1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng biểu hiện khó khăn tâm lý của học viên các trường sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam

9 9 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 883,08 KB

Nội dung

Trang 1

HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG | 141 THUC TRANG BIEU HIỆN KHO KHAN TAM LY

CỦA HỌC VIÊN CAC TRUONG Si QUAN QUAN BOI NHAN DAN VIET NAM

Bui Minh Dirc', Nguyén Dat Dan? TOM TAT:

Bài viết là kết quá nghiên cứu trên 378 học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, 111 giảng viên

và 129 cán bộ quản lý học viên tại các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam Các

phương pháp sử đụng chủ yếu là quan sát, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu kết hợp phân

tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 Kết quả nghiên cứu chỉ ra, khó khăn tâm lý của học viên các trường sĩ quan Quân đội biểu hiện ở 05 lĩnh vực: học tập, rèn luyện, giao tiếp, phát triển bản thân và phát triển nghề nghiệp quân sự Các biểu hiện khó khăn tâm lý của học viên

có mỗi tương quan thuận và tương đối mạnh Khó khăn tâm lý là nguồn gốc trực tiếp làm nây

sinh nhu cầu tham vấn tâm lý của học viên, chính vì vậy, nghiên cứu, xác định mức độ biểu hiện khó khăn tâm lý của học viên sẽ là cơ sở xác định nhu cầu tham vẫn tâm lý của họ, từ đó tìm ra các giải pháp đáp ứng kịp thời, thông qua đó, góp phần nâng cao kết quả học tập, rèn luyện của học viên trong quá trình đảo tạo tại các trường sĩ quan Quân đội

Từ khóa: Khó khăn tâm lý, học viên, trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

MANIFESTATIONS OF PSYCHOLOGICAL DIFFICULTIES OF STUDENTS IN VIETNAMESE MILITARY OFFICER

TRAINING SCHOOLS

ABSTRACT:

This research was conducted with 378 division-level officer trainees, 111 lecturers and 129

trainee managers in Vietnamese military officer training schools The main methods used

in the research included observation, survey via questionnaire and in-depth interviews Data analysis was carried out with SPSS 20.0 software The research results showed that the psychological difficulties of students in military officer training schools were expressed in five areas: Learning, training, communication, personal development and military career development The psychological difficulties of the participants had a positive and relatively strong correlation Students’ psychological difficulties are the direct cause of the needs for psychological consultation; therefore, the study and determination of the manifestations of psychological difficulties of the students will be a basis for determining and responding to ‘Hoe viện Chính trị, Bộ Quốc Phòng

Trang 2

142 | KYYEU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN TRE EM VIET NAM LAN THU V

their needs for psychological consultation in time, thereby contributing to improving their learning and training results during their training process

Keywords: Psychological difficulties, students, Vietnamese military officer training schools

1 BAT VAN DE

: Nghiên cứu nhằm chỉ ra các biểu hiện khó khăn tâm lý của sinh viên trong quá trình đào tạo

tại các trường đại học là vấn đề được nhiều tác giả nước ngoài và Việt Nam quan tâm Ở nước ngoài, Palmer, S va Puri, A (2006) đã tổng kết 06 nhóm khó khăn lớn mà sinh viên thường gặp phải

khi học ở trường đại học, đó là: Khó khăn khi rời mái am gia đình và bắt đầu cuộc sống ở trường đại học, xa gia đình, người thân và bạn bè; Khó khăn khi sống ở môi trường mới, cùng với những người khác; Khó khăn trong việc đảm bảo ăn uống có lợi cho sức khỏe với điều kiện kinh phí hạn hẹp; Khó khăn liên quan đến bọc tập và sự mong chờ của cá nhân đối với khóa học; Khó khăn liên quan đến quan hệ xã hội; Khó khăn về kinh tế

