GS TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc!
Tóm tắt: Những thay đổi lớn toàn cầu cùng những thay đổi của mỗi quốc gia là bệ đỡ cho các xu thế phát triển giáo dục Chất lượng giáo dục luôn là vấn đề gây tranh cãi cả từ góc độ lý luận và thực tiễn Giới chuyên môn đã thừa nhận rằng có những khác biệt trong quan niệm về chất lượng giáo dục, không có câu trả lời đơn giản về vấn đề này, chính vì vậy, cũng như quan niệm về chất lượng, đã dẫn đến ý tưởng “cách nhìn về chất lượng giáo dục” Trong bài viết này, đề cập đến những thay đổi lớn ảnh hưởng đến quan niệm về chất lượng giáo dục và quan niệm về chất lượng giáo dục được thay đổi thế nào
Từ khóa: thay đổi toàn cầu; quan niệm về chất lượng; cách nhìn về chất
lượng giáo dục
1 Những thay đổi
Cách nhìn về chất lượng giáo dục (GD) phụ thuộc vào sứ mạng, triết lí của hệ thống giáo dục Tuy nhiên, với những thay đỗi lớn lao đang xảy ra - đặc biệt
về mặt lịch sử, ý thức hệ, chính trị, khoa học - công nghệ, hệ thống GD được bỗ sung những sứ mạng mới, do đó làm thay đổi cách nhìn về chất lượng
Những thay đôi chỉ phối quan niệm về chất lượng GD là gi?
1.1 Sự tồn cầu hố phương diện xã hội
Trang 2khác về giá trị, những văn hoá khác, những truyền thống khác Thách thức rất lon lao: làm thế nào đề hoà giải sự xung đột giữa những hệ thống giá trị, trong khi
phải tôn trọng sự chia sẻ rộng rãi những quan niệm về sự bảo vệ những đặc thù và bản sắc của mỗi dân tộc?
Sự toàn cầu hoá các xã hội đòi hỏi phải chia sẻ với nhau một hệ thống quốc
tế về giá trị: phải tính đến những bản sắc văn hoá địa phương và dân tộc cũng như
phải tính đến những quan niệm đạo đức phố biến toàn cầu về lòng khoan dung, tình đoàn kết và quyên con người Vai trò của GD là phải thúc đây sự đa dạng của
văn hoá với một cốt lõi chung, một kho tàng những lý tưởng có tính phô biến và
một nên tảng những giá trị cốt lõi chung, như là sự tôn trọng quyên và tư cách của
con người, loại bỏ bạo lực, tình đoàn kết nhân loại, bảo vệ môi trường: sự khoan dung và một văn hố hồ bình, v.v Điều này đòi hỏi cần bỗ sung những mục đích
của hệ thống giáo dục và theo đó, thay đôi cách nhìn chất lượng GD
1.2 Sự toàn cầu hóa các nên kinh tế
Sự tồn câu hố những nên kinh tế có nghĩa nguồn lực con người có tầm quan trọng nhiều hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên được tiềm tàng ở đâu Kiến thức cơ sở nên tảng (mặc dù rất cần thiết) có tầm quan trọng ít hơn so với kỹ năng
hành vi/thái độ và năng lực cạnh tranh và chia sẻ trong hoạt động kinh tế thé giới;
và cuối cùng, tầm quan trọng ít hơn về sự phân đoạn truyền thống của những hoạt động kinh tế: khu vực nông nghiệp, khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ; sự phân biệt đó nay bị lu mờ đi bởi sự tích hợp ngày một tăng của những quá trình
sản xuất, phân phối và cả đến tiêu thụ, đồng thời, những quá trình này không còn đòi hỏi phải thực hiện toàn bộ ở một địa điểm duy nhất nữa Nhiệm vụ của các
nhà làm chiến lược và làm chính sách GD có lẽ vẫn phải tiếp tục nhân mạnh đến
sự phát triển những kỹ năng cơ bản, nhưng những ưu tiên gắn với những kỹ năng
khác nhau có thể làm thay đôi đáng kế cách nhìn về chất lượng Sự thay đôi sẽ tác động đến chất lượng của đầu vào, dẫn đến những nhiệm vụ giao cho giáo viên
cần được xác định lại, của quá frình làm thay đổi quan hệ giữa con người trong
nội bộ nhà trường, nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia việc xác định
