CHÚNG TA CẦN PHẢI ĐÔI MỚI NOI DUNG
GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY LỊCH SỬ PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
C lẽ từ lâu chúng ta đã nhận thức thấy giáo trình giảng dạy lịch sử của chúng ta không còn phù hợp với yêu cầu của đổi mới giảng dạy, đổi mới tư duy nữa Nhưng chúng ta cũng lại có nhiều lý do còn chưa đám "đổi mới", chưa
đám nơi, viết, đề đạt ý kiến, và nhất là chưa
dám dũng cảm đề ra kế hoạch viết lại giáo trình giảng dạy lịch sử cho phù hợp với sự phát triển khách quan của nhận thức, phù hợp với sự thật
lịch sử hơn Tất nhiên điều đố là do nhiêu nguyên nhân a) Chính bản thân chúng ta chưa nhận thức rõ, và cũng chưa tin ở nhận thức đúng của mình Những điều mà chúng ta học được từ các Nhà trường ở Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam (thực ra cũng chỉ là những "bản sao" ở các địa điểm khác nhau mà thôi) lại chưa có cái mới để thay thế b) Việc từ bỏ nhận thức cũ và nhận thức
ngược lại những điều mà chúng ta đã từng giảng dạy trong hàng chục năm nay thật là điều khó khăn đối với yếu tố tâm lý và cả nhận thức
của chúng ta nữa Như vậy đôi lúc chúng ta sợ
cả "đổi mới", vì thực ra "đổi mới" tư duy, "đổi
(*) PGS Khoa Lich st DHTH Ha Noi
NGUYEN VAN HONG’
mới" nhận thức không phải dễ dàng Đó là chưa nơi đến "ý thức luôn luôn lạc hậu với tồn tại" là hiện tượng thường xảy ra trong lịch sử
c) Ngành lịch sử của chúng ta thật gần gũi và chịu tác động mạnh mẽ của chính trị Chúng ta đã đổi mới nhiêu về kinh tế, và thành tựu của chúng ta trong những năm qua thực ra cũng nặng về kinh tế Còn về chính trị, tổ chức, Đảng ta chủ trương phải thận trọng, giữ thế ổn định để đổi mới, phát triển Đó cũng là khâu mà chính Đảng ta cũng đang cảm thấy có nhiều khó khăn Khoa học lịch sử lại là bộ môn khoa học gắn với chính trị Những nhà nghiên cứu lịch sử chúng ta đã được chứng kiến có một số đồng chí vì "quá đổi mới", "quá mạnh dạn", vội vàng đưa ra những quan điểm táo bạo đến sai lệch, chưa cho phép, nên họ đã phải nhận những sự
phê bình cảnh tỉnh Do đó chúng ta sinh ra lo
ngại, thận trọng quá mức đến trở thành bảo thủ
d) Chúng ta vốn sống và làm việc trong một
Viện, một Trường, chịu sự ràng buộc không
tránh khỏi khuôn phép của kỷ luật cụ thể, cả tự
Trang 2Nhưng theo chúng tôi, có lẽ cho đến hôm nay chúng ta mới "tạm đủ chín" cho một nhận
thức mới hoàn bị ra đời
Rõ ràng là cho đến nay sau một quá trình cải cách, mở cửa, đổi mới trong gần 10 năm, nhận thức của chúng ta đã phát triển ; do đó giáo trình giảng dạy lịch sử cũ với nội dung "cổ", thậm chí đã có nhiều điểm sai, nhiều điểm
thiếu, không còn phù hợp với yêu cầu đào tạo
của thời kỳ mới nữa Vì thế chúng ta cần phải suy nghĩ, đổi mới nội dung giảng dạy của bộ môn lịch sử
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin nêu
lên một số suy nghỉ của bản thân về việc đổi mới nội dung giảng dạy lịch sử thế giới, phần Phong trào giải phóng dân tộc
1 Vấn đề nhận thức thế nào là phong trào
dân tộc, và phong trào dân tộc bao hàm
nhứng nội dụng gì?
