1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh An Giang

6 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 171,41 KB

Nội dung

Trang 1

VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG Q TRÌNH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TẠI TÍNH AN GIANG

® LÊ THỊ KIM CHI

TÓM TẮT:

Bài viết tập trung phân tích thực trạng việc làm cho lao động nông nghiệp tại tỉnh An

Giang trong quá trình xây dựng nông thôn mới Qua việc phân tích thực trạng, tác giả góp

phần làm sáng tổ những cơ hội và thách thức đối với lao động nông thôn tại tỉnh An Giang, đông thời đưa ra những phướng hướng, phương pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tại tỉnh Anh Giang hiện nay và trong thời gian tới

'Từ khóa: Nông thôn mới, lao động nông nghiệp, giải quyết việc làm, tỉnh An Giang

I Qua trình xây dựng nông thôn mới và những tác động đến việc làm cho lao động nông

nghiệp tại tỉnh An Giang

1 Quá trình xâuựng nông thôn mới tại tinh An Giang

Với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp và quần chúng nhân dân, sau 6 năm triển khai thực hiện

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây đựng nông thôn mới (NTM), tỉnh An Giang đã có 13/119 xã

được công nhận xã NTM Khởi đầu xây dựng NTM từ năm 2011, tỉnh An Giang chỉ có 2 xã đat

10 tiêu chí, 36 xã đạt từ 6 - 9 tiêu chí và 81 xã đạt

từ 5 tiêu chí trở xuống Qua 6 năm xây dựng NTM, đến nay không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí, đã

có 13/119 xã được công nhận xã NTM Thu nhâp đầu người khu vực nông thôn năm 2011 chỉ đạt

16,6 triệu đồng, đến nay tăng lên 27,56 triêu

đồng/năm Tỷ lệ hô nghèo nông thôn từ 10,5% giảm còn 2,8%

286 $6 1 - Thdng 1/2018

Trong triển khai xây đựng NTM, tỉnh An Giang

đã chú trọng xây dựng, nâng cấp, mở rộng, duy tu, bảo trì đường giao thông, tạo thuận lợi trong vỆ đi lại và vận tải hàng hóa của người dân, giúp giảm chỉ phí, tăng giá trị sản xuất, bạ giá thành

sản phẩm Từ nguễn vốn ngân sách và huy động sức dân, tỉnh đã đầu tư tráng nhựa mặt đường 2.023 km, đường giao thông nông thôn đến ấp 307 km,

đường giao thông nội đồng 102 km và xây dựng

mới 477 cầu giao thông; đầu tư nạo vét, mở rộng 878 công trình kênh thủy lợi, tạo nguồn với tổng

chiều dài 2.138.743 km, xây dựng mới 583 công

trình cống, nâng cấp đê bao kiểm soát lũ 1.367452 km, đầu tư mới 418 trạm bơm điện

Nhìn chung, số xã đạt chuẩn xã NTM và mức độ đạt tiêu chí ở nhiễu xã của tỉnh An Giang còn thấp do điều kiện đặc thù và việc đánh giá, công nhận đi vào thực chất, đúng theo quy định cử4 Trung ương, không chạy theo thành tích, phong trào Đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị cát

Trang 2

QUAN TRI - QUAN LY

cấp Đặc biệt là sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp, mạnh thường quân, hợp tác

xã, tổ hợp tác và người dân

3 Tác động của chương trình NTÌM tới việc làm

cho lao động nông nghiệp tai tinh An Giang Việc sửa sang cơ sở hạ tầng giao thông (cải tạo đường đất thành đường nhựa, bê tông) đã thúc đẩy giao thương bn bán trong và ngồi địa phương, từ đó, thúc đẩy mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Tiếp đến,

việc đầu tư có trọng tâm vào các công trình trường học, công trình văn hóa, thể thao đã giúp nâng cao