quan niệm, vai trò mà một xã hội cần có trong một nên kinh tế toàn cầu hoá, của kết quả nhất quán với sự tổ hợp những mục đích được xác định vừa có tính chất
truyền thống, vừa có tính quốc gia, quốc tế, cho bất kỳ hoàn cảnh nào và của sự phù hợp với môi trường kinh tế động, thậm chí môi trường kinh tế khơng đốn
Trang 3những người chủ trì hệ thống giáo dục
Với những yêu cầu mở rộng, dù sao Nhà nước đã và tiếp tục phải là người chủ trì nỗi trội về GD trong xã hội Chính phủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng GD bằng nhiều con đường Chính phủ phải đặt ra những chuẩn mực rõ và có tính thách thức, mọi chính sách của chính phủ phải ủng hộ đầu vào (các nguôn lực) nhằm cải thiện những kết quả của học sinh Những đầu vào đó sẽ khác nhau từ nước này, địa phương này sang nước khác, địa phương khác, nhưng đều cần đến một sự hỗ trợ tối thiêu nhất quán (mặc dù Chính phủ có những hạn ché, ràng buộc
tài chính) nhằm bảo đảm cho những chuẩn mực thích hợp của chất lượng được
đáp ứng
Tuy nhiên, một trong những xu thế lớn trong những năm gân đây là, Nhà
nước đang mất đi trách nhiệm có tính độc quyền về GD và vai trò của Nhà nước
đối với giáo dục đang dân thay đôi Cần xem xét kĩ lưỡng tình trạng trao cho Nha nước độc quyên xác định chất lượng và cũng như tình trạng Nhà nước có quyền
hợp pháp có thê kiểm tra sự xác định chất lượng Theo định nghĩa truyền thống
của lý tưởng dân chủ về chất lượng, thì chính Nhà nước có trách nhiệm xác định rõ đó là loại chất lượng GD nào và bảo đảm cho mỗi người có thể tiếp cận được chất lượng đó Trong những xã hội mở, những hệ thống giáo dục phát triển ở đó sự tham gia của những người chủ trương khác nhau về giáo dục được thừa nhận một cách rộng khắp, đương nhiên hệ quả của cách nhìn chất lượng GD là muôn màu muôn vẻ
1.4 Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ
Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ đang làm đổi khác cuộc
sống hàng ngày: từ hệ thống tiêu thụ của chúng ta, đến những quan hệ với người khác và những tín ngưỡng, những niêm tin của chúng ta Cùng một lúc, tồn tại sự đa dạng và phong phú về các xã hội và cộng đơng Sự tiến hố và tiến bộ nhanh chóng của khoa học va công nghệ song hành cùng tính đại chúng và phố cập thông tin và giao lưu, đã đem lại rất nhiều hệ quả về cách nhìn chất lượng GD
Tiến bộ công nghệ đã dẫn đến sự phát triển những hệ thống cung cấp GD (đầu vào và quá trình) có tính đa dạng phong phú và rộng lớn Những hệ quả của xu thế này cũng đã cảm nhận thấy rõ trên mặt cức năng xã hội của GD trong
một xã hội ở đó sự phân biệt giữa thông tin và kiến thức cho đến nay đã được thừa
Trang 4thay, sẽ đóng góp vào việc những hệ thống GD đa dang hon va mém déo hon
Quan trọng hơn là những khó khăn, làm sao hoà giải được sự đòi hỏi của một
môi trường quy định bởi công nghệ tăng trưởng nhanh với một hệ thống GD day sức ỳ (tính quán tính) sẵn có và tác động của nó đối với cá nhân và xã hội là tác động dài hạn Nếu thừa nhận là đúng, rằng GD là một quá trình diễn biến chậm
với tác động có tính dài hạn lên cá nhân và xã hội, thì phải làm thế nao dé GD
đương đầu được với môi trường thay đổi nhanh chóng và với những tiềm năng mà xã hội được cung cấp bởi những công nghệ mới và bởi tác động quảng đại của những công nghệ đó lên những điều kiện sống và tạo ra những chờ đợi của con
người đối với GD Chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng “rối” (ørbulence),