Trước hết phải nói rằng nhận thức của chúng ta từ lâu nay về phong trào giải phóng dân tộc còn chưa thực đầy đủ, thiếu khoa học
Thực vậy, hầu hết các cuộc xung đột giữa
những người dân bản xứ với thực dân xâm lược đều được chúng ta xếp chung vào một dòng đấu tranh dân tộc ; là vì chúng ta chưa phân biệt được các tiêu chuẩn về dân tộc, bộ tộc và nhân
dân Í
Chính sự phát triển không đồng đều ở các
vùng lạc hậu đã phân định rõ các tiêu chuẩn về bộ tộc, dân tộc và nhân dân Có nhiều vùng dân cư ở Philippine, Indonesia, những bộ tộc ở Châu
Phi mặc dù chưa trở thành dân tộc, song đều được chúng ta coi đó là dân tộc rồi, nên mới có
một cách gọi chung là phong trào dân tộc Đó
là điều không phù hợp với tiêu chí khoa học, vÌ
lúc ấy các vùng ấy chưa thành quốc gia- dân tộc Như vậy theo chúng tôi, trong một số sách phương Tây các tác giả đã sử dụng các tiêu chí khoa học này khá chuẩn xác hơn chúng ta Họ
dùng chữ "bộ tộc" (tribe), chữ "nhân dân" (people), chứ họ không dùng chữ "dân tộc”,
"quốc gia" (nation, national), và họ cũng không
dùng chữ "dân tộc" (peopÌe) một cách tuỳ tiện
Thí dụ họ gọi phong trào đấu tranh của Diponegrio (1825-1830) ở Indonesia là phong trào nhân dân Java, phong trào nhân dân Sulavesi ở đầu thế kỷ XVII-XVIII, cuộc đấu tranh của các bộ tộc ở Philippine, 6 chau Phi, 6
châu Mỹ La tỉnh Khi biên soạn giáo trình,
sách, nhiều khi chúng ta đã lạm dụng danh từ phong trào giải phóng dân tộc hiện đại, và dùng no trong ca giai doan thé ky XVII Cau ndi "cd xâm lược thì tất yếu phải có chống xâm lược, có áp bức thì tất yếu phải có đấu tranh chống áp bức" như là một câu khái quát nội dung mà thực
ra lại không có nội dung Nó đã được chúng ta
coi như là một mệnh đề không cần phải giải thích, chứng minh, chỉ cần dién dịch, mô tả mà thôi Do đó chúng ta phải cố gắng tìm tư liệu để mô tả, và đó có lẽ là nội dung tối thượng của
dòng lịch sử từ cận đại sang hiện đại
2 Trỏ lại hệ luận của Mác về sứ mạng lịch sử của chủ nghĩa thực đân
Đã từ lâu chúng ta không chịu nhận rõ còn
có một vế khác nữa quan trọng trong hệ luận ở
tác phẩm "Những kết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ" của Mác Mác đã viết : "Người Anh sẽ phải hoàn thành hai sứ mệnh ở Ấn Độ : sứ mệnh phá hoại và sứ mệnh xây dựng Một mặt là phá hoại xã hội của châu Ấ, và mặt khác là đặt cơ sở vật chất cho xã hội
phương Tây ở châu Á" (1)
Do chính là tổng luận hai mặt nội dung chính của chủ nghĩa tư bản phương Tây đối với phương Đơng Trong tồn bộ giáo trình viết và
giảng dạy lịch sử trước đây, có lẽ chúng ta chỉ
chú trọng nhấn mạnh đến mặt phá hoại, lên án những mặt xấu xa của chủ nghĩa tư bản thực
dân phương Tây mà thôi Đơ là mặt cần thiết, nhưng "chủ nghĩa tuyệt đối hoá" này lại xa lạ với phương pháp luận khoa học nhìn nhận hai mặt về chủ nghĩa tư bản thực dân
Có một thời chúng ta cần phải tập hợp lực
Trang 3Chúng ta cần phải
dưới ách thống trị của chủ nghĩa tư bản thực
dân, dù bị áp bức, bóc lột, kìm hãm, song chúng
ta cũng phải thừa nhận rằng chủ nghĩa tư bản thực dân đã kích thích, vun trồng một xã hội mới; đã đầu tư xây dựng, nâng cao sản xuất xã
hội và đã truyền bá cả tư tưởng tự do, dân chủ nữa Đúng là trong mỗi bước tiến bộ, mỗi sự
thay đổi của xã hội, những người dân lao động
bản xứ đều phải chịu đựng mọi thứ xỉ nhục, mọi sự khổ sở ; nhưng dù sao đó cũng là bước tiến
bộ, sự biến đổi của xã hội Trong hàng trăm năm
thống trị của chủ nghĩa tư bản thực dân, thời gian chiến tranh không thể nào kéo dài hơn thời gian hoà bình được Vì làm sao con người có thể sống được khi ngày nào cũng có chiến tranh Trái lại, con người cần phải có hoà bình để ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất
Các chuyên gia lịch sử thế giới chúng ta chịu sự chỉ phối của quan điểm sùng bái quá tả, nên chỉ chú ý đến đấu tranh giai cấp, đấu tranh
dân tộc, chiến tranh, và thường tô đậm những
trang sử này Làm như vậy chính chúng ta đã
thiếu thái độ khoa học, đơn giản hoá lịch sử
Cũng do nhận thức của chúng ta áp dụng theo mô hình nhận thức chỉ có đấu tranh giai cấp mà thôi nên chúng ta cũng cho rằng phong trào giải phóng dân tộc chỉ là sự đấu tranh đối diện quyết liệt Nhưng lịch sử đấu tranh dân tộc lại diễn ra phong phú muôn màu muôn vẻ hơn
nhiều
Đó là các cuộc đấu tranh bảo vệ bản sắc dân tộc, đấu tranh bảo vệ văn hoá, đấu tranh bảo vệ
ngôn ngữ, v.v Ví như ở Việt Nam có phong trào đấu tranh đòi mở trường học, phát triển văn hoá ; ở Indonesia có phong trào đấu tranh đòi mở trường học cho nữ sinh quý tộc, phong
trào đấu tranh vì ngôn ngữ Bahasa ; ở Philip-
pine có phong trào đấu tranh đòi tôn trọng ngôn
ngữ Tagae vì ngôn ngữ này không được chú ý
đầy đủ
Về các cuộc đấu tranh chính trị đòi giành
quyền thành lập Quốc hội, Hội đồng Dân tộc ;
đấu tranh cho quyền lợi cộng đông, giành lấy quyền dân tộc; trong các giáo trình lịch sử cũng
không được chúng ta đánh giá một cách đầy đủ,
81
đúng đán, thoả đáng, mà thường xem đấu tranh giành quyên thành lập Quốc hội, Hội đồng Dân tộc như là con đường thoả hiệp, yếu đuối, thậm
chí là nhu nhược, sai lầm, phản lại quyền lợi dân tộc nữa
Nội dung đấu tranh dân tộc về kinh tế,
những yếu tố tích cực của nhân tố tư bản chủ
nghĩa trong quá trÌnh hình thành, phát triển ý thức dân tộc tư sản hâu như không được chúng ta giới thiệu, xem xét, đánh giá cho đúng mức Các đảng dân tộc tư sản ở nhiều quốc gia như ở Philippine, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc cũng không được chúng ta đánh giá bằng quan điểm lịch sử và đề cao đúng mức ý nghĩa của những nhân tố mới, tích cực trong các phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc này Y nghĩa
của việc xây dựng những con đường giao thông thuỷ, bộ, hàng không để vận chuyển, phát triển
kinh tế; việc xây dựng kinh tế đồn điền; v.v Ở các nước thuộc địa cũng đều không được chúng
ta chú ý đây đủ
3 Việc xem xét, đánh giá giai cấp phong kiến và triều đại phong kiến
Do chúng ta chỉ chú ý đến việc phân tích
giai cấp, việc sử dụng quan điểm giai cấp một cách máy móc, giáo điều nên chúng ta đã bị lệ thuộc quá nhiêu vào quan điểm giai cấp trong khi viết giáo trình lịch sử Thí dụ hầu như cứ là giai cấp phong kiến, địa chủ thì đều là phah
động, yếu hèn ; cứ là giai cấp công nhân, giai
cấp nông dân thì đều là tiến bộ ; mà ít khi đi vào cụ thể, xem xét tính hai mặt của sự vật, của giai cấp, nhất là khi đứng trước mâu thuẫn giữa dân tộc với chủ nghĩa tư bản thực dân Thực ra lịch sử phản ánh rất phong phú, phức tạp, nhiều màu nhiều vẻ ; và nếu như giai cấp phong kiến phải ký Hiệp ước thua thiệt, thậm chí phải chịu đầu hàng chủ nghĩa tư bản thực dân thì thường là trong tình thế họ không thể nào chống nổi
lại chúng Tư tưởng chống đối lại sự xâm lược,
sự thống trị của ngoại bang vẫn luôn luôn tồn tại trong con người của giai cấp phong kiến, chứ
không phải đơn thuần họ chỉ biết đầu hàng,
Trang 4trào chống xâm lược của giai cấp phong kiến mang tính chất anh hùng ca, nhưng chúng ta cũng không chú ý nghiên cứu, truyền đạt lại theo đúng tỉnh thần lịch sử, ví như Phụ chinh Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghĩ, vua Duy Tân ở Việt Nam ; vua Aché ở Indonesia ; nhà Mãn Thanh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Nhật ở Trung Quốc ; dòng dõi Đại đế Mogol Bahadua ở Ấn Độ v.v
Phạm trù nhân dân cũng luôn luôn biến đổi theo từng thời kỳ lịch sử của công cuộc đấu
tranh và tư chất của từng nhân vật lịch sử cụ
thể Chúng ta khơng nên giản đơn hố bộ mặt lịch sử vốn rất phong phú, đa dạng, đầy bi kịch lịch sử của con người Ngày nay khi lục lại nhiều tài liệu của các triều đại phong kiến xưa, chúng ta thấy có nhiều điều phản ánh sự thật là giai cấp phong kiến cũng có tỉnh thần dân tộc Cách nhìn nhận, phân tích cứng nhắc cho rằng giai cấp phong kiến là xấu xa, phản động có 1é con để lại nhiều di chứng nên đến cuộc Cải cách ruộng đất vừa qua đã làm cho chúng ta phạm sai lầm quá "tả" Về mặt nhận thức, việc sử dụng quan điểm giai cấp một cách máy mớc, giáo điều đó cũng làm cho chúng ta khó giải thích được những hiện tượng chống thực dân
xâm lược khá phổ biến và quyết liệt của những
lãnh tụ lãnh đạo các phong trào chống thực dân
ban đầu đều là các trí thức phong kiến, các quan
lại phong kiến, thậm chí là các vua phong kiến nữa như vua Aché ở Indonesia đã đấu tranh giữ vững được nền độc lập của Vương quốc mình đến tận cuối thé ky XIX
4 Vấn đề trí thức và vai trò của trí thức trong phong trào dân tộc
Đây là một nội dung rất phong phú và có nhiều yếu tố tích cực Đó là vai trò của trí thức trong việc tiếp thu văn hoá, nâng cao nhận thức
của dân tộc
Thật vậy, chúng ta cần phải nhận rõ vai trò của trí thức và sự hình thành đội ngũ trí thức dân tộc Đó là những người mang trong minh vốn văn hoá truyền thống của dân tộc và tiếp
thu được những tri thức mới của thời đại, họ trở
thành những người lãnh sứ mạng thức tỉnh dân tộc, từ thức tỉnh cải cách đến thức tỉnh cách
mạng Có hiểu rõ vấn đề này trên dòng phát triển của lịch sử dân tộc, chúng ta mới hiểu được một sự thật lịch sử là trong các phong trào dân tộc đều có vai trò tiên phong của các lãnh tụ xuất thân từ quý tộc, trí thức, vì họ đã được bồi dưỡng tri thức đầy đủ để lãnh đạo các phong trào dân tộc của nước mình Hosé Ridan, Bonifacio, M Gandhi, J Nehru, Phan Chau Trinh, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, v.v là những thí dụ cụ thể
Từ vấn đề này, chúng ta cũng hiểu được vai
trò của văn hoá, của lý luận và của nhận thức,
giá trị và sức mạnh của tư tưởng Những người trí thức của thế kỷ cách mạng mới là những người dùng ngọn đuốc trí tuệ để soi sáng thời đại Nhận thức được sức mạnh của quần chúng đã làm cho những người trí thức lãnh đạo phong
tràogiải phóng dân tộc, đặc biệt là những người
trí thức nắm vững được và biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghía Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nuớc mình, có khả năng tạo nên sức mạnh tổ chức kỳ diệu, tạo nên chiến thắng như ở Việt Nam, Trung Quốc Những gia tài văn hoá dân tộc cũng hội tụ trong các tầng lớp trí thức dân tộc này một cách mạnh mẽ, nồng đậm
5 Vấn đề đánh giá sự thành công của phong trào giải phóng dân tộc
Từ lâu nay chúng ta thường nhận định
rằng phong trào giải phóng dân tộc chỉ có thể giành được độc lập thực sự, được giải phóng
thực sự khi nó thông qua con đường đấu tranh quyết liệt do giai cấp vô sản lãnh đạo Kết luận này đã làm cho chúng ta khó khăn trả lời bạn bè quốc tế Lịch sử đã từng chứng kiến các dân
tộc tuỳ theo điều kiện cụ thể của nước mình có
thể sáng tạo con đường đi của nước họ Không thé lấy mẫu hình của dân tộc mình bắt các dân tộc khác phải theo tiêu chí riêng đó Mác, Ănghen cũng từng căn dan chúng ta đừng rập khuôn, máy mớc, giáo điều, ý chí luận : " Chúng
ta tự sáng tạo ra lịch sử của chúng ta, nhưng
Trang 5Chúng ta cần phải 83
những điều kiện hết sức xác định Hai là, lịch