đời sống tình thần của người dân, nâng cao dân trí Bên cạnh đó, việc phủ cập internet cũng đã tạo

điều kiện giúp lao động nông thôn tiếp cận và tim

hiểu dễ dàng các kiến thức, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ các nguồn thông tin, góp phần tăng cao hiệu quả sẩn xuất và thu nhập của người lao

động

Chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh An Giang đã làm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động nông nghiệp theo hướng tích cực, hiện đại; nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho lao

động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông

thôn mới tại tỉnh An Giang Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp và xây mới; quá trình đô thị

hóa diễn ra mạnh mẽ tại các vùng nông thôn của

tỉnh, góp phần mở rộng và phát triển hàng loạt ngành nghề dich vụ Đồng thời, từ đó tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho lao động nông

nghiệp do sự chuyển dịch lao động từ hoạt đông

nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp tại các địa bàn nông thôn của tỉnh

Kết quá là thu nhập và đời sống nhân dân cải thiện; nhận thức của đội ngũ cán bộ, đẳng viên và nhân dân chuyển biến tích cực, phát huy được tính

chủ động, sáng tao, sự tham gia đóng góp của moi

tẳng lớp nhân dân Chính sự phát triển của khu vực kinh tế phi chính thức đã tạo ra việc làm tạm thời, góp phần giải quyết viêc làm cho một lực lượng không nhỏ lao động nông thôn là những lao động phổ thông, gidn don, lao động đôi dư trong nông nghiệp, lao động thuộc điện thu hồi đất Cũng từ đây, nhiều việc làm trong lĩnh vực xây dựng và

dịch vụ mới được tạo ra như: Xây dựng hệ thống

cầu, đường, nhà cửa, trường học, bệnh viện, trạm y tế, công viên, đặt ra nhu câu về lao động có trình

độ chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực xây đựng,

kiến trúc Đồng thời, cũng xuất hiện nhiều việc

làm tạm thời mà những lao động nông nghiệp lớn

tuổi, trình độ thấp có khá năng đáp ứng, góp phân đáng kể tạo điểu kiện thuận lợi giải quyết việc làm

cho lao động tăng thêm

II Thực trạng việc làm của lao động nông

thôn tỉnh An Giang trong quá trình xây dựng nông thôn mới

1, Thực trạng việc làm của lao động nông thôn tỉnh An Giang theo ngành, nghệ

Thứ nhất, lao động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản (NLTS) thay đổi theo hướng giảm mạnh, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây

dung (CN-XD) và thương mại - địch vụ (TM-DV),

Theo thống kê, An Giang là tỉnh có dân số đông với gần 2,2 triệu người Số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% so với tổng dân số, hằng năm

có khoảng trên 20.000 người bước vào tuổi lao

động Lực lượng lao động ước tính đến cuối năm 2015 có khoảng 1.350 nghìn người, trong đó lao động nữ (có 648 nghìn người), chiếm 48% trong

tổng số lực lượng lao động; lao động khu vực nông

thôn (có 931 nghìn người), chiếm 69% Trong quá trình xây dựng NTM, quan điểm của tỉnh là xã đạt ẩn NTM phải toàn điện ở nhiều lĩnh vực, nhất i điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho sắn xuất

nông nghiệp đạt hiệu quả cao Căn cứ vào Bộ tiêu

chí quốc gia về NTM theo Quyết định số 491/QD- TTg, UBND tỉnh đã ban hành bộ tiêu chí phù hợp với đặc thù của địa phương An Giang, trong đó bổ sung 12 chỉ tiêu về thủy lợi, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đào tạo

nghề, nước sạch, vệ sinh môi trường và thực hiện

tốt quy chế đân chủ ở cơ sở

Hiện nay, lao động nông thôn có sự chuyển dịch Tnạnh mẽ sang thành thị kéo theo hộ và nhân khẩu

khu vực nông thôn giảm mạnh Những năm qua, ngồi yếu tế đơ thị hóa xu hướng lao động tập trung về các vùng kính tế trong điểm ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đông Nai ngày càng mạnh