trừ phi chúng ta có khả năng thay đối quá trình GD và tìm ra cách tiếp cận đề cải tiến sự đồng bộ tốt hơn (better synchronize) giữa những thay đổi về GD với quá trình công nghệ Hết sức cần thiết nhắc lại lý tưởng nhân văn của chất lượng GD nhằm nâng cao trí tuệ và nhân cách, sẽ quy định một cách tối hậu sự phát triển
tương lai của các xã hội hiện đại
2 Sự thay đổi quan niệm về Chất lượng giáo dục
Những thay đổi gần đây đang tác động đến những xã hội khác nhau với
những cách thức đa dạng Tuy nhiên, có một 5ô cối lõi chung nào đó về quan
niệm có thê xem như là nhât quán trong những xu thê đã được đề cập ở trên Một hệ thông giáo dục chú trọng phát triển kỹ năng, thường nhân mạnh đến việc thúc đây tính tự chủ, và năng lực đáp ứng sự thay đôi của cá nhân và xã hội Trong những lý thuyết đang tổn tại về dạy và học, người ta thường hướng vào những lý thuyết nào chú trọng nhiều đến những khái niệm về tính tự chủ cá nhân (individual autonomy, tac là khả năng tự chịu trách nhiệm về tương lai của chính
mình), về tỉnh thần phê phán, năng lực tác động qua lại với môi trường, năng lực
ra quyết định, và sự sẵn sàng tham gia tích cực vào đời sống xã hội
Nội dung đang được tăng thêm trọng lượng đối với một số quan niệm về những giá trị phô biến, như quyên con người, dân chủ, khoan dung và đoàn kết, văn hố hồ bình, qun của những thế hệ tương lai và sự bảo vệ môi trường Trong việc lượng giá kết quả của những hệ thống giáo dục, người ta chú trọng đến việc làm của người học sau tốt nghiệp, những người thành đạt, v.v những quan niệm đó tỏ ra có tầm quan trọng ngày càng lớn
Khi phán xét chất lượng của hệ thống giáo dục, của từng nhà trường, từng
Trang 5khuyết tật thê chất hoặc tâm thân Vậy vẫn đề chính nhất là gi, khi kết hợp thái độ
và hành vi con người (kế cả cha mẹ, gia đình, giáo viên) trong quá trình GD với những thay đổi tiềm năng do môi trường công nghệ mới mang lại?
Điều đó, một lần nữa lại xem lại những nguyên tắc: hệ thống giáo dục phải có mục đích gì? và câu trúc như thế nào? Khi môi trường thay đổi với tốc độ nhanh, sứ mạng thiết yếu của GD là giúp những cá nhân tìm thấy bản chất của mình, xây dựng những quy chiếu và tăng được sức mạnh đề thích ứng với một thế giới có độ phức hợp đang tăng trưởng, đang trong dòng tiến hoá liên tục Trong
kho tàng kiến thức, GD cơ bản can la những kiến thức chung, vì mọi sự chun
mơn hố sớm trong GD để “nghề nghiệp hóa” sẽ nhanh chóng trở thành lỗi thời và do đó không thích ứng được với những yêu cầu thay đổi liên tục do tiễn bộ kỹ thuật Nhưng để cho điều này được giáo viên chấp nhận một cách cụ thê và
được học sinh và cha mẹ học sinh tiếp thu, cần xác lập và thừa nhận những chuẩn
mực Việc đưa vào giảng dạy những lượng kiến thức, luồng tư tưởng mới cần làm chậm, dân dân và khối lượng giảng dạy đó cần tính đến sự đa dạng của kiến thức và văn hoá, nội dung cần phải là liên ngành, cung cấp những quy chiếu tích
cực đến lịch sử của những vùng miễn và của những dân tộc thiểu số khác nhau Chiến lược đạy - học cần hết sức tích cực, sử dụng những biện pháp khuyến
khích và kích thích, cho phép trình bày một loạt quan niệm và cho phép tranh
luận về quan điểm, trong khi đồng thời, trọng lượng được đặt thêm vào phát triển