Các tác giá Sadia Saleem, Zahid Mahmood và Madeha Naz (2013) cho rằng: Những năm học đại học của một cá nhân thì sự đòi hỏi về tình cảm và trí tuệ nhiều hơn bất kỳ giai đoạn giáo dục

nào khác Ở giai đoạn này, một cá nhân phải đối mặt với rất nhiều áp lực và thách thức, đã gây ra ở họ nhiều khó khăn về thể chất, xã hội và tình cảm, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 85% sinh viên đại học gặp phải: các vấn đề tâm lý nghiêm trọng, trong đó 71% sinh viên có van dé về học tập; 38% rối loạn ăn uống: 45% có vấn đề về rượu; 33% lo lắng về vấn dé tình đục và 45% sử dụng ma túy Kris T De Pedro, Hazel Atuel, Keren Malchi, Monica C Esqueda, Rami Benbenishty và Ron Avi Astor (2014), khẳng định: Sinh viên quân sự phải trải qua một loạt các khó khăn đặc biệt, bao gồm sự thay đổi từ môi trường gia đình sang môi trường quân sự, sống xa cha mẹ và sự thay đổi ấy có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động học tập, rèn luyện, cảm xúc, tâm lý và các mỗi quan hệ xã hội của họ Trong khi đó, Ahmad M J Alfawair va Abdullah Saif Al Tobi (2017) đã chỉ ra: sinh viên ở trường đại học.có những vấn đề về học thuật, tâm lý, xã hội, gia đình và sức khỏe; ngoài ra họ còn có vấn đề liên quan đến bạn bè, giáo viên, cộng đồng và những vấn đề khiếm khuyết của bản thân Tại Việt Nam, các tác giả Nguyễn Xuân Thức, Đào Thị Lan Hương (2007), Dương Thị Kim Oanh (2014) cho rằng, các biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên thể hiện chủ yếu ở ba mặt nhận thức, xúc cảm (thái độ) và kĩ năng học tập (hành động học tập) Đỗ Thị Hạnh Phúc, Triệu Thị Hương (2007) đã chỉ ra những khó khăn tâm lý mà sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân thường gặp phải trong quá trình đào tạo tại trường gồm: Khó khăn trong học tập, rèn luyện; khó khăn trong quan hệ bạn bè; khó khăn trong quan hệ với cha mẹ, người thân; khó khăn trong tình bạn khác giới, tình yêu; khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với giảng viên; khó khăn trong việc chấp hành các quy định của trường, của ngành; khó khăn trong giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống; khó khăn trong lựa chọn nghề nghiệp; khó khăn về điều kiện sinh hoạt và một số nội dung khác

Quan tâm đến những khó khăn tâm lý của nhóm sinh viên thiệt thôi trong quá trình học tập tại các trường đại học, Trần Thị Tú Anh (2010) cho rang, đối với nhóm sinh viên thiệt thòi (bao gồm sinh viên đến từ vùng sâu, vùng xa, miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội kém thuận lợi, sinh viên là người dân tộc thiểu số, sinh viên khuyết tật), những khó khăn tâm lý lại càng nặng nề hơn

Theo tác giả, những khó khăn lớn nhất mà sinh viên thiệt thòi thường gặp phải tập trung chủ yếu

Trang 3

HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG [ 143

Theo Nguyễn Thị Hà Lan (2011), những khó khăn về mặt tâm lý mà sinh viên thường gặp

trong cuộc sống liên quan đến tình yêu, hôn nhân; sức khỏe sinh sản vị thành niên; lý tưởng hoài bão; sức khée tỉnh thần và những khó khăn tâm lý trong học tập như: chưa thích ứng với phương pháp học tập ở đại học; thiếu sự chuẩn bị tâm lý và kỹ năng làm bài thi tốt; thiếu sự tham vấn về nghề nghiệp sau khi ra trường; thiếu sự chuẩn bị tâm lý trước khi ra trường Trần Thị Lệ Thu (2011) khái quát biểu hiện khó khăn tâm lý của sinh viên trên 05 lĩnh vực gồm: khó khăn tâm lý trong lĩnh vực định hướng nghề nghiệp; trong học tập; trong giao tiếp, ứng xử; trong quan hệ với

cha mẹ, người thân; trong quan hệ tình bạn khác giới, tình yêu

Kiều Thị Thanh Trà (2012) tiến hành khảo sát và xác định những khó khăn trong học tập

thường gặp ở sinh viên năm thứ nhất thường tập trung vào các vấn đề cơ ban nhu: động cơ, mục _ đích, hứng thú, phương pháp học tập học tập; kỹ năng học tập; kỹ năng giao tiếp trong hoc tập;

những vấn đề liên quan đến bản than va nghề nghiệp tương lai Đặng Thị Lan (2014) cho rằng, trong những năm đầu, sinh viên gặp phải những khó khăn như: khó khăn trong việc làm quen với

môi trường học tập ở đại học, khó khăn trong việc làm quen với cuộc sống tập thé 6 trường đại học, khó khăn trong hoạt động học ở trường đại học

Từ những nghiên cứu trên cho thấy, biểu biện khó khăn tâm lý của sinh viên hiện nay rất phong phú và đa dạng Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, khó khăn tâm lý của sinh viên được biểu hiện trên các lĩnh vực thuộc về học tập, rèn luyện, giao tiếp, sự phát triển cá nhân và phát triển nghề nghiệp Những khó khăn này xuất hiện trong quá trình đảo tạo tại các trường đại học, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có tính đặc thù như môi trường đào tạo trong lực lượng vũ trang

Đi với học viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, hoạt động chủ đạo trong quá trình đào tạo tại trường là học tập, rèn luyện nhằm lĩnh hội, tích lũy hệ thống kiến thức, kỹ xáo, kỹ năng nghề nghiệp quân sự, cũng như hình thành, phát triển các phẩm chất nhân cách của người sĩ quan Quân đội trong tương lại Các hoạt động học tập, rèn luyện của học viên được tổ chức và điễn ra trong môi trường sư phạm quân sự đặc thù với cường độ cao, căng thẳng về tâm lý và thể lực đã làm cho học viên gặp phải những khó khăn tâm lý nhất định và được biểu hiện chủ yếu ở các lĩnh vực: khó khăn về học tập; khó khăn về rèn luyện; khó khăn về giao tiếp; khó khẩn về phát triển bản thân và khó khăn về phát triển nghề nghiệp quân sự của học viên

2 KHÁCH THẺ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khách thể nghiên cứu: gồm 378 học viên (88 học viên năm thứ nhất; 95 học viên năm thứ 2; 90 học viên năm thứ 3 và 105 học viên năm thứ 4); 111 giảng viên và 129 cán bộ quản lý học viên tại 03 trường sĩ quan Quân đội: Trường sĩ quan Lục quân 2; Trường sĩ quan Chính trị và Trường sĩ quan Công binh

Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu: quan sát, điều tra bằng báng hỏi, phỏng vấn sâu Các kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS, phiên bản 20.0 với mức ý nghĩa p < 0,05

3 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

* Thực trạng khó khăn tâm lÿ của học viên xét trên toàn mẫu

Trang 4

OTB 5 3.82 4 3 2 1 i 9 # t Y -

Khó khăn về Khó khăn về Khó khăn về Khó khăn về Khó khăn về Khó khăn

học tập rèn luyện giao tiếp phát triển — phát triển tâm lý bảnthân nghề nghiệp chung

quân sự

Biểu đề 1 Thực trạng khó khăn tâm lý của học viên

Kết quả khảo sát trong biểu đồ ! cho thấy, đa số học viên gặp phải những khó khăn tâm lý

trong quá trình đào tạo tại trường ở mức độ cao (TB = 3.7]; DLC = 0.53) Tuy nhiên, xét theo

từng lĩnh vực thì những khó khăn tâm lý mà học viên gặp phải có biểu hiện ở các mức độ khác nhau Trong đó, khó khăn về giao riếp là nội dung có mức độ biểu hiện khó khăn cao nbat (DTB = 3.82; DLC = 0.71), mite 46 biéu hiện thấp nhất là khó khăn về rèn luyện (ĐTB = 3.61; ĐỤC = 0.78) Kết quá nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của quá trình giáo dục đào tạo trong các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Các trường sĩ quan Quân đội là những tổ chức quân sự, chính vì vậy, các mối quan hệ giao tiếp diễn ra trong đó đều phải được thực hiện theo đúng điều lệnh, điều lệ của Quân đội và các quy định đặc thù của nhà trường Điều này đã gây ra những khó khăn tâm lý trong các mối quan hệ, giao tiếp của học viên đối với đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và ngay cả với đồng chí, đồng đội Bên cạnh đó, học viên các trường sĩ quan Quân đội hầu hết ở lứa tuổi thanh niên, đây là lứa tuổi có nhu cầu rất lớn đối với các hoạt động giao tiếp, nhất là các mỗi-quan-hệ, giao tiếp với người yêu, bạn khác giới và bạn bè ngoài Quân đội Song do tính chất đặc thù của quá trình đào tạo trong môi trường quân sự, học viên ít có điều kiện và thời gian để giao lưu, mở rộng các mối quan hệ bên ngoài trường học,