Ở nông thôn, vào thời điểm chính vụ thu hoạch rất

Trang 3

khan hiếm lao động làm thuê, giá thuê những khâu

dịch vụ trong nông nghiệp mỗi năm đều tăng 15- 20% Mặt khác, tỷ lê cơ giới hóa trong sẩn xuất ngày càng cao đã khiến nhiều lao động thiếu việc làm hoặc có việc làm không ổn định đã góp phần dẫn đến xu hướng trên Về cơ cấu ngành nghề và thu nhập chủ yếu ở khu vực nông thôn, hiện có hơn

161.500 hộ đang hoạt động trong lĩnh vực nông -

lâm - thủy sản (NLTS), chiếm 45,81% tổng số So

với trước đây, cơ cấu này thay đổi theo hướng giảm

mạnh tỷ trọng NLTS, tăng tỷ trọng ngành công

nghiệp - xây dựng (CN-XD) và thương mại - dich vụ (TM-DV)

Qua 5 năm xây dựng nông thôn mới, số hộ tham

gia hoạt động TM-DV có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, bình quân gần 39/năm, kế tiếp là CN-XD,

bình quân 2,4% và số hộ hoạt động NLTS có mức giảm tương ứng Ởkhu vực nông thôn, tỷ lệ hộ có nguồn thu nhập lớn từ NLTS chiếm đa số với

45,45% và tỷ lệ của các ngành TM-DV là 30,32%,

các ngành CN-XD chiếm 16,67%; còn lại là hộ có

nguồn thu nhập khác

Như vậy, cơ cấu kinh tế ở khu vưc nông thôn kể cả phân theo ngành nghề sắn xuất và theo nguồn thu nhập chính thì nhóm hộ NLTS có sự

giảm xuống và so với 5 năm trước đã có mức chuyển địch hợp lý, bình quân 4,85% (tương đương 10.000 hộ) sang các ngành nghề phi nông nghiệp

Đây là nỗ lực đáng kể của tỉnh trong thực hiện chuyển dịch cơ cấdnh tế trong thời gian qua

Thứ hai, lao ‘onlbone thôn hoạt động theo mô

hình kinh tế trang trại có xu hướng tăng Trong quá trình xây dựng NTM, tỉnh An Giang

triển khai theo xu hướng mô hình kinh tế trang

trại Hiện nay, mô hình kinh tế trang trại tăng nhanh, phản ánh xu hướng tích tụ ruộng đất sản

xuất ở khu vưc NT Tháng 1/2016, toàn tỉnh có 1.180 hộ có quy mô sản xuất NLTS đạt tiêu chí trang trại So với 5 năm trước, số trang trại đã tăng

gấp 1,8 lần (tăng 527 trang trại) Thực tế này là do

tình trạng người lao động đổ dồn về các khu công

nghiệp, các thành phố lớn để có viéc làm và thu nhập ổn định, đã dân hình thành xu hướng tích tụ ruộng đất với những hộ có điểu kiện về vốn và tư liệu sản xuất Ở nông thôn hiện nay, hình thức thuê hoặc mua 288 Số 1 - Thóng 1/2018

ruộng đất sản xuất với quy mô lớn điễn ra khá phổ

biến và mức độ ngày càng tăng, hiện đã có hộ canh tác trên 77ha (trong đó có 70ha là đất thuê

mướn) Ngoài ra, còn nhiều hộ có quy mô sản xuất

đạt hoặc vượt tiêu chí trang trại nhưng do thuê

mướn ngoài phạm vi địa phương nên không thuộc diện điều tra Số trang trại trong tỉnh tập trung

nhiều ở các huyện, thị xã, thuộc vùng Tứ giác

Long Xuyên, như: Thoại Sơn 332 trang trại, chiếm

28,14%; Châu Phú 226 trang trại, chiếm 19,15%; Tri Tén 199 trang trại, chiếm 16,86% Thời điểm

nay, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đều có trang trai (trước đây, TP Châu Đốc và TP

Long Xuyên không có trang trại)

Các trang trại đã thu hút hơn 5.700 lao động

thường xuyên tham gia, bình quân có 4,89 lao động/trang trại, góp phần mang đến nguồn thu

nhập cho lao động nông thôn Các trang trại đang

sử đụng 12.760ha đất sản xuất NLTS, tăng gần

5.800ha so với năm 2011, chiếm 4,61% diện tích

đất nông nghiệp của tỉnh Giá trị thu từ NL/TS bình

quân 1 trang trại trong năm là 1,45 tỷ đồng, tăng hơn 388 triệu đồng/trang trại

2 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn

tinh An Giang dé qua dao tao

Giai đoạn 2011-2015, thực hiên chương trình xây dựng nơn thơn mới, tồn tỉnh An Giang đã giải

quyết việc làm cho trên 177 ngàn người, đạt kế

hoạch được giao (104,6%) Qua đó đã góp phần

kiểm chế, giầm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị

ở mức đưới 4% và tỷ lệ lao động có việc làm

thường xuyên được nâng dẫn lên đạt khoắng 845 Số lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc

đân đến năm 2015 ước tính khoảng trên 1.210

nghìn người Đến cuối năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, trong đó lao động qua đào tạo nghề dat 36%

Tổng số lao động nông thôn học nghề đã học

xong là 63.324 lao động Trong đó, số lao động

nông thôn có việc làm là 45.830 !ao động, đạt tỷ lỆ 72,37% so với tổng số lao động đã học nghề xong theo các hình thức sau: Số lao động đươc doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng (là 7.957 lao động/45.830lao động) đạt 17,36%, số lao động được doanh nghiêp, đơn vị bao tiêu sản phẩm đà

Trang 4

QUAN TRI - QUAN LY

động tiếp tục gắn với việc làm cũ và số tư tạo việc

làm chiếm tỷ lệ 74,84% (34.303 lao động/45.830

lao động), số lao động thành lập tổ hợp tác, hợp

tác xã, doanh nghiệp là 02 lao động Từ năm 2011-2013, có gần 800 người được hỗ trợ vay vốn để tổ chức sản xuất, làm hàng gia công Ngân hàng CSXH đã giải ngân cho 25.752

lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo vay sản xuất kinh

doanh, tổng số tiền cho vay trên 268 tỷ đồng; cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn cho 4.688 hộ, với số tiền 80 tý đồng; cho 111 người xuất khẩu lao động thuộc hộ nghèo, vay số tiền 3,8 tỷ đồng; cho 259 hộ DTTS đặc biệt khó khăn vay số tiễn 7,2 tỷ đồng Riêng năm 2015, Quỹ Quốc gia việc làm đã giải quyết cho 1.729 hộ vay vốn với số tiền 37.114 triệu đổng; hỗ trợ 52 lao động đi lầm việc nước ngoài với số tiễn 71.975 triệu đồng Tuyển sinh đào tạo nghề theo Để án 1956 là 13,650 LĐNT và giải quyết việc làm cho trên

35.525 lao động, đạt 101,5% kế hoạch năm Trong đó, lao động làm việc trong tỉnh là 27.225 người,

ngoài tỉnh là 8.150 lao động và đi xuất khẩu lao

động 143 người

Mặc dù tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo tăng, tuy nhiên, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của

người lao động nhìn chung còn rất thấp; nhiễu lao

động còn hạn chế về tác phong lao động, ý thức

kỷ huật nên chưa đáp ứng yêu cầu của doanh

nghiệp và xã hội Cơ cấu đào tạo lại chưa hợp lý,

việc dạy nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) chiếm tỷ lệ tới gần 64% Trước thực tế đa số người nghèo có trình độ học vấn thấp, hàng ngày phải lao đông kiếm sống, họ chỉ tham gia học nghề được ở các lớp đào tạo ngắn hạn, cũng vì trình độ tay nghề thấp nên họ khó tìm được việc làm ổn định cho thu nhập cao Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tuy có tăng nhưng còn thấp hơn bình quân chung của cả nước (thấp hơn cả nước 2%) Các huyện miễn núi, vùng sâu, vùng có đông bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn trong phát triển ngành nghề để tạo việc làm tại chỗ

Qua 6 năm thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-

TTg, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh An Giang đã phối hợp tổ chức được 343 lớp dạy nghề với

9.495 lượt người tham dự Trong đó, Trung tâm

Dạy nghề và Giới thiệu việc làm nông đân tỉnh

trực tiếp thực hiện được 206 lớp dạy nghề cho lao

động nông thôn, có 5.405 học viên tham dự Đặc

biệt, trong 206 lớp đã mở có 24 lớp tại các xã điểm về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây

dựng nông thôn mới Trung tâm cũng đã phối hợp

với Trường Trung cấp nghề Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đào tạo được 05 lớp sơ cấp nghề cho

lao động nông thôn với 135 học viên, kinh phí

thông qua kênh của Trung ương Hội Nông dân

Việt Nam; hợp đồng với Sở và Phòng Lao động TBXH tổ chức được 201 lớp dạy nghề thường

xuyên về đạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, kinh phí cấp theo Đề án 1956 TTg-CP, với tổng số 5.270 học viên tham dự Bên cạnh đó,

“Trung tâm còn phối hợp với Dự án thành lập Trung tâm Du lịch nông dân (thuộc Hội Nông dân tỉnh) đào tạo được 13 lớp kỹ thuật phục vụ nhà hàng quán ăn nông thôn cho 289 học viên tham dự, kinh phí do dự án tài trợ toàn bộ Phối hợp Chi cục Thú

y tỉnh An Giang; phối hợp với Phòng nông nghiệp; Tram thi y huyện mổ được 137 lớp tập huấn nghề ngắn hạn cho học viên là hô nghèo gồm các nghề: Kỹ thuật chăn nuôi heo, nuôi gia cầm, chăn nuôi bò, nuôi thủy sản và nuôi lươn Sau khi kết thúc các lớp tập huấn đã cấp phát được trên 4.090 giấy chứng nhận nghề

II Phương hướng, giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh An Giang

ghị quyết lần thứ 7, khóa X Đảng Cộng sản

ệt Nam đã khẳng định phát triển nông nghiệp,

nông thôn và nông dân là cơ sở để ổn đỉnh chính trị đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Nghị quyết xác định: Đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, do vậy vấn để chuyển địch lao động, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp có vai trò rất quan

trọng nhằm tạo bước đột phá trong phát triển

nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam Để triển khai thực hiện Nghị quyết trên, việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang là rất cấp

bách và là một đòi hỏi bức xúc, một bài toán khó

Trang 5

nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh An Giang

Thứ nhất, tiếp tục rà soát quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch khu đân cư theo hướng hiên đại, tập trung hơn Tất cả các công trình phụ trợ, các khu dân cư đều được bố trí phù hợp, phục vụ hoạt động sinh hoat, sẩn xuất

của người dân và đảm bảo vệ sinh môi trường

Điều này giúp cho việc sản xuất của lao động nông nghiệp thuận lơi hơn, các khu sản xuất được bố trí tập trung, tạo điều kiện mở rộng quy mô sắn xuất,

thu hút và tạo thêm việc làm cho nhiều lao động khác

Thứ hai, đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao đông nông thôn, gắn đào tạo nghề với sử dụng lao động