kỹ năng Nhiều năm trước, UNESCO thúc đây ý tưởng học cách học: theo những xu hướng gân đây, đặc biệt theo những tiến bộ khoa học - công nghệ, ngày nay chúng ta có thê gắn chặt hơn ý tưởng này, bao gồm: 1) Học tập cá nhân hoá, tức là mỗi người học theo nhịp độ của mình (truyền thông đa phương tiện làm cho việc này trở thành hiện thực); 2) Tập trung vào người học (đây là điểm khởi đầu
để diễn ra quá trình); 3) Nhân mạnh vào quá trình hơn là vào sự kiện học tập Nhiệm vụ của nhà GD là dạy cho người học cách lựa chọn thông tin, cách
xử lý và tông hợp thông tin, cách đánh giá và phê phán thông tin và cách tìm con
đường của bản thân mình trong quá trình giải quyết những thông điệp có tính xung đột và mâu thuẫn Nhiệm vụ này không mới, nhưng nó trở thành sống còn,
ở chỗ bởi lẽ ngày nay trẻ em có thê chỉ bằng những phương tiện đơn giản, mà tiếp
cận đến một kho vô tận những thông tin, điều không thé so sánh với những øì trẻ
em có thể có được trong thập kỷ trước Nói tóm lại, GD có thể tạo thuận lợi cho
việc tiếp cận đễ dàng đến những cơ sở kiến thức có tính bách khoa toàn thư, nhằm thúc đây cách nhìn của bản thân về thế giới và vai trò của bản thân cũng như lộ
Trang 6Do tiến bộ công nghệ, ý tưởng Giáo dục suốt đời của UNESCO ngày nay
có thê tỏ ra là khả thi Khi việc học tập cá nhân hoá trở thành phố biến, thì cấu
trúc của hệ thống giáo dục sẽ trở nên ít cứng nhắc hơn Có thê dự báo là, khi sự
đo lường chất lượng GD được tính đến vừa ở nhà trường, vừa trong kinh nghiệm sống, vừa chú trọng đây đủ đến hệ thống cung cấp GD không chính quy và phi chính quy, thì những câu trúc ít cứng nhắc hơn, sự phân chia ít chặt chẽ hơn giữa
những nhà giáo đực thực thụ có nghề và những nguồn khác về kiến thức, một quan niệm mêm hơn và mở hơn về tô chức GD và học tập sẽ chiếm ưu thế
Vậy ai sẽ là người xác định chất lượng giáo dục? Những quan niệm khác nhau về chất lượng đòi hỏi những sự liên minh khác nhau của những người quan tâm, những người có trách nhiệm với sự nghiệp GD Nhưng cần nhớ rằng có hai
nhiệm vụ chính mà Nhà nước cần phải thực hiện: 1) Thiết lập những chuẩn mực
chất lượng rõ ràng và có tính thách thức về việc thực hiện những vẫn đề cốt lõi; 2)
Xác định mục tiêu về nguồn lực nhằm đảm bảo sự công bằng được hưởng GD voi chất lượng thích hợp, nhất quán với những giá trị dân tộc và những mục tiêu GD
Nếu chúng ta trở lại sự phân biệt giữa đầu vào, quá trình, đầu ra và sự phù hợp của chất lượng giáo dục chúng ta có thê đưa vào những gợi ý dưới đây, với sự ghi
nhớ rằng có nhu cầu thiết lập những quá trình trong đó người sử dụng và người
cung cấp GD có thể được huy động như là những đối tác và những người chủ trì chuyền giao trách nhiệm từ cấp trung ương đến cấp địa phương, nhà trường, và cả đến cấp lớp học
+ Đầu vào: Khi xác định những chuẩn mực chất lượng cần nhẫn mạnh đặc
biệt đến khả năng sẵn sàng nguôn lực và cơ chế huy động nguôn lực cho GD Theo ý nghĩa hẹp và thực dụng, cần phải có sự tham gia của ngành giáo dục - đào tạo, cộng đồng địa phương, những tô chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, bao gồm cả những đại diện của thế giới việc làm, đại diện những nhà sản xuất đồ dùng dạy học, các doanh nghiệp Sự bảo đảm chất lượng và kiểm tra
trong việc huy động và sử dụng đầu vào, là một nhiệm vụ ưu tiên trong sự tham
gia như thế này
+ Quá trình: Về mặt lý thuyết, một lần nữa, ở đây: 1) Nội dung sẽ đòi hỏi đầu
vào, từ người sử dụng GD; 2) Phương pháp, từ người nghiên cứu và thực hiện GD, 3) Tô chức, từ người lãnh đạo và quản lý GD
Nhưng thực tế đã chứng tỏ rằng, chất lượng của những quá trình chính là nhiệm vụ thách thức nhất cần hoàn thành; không chỉ vì có sự khó khăn về giao
