1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan các chương trình hướng dẫn ông bà quản lý hành vi của trẻ

19 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Trang 1

270 | KỸ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN TRE EM VIET NAM LAN THỨ V

TONG QUAN CAC CHUONG TRINH HUONG DAN ONG BA QUAN LY HANH VI CUA TRE

Trần Thị Hải Yến, Trần Thành Nam?

TÓM TẮT:

0 phan lớn các nền văn hóa trên thế giới, ông ba là người hỗ trợ chính cho bố mẹ trong việc nuôi dạy trẻ Khi thực hiện nuôi dạy cháu (dù với vai trò chính thức hoặc không chính thức), ông bà gặp vô số những khó khăn Các chương trình hỗ trợ tâm lý ~ giáo đục đành cho ông bà đã ra đời nhằm giảm khó khăn và tăng chất lượng nuôi day của ông bà đối với cháu, từ đó giảm và ngăn chặn các vấn đề hành vi ở trẻ Nghiên cứu này điểm luận các chương trình hỗ trợ tâm lý — giáo dục đành cho ông bà đã có trên thế giới, trên cơ sở đó điều chỉnh chương trình đề thích ứng phù hợp với ông bà tại Việt Nam Chúng tôi sử dụng dit liéu trén PsycINFO, PsyARTICLES, MEDLINE để tìm các nghiên cứu liên quan đến “Chương trình làm ông bà tích cực” Có 23 nghiên cứu được sử dụng để điểm luận Điểm luận này đánh giá các nghiên

cứu để làm rõ: Nội dung của các chương trình, quy trình thực hiện các chương trình, tính hiệu

quả của các chương trình, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình Kết quả của điểm luận sẽ giúp khái quát và đề xuất những khuyến nghị cho chương trình hướng dẫn ông bà trong việc quản lý hành vi của trẻ phù hợp với bối cảnh văn hoá Việt Nam và là tiền để cho các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo

Từ khóa: Chương trình làm ông bà tích cực; ông bà nuôi đạy cháu; chương trình giáo dục dành cho ông bà; quản lý hành vi của trẻ

REVIEW OF PROGRAMS THAT GUIDE GRANDPARENTS IN MANAGING CHILDREN’S BEHAVIOR

ABSTRACT:

Background: In some cultures around the world, grandparents are the main supporters for parents in raising children While taking care of grandchildren (whether in an official or unofficial role), grandparents also face to numerous difficulties The psychological and educational support programs for grandparents were developed to reduce difficulties and increase the quality of grandparents’ education for their grandchildren, thereby preventing and reducing children’s behavioral problems

Objectives: This study reviews the psychological-educational support programs used for grandparents already appeared in the world Based on that, program modified to adapt to grandparents in Vietnam

Trang 2

HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG | 271 Search methods: We use databases on PsycINFO, PsyARTICLES, MEDLINE to find studies related with: "Positive Parenting Program for Grandparents" or "Grand Triple P" A total of 23 studies were included in the review This review researches researchs to clarify the content of the programs, the effectiveness of programs, the implementation methods of programs, the factors affecting the implementation of programs

Main results: The results of this review will help to generalize and propose a framework for guiding grandparents in managing children’s behavior in accordance with the Vietnamese cultural context and will be a precursor to subsequent practical studies

Conclusions: The programs for grandparents in the world are suitable for grandparents in Vietnam If the author care about culture factors, the modified program in Vietnam will be more valuable

Keywords: Positive Parenting Program for Grandparents; Grand Triple P; Grandparents raising grandchildren; Managing children's behavior

1 ĐẶT VẤN ĐÈ

Ngày nay, ông bà được coi là nhà cũng cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em chính thức và không chính thức lớn nhất từ sơ sinh đến 12 tuổi tại Úc (ABS 2006) và các nước phương Tây khác như Hợp chủng quốc Hoa Kì, Anh và New Zealand (Francese, 2009; Hendricks, 2010; Ochiltree, 2006) Ông bà chăm sóc cháu toàn thời gian - cham sóc chính dang trở nên phé bién hon trong moi quéc gia, đối với mọi nền văn hóa Năm 2000, 5,7 triệu ông bà sống với các cháu và khoảng 2,4 triệu cá nhân đang nuôi cháu của họ (Bryson, 2001; Cục Điều tra dân số Hoa Kì, 2001) Kế từ năm 1990, số trẻ em (một nửa trong số đó dưới 6 tuổi) đã tăng 30% trong các hộ gia đình được ông bà chăm sóc (Fuller-Thomson & Minkler, 2001; Cục điều tra dân số Hoa Kì, 2000) Số liệu tồn cầu chỉ ra rằng ơng bà đối tượng hỗ trợ chính cho cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ (Fruhauf & Hayslip, 2013; Kirby & Sanders, 2012) Trong bối cảnh xã hội Việt Nam, việc cha mẹ gửi con cho ô ông bà chăm sóc dé có thời gian làm việc là một thực trạng phổ biến Điều đó đặt ra một yếu cầu: Ông bà cần được hướng dẫn các kỹ năng để quản lý hành vi của trẻ và có cách thức tương tác hiệu quả, phủ hợp với trẻ Từ yêu cầu đó, chúng tôi điểm luận các chương trình hướng dẫn ông ba quần lý hành vi của trẻ trên thé giới nhằm khái quát và đề xuất những khuyến nghị cho chương trình hướng dẫn ông bà quản lý bành vi của trẻ phù hợp với bối cảnh văn hoá Việt Nam

Chương trình hướng dẫn ông bà quản lý hành vi của trẻ là chương trình giáo dục nhằm cung cấp cho ông bà những kiến thức về hành vi của trẻ và hướng dẫn ông bà các kỹ năng tương tác nhằm giâm hành vi không thích nghị, tăng hành vi thích nghi ở trẻ

Trong quá trình điểm luận, chúng tôi tìm được các báo cáo khoa học về các chương trình giáo dục nói chung đành cho ông bà, trong đó, các nội dung hướng tới mục tiêu giúp ông bà quản lý hành vị của trẻ được thê hiện dưới đạng các tên gọi khác nhau

2 PHƯƠNG PHÁP

Trang 3

272 Ì KỲ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN TRE EM VIET NAM LẦN THỨ V

“chương trình đành cho ông bà” Các nghiên cứu được điểm luận trong bài viết này đáp ứng các tiêu chí: Là những báo cáo khoa học của các nghiên cứu thực hiện can thiệp trên ông bà Một số nghiên cứu về chương trình đảnh cho ông bà nhưng không mô tả rõ cách thức và tiễn trình can thiệp đã được tìm thấy nhưng không được điểm luận; Là các báo cáo khoa học được viết trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay: Dữ liệu chúng tôi dùng để điểm luận trong bài viết này chủ yếu là các bài báo bằng tiến Anh

Điểm luận này đánh giá các nghiên cứu để làm rõ: nội dung của các chương trình, cách thức thực hiện các chương trình, tính hiệu quả của các chương trình, các yếu tế ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình Kết quả tìm kiếm các nghiên cứu về ông bà (N = 98) Loại bỏ kết quả trùng lặp (N = 86) Doc tom tắt Loại bỏ nghiên cứu không can thiệp (chỉ mô tả) (N = 59)

Đọc nội dung nghiên cứu can thiệp Loại bô nghiên cứu không phù hợp

(N#32) mục đích (chi can thiệp sức khỏe) (N = 9)

Trang 14

HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG | 283 3.2 Bình luận

Các chương trình được điểm luận trong nghiên cứu này đều đã được triển khai và chứng minh được hiệu quả trong việc quản lý hành vi của cháu Trong đó, Grand Triple P được đánh giá là chương trình có nội dung bao trùm và hiệu quả rõ rang nhat trong việc giảm các hành vi có vấn đề và tăng các hành vi tích cực của trẻ Tuy nhiên, cần lưu ý một số vẫn đề trong các chương trình như sau:

Về nội dung: ;

Nội dung khoảng lặng và phót lờ ít được ông bà chú ý vì họ cho rằng khi thực hiện các kỹ thuật này trẻ ít có cơ hội nhận sự can thiệp đặc biệt từ chương trình

Nhận thức và kỹ năng hiện tại của ông bà ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện chương trình (Durlak & DuPre, 2008) Một chương trình mới sẽ đễ được đón nhận và ông bà đễ thực hiện hơn khi những kỹ năng mới được xây dựng trên cơ sở những việc ông bà đã biết, đã từng làm nhưng chưa tốt Ông bà chỉ cần học thêm một số kỹ năng mới thay vì thay đổi hoàn toàn thói quen và những việc đã làm

Ông bà muốn có thêm chiến lược đề đối phó với những căng thẳng khi thực hiện vai trò nuôi day cháu, đặc biệt là cảm xúc thất vọng và cảm giác tội lỗi (Kirby & Sanders, 2012)

Nội dung chương trình cần bao gồm một modul tập trung vào cải thiện giao tiếp ông bà - cha mẹ trong trường hợp phát sinh tình huống căng thang và xung đột (Kirby & Sanders, 2012)

Ông bà muốn biết các chiến lược nuôi dạy cháu, muốn liên lạc với ông bà khác và muốn có thông tin để xử lý các tình huống: Đưa đón cháu ở trường, giao lưu với hàng xóm (Kirby & Sanders, 2012)

Ông bà muốn có một cuốn sách hoặc tài liệu hướng dẫn chương trình; Muốn được tiếp tục hỗ trợ sau khi chương trình kết thúc; Muốn tự mình thực hiện chương trình mà không cần bố mẹ hiện điện (Kirby & Sanders, 2012)

Bên cạnh các để xuất trực tiếp từ phía ông bà, các nghiên cứu về việc triển khai các chương trình đã tổng kết được các nội dung cần có để các chương trình được thực hiện có hiệu quả hơn Đó là: Cung cấp các kỹ năng nuôi dạy cháu như phong cách kỷ luật; thiết lập Giới hạn và hậu quả; Rèn luyện kỹ năng giao tiếp về các chủ đề như cách nói chuyện với cháu hoặc giáo viên của cháu; Tư vẫn về việc sử dụng ma túy và tình dục; Hiểu về đau buồn và các vấn để mất mát liên quan (Wohl, Lahner, & Jooste, 2003) Chuong trình cũng nên bao gồm các chiến lược nhằm giúp đỡ ông bà ủng hộ cha mẹ trong vai trò nuôi nắng cháu Do đó, chiến lược tập trung vào: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả; Giải quyết vấn đề, Chấp nhận; Kỹ năng đối phó (Kirby & Sanders, 2012)

VÀ hình thức triển khai:

Trang 15

284 | KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THAN TRE EM VIET NAM LẦN THỨ V

dục tâm ly cho ông bà Ban chất của việc tham gia huấn luyện hành vi là giúp ông bà có kỹ năng tương tác với cháu Nếu làm tốt, họ sẽ có thời gian nghỉ ngơi, và họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn Nhụ cầu cần nghỉ ngơi cũng vì thế mà giảm

Ông bà cũng cần thêm thời gian để củng cố những nội đung và kỹ năng được học từ chương trình (Kirby & Sanders, 2014)

Để đánh giá khách quan hiệu quả của chương trình trong việc cải thiện các vấn đề hành vi của trẻ, các nghiên cứu sau cần tiến hành can thiệp trên ca ông bà và cha mẹ, đối chứng giữa nhóm ông bà nuôi cháu bán thời gian với nhóm ông bà nuôi cháu toàn thời gian Đặc biệt, cần đánh giá vấn đề cảm xúc xã hội của trẻ sau can thiệp thay vì chỉ tập trung đánh giá sự cải thiện hanh vi (Kirby & Sanders, 2014)

Một số ông bà trong nhóm khiếu nại về việc những người trong nhóm cố gắng thông trị các

phiên khiến một số ông bà không có cơ hội được tham gia các hoạt động Điều đó đặt ra yêu cầu

cần làm rõ các chuẩn mực cho hành vi nhóm tại phiên họp đầu tiên và giúp tạo ra một bầu không

khí hợp tác, trong đó mọi người cảm thấy có thể đóng góp là rất quan trọng đối với sự gắn kết và học tập của nhóm (Cox & Chesek, 2012)

Ông bà ít nhận được sự hợp tác từ phía trường học của trẻ, do đó ông bà không có cơ hội giải quyết các vấn đề hành vi của trẻ ở trường (Hayslip và cs., 2003)

Việc tham gia chương trình có thể khiến ông bà cảm thấy không thoải mái khi nhớ lại việc nuôi con trước đây với những thất bại họ đã trải qua Tuy nhiên, suy nghĩ này có thể thay đổi nếu có thời gian tiếp cận, làm quen (Pinson-Millburn, Fabien, Schlossberg & Pyle, 1996) Một số vẫn đề nảy sinh

khi triển khai chương trình như: Phụ huynh không thực biện cam kết hoàn thành chương trình, phụ

huynh chuyển noi ở, phụ huynh không thực hiện đủ các yêu cầu của chương trình, trình độ học van

thấp khiến phụ huynh khó khăn trong tiếp cận và thực hiện chương trình, gia cảnh nghèo, cha mẹ đơn

thân hoặc những trở ngại về hành chính cũng có thé can trở qua trình thực biện chương trình của phụ

huynh (Mazzucchelli & Sanders, 2010) Do 46, đẻ thực hiện chương trình thành công, trước tiên cần thiết lập mối quan hệ tốt với-các ông bà, thu thập thông tin về các vấn để liên quan đến cuộc sống của ông bà để dự báo các tình huống có thể xảy ra trong khi thực hiện chương trình

Điều chỉnh chương trình tính đến điểm mạnh của người sử dụng thì hiệu quả sẽ tăng lên, ví

dụ đơn giản hóa ngôn ngữ trong Grand Triple P giúp đáp ứng khả năng tiếng Anh Hoặc quan tâm

đến yếu tố văn hóa trong việc thiết kế nội dung chương trình Nếu nội dung phù hợp văn hóa cộng đồng thì hiệu quả của chương trình sẽ cao hơn (Ballard & Taylor, 2012; Durlak & DuPre, 2008; Morawska et al., 2011) Do đó, sử đụng phương pháp tiếp cận thông tin của người sử dụng để thiết kế chương trình là hiệu quả

Có thể mở rộng hình thức triển khai chương trình tại cơ quan hoặc qua điện thoại, nên cần sự

linh hoạt để thích ứng phù hợp với thực tiễn tổ chức của người tham gia (Breitkreuz, McConnell, Savage, & Hamilton, 2011; Durlak & DuPre, 2008)

Ví dụ sửa đổi chương trình: Duy trì độ trung thực, nhưng cung cấp nhiều phiên hơn, thực hiện các phiên linh hoạt hơn như qua điện thoại hoặc nơi làm việc nếu cần, sửa đổi các ví đụ nuôi đạy tương tác với con cái cho phù hợp hơn với hoàn cảnh và văn hóa từng gia đình riêng lẻ, điều chỉnh kế hoạch nuôi đạy con cái từ những gì được đề xuất (Durlak & DuPre, 2008)

Trang 16

HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG | 285 Các chương trình cần có thiết kế, nội đụng và thủ tục khóa học tiêu chuẩn Tài liệu giảng dạy và học tập cũng được cung cấp, bao gồm cá DVD để cung cấp các ví dụ để thao luận và hễ trợ ông bà, và tài liệu bài tập về nhà của ông bà để hỗ trợ củng cố học tập (Lindsay, 2013)

Tạo cơ hội cho ông bà thực hành theo nhóm trước khi thực hành với các cháu của họ sẽ giúp họ được trao đổi thông tỉn với nhau, nhập vai và đồng cảm với nhau khi nuôi ‘day chau (Kaminski & Hayslip, 2004)

3.3 Khuyến nghị

Trên cơ sở kết quả điểm luận và những bình luận trên, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị cho chương trình hướng dẫn ông bà quản lý hành v vi của trẻ trong bối cảnh văn hóa Việt Nam như sau:

Về nội dung:

Chương trình hướng dẫn ông bà quản lý hành vị của trẻ cần khái quát được các nội dung: Xây dựng mối quan hệ giữa cán bộ tập huấn chương trình với ông bà;

Làm rõ bản chất hành vi của trẻ: Hành vi được hình thành như thế nào, yếu tố nào tác động trực tiếp đến hành vi, trên cơ sở đó chỉ ra cho ông bà thấy việc trẻ có các vấn đề hành vi có thể can thiệp được và ly do vi-sao ông bà cần tham gia chương trình để giúp cải thiện các van đề hành vị của trẻ;

Hướng dẫn ông bà cách quản lý cảm xúc trong quá trình quản lý hành vi của trẻ;

Hướng dẫn ông bà các kỹ năng quản lý hành vi của trẻ, chú trọng đến nhóm trẻ có lứa tuổi khác nhau, chủ trọng đến các kỹ năng: Thiết lập mỗi quan hệ gắn bó với trẻ, chơi với trẻ, chấp nhận trẻ, chú ý đến hành vi tích cực của trẻ, phớt lờ những hành vi không tích cực;

Hướng dẫn ông bà một số kỹ năng cơ bản mà cháu của họ cần, từ đó họ có thể hướng dẫn lại cho các cháu;

Hướng dẫn ông bà quản lý hành vi của trẻ ngoài gia đình;

Định hướng cho ông bà cách thức phối hợp với trường học để tăng cường bành vi tích cực

của trẻ ở nhà trường:

Chương trình cũng nên bao gồm một nội dung can thiệp kết hợp cho cả ơng:bà và cha mẹ Ngồi ra, để chương trình có nội dung thiết thực, cần thực hiện khảo sát nhu cầu và thực trạng kỹ năng của ông bà trong việc quan lý hành vi của cháu

VỀ hình thức triển khai:

Xây dựng kế hoạch về thời lượng thực hiện chương trình, thời gian tiến hành các phiên, nội dung của các phiên và thống nhất với ông bà trước khi triển khai

Sau mỗi phiên can thiệp, ông bà cần được thực hành ngay các kỹ thuật và cần được hướng dẫn để thực hành ở nhà Việc thực hành của ông bà luôn cần được giám sát, hỗ trợ và khích lệ, động viên

Thiết kế các bài tập về nhà bằng hoạt động và thay vì viết, hướng dẫn ô Ong ba cach theo dai

Trang 17

286 | KỸ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN TRỄ EM VIỆT NAM LẦN THỨV

Thiết kế cẩm nang hướng dẫn dành cho ông bà, mô hình hóa, tình huống hóa các nội dung

can thiệp

Liên tục giám sát, động viên trong quá trình ông bà thực hiện, va duy tri can thiệp it nhất

sáu tháng sau khi kết thúc chương trình giáo dục để đánh giá hiệu quả tức thời và lâu dài của chương trình

Phối hợp với các hội, nhóm ở địa phương mà ông bà tham gia để cùng khích lệ ông bà, thiết lập chế tài khích lệ; Thiết lập nhóm ông bà nuôi dạy cháu; Triển khai chương trình trong khuôn khổ sinh hoạt hội nhóm

4 KẾT LUẬN

Các chương trình giáo dục dành cho ông bà chủ yếu tập trung vào các nội dung chính: Hướng

dẫn ông bà kỹ năng tương tác với cháu, quản lý hành vị của cháu, giúp cháu tăng cường những

hành vi tích cực; Hướng dẫn ông bà kỹ năng chăm sóc sức khỏe bản thân; Hướng dẫn ông bà kỹ

năng kết nối với các lực lượng xã hội; Hướng dẫn ông bà kỹ năng quân lý cảm xúc trong quá trình chăm sóc cháu Nghiên cứu này tập trung vào điểm luận các chương trình hướng dẫn ông bà kỹ năng tương tác với cháu, quản lý hành vị của cháu và một số nội dung liên quan đến các yếu tố phát sinh đến việc quản lý hành vi được tìm thấy trong các nghiên cứu khác như: Kết nối với ông bà

khác nhằm tăng cường mạng lưới hỗ trợ nhau trong việc quản lý hành vi của cháu, giải tỏa cảm xúc

căng thẳng trong quá trình quản lý hành vi của cháu Kết quả điểm luận khẳng định hiệu quả của

việc tác động đến ông bà sẽ góp phần cải thiện các vấn đề về hành vi, các vấn để sức khỏe tâm thần

của trẻ, cải thiện chất lượng mỗi quan hệ ông bà— cháu, nâng cao chất lượng cuộc sống Do đó, cần

thiết phải xây dựng và thực hiện một chương trình hướng dẫn ông bà trong việc quản lý hành vi

của trẻ phù hợp văn hóa Việt Nam để hướng dẫn ông bà cách quản lý hành vị của châu, giúp cháu

thực hiện các hành vi tích cực như một thói quen, trên cơ sở đó giúp các cháu phát triển tết hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Morawska, A., Sanders, M., Goadby, E., Headley, C., Hodge, L., Anderson B (2011) Is the Triple

P-Positive parenting program acceptable to parents from culturally diverse backgrounds Journal of

Child and Family Study, 20, 614-22

2 Loree, A., Beliciu, D., Ondersma, S J 2014) KinCareTech: Interactive, Internet-based software to

support kinship caregivers Journal of Family Social Work, 17(2), 154-61

3 Ballard, S M., & Taylor, A C (2012) Family life education with diverse populations Thousand

Oaks, CA: SAGE Publications

4 Hayslip et al (2003) Grandparents Raising Their Grandchildren: A Review of the Literature and

Suggestions for Practice The Gerontologist, 45(2), 262-69

5 Brintall-Peterson, M., PoehImann, J., Mogan, K., & Shlafer, R (2009) A web-based fact sheet series for

grandparents raising grandchildren and the professionals who serve them Gerontologist, 49(2), 276-82

6 Breitkreuz, R., McConnell, D., Savage, A., & Hamilton, A (2011) Integrating Triple P into

existing family support services: A case study on program implementation Prevention Science,

Trang 18

10 ll 12 13 14, 15 1ó 18 19 20 21 2 24

HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN Ở TRƯỜNG HOC VA CONG DONG | 287 Cox, C (2014) Personal and Community Empowerment for Grandparent Caregivers Journal of Family Social Work, 17, 162-74

Cox, C., & Chesek, E (2012) Taking Grandparent Empowerment to Tanzania: A Pilot Project Journal of Intergenerational Relationships, 10, 160-172

Campbell, L et al (2012), Examining the effectiveness of a case-management program ‘for custodial grandparent families Nursing Research and Practice, 1-6 http://dx.doi.org/10.1155/2012/124230 Collins, W L (2011) A strengths-based support group to empower African American grandmothers raising grandchildren The Contemporary Journal of Research, Practice and Policy, 2, 1-31

Leung, C., Sanders, M., Fung, B., & Kirby, J (2014) The effectiveness of the Grandparent Triple P program with Hong Kong Chinese families: A randomized controlled trial Journal of Family Study, 20, 104-117

Duquin, M., McCrea, J., Fetterman, D., & Nash, S (2004) A faith-based intergenerational health and wellness program for grandparents raising grandchildren Journal of Intergenerational Relationships, 2, 105-118

Durlak, J., & DuPre, E (2008) Implementation matters: A review of the research on the influence of implementation on program outcomes and the factors affecting implementation American Journal of Community Psychology, 41, 327-250

Lindsay, G., & Strand, S (2013) Evaluation of the national roll-out of parenting programmes actoss England: the parenting early intervention programme (PEIP) BMC Public Health, 13, 1-17

Jaclene A et al (2012) Resourcefulness Training for Grandmothers Raising Grandchildren: Is There a Need, DOI: 10.3109/01612840.2012.684424

Jaclene A et al (2014a) Resourcefillness Training for Grandmothers: Preliminary Evidence of Effectiveness Issues in Mental Health Nursing: 33, 680-86

Jaclene A et al (2014b), Resourcefulness Training for Grandmothers Raising Grandchildren: Establishing Fidelity, DOI: 10.1177/0193945913500725

Kirby, J N., & Sanders, M R (2014) A randomized controlled trial evaluating a parenting program designed specifically for grandparents Behaviour Research and TI herapy, 52, 35-44 http://dx.doi org/10.1016/j.brat.2013.11.002

Poehlmann, J (2003) An attachment perspective on grandparents raising their very young grandchildren: Implications for intervention and research Infant Mental Health Journal, 242), 149-173

Kirby, J N., & Sanders, M R (2015) Erratum to: using consumer input to tailor evidence-based parenting interventions to the needs of grandparents Journal of Child and Family Studies, 24, 1527- 27 doi:10.1007/s10826-015-0164-0

Kelley, S, J et al (2010) Grandmothers raising grandchildren: Results of an intervention to improve health outcomes Journal of Nursing Scholarship, 42, 379-86 doi:10.11114.1547-5069.2010.0137L.x Kelley, S, J et al (2013) African American caregiving grandmothers: Results of an intervention to improve health indicators and health promotion behaviors doi:10.1177/10748407 12462135,

Kelley, S, J et al (2007) Results of an interdisciplinary intervention to improve the psychosocial well- being and physical functioning of African American grandmothers raising grandchildren doi:10.1300/ j194v05n03_04

Trang 19

288 | KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THAN TRE EM VIET NAM LAN THỨ V

25, Leder, S Grinstead, L N & Torres, E (2007) Grandparents raising grandchildren: Stressors, social

support, and health outcomes doi: 10.1177/ 1074840707303841

26 McCallion et al (2004) Controlled evaluation of support groups for grandparent caregivers of children with developmental disabilities and delays doi:10 1352/0895-8017(2004)109<352: ceosgf>2.0.co;2 27 Mazzucchelli T G et-al (2010) Facilitating practitioner flexibility within an empirically supported

intervention: Lessons from a system of parenting support

28 Strom, S et al (2011) Grandparent Education: Raising Grandchildren, DOI:

10.1080/0360 1277.20 11.595345, ,

29, Pinson-Millbum, N., Fabian, E., Schlossberg, N., & Pyle, M (1996) Grandparents raising

grandchildren, Journal of Counseling and Developmem, 74, 548-554

30 Sanders M et al (2005) Reflections on the challenges of effective dissemination of behavioral family

intervention: Our experience with the Triple P-Positive Parenting Program

31 Shapiro, C (2012) Facilitators and barriers to implementation of an evidence based parenting

intervention to prevent child maltreatment: The triple-p positive parenting program

32 Bratton, Setal (2006), FILIAL/FAMILY PLAY THERAPY: ANINTERVENTION FOR CUSTODIAL GRANDPARENTS AND THEIR GRANDCHILDREN

33 Strozier, A L (2012) The effectiveness of support groups in increasing social support for kinship

caregivers doi:10.1016/j childyouth.2012.01.007

34 Wohl, E Lahner, J & Jooste, J (2003) Group processes among grandparents raising grandchildren

35 Youjung Lee et al (2014), We’re GRAND: a qualitative design and development pilot project

Ngày đăng: 28/05/2022, 19:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w