. dẫn đến để phát triển bền vững ngành dịch vụ cần có nhiều sự đổi mới trong các khâu vận hành để thích nghi kịp thời và nhanh chóng. 3. yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế - Sự phát triển của nền kinh tế thế giới mang lại một khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ khổng lồ. Lượng hàng hóa tăng khiến cho dịch vụ đi kèm cũng tăng lên. Nhờ đó mà nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước ngày tăng lên. - Toàn cầu hóa kinh tế đã góp phần mở rộng các quan hệ hợp tác, liên kết với các nước, các dân tộc trên thế giới ở qui mô lớn hơn, mạnh mẽ hơn, trên nhiều lĩnh vực hơn. Sự hình thành các tổ chức, việc kí kết thNhữngành công các cam kết, hiệp định đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy lưu chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế, giúp các nước, nhất là các nước đang phát triển, tiếp cận và thu hút nguồn vốn và công nghệ trên toàn thế giới. Dó đó, các nước càng có cơ sở về kinh tế và nguồn nhân lực để tham gia đầu tư vào các loại hình dịch vụ mới, lĩnh vực mới. - Với xu thế tự do hóa thương mại như hiện nay, các nước đang dần thay đổi và nới lỏng các chính sách nhằm giảm bớt và dỡ bỏ các rào cản thuế quan, phi thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy TMQT phát triển. Việc giảm gánh nặng thuế quan giúp các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra dễ dàng và sôi động hơn, nhờ đó mà các nước tăng cường trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ với nhau. - Những tiến bộ vượt bậc của nền KHCN đã hoàn toàn thay đổi cục diện của TMQT. Thiết bị, công cụ lao động, máy móc ngày càng được cải tiến, nâng cấp sao cho mang lại được hiệu quả lao động cao nhất và đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh gay gắt hiện nay. Các nước phải không ngừng sáng tạo, đổi mới công nghệ sản xuất để không bị lỗi thời, lạc hậu, điều này giúp cho chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngày càng đi lên, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và khuyến khích họ tiêu dùng nhiều hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển của KHCN đã góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghệp dịch vụ theo hướng bền vững. - Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, thu nhập tăng, mức sống của người dân nhờ các chính sách an sinh xã hội không ngừng được cải thiện, nhờ đó mà họ có nhiều điều kiện và nhu cầu hơn cho các dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khỏe, du lịch, …… khiến cho thị trường trao đổi dịch vụ trong nước và quốc tế ngày càng sôi động và phát triển. Ngành dịch vụ là một ngành đang có tiềm năng phát triển rất lớn, buộc các nước phải khai thác triệt để và hiệu quả thế mạnh nước nhà về nhiều mặt. Tuy nhiên, đây lại là một ngành dễ bị tác động bới các biến động của nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 như hiện nay, các nước cần đưa ra những chiến lược phát triển lâu dài và bền vững, để có thể thích nghi và tồn tại. II. Sự phát triển của một số nhóm DV chủ yếu 1. Dịch vụ du lịch quốc tế Biểu đồ 3: Doanh thu du lịch quốc tế giai đoạn 2010-2020 Nguồn: https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx a. Nhận xét: - Nhìn chung doanh thu du lịch quốc tế chiếm tỉ trọng khá lớn và tăng tương đối liên tục từ năm 2010 – 2019, trung bình tăng 0,56 tỷ USD/ năm; Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trung bình là 23,98%. Dù có một sự giảm nhẹ trong giai đoạn 2014 – 2016 nhưng không đáng kể. - Tuy nhiên đến năm 2020, doanh thu bị giảm đột ngột từ 1,466 tỷ USD xuống còn 548 tỷ USD. Tỷ trọng của XKDV du lịch trong tổng XKDV chỉ còn chiếm 11%. b. Những yếu tố tác động đến sự tăng trưởng của du lịch quốc tế: - Sự phát triển của nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới đã tạo ra khả năng cung ứng và nhu cầu ngày càng lớn về các loại hình dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du lịch. Các nước trên thế giới mở cửa chào đón khách du lịch và nhận thấy được tiềm năng của ngành du lịch, các nước đang ngày càng chú trọng trong ngành du lịch quốc tế - Thu nhập của người dân tăng lên, nhất là ở các nước phát triển, đã tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về DV cá nhân, nhất là DV du lịch quốc tế. Khi người dân đã được thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, gia đình thì thường có xu hướng muốn nghỉ ngơi. - Sự phát triển của KHCN đã tạo ra nhiều DV mới có tốc độ phát triển rất nhanh, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều DV có thể thương mại hóa. Hiện tại đã có rất nhiều các đường bay thẳng đến các vùng du lịch, khu du lịch được nâng cấp, cải tiến rất nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho người dân du lịch. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm trong tỷ trọng dịch vụ từ năm 2019 – 2020 là do đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ bắt đầu từ Trung Quốc, dần lan sang các nước phát triển và đang phát triển ngay cả Mỹ, Anh, Nga,… cũng gặp khó khăn. Các nước đóng cửa, phong tỏa thành khu cách ly, người dân không được ra khỏi nhà làm cho doanh thu du lịch quốc tế giảm mạnh.

Ngày đăng: 30/05/2022, 16:18

Hình ảnh liên quan

I. Khái quát tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế 6 - KINH TẾ QUỐC TẾ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ  GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

h.

ái quát tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế 6 Xem tại trang 2 của tài liệu.
3.3. Tình hình xuất khẩu 20 - KINH TẾ QUỐC TẾ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ  GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

3.3..

Tình hình xuất khẩu 20 Xem tại trang 2 của tài liệu.
I. Khái quát tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế - KINH TẾ QUỐC TẾ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ  GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

h.

ái quát tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 1: Top 5 quốc gia có KNXKDV VT lớn nhất giai đoạn 2010-2020 - KINH TẾ QUỐC TẾ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ  GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Bảng 1.

Top 5 quốc gia có KNXKDV VT lớn nhất giai đoạn 2010-2020 Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 2: Top 5 quốc gia có KNNKDV vận tải lớn nhất giai đoạn 2010-2020 - KINH TẾ QUỐC TẾ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ  GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Bảng 2.

Top 5 quốc gia có KNNKDV vận tải lớn nhất giai đoạn 2010-2020 Xem tại trang 18 của tài liệu.
3.3. Tình hình xuất khẩu - KINH TẾ QUỐC TẾ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ  GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

3.3..

Tình hình xuất khẩu Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 3: Top 5 quốc gia có KNXKDV VT-TT-MT lớn nhất năm 2020 - KINH TẾ QUỐC TẾ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ  GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Bảng 3.

Top 5 quốc gia có KNXKDV VT-TT-MT lớn nhất năm 2020 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 4: Top 5 quốc gia có KNNKDV VT-TT-MT lớn nhất năm 2020 - KINH TẾ QUỐC TẾ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ  GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Bảng 4.

Top 5 quốc gia có KNNKDV VT-TT-MT lớn nhất năm 2020 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 5: KNXKDV tài chính giai đoạn 2010-2020 - KINH TẾ QUỐC TẾ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ  GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Bảng 5.

KNXKDV tài chính giai đoạn 2010-2020 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 6: Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong năm 2020 - KINH TẾ QUỐC TẾ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ  GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Bảng 6.

Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong năm 2020 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 7: Top 5 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong năm 2020 - KINH TẾ QUỐC TẾ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ  GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Bảng 7.

Top 5 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong năm 2020 Xem tại trang 25 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan