1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiểu biết về rối loạn cảm xúc lưỡng cực của sinh viên

8 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 706,42 KB

Nội dung

Trang 1

90 | KỶ YẾU HỘI THÁO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THAN TRE EM VIỆT NAM LẦN THỨ V

HIỂU BIẾT VẺ RÓI LOẠN CÁM XÚC LƯỠNG CỰC CỦA SINH VIÊN

Kiều Thị Anh Đào!, Đặng Hoàng Minh? TÓM TẮT:

Các bằng chứng cho thấy hiểu biết về rối loạn tâm thần tác động đến việc nhận diện rối loạn tâm thần sớm, tìm kiếm sử dung dich vu y té va dinh kiến Đã có nhiều nghiên cứu khảo sát hiểu biết của người đân về các rối loạn tâm thần, nhưng thiếu nghiên cứu về rối loạn cảm xúc lưỡng cực Rối loan cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn tâm thần phức tạp, là nguyên nhân gây tàn tật thứ 6 trong số các bệnh trên toàn thé giới Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiểu biết về rối loạn cảm xúc lưỡng cực của sinh viên Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 235 sinh viên tại một trường đại học ở Hà Nội Chúng tôi sử dụng các bảng hoi dé danh giá khả năng nhận diện, kiến thức, việc tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần nói chung, và định kiến đối với bệnh tâm thần Kết quả cho thấy khả năng nhận điện và kiến thức của sinh viên về rối loạn cảm xúc lưỡng cực tương đối thấp Khi gặp vân đề về cá nhân hoặc cảm xúc, sinh viên ưu tiên lựa chọn sự giúp đỡ từ: chuyên gia sức khỏe tâm thần; bạn gái/ ban trai - vo/ chồng: bố/ mẹ-bạn bè Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về hiểu biết của nhóm người trẻ tuổi về rối loạn lưỡng cực Các thông tin về rỗi loạn

lưỡng cực cần được truyền tải rộng rãi hơn

Từ khóa: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiêu biết sức khỏe tâm thần, sinh viên, Việt Nam

MENTAL HEALTH LITERACY

ABOUT BIPOLAR DISORDER IN COLLEGE STUDENTS ABSTRACT:

Evidence shows that mental health literacy affects ability to early recognize mental disorders, seeking help and reduce stigma There have been many studies about mental health literacy, but researches on bipolar disorder literacy are still scant Bipolar disorder is a complex mental

disorder It is the sixth leading cause of disability among diseases worldwide The objective of

this study is to assess bipolar disorder literacy among college students Cross-sectional study was conducted on 235 students of a university in Hanoi, Vietnam Questionnaires were used to assess participants’ ability to recognize mental disorders, knowledge on bipolar disorder, help-seeking behaviors and stigma about mental disorders in general The results show that the ability to recognize and the knowledge of college students about bipolar disorder are low Seeking help from mental health professionals is the most preferable way This study

Trang 2

HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG | 91

is the first in Vietnam about young adults’s bipolar disorder literacy, Information on bipolar disorder needs to be more widely communicated

Keywords: Bipolar disorder, mental health literacy, students, Vietnam

1 DAT VAN DE

Rdi loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC), hay còn gọi là rối loạn hưng-trầm cảm, là một trong các rối loạn tâm thần nặng và mạn tính, đặc trưng bởi sự thay đổi bất thường về tâm trạng, năng lượng, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện các chức năng cuộc sống hàng ngày Sự thay đổi

tâm trạng trầm hay hưng phấn được gọi là các pha Pha trầm cảm đặc trưng bởi tâm trạng trầm uất,

bất thường về ngủ và ăn (quá nhiều hoặc quá í£), vận động chậm chạp và có những suy nghĩ thường trực về cái chết, Ngược lại, pha hưng cảm đặc trưng là tâm trạng hưng phấn, suy nehĩ nhanh, liên tục,

giảm nhu cầu ngủ, nhiều năng lượng, năng suất, tăng hành vi xung động và bất cần (DSM-IV, 1994)

Ti lé ca doi cla RLCXLC 1a 2.8-6.5% (Bauer & Pfennig, 2005), với mức độ bệnh tật va tử

vong tương đối cao Hành vi tự tử là hệ quả nghiêm trọng nhất của RLCXLC, véi khoang 20%

người bệnh tử vong do tự tử Trị liệu chính cho rối loạn này là sử dụng lithium, một dạng an thần (Bowden và cộng sự 1994) Củng với trị liệu dược lý, trị liệu tâm lý cũng giúp giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các pha, tăng việc tuân thủ sử dụng thuốc (Lam và cộng sự 2000; Peet & Harvey, 1991)

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là rối loạn mạn tính, có mức độ nghiêm trọng và tỉ lệ tương tự

tâm thần phân liệt (khoảng 1-1.5% dân số), tuy nhiên hiểu biết của người đân về RLCXLC hạn

chế hơn so với tâm thần phân liệt, hoặc so với trầm cảm (Thornicroft, 2006) Nghiên cứu của Furham & Anthony chỉ ra rằng RLCXLC ít được nhận diện hơn trầm cảm (34.1% vs 89.6%) và

ít hơn tâm thần phân liệt (34.1% và 43.43) ở Anh (Furnham và Anthony, 2010) Loo và cộng sự

(2012) so sánh RLCXLC với 8 rối loạn tâm thần khác ở ba nước Anh, Hong Kong, Malaysia cho thấy RLCXLC được nhận điện kém thứ 2 ở cả ba nước và khách thể nghiên cứu báo cáo không tự tin nhất trong việc nhận điện RLCXLC Nghiên cứu của Sugiura và cộng sự (2000) ở Nhật Bản

cũng cho thấy hiểu biết của người dân về RLCXLC thấp, thậm chí chỉ có tỉ lệ nhỏ người dân đã

từng nghe tên đến rối loạn này Tương tự như các rối loạn tâm thần khác, RLCXLC cũng chịu định

kiến nặng nề Ellison và cộng sự (2013) tổng quan các nghiên cứu về định kiến với RLCXLC, chi

ra rằng RLCXLC được nhìn nhận tích cực hơn tâm thần phân liệt và kém tích cực hơn trầm cảm

Thiếu hiểu biết và định kiến về RLCXLC nói riêng và rối loạn tâm thần nói chung ảnh hướng

đến việc phát hiện bệnh, tìm kiếm sự giúp đỡ và tuân thủ chữa trị ở người bệnh, sự chăm sóc, hỗ trợ của người thân và những người xung quanh (Kessing và cộng sự 2005) Các nghiên cứu về hiểu biết rối loạn tâm thần cảng ngày càng gia tăng do tầm quan trọng của nó, tuy nhiên chỉ hầu như tập trung vào tâm thần phân liệt va tram cam, hoặc rối loạn tâm thần nói chung (Angermeyer

& Dietrich, 2006) Thiếu một cách nghiêm trọng các nghiên cứu về hiểu biết về RLCXLC (Ellison

và cộng sự 2005), đặc biệt ở các nước đang và chậm phát triển như Việt Nam Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng hiểu biết RLCXLC ở sinh viên trên các phương diện: khả năng

nhận điện chính xác RLCXLC, kiến thức về RLCXLC, tìm kiếm sự trợ giúp và định kiến đối với

Trang 3

92 Ì KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN TRẺ EM VIỆT NAM LẦN THỨ V

2 TÔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu có sự tham gia của 235 sinh viên của một trường đại bọc trên địa bàn Hà Nội, trong đó

có 207 sinh viên nữ (88.1%) và 27 sinh viên nam (11.5%) Trong tổng số khách thể, có 157 sinh viên năm 4 (chiếm 66.8%), có 37 sinh viên năm 3 (chiếm 15.7%), có 36 sinh viên năm 2 (chiếm 15.494)

Nghiên cứu tập trung tìm hiểm trên 4 phương diện: (1) khả năng nhận điện RLCXLC, (2) kiên thức về RLCXLC, (3) tìm kiếm sự trợ giúp khi có vấn đề về sức khỏe tâm thần (SKTT) nói chung

và (4) định kiến đối với bệnh tâm thần Các công cụ nghiên cứu bao gồm:

2.1 Khả năng nhận điện rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Để đánh giá khả năng nhận điện RLCXLC, nghiên cứu sử dụng một trường hợp miêu tâ về

RLCXLC được xây dựng dựa trên các tiêu chí của DSM-IV (Ana Fresan, 2013):

“Nam 22 tuổi, hiện đang sống cùng bố mẹ Tù thời niên thiếu, Nam đã chơi thể thao giỏi, có

thành tích học lập cao, các mỗi quan hệ xã hội tốt và luôn tìm kiếm những thủ thách mới Thỉnh thoảng, Nam cảm thấy bị mất năng lượng, nhưng không ảnh hướng gì đến các hoạt động sống Nam dang là sinh viên năm thứ tư và gan đây áp lục học tập khiến Nam căng thẳng Thong ba tudn qua,

bồ mẹ và bạn bè của Nam nhận thấy rằng Nam nói quá nhanh, hay cứu kinh, thường xuyên bỏ học và không làm bài tập Một số bạn bọc của Nam đã nói: “Có cdi gi db đang xảy ra với các hành vi của

Nam, và thỉnh thoảng cậu ấy nói những điều vô nghĩa ” Bắ mẹ của Nam rất ngạc nhiên bởi trước giờ

Nam không có vấn đề gì, nhưng 2 ngày trước Nam đã lấy xe của mẹ mình mà không xin phép và khi

trở lại, chiếc xe có một chỗ gãy không giải thích duoc Nam da không ngủ 4 ngày gẵn đây Ban ay noi

rằng không có gi bắt thường và đang cảm thấu tốt hơn bao giờ hét, Nam khéng di hoc béi Nam thdy

nó thật sự không cần thiết và rất nhàm chán và thậm chỉ bạn ấy có thể dạy cho thay cô giáo được ”

Theo ban, Nam dang gặp vấn đề gi?”

Khách thể lựa chọn một phương án trả lời trong số (a) không biết; (b) bệnh thực thể; (c) không

có vấn đề gì; (đ) có vấn đề về SKTT Với những người lựa chọn phương án (d), họ tiếp tục lựa

chọn một (d1) rồi loạn trầm cảm; (d2) rỗi loạn lo âu; (d3) lam dung chất gay nghién; (d4) rối loạn cảm xúc lưỡng cực; (45) rối loạn nhân cách; (d6) Khác Trong đó, lựa chọn phương án (d4) được

1 điểm, lựa chọn phương án (41), (42), (43), (45), (46) được Ô điểm

2.2 Kiến thức về rối loạn cảm xúc lưỡng cực

“Thang đo kiến thúc về rỗi loạn cảm xúc lưỡng cực” (Bipolar Disorder Knowledge Scale —

DBKS) của tác giả Eng và cộng sự (2017) được str dung Thang do gồm 25 câu hỏi Các câu hỏi dưới dạng câu khẳng định với các lựa chọn: Đúng, Sai, Không biết Các câu hỏi tập trung vào chân đoán, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống Với mỗi câu

trả lời đúng được 1 điểm và trả lời sai hoặc không biết được 0 điểm Tổng điểm dao động từ 0-25

điểm, điểm càng cao cho thấy kiến thức về RLCXILC càng cao Một số các câu hỏi lựa chọn trong

thang đo như sau: “Xhững người bị rồi loạn cảm xúc lưỡng cực sẽ bị chắn nản hoặc hưng phần nhưng không bao giờ bị động thời cả 2 triệu chứng ”; “Bắt buộc phải có một giai đoạn trầm câm

mới chuẩn đoán được rỗi loạn cảm xúc lưỡng cục”, “Những người mắc rối loạn câm xúc lưỡng

Trang 4

HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG | 93

2.3 Tìm kiếm sự trợ giúp

Thang đo “7m kiếm sự trợ giúp chung” (General Help Seeking Questionnaire-GHSQ) của

tác giả Wilson và cộng sự (2005) được sử dụng Câu hỏi được đặt ra đầu tiên trong thang đo đó

la “Néu ban gdp vấn đề cá nhân hoặc cảm xúc, bạn sẽ tìm kiếm sự trợ giup tir ngudn nào sau

đây?” Thang đo bao gồm 10 mục với các phương án trả lời liên quan đến các nguồn trợ giúp không chính thức (bạn bè; bễ/ mẹ, ) hoặc các nguồn trợ giúp chính thức (bác sĩ/ bác sĩ đa khoa;

chuyên gia sức khỏe tâm thần) Thang đo được đánh giá theo thang Likert 5 mức độ: (1) Hồn

tồn khơng đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Một phần đồng ý, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý

Chạy kiểm định Cronbach’s Alpha trén thang đo này để đánh giá độ tìn cậy, kết quả cho thấy

Cronbach’s Alpha = 0.55,

2.4 Định kiến đối với bệnh tâm thần

Để đánh giá định kiến của nhóm khách thể đối với bệnh tâm thần, nghiên cứu sử dụng thang

đo “Miềm tin đối với bệnh tâm thdn” (Beliefs Toward Mental Uiness Scale — BMI) cia téc giả

Hirai và cộng sự (2000) BMI là thang đo gồm 21 mục, các mục là các quan điểm tiêu cực về bệnh

tâm thần Có 3 nhân tố chính trong thang đó là Sự nguy hiểm, Thiếu hụt kỹ năng liên cá nhân và

xã hội, Không thể chữa trị khỏi Thang đo được đánh giá theo thang do Likert 5 điểm từ Hoàn tồn

khơng đồng ý đến Hồn toàn đồng ÿ Có thể tính điểm trên tổng thang đo và tính điểm dựa trên `

3 nhân tố Điểm càng cao phần ảnh niềm tỉn càng tiêu cực về sức khỏe tâm thần Một số câu hỏi trong tiểu thang đo “Sự nguy hiểm”: “Mội nguời mắc bệnh tâm thân có nhiễu khả năng gdy ton hại cho người khác hơn là một người bình thường”: “Người mắc rồi loạn tâm thân thường có nhiều khả năng phạm tội”,v.v Một số câu hỏi trong tiểu thang đo “Thiếu hụt kỹ năng liên cá nhân và xã hội”: “Một người mắc rồi loạn tâm thân nên có một công việc chỉ với trách nhiệm nhỏ”; “Một

người có rồi loạn tâm thần it có khả năng thực hiện tốt chức năng như một cha mẹ ”,v.v Một số câu

hỏi trong tiểu thang đo “Không thể chữa trị khỏi”: “7i tin rằng rồi loạn tâm than không bao giờ

có thể được chữa khỏi hoàn toàn”; “Các rồi loạn tâm thân có xu hướng xuất hiện lại ”;v.v Chạy

kiểm định Cronbach’s Alpha trén thang do nay dé đánh giá độ tin cậy, kết quả cho thấy Cronbach”s

Alpha = 0.89 Điều này cho thấy thang đo có độ tỉn cậy cao 3 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 Khả năng nhận điện rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Khi đánh giá khả năng nhận diện trường hợp miêu tả có vấn đề về sức khỏe tâm thần, chúng

tôi thu được kết quả như sau:

Trang 5

94 Í KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN TRẺ EM VIỆT NAM LẦN THỨV Nam am không khô sp gặp vân để gì cả van đề øì cả % 4.7 ig Bap 8 N 1 Ly À ` % 90.2 Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thân N 212 % ~~ 100 TONG N - 235

Nhin chung, da số sinh viên nhận ra trường hợp Nam có vẫn đề sức khỏe tâm thần với 90.2% Có 4.7% sinh viên cho rằng “Nam không gặp vẫn để gì cả”; 3% sinh viên cho rằng “Tôi không biết”, 2.1% nhận định “Nam đang mắc bệnh liên quan đến thực thể như ung thư, suy thận, viêm gan ”

Trong số các sinh viên nhận điện đúng “Nam có vấn đề sức khỏe tâm thần”, tiếp tục xác định khả năng nhận điện chính xác RLCXLC ở sinh viên và kết quả được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2: Khả năng nhận điện chính xác rỗi loạn cảm xúc lưỡng cực của sinh viên Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Missing (M) (SD) Khả năng nhận diện chính xác rôi loạn 031 0.46 8 cảm xúc lưỡng cực

Số liệu cho thấy, khả năng nhận điện chính xác rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở sinh viên tương đối thấp với M=0.31 và SD=0.46 Điều này cho thấy, có rất nhiều sinh viên nhận ra Nam có vẫn để sức khỏe tâm thần nhưng không gọi tên được chính xác rối loạn đó là gì

3.2 Kiến thức về rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Với thang đo chứa 25 câu hỏi, mỗi câu trả lời ding duoc | điểm, sai hoặc không biết được 0 điểm, kiến thức về RÏ,CXC của sinh viên đạt điểm trung bình làM = 9.29 với độ lệch chuẩn 4:09: 3.3 Tìm kiếm sự trợ giúp

Khi đánh giá thực trạng tìm kiếm sự trợ giúp của sinh viên, nghiên cứu đánh giá trên thang đo

về tìm kiếm sự trợ giúp chung Kết quả thể hiện đưới bảng sau:

Bảng 3: Tìm kiếm sự trợ giúp của sinh viên Tổng mẫu Phương án lựa chọn M SD STT Bạn trai - bạn gái, vợ - chồng 3.90 0.95 2 Bạn bè (không có quan hệ ruột thit) 3.38 0.84 4 Bố mẹ 3.78 1.01 3

Thành viên trong gia đình/ họ hàng : 2.83 0.93 7 Chuyên gia sức khỏe tâm thân như nhà tâm lý, nhà công tác 391 0.06 1

xã hội, nhà tư vân

Đường dây trợ giúp qua điện thoại 2.90 1.08 5

Trang 6

HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CONG DONG | 95 Bác sĩ/ bác sĩ đa khoa 2.88 1.04

Cha xứ hoặc nhà sư 1.85 1.08

Tôi sẽ không tìm kiếm sự giúp đỡ từ bất cứ ai 1.85 1.08 Tôi sẽ tìm sự trợ giúp từ một người khác không có trong đanh sách ở trên 1.98 1.05 8

Khi có vấn đề về cá nhân hoặc cảm xúc, nguồn trợ giúp sinh viên tìm kiểm đầu tiên đó là “Chuyên gia sức khỏe tâm thần như nhà tâm lý, nhà công tác xã hội, nhà tư vấn” với điểm trung

bình M=3.91, SD = 0.06 Tiếp theo sinh viên ưu tiên tìm kiếm đến các nguồn trợ giúp không chính

thức như “Bạn trai - bạn gái, vợ - chồng”; “Bế mẹ”, “Bạn bè - không có mối quan hệ ruột thịt”

Ding vi tri thứ 5 và thứ 6 đó là nguồn trợ giúp qua điện thoại hoặc bác sĩ/ bác sĩ đa khoa Đa số sinh viên không lựa chọn tìm kiếm đến “Cha xứ hoặc nhà sư” với M=I1 85, SD=1.08 và cũng không lựa chọn phương án “Tôi sẽ không tìm kiểm sự trợ giúp từ bất cứ ai” với M=1.85 và SD=1.08

3.4 Định kiến đối với bệnh tâm thần

Bảng 4: Định kiến đối với bệnh tâm thần của sinh viên Tổng mẫu

Diém trung binh (M) 59.84

Tong thang BMI 2 Độ lệch chuẩn (SD) 8.91 - Điểm Trung Bình (M) 15.06 Sự nguy hiểm 2 Độ lệch chuẩn (SD) 2.79 ; Điểm Trung Bình (M) 18.00 Không chữa trị khỏi 2 Độ lệch chuẩn (SD) 3.03 a Điểm Trung Bình (M) 26.78 Thiêu hụt kỹ năng xã hội và liên cá nhân R Độ lệch chuẩn (SD) 5.06

Từ bảng số liệu cho thấy, niềm-tin đối với bệnh tâm thần ở sinh viên có điểm trung bình M=59.84, SD=8.91 Điểm trung bình của 3 tiểu thang đo có sự khác nhau Cụ thể tiểu thang đo về Sự nguy hiểm có điểm trung bình M=15.06 và SD=2.79; tiểu thang đo về “Không chữa trị khỏi” có điểm trung bình M=18.00, SD=3.03; tiểu thang đo “Thiếu hụt kỹ năng xã hội và liên cá nhân” có điểm trung bình M=26.78, SD=5.06

4 BẢN LUẬN

Nhận diện chính xác rối loạn tâm thần được đánh giá là rất quan trọng để lựa chọn hỗ trợ phù hợp Những người trẻ tuối có nhận thức đúng về rối loạn tâm thần sẽ có xu hướng tìm kiểm sự trợ giúp tốt hơn (WHO, 2008) Nghiên cứu này điều tra hiểu biết của sinh viên - là giới trẻ có học thức về RLCXLC Sinh viên có khả năng tốt trong việc nhận diện trường hợp miêu tả có vẫn đề về sức khỏe tâm thần (90.2%) Tuy nhiên, khả năng nhận diện chính xác đó là RLCXLC của sinh viên đạt điểm trung bình với M=0.31, SD=0.46 So sánh với nghiên cứu của tác giả Ana Fresan (2013)

trên 104 sinh viên Y khoa tại Mexico, kết quả cho thấy có 40,4% số sinh viên nhận điện ra trường

hợp miêu tả là RLCXLC Trong nghiên cứu của Furham & Anthony (2010) tại Anh, chỉ ra rằng có

Trang 7

96 | KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SUC KHOE TAM THAN TRE EM VIỆT NAM LẦN THỨ V

khá thấp (<50%) Đi kèm với khả năng nhận diện chính xác RLCXLC thấp, kiến thức về RLCXLC bao gồm chuẩn đoán, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống của

sinh viên cũng không cao với M=9.29, SD=4.09

Theo nghiên cứu, trên toàn thế giới có 70 - 80% thanh niên và người trưởng thành không được chăm sóc sức khỏe tâm thần khi họ cần Bằng chứng cho thấy việc nâng cao hiểu biết về cách tìm

kiếm sự trợ giúp và điều trị khi có vấn đề sức khỏe tâm thần có thể thúc đây cải thiện kết quả sức khỏe tâm thần và tăng sử dụng dịch vụ y tế (Wei, 2015) Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, đa số sinh viên khi gặp vấn đề ưu tiên lựa chọn tìm kiếm đầu tiên đó là “Chuyên gia sức khỏe tâm

thần như nhà tâm lý, nhà công tác xã hội, nhà tư vấn” Tuy nhiên, sinh viên không ưu tiên lựa chọn

“Bác sĩ/bác sĩ đa khoa” bằng những nguồn trợ giúp trợ giúp không chính thức như “Ban trai-ban gai, vo - chéng”, “Bé me”, “Ban bé - không phải ruột thịt” Việc ưu tiên các nguồn trợ giúp không chính thống trong bếi cảnh Việt Nam của nghiên cứu trên có thé phản ánh sức ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đó là sự gắn kết với gia đình hay bạn bè là vô cùng mạnh mẽ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, định kiến hay có niềm tìn tiêu cực về bệnh tâm thần ảnh hưởng rẤt lớn đến cách mọi người tìm kiểm sự trợ giúp cho cá nhân và cho người khác So sánh với nghiên cứu của tác giả Hữal trên 114 sinh viên châu Á và 102 sinh viên Mỹ về định kiến đối với bệnh tâm thần, kết quả nghiên cứu này tương đồng nhiều hơn với kết quả của tác giả trên nhỏm sinh viên châu Á (M=59.84 với M=56.09) và có sự khác biệt rõ rệt với nhóm sinh viên Mỹ (M=59.84 với M=43.13) (Hirai, 2000) Điều đó cho thấy sinh viên Mỹ có ít định kiến về bệnh tâm thần hơn sinh viên Việt Nam trong nghiên cứu này Sự khác biệt này có thể được giải thích bằng sự khác biệt về điều kiện kinh tế, văn hóa và đặc biệt Mỹ là một trong những nước rất chú trọng trong việc quan tâm đến sức khóe tâm thần nói chung và thúc đây nhận thức về sức khỏe tâm thân nói riêng

5 KET LUAN

Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về hiểu biết của giới trẻ về RLCXLC Nghiên cứu này cho thấy thực trạng biểu biết RLCXLC của sinh viên trên 4 khía cạnh: khả năng nhận diện chính

xác RLCXLC, kiến thức về RLCXLC, tìm kiếm sự trợ giúp, định kiến đối với bệnh tâm thần: Nhìn

chung, khả năng nhận diện chính xác, kiến thức về RLCXLC của sinh viên tương đối thấp Định

kiến đối với bệnh tâm thần tương đối cao so với các nước phát triển

Nghiên cứu có một số hạn chế như các thang đo chỉ được chuyên địch mà chưa được chuẩn hóa, nhóm khách thể khá thiên lệch về giới tính Ngoài ra nhóm mẫu chưa đủ lớn để đại diện cho quốc gia Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể phản ánh một khía cạnh về thực trạng hiểu biết RLCXLC nói riêng và hiểu biết sức khỏe tâm thần nói chung tại Việt Nam Kết quả này góp phân gợi ý cho việc triển khai các chiến địch truyền thông về RLCXLC, các chương trình tập huấn cho sinh viên nhằm nâng cao hiểu biết về RLCXLC nói riêng và sức khỏe tâm thần nói chung

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

10 H 12 1 14, 15 16 17 18 19

HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG | 97

Bowden, C.L., Brugger, A.M., Swann, A.C., Calabrese, J.R., Janicak, P.G & Petty, F (1994) Efficacy of divalproex versus lithium and placebo in the treatment of mania Journal of the American Medical

Association, 271, 918-924,

Eng, M L., & Stump, T (2017) The development and psychometric properties of the bipolar disorders knowledge scale Journal of Affective Disorders

Ellison, N., Mason, O., & Scior, K (2013) Bipolar disorder and stigma: a systematic review of the literature Journal of Affective Disorders, 151(3), 805-820

Furnham, A., & Anthony, E (2010) Lay theories of bipolar disorder: The causes, manifestations and cures for perceived bipolar disorder International Journal of Social Psychiatry, 56(3), 255-269

Hirai, M., & Clum, G A (2000) Development, reliability, and validity of the beliefs toward mental

illness scale Journal of psychopathology and Behavioral Assessment, 22(3), 221-236

Kelly, C M., Jorm, A F., & Wright, A (2007) Improving mental health literacy as a strategy to facilitate early intervention for mental disorders Medical Journal of Australia, 187(7), $26

Kessing, L V., Hansen, H V., Demyttenaere, K O E N., & Bech, P E R (2005) Depressive and bipolar disorders: patients’ attitudes and beliefs towards depression and antidepressants Psychological medicine, 35(8), 1205-1213

Lam, D.H., Jones, S., Bright, J & Hayward, P (1999) Cognitive Therapy for Bipolar Disorder: A Therapists Guide to Concepts, Methods and Practice Chichester: John Wiley & Sons Inc

Loo, P.W., Wong, S., Furnham, A (2012) Mental health literacy: a cross-cultural study from Britain, Hong Kong and Malaysia Asia-Pacific Psychiatry 4, 113-125

Peet, M & Harvey, N.S (1991) Lithium maintenance I: A standard education programme for patients British Journal of Psychiatry, 158, 197~200

Sugiura, T., Sakamoto, S., Kijima, N., Kitamura, F., Kitamura, T (2000) Stigmatizing perception of

mental illness by Japanese students: comparison of different psychiatric disorders Journal of Nervous

and Mental Disease, 188, 239-242

Thornicroft, G (2006) Shunned: Discrimination against people with mental illness (Vol 399) Oxford: Oxford University Press

Wei, Y., McGrath, P J., Hayden, J., & Kutcher, $ (2015) Mental health literacy measures evaluating knowledge, attitudes and help-seeking: a scoping review BMC psychiatry, 15(1), 291

Weissman, M.M., Bland, R.C., Canino, G.J., Faravelli, C., Greenwald, S., Hwa, H.G., et al (1996) Cross-national epidemiology of major depression and bipolar disorder Journal of the American

Medical Association, 276, 293-299, 2

Wilson, C J., Deane, F P., Ciarrochi, J., & Rickwood, D (2005) Measuring Help-Seeking Intentions: Properties of the General Help-Seeking Questionnaire Canadian Journal of Counselling, 39(1), 15-28 https://www.researchgate.net/publication/297517069_Mental_health_literacy_in_bipolar_disorder_ Association _with_perception_of_aggressiveness_and_gender_of_medical_students

Ngày đăng: 28/05/2022, 19:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w