giao tiếp với những người thân, gia đình, đặc biệt là việc làm quen, kết bạn với bạn khác giới Một

số học viên ít có thời gian hẹn hò, biểu lộ tình cảm hoặc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với người yêu Những điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tình cảm cũng như hoạt động học tập,

rèn luyện của học viên, từ đó đã làm làm nảy sinh ở học viên những khó khăn tâm lý nhất định về vấn đề này

Để tìm hiểu rõ hơn về những khó khăn mà học viên gặp phải trong các mối quan hệ, giao tiếp,

chúng tôi tiến hành phỏng vấn học viên Nguyễn Quang H (Trường sĩ quan Công binh), được biết:

chúng tôi cảm thấy khó khăn trong giao tiếp với đội ngũ giảng viên, cán bộ quản ly và đồng chỉ, đồng đội trong đơn vị, bởi vì mọi lời nói, hành động Irong giao tiếp đều phải tuân thủ theo đúng quy định của điều lệnh, điều lệ, không được pháp tự do, thoải mái như các hoạt động giao tiếp với người thân, bạn bè ngoài Quân đội Bên cạnh đó, thời gian được ra ngoài đơn vị cũng rất hạn chế, có khi 2 đến 3

tháng mới được di tranh thủ một lần; hàng tuân vào những ngày nghỉ, thời gian được ra ngoài doanh

Trang 5

HIỂU BIẾT VE SUC KHOE TAM THAN O TRUONG HỌC VÀ CỘNG DONG [| 145

thể hiện sự quan tâm chăm sóc đối với người yêu hay bạn gái Nhiều đẳng chi do bi người yêu, bạn gái giận dỗi đã nảy sinh tam lý buần chán, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, rèn luyện của cá nhân va don vi

Đối với kết quả khảo sát khó khăn về rèn luyện của học viên có thể được lý giải như sau: Trúng

tuyển và được đào tạo tại các trường sĩ quan Quân đội là mơ ước của học viên, do đó, khi bước vào học tập, rèn luyện tại trường, bản thân mỗi học viên đã có sự tìm hiểu nhất định về hoạt động đào tạo

trong môi trường quân sự Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo tại trường, học viên được quán triệt, - giáo dục đầy đủ về mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Quân đội và Nhà trường, chính vì vậy, trong quá trình đào tạo, học viên đã có sự chủ động, tích cực, tự giác trong hoạt động rèn luyện nên họ ít gặp

phải khó khăn hơn trong lĩnh vực nay Dé minh chứng cho nhận định nay, chúng tôi tiến hành phỏng

vấn sâu Đại úy Bài Đức C (Đại đội trưởng, Trường sĩ quan Chính trị), được biết: Đa số học viên bước vào học tại trường đều có nguyện vọng phần đấu học tập, rèn luyện để trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam Bên cạnh đó, ngay từ ngày đầu nhập học, học viên đã được giáo dục, quán triệt đầy đủ về mục tiêu, yêu cầu đào tạo tại các trường sĩ quan Quân đội, trong đó, cùng với học tập thì rèn luyện là nhiệm vụ trung tâm Chính vì vậy, trong quá trình đào tạo tại trường, học viên it gặp

phải khó khăn bơn đối với các hoạt động này Tuy nhiên, tính chất đặc thù của quá trình đào tạo tại

các trường sĩ quan Quân đội, với những quy định hết sức nghiêm ngặt, chặt chế cũng làm nảy sinh ở không ít học viên những khó khăn nhất định đối với hoạt động rèn luyện trong quá trình đào tạo * Thực trạng khó khăn tâm lý của học viên xéf theo năm học

Để tìm hiểu khó khăn tâm lý của học viên theo từng năm học, chúng tôi sử dụng kiểm định One - way anova, két qua thu duoc trong bang tém tat sau:

Trang 6

146 Í KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN TRE EM VIET NAM LẦN THỨ V

Kết quả bảng 1 cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học viên các năm học trong tự đánh giá về khó khăn tâm lý chung trong quá trình đào tạo tại các trường sĩ quan Quân đội Điều này cho thấy, học viên các năm học có sự tương đồng về mức độ khó khăn tâm lý chung trong quá trình đào tạo

Tuy nhiên, kết quả phân tích cũng chỉ ra, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm học viên xét theo năm học đối với: khó khăn về học tập và khó khăn về giao tiếp Cụ thể: khó khăn về học

tập: Kiểm định sâu Bonferroni chi ra su khac biệt giữa nhóm học viên năm thứ 2 với nam thir 4 (p =

0,038 < 0,05); khó khăn về giao tiếp: Kiểm định sâu Tamhane š T2 chỉ ra sự khác biệt giữa nhóm học

viên năm thứ 1 với nhóm học viên năm thứ 2 và năm thứ 4 (p = 0,017 và p = 0,001) Kết quả nghiên

cứu này có thể được lý giải đó là, mỗi năm học, học viên sẽ thực biện các nội dung học tập khác nhau trong những điều kiện khác nhau, đo đó mà mức độ khó khăn tâm lý cũng có sự khác nhau giữa học viên các năm học Bên cạnh đó, trải qua mỗi năm học trong quá trình đào tạo, các mối quan hệ giao tiếp của học viên sẽ có sự biến đổi, chính điều này đã làm cho mức độ khó khăn tâm lý về giao tiếp của học viên có sự khác nhau

Tiến hành phỏng vấn sâu học viên về vấn đề này, được biết: “Học viên năm thứ nhất về cơ bản chưa tiép cận sâu với nhiều nội dung học lập, rèn lujện, cũng như chưa mở rộng các mỗi quan hệ, chua có tầm nhìn về phát triển bản thân, nghề nghiệp và chưa có chiến lược học lập nên thường Í1 bị khó khăn tâm lý hơn học viên Các nĂm sau Đặc biệt là học viên năm thứ hai thuờng chịu áp lục, khó khăn tâm lý nhiều hơn do học bắt đầu vào guong học tập, rèn luyện mô rộng các quan hệ; học viên năm thứ tư về phát triển bản thân và nghề nghiệp quân sự” Ý kiến của Thượng sĩ Nguyễn Văn T (học

viên năm thứ ba)

Để tìm biểu về khó khăn tâm lý của học viên theo kết quá học tập Chúng tôi sử dụng kiểm định Tndependem samples T - test (0, kết quả thu được thể hiện trong bảng tóm tắt sau:

Bảng 2 Thực trạng khó khăn tâm lý của học viên xét theo kết quả học tập c Nhóm học viên TT Khó khăn tâm lý củahocviên — — | Nhóm Khá,giỏi | Nhóm TBK,TB ĐTB | ĐLC | ĐTB | BLC 1 | Khó khăn về học tập Tung” 2,057 3,60 0,61 3,73 0,54

2_ | Khó khăn về rèn luyện tor 0,034 3,72 0,78 3,64 0,79

3 | Kho khan về giao tiếp t,„„= 7,483 3,86 | 0,69 | 3,77 | 0,82 4 | Khé khan vé phat trién ban than t,,* 0,129 3,81 | 0,69 | 3,86 | 0,70

5 — phát triên nghệ nghiệp quân sự 3,67 0,66 3.77 0,52

Khá khăn tâm lý chung t,„„= 0,233 3,73 0,54 3,75 0,51

Kết quả trong bảng 2 cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong đánh giá của

các nhóm học viên có kết quả học tập khác nhau đối với khó khăn tâm lý chung (376) = 0,233;

p= 0,757 > 0,05) và các khó khăn tam lý trong từng lĩnh vực cụ thể Điều này có nghĩa là, có sự

tương đồng giữa các nhóm học viên có kết quả học tập khác nhau đối với các khó khăn tâm lý

Trang 7

HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG | 147

Theo ý kiến của Trung tá Hà Văn T (Chính trị viên Tiểu đoàn quản lý học viên): “Dờ là học

viên có kết quả học tập, rèn luyện như thể nào nhưng khó khăn tâm lý của học viên không chỉ đến

từ hoạt động học tập, rèn luyện bởi sau giai đoạn đâu tiên học viên đã biết cách vượt qua nó và

coi đó là bình thường; học viên có khó khăn tâm lý đến từ giải quyết các mối quan hệ, về vấn dé

phái triển toàn điện nhân cách người học viên nhà Irường quân sự, người sĩ quan Quân đội trong

tương lại, và trong mỗi chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo, trách nhiệm của mỗi bọc viên là

phat triển chuyên môn nghề nghiệp quân sw cha minh”

Có thể nhận thấy, khó khăn tâm lý đối với học viên xuất phát từ nhiều lí do khác nhau, ngoài

những yếu tổ thuộc về bên trong thì những yếu tố thuộc về mục tiêu, yêu cầu đào tạo hiện nay và trách nhiệm của họ trong tương lai cũng ảnh hưởng gây ra những áp lực, những khó khăn tâm lý

với họ Giải quyết những khó khăn tâm lý đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động học tập, rèn luyện và các hoạt động khác cho học viên

* So sánh tự đánh giá của học viên và đánh giá của giảng viên, cán bộ quan {ý về những khó khăn tâm lý của học viên

Để tìm hiểu sâu hơn về khó khăn tâm lý của học viên, chúng tôi tiến hành so sánh tự đánh giá

của học viên và đánh giá của giảng viên, cán bộ quân lý về những khó khăn tâm lý của học viên

Sử dung kiểm kiểm định One - way anova, kết quả thu được thể hiện trong bang sau:

Bảng 3 So sánh tự đánh giá của học viên và đánh giá của giảng viên, cán bộ quần lý về những khó khăn tâm lý của học viên Nhóm khách thể

TT Khó khăn tâm lý sa hoc vié Hoc vién | Giảng viên CBQL Chung

cua lige vien DTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | DLC

¡| Khó khăn E2 „„= 5,950 về học tập 3,62 | 0,60 | 3,83 | 0,52 | 3,70 | 0,58 | 3,68 | 0,59

2 | Chó khăn về rèn huyện Fo n= 7613 3,71 | 0,78 | 3,40 | 0,75 | 3,52 | 0,77 | 3,61 | 0,78

3 | Kho khiin ve giao tiệp F2 qạ= 1,134 3,85 | 0,72 | 3,79 | 0,69 | 3,74 | 0,70 | 3,82 | 0,71

4 | Chó khăn vẻ phát tiện bản thân | vị lo áo |3 6s | 074 | 320 | 072 | 3,76 | 0,71 Fos arn 2,959 Khó khăn về phát triển nghề 5_ | nghiệp quân sự 3,69 | 0,64 | 3,56 | 0,73 | 3,65 | 0,70 | 3,66 | 0,67 E¿ „¿= 1,639 7 kid - Khó khăn chung 3,74 | 0,53 | 3,65 | 0,51 | 3,66 | 0,53 | 3,71 | 0,53 F, ayo, = 1,660 (*ps0,05, ***p<0,001)

Kết quả bảng 3 cho thấy, về mặt tổng thể, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tự

đánh giá của học viên và đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý đối với khó khăn tâm lý chung

Trang 8

148 | KY YEU HOITHAO QUOC TE VE SUC KHOE TAM THAN TRE EM VIỆT NAM LAN THUV

lý và tự đánh giá của học viên đối với khó khăn tâm lý chung của học viên trong quá trình đào tạo tại các trường sĩ quan Quân đội Tuy nhiên, xét trong từng lĩnh vực cụ thể, kết quả kiểm định sâu Bonferroni chỉ ra, có sự khác biệt giữa tự đánh giá của học viên và đánh giá của giảng viên đối với

lĩnh vực: khó khăn về học tập và khó khăn về rèn luyện (với p = 0,002 và p = 0,001<0,05)

Tìm biểu sự khác biệt giữa tự đánh giá của học viên và đánh giá của giảng viên đổi với khó khăn tâm lý của học viên về học tập, chúng tôi nhận tháy, đánh giá của giảng viên có mức độ cao hơn so

với tự đánh giá của học viên (ĐTB của GV = 3,83; HV =3,62) Điều này được lý giải là do đội ngũ

giảng viên bao giờ cũng có sự đòi hỏi cao đối với học viên trong các hoạt động học tập, đặc biệt là về các nội dung như: kỹ năng tự học; kỹ năng nghiên cứu khoa học; kỹ năng thi, kiểm tra và kỹ năng vận dụng kiến thức trong giải quyết các bài tập tình huống Để minh chứng cho nhận định này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn TS Tâm lý Lê Duy T (Trường sĩ quan Lục quân 2), được biết: Chúng tôi nhận thdy học viên có khó khăn tâm lý trong việc hình thành các kỹ năng tự học; kỹ năng nghiên cứu khoa học; kỹ năng thị, kiểm tra và kỹ năng vận dụng kiến thức trong giải quyết các bài lập tình huồng Điều này được thể hiện rất rõ trong quả trình học tập của họ, da số học viên còn chưa biết cách tiễn hành các hoạt động tự học; chưa biết cách nghiên cứu khoa hoe, ling ting trong cách trả bài thị,

kiểm tra và còn chưa biết cách vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập tình hung

* Tương quan giữa các nội dung biểu hiện khó khăn tâm lý của học viên

Xét mỗi tương quan giữa các nội dung biểu hiện khó khăn tâm lý của học viên, chúng tôi sử

dụng kiểm định hệ số tương quan Pearsơn (7), cho thấy, tất cả 10 cặp tương quan giữa các nội

dung khó khăn tâm lý của học viên đều có mối tương quan thuận và tương đối mạnh ( = 0,331” - 0,657"; p = 0,000 < 0,05) Trong đó, mối tương quan thuận và mạnh nhất là khó khăn về phái

triển bản thân và khó khăn về phái triển nghề nghiệp quân sự (t = 0,657"; p = 0,000) Két qua nay hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hoạt động quân sự, đây là một hoạt động đặc thù, đòi hỏi sự nỗ lực

rất lớn của học viên trong suốt quá trình đào tạo cũng như hoạt động nghề nghiệp sau này Chính

vì vậy, trong quá trình đào tạo, nếu học viên gặp phải khó khăn trong việc nhận biết năng lực, sở

trường của bản thân, hình thành kỹ năng xử lý các vấn đề, hình thành kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng sống trong môi trường Quân đội và kỹ năng phát triển các mỗi quan hệ thì học viễn rất dé

gặp phải những khó khăn về sự phát triển nghề nghiệp quân sự và ngược lại

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cả 5/5 lĩnh vực đều có mối tương quan thuận và rất mạnh

với khó khăn tâm lý chung của học viên œ = 0,747” - 0,837”; p = 0,000 < 0,01) Trong đó, mối

tương quan thuận và mạnh nhất là khó khăn về phái triển bản thân với khó khăn tâm lý chung của học viên = 0,837”; p = 0,000 < 0,01) Căn cứ vào kết quả này, bước đầu chúng tôi cho rằng, nếu mức độ khó khăn trong một lĩnh vực nào đó tăng hay giảm đều sẽ làm tăng hay giảm mức độ khó khăn tâm lý chung của học viên

4 KẾT LUẬN

Như vậy, học viên các trường sĩ quan Quân đội gặp phải khó khăn tâm lý ở hầu hết các lĩnh

vực ở mức độ cao Những khó khăn tâm lý của học viên liên quan trực tiếp đến hoạt động học tập, rèn luyện, giao tiếp, sự phát triển bản thân và sự phát triển nghề nghiệp quân sự của họ, trong đó, lĩnh vực mà học viên có biểu hiện khó khăn cao nhất là khó khăn về giao tiếp (ĐTB = 3.82;