sử đã diễn ra theo cái hướng là kết quả cuối cùng luôn luôn phát sinh từ những sự xung đột
giữa nhiều ý chí cá nhân, mỗi ý chí cá nhân này
lại do nhiều điều kiện sinh sống đặc biệt tạo ra
Do đó có rất nhiều lực chống đối lẫn nhau, một
loạt vô tận những hình bình hành lực là những
cái tạo nên một hợp lực, tức là sự biến lịch sử" (2) Cả triều sống cách mạng dâng lên một cách
mạnh mẽ sau năm 1945, cũng như các cuộc đấu
tranh giành được độc lập của các quốc gia ở các châu lục với muôn màu muôn vẻ diễn ra trong mấy thập kỷ vừa qua; tất cả đã cho phép chúng ta điều chỉnh nhận thức lại hệ luận của chúng ta Mọi con đường đi của các dân tộc bị áp bức trên thế giới này đều hướng tới Độc lập, Tự do, Hạnh phúc ; nhưng mỗi dân tộc lại căn cứ vào
những điều kiện lịch sử riêng của nước mình để
sáng tạo nên những con đường đi khác nhau đi
tới Độc lập, Tự do, Hạnh phúc Chúng ta không
nên cố chấp, vÌ nếu cố chấp trong biên soạn các giáo trình lịch sử, chúng ta đã vô tình làm cho các giáo trình lịch sử này trở thành đơn điệu, mất đi vẻ đa dạng, phong phú vốn có của nó
Có lẽ cũng chính vì lẽ đó, chúng ta đã khó khăn khi phải giải thích để các bạn bè châu Mỹ La tỉnh hiểu khi chúng ta đưa ra kết luận : Việt Nam là nước đột phá chọc thủng mắt xích đầu tiên của chủ nghĩa thực dân trên thế giới (3)
Cách đánh giá chỉ xemnước mình, dân tộc mình là tối ưu, là duy nhất, có lẽ đã hạn chế tầm nhìn, thái độ thực sự cầu thị học hỏi của chúng ta, nó cũng hoàn toàn xa lạ với nguyên tắc khiêm tốn học hỏi của nhận thức khoa học
6.Về cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết
Đây là vấn đề đánh giá về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đối với phong trào giải phóng dân tộc, một vấn đề vừa có tính khoa học vừa có tính chất tâm lý phương Đông
Liên Xô là một thực thể lịch sử xuất hiện nhờ có cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Ö nước ta hiện nay cũng đang có khuynh hướng muốn phủ nhận những tác động to lớn
do sự tồn tại trong 70 năm qua của Nhà nước
đầy sức mạnh và cũng đầy những khiếm khuyết này Về vấn đề sự xuất hiện, sự tồn tại cũng như sự tiêu vong của Liên Xô sẽ còn là vấn đề cần phải tranh luận rất nhiều để có được những nhận thức đúng đán, khoa học Nhưng theo chúng tôi, chúng ta không được phép nghỉ ngờ rằng chính sự tồn tại của Nhà nước vô sản to lớn đầu tiên này trên thế giới đã cổ vũ cho phong trào giải phóng dân tộc và đã đóng góp, tạo nên sức mạnh để cho Phong trào phát triển một cách bão táp, giành tháng lợi vẻ vang Ấn Độ,
Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Indonesia
v.v giành được Độc lập, Tự do chính là nhờ có sự giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp về vật chất cũng như về tỉnh thần của Liên Xô Chúng ta là những người làm lịch sử nên càng cần phải
tôn trọng sự thật lịch sử Đó là đạo lý, đố là khoa
học Chúng ta cần xử lý một cách đúng đắn vấn
đề này
*
* *
Nội dung của phong trào giải phóng dân tộc trong lịch sử thế giới thật phong phú, đa dạng Do đó những nhận thức của chúng ta về vấn đề này không thể một lần và trong một thời gian ngắn là có thể rõ ràng, đúng đắn ngay được Những ý kiến trên đây của chúng tôi muốn nêu lên là : Chúng ta cần phải giải phóng nhận thức của chúng ta đối với nội dung lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc cho phù hợp với khoa học và với sự phát triển lịch sử CHÚ THÍCH (1) Mác-Anghen- "Tuyển tap", tp I, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr 426 (2) Mác - Anghen - "Tuyển tập”, tập II, Nxb Sự thật Hà Nội, 1970, tr 595-596
(3) Xem : Nguyễn Văn Hồng "Sử học nhìn lại để đôi mới chủ
đề và tư duy nghiên cứu" Nghiên cứu lịch sử số § (258),