phù hợp Lao động nông thôn thiếu việc lầm do

nhiều nguyên nhân, nhưng chú yếu là trình độ văn hóa thấp, lại không được đào tạo nghề nên lao động phổ thông là phổ biến Cùng với đào tạo nghề, các tiêu chí khác trong chương trình xây dựng nông thôn mới cũng phải góp phần hỗ trợ tích cực để đào tạo nghề có kết quả, chẳng hạn nhự tiêu chí dên điển đổi thửa sẽ góp phần tăng điện

tích đất canh tác, tạo điểu kiện cho những người

học nghề mở rộng sản xuất, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh đoanh Bên cạnh đào tao nghề, cũng cân phải quan tâm tới các yếu tố tác động của thị

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

trường, nhất là tìm đầu ra cho các sẵn phẩm Nếu

nông dân áp đụng những thành công những gì đã

học, lai gặp khó khăn trong tiêu thụ sẵn phẩm thì

việc đào tạo nghề không đem lại nhiều lợi ích,

Chính vì thế để án đào tạo nghề phải được quy

hoạch trước, dự liệu trước những thách thức cho

đầu ra của sản phẩm và một câu hồi luôn đặtra là hộ nông dân làm cái gì, nuôi con gì và bán cho ai1, Do vậy cũng cần phải bồi đưỡng cho nông dân

nghệ thuật kinh doanh

Thứ ba, quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới công tác quần lý và chú trọng gắn đào tạo nghề với rèn luyện trong môi trường quân sự, bởi đó là những phẩm chất không chỉ cần thiết cho nên sản xuất mới, mà còn đáp ứng yêu cầu của quốc

phòng, bảo vệ Tổ quốc Cùng với công tác đào tạo

nghề, cần nghiên cứu mở sàn giao địch việc làm, đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm ở ngay các địa phương, chứ không chỉ ở

các đô thị lớn, để doanh nghiệp và người lao động

có cơ hội gặp gỡ, đáp ứng nhu cầu của nhau Thứ tư, tiếp tục phát triển các làng nghề truyền thống đi đôi với xây dựng các lang nghé mới; phát triển tiểu - thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản với quy mô vừa và nhỏ Cùng

với công tác đào tạo nghề cho các đối tượng, phải

tạo ra nhiễu chỗ làm mới, thích ứng với nghề đã đào tạo

1 Nguyễn Thị Huệ (2014), “Đào tao nguén nhân lực, xây dựng nông thôn mới: Thực tiễn của Thành phố Hà

Nội”, Tạp chí Tài chính, Bộ Tài chính

2 Nguyễn Thị Huệ (2010), “Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Từ Liêm - Thành phố Hà Nội”, Tạp chí Giáo dục lý luận

3 ThS Lé Minh Phương và Thể Nguyễn Hương Hạnh (2017), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dung

nông thôn mdi tai tink An Giang”, Tạp chí Lý luận chính trị 4 http://www.baoangiang.com.vn/

5 hitp://atv.org.vn/

Trang 6

QUAN TRI - QUAN LY

Ngày nhận bài: 23/11/2017

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 03/12/2017 Ngày chấp nhận đăng bài: 13/12/2017 Thông tin tác giả:

ThS LE THE KIM CHI

Khoa Kinh té - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang Email: Itkchi@agu.edu.vn

EMPLOYMENT FOR AGRICULTURAL WORKERS IN THE PROCESS OF BUILDING NEW RURAL AREAS

IN AN GIANG PROVINCE

@ MA LE THI KIM CHi

Faculty of Economics - Business Administration, An Giang University ABSTRACT:

The paper focuses on analyzing the employment situation of agricultural workers in An Giang

province in the process of building new rural areas Through the analysis of the situation, the author

contributes to clarify the opportunities and challenges for rural workers in An Giang province, thus providing directions and methods for solving employment problems for agricultural workers in An Giang province now and in the future

Keywords: New rural areas, agricultural workers, job creation, An Giang province

?

Ngày đăng: 29/05/2022, 06:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w