DLC = 0.71) Cac biểu hiện khó khăn tâm lý của học viên có mối quan hệ mật thiết, khi học viên

có biểu hiện khó khăn về lĩnh vực này sẽ làm cho học viên gặp phải những khó khăn ở lĩnh vực

Trang 9

HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG [| 149 thấy thiếu tự tin và gặp khó khăn trong giao tiếp với giảng viên, cán bộ quản lý, đồng chí, đồng đội, người yêu, bạn bè và cả những người thân trong gia đình, đồng thời cũng sẽ làm cho học viên cảm thấy không tự tin đối với bản thân mình và gặp khó khăn trong sự phát triển nghề nghiệp quân sự Những khó khăn tâm lý này là nguồn gốc làm nảy sinh nhu cầu tham vấn tâm lý của học viên

trong quá trình đào tạo tại các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam Chính vì vậy, nghiên

cứu những biểu hiện khó khăn tâm lý của học viên sẽ là cơ sở để xác định nội dung nhu cầu tham

vấn tâm lý của họ, từ đó, có các biện pháp đáp ứng kịp thời, thông qua đó, góp phần nâng cao kết quả học tập, rèn luyện của học viên trong quá trình đào tạo tại các trường sĩ quan Quân đội

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trần Thị Tú Anh (2010), Những khó khăn của sinh viên thiệt thòi trong thời gian học tại Đại học Huế,

Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Huế, số 62, tr 5-16

2 Đặng Thị Lan (2014), Một số khó khăn trong hoạt động học của sinh viên những năm đầu của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chi Tam lý học, số 6 (thang 6/2014), tr 56 - 67 3 Nguyễn Thị Hà Lan (2011), Tính cấp thiết của việc thành lập các trung tâm hỗ trợ tâm lý học đường tại các

trường đại học ở Việt Nam, Báo cáo khoa học Hội nghị quốc tế lần 2 về tâm ý học đường ở Việt Nam: Thúc đấy nghiên cứu và thực hành lâm lý học đường tại Việt Nam, Nxb Đại học Huế, tr 118 - 124 4 Dương Thị Kim Oanh (2014), Các biểu hiện khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên Trường Đại

hoc Su phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Tâm lý học, số 1 (tháng 1/2014), tr 59 - 76

5 Đỗ Thị Hạnh Phúc, Triệu Thị Hương (0607), Những khó khăn tâm lý của sinh viên Học viện cảnh sát nhân dân, Tạp chi Tâm lý học, số 9 (tháng 9/2007), te 22-27

6 Trần Thị Lệ Thu (2011), Thực trạng khó khăn tâm lý của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội và nhu cầu cẦn có sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý học đường, Báo cáo khoa học Hội nghị quốc tế lần 2 về (âm lý bọc đường ở Việt Nam: Thúc day nghiên cứu và thục hành tâm lý học đường tại Việt Nam,

NXB Đại học Huế, tr 308 - 316

7 Nguyễn Xuân Thức - Đào Thị Lan Hương (2007), Phân tích các biểu hiện khó khăn tâm ‘ly trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất su phạm, Tạp chí Tâm lý học, số 09, tr 14-21 a

8 Kiéu Thi Thanh Tra (2012), Nhu cầu tham vấn học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm

Thành phố Hề Chí Minh, Hội (hảo khoa học quốc tễ tâm lý học đuông lần thủ 3: Phái triển mô hình và kỹ năng hoại động tâm lý học đường, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tr.50 - 56

9 AhmadM J Alfawair và Abdullah Saif Al Tobi (2017), Counseling Needs for Students with Special Needs at the University, American Journal of Education and Learning Vol 2, No 1, 65-74, 2017 10 Kris T De Pedro, Hazel Atuel, Keren Maichi, Monica C Esqueda, Rami Benbenishty, and Ron Avi Astor

(2014), Responding to the Needs of Military Students and Military-connected Schools: Perceptions and Actions of School Administrators, Children & Schools Volume 36, Number 1 January 2014

Ngày đăng: 28/05/2022, 19:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w