lưu giữa những người chủ trì các quá trình GD, mà còn vì có sự dịch chuyên từ
Trang 7duc, v.v ) sang nhân mạnh một định nghĩa “động” hơn của quá trình (tức là một sự tổ hợp đầu vào, tạo ra năng lực của hệ thống giáo dục để tự hoàn thiện; tất cả đối tượng người học phải trở thành tự quản trong việc quản lý sự học của họ; một
bộ phận ngày càng lớn của hệ thống cung cấp GD không chính quy, phi chính
quy, ở đó những quá trình có thể bị lu mờ đi rất mạnh
+ Kết quả: Đây là một lĩnh vực điễn hình về quan niệm chất lượng giáo dục;
Lời khuyên của chuyên gia đánh giá GD là kế/ guá đặc biệt quan trọng vừa cho
cả người làm chính sách, vừa cho cả những người đề ra mục đích khi phải kiểm
tra những thành tựu và những cải cách của mục tiêu GD Bất kỳ cô gắng nào nhằm kiểm tra kết quả GD, hoặc nhằm suy nghĩ đến sự cải tiến theo một thang
bậc, đều giá thiết là có tồn tại những chỉ số; có thể đó là những chỉ số trực tiếp
(như điểm thi hoặc những trắc nghiệm đã được chuẩn hoá) hoặc gián tiếp (như tỷ lệ thất bại học đường, bỏ học, v.v ) Trong hai thập kỷ vừa qua, việc sử dụng
những trắc nghiệm chuẩn hoá đã trở thành khá phổ biến, mặc dù chưa phải là ở mọi nước, và trước hết để đo những thành tích về nhận thức Chúng ta còn chưa được trang bị bao nhiêu dé đo những kết quả thuộc lĩnh vực “Phi nhận thức”
Trong những xã hội đương đại và tương lai, ở đó sẽ nhân mạnh hơn nhiều đến những kết quả phi nhận thức (tức là về hành vi, thái độ) và ở đó, bố sung vào kết quả, sự chú ý ngày càng tăng đối với những kết quả của các tô chức, cơ sở và của
các hệ thống, cần phải có một khối lượng lớn về nghiên cứu và thực nghiệm đề
lượng giá chất lượng của kết quả Một số ít nước đã sử dụng xác nhận kết quả
của việc học ở trường kết hợp với xác nhận kinh nghiệm làm việc trong đánh giá
kết quả giáo đục Nếu xu hướng này trở thành phố biến, nó sẽ sản xuất ra những công cụ mạnh mẽ hơn đề đánh giá kết quả Những nhà nghiên cứu và chuyên gia từ những lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội cần có đóng góp của mình vào việc này Nhưng để làm cho định nghĩa về chất lượng của kết quả có hiệu lực và
được thừa nhận rộng rãi, có tính đến những giá trị phô biến của GD, nhiệm vụ của
các chuyên viên về đánh giá cần được bô sung băng những đóng góp của những
người chủ trì GD khác nhau Và chắc có khó khăn, nếu chấp nhận một định nghĩa về chất lượng của kết quả; như vậy, tốt hơn là, một định nghĩa nên được xem lại và cập nhật một cách liên tục
Trang 8Van dé la chất lượng được xác định thế nào?
Rõ ràng là định nghĩa về chất lượng khác nhau giữa những người làm giáo duc Khong chi thang bác về sự tốt đẹp gây nên rất nhiều tranh luận trước khi
được coI là mọi người chấp nhận được mà còn xã hội quan niệm thé nao, có thé
sinh ra nhiêu sự phân tán và xung đột hơn là những cơ sở để thoả thuận
Những quan niệm khác nhau về chất lượng giáo dục thê hiện sự phong phú,
đa dạng của một khái niệm động Sự chia sẻ trao đổi liên tục về cảm nhận va cách
nhìn chất lượng của những người chủ trì giáo dục sẽ đóng góp cho việc định danh chất lượng Phát biểu một cách khác nhau, nhưng cái gì là nỗi nhất trong sự giao lưu và sự tác động qua lại Đề cho một quá trình như vậy được thực hiện, giả thiết rằng một bộ tối thiêu về tiêu chí, cái cốt lõi chung về “Chất lượng là gì?” nên được chia sẻ giữa những người chủ trì giáo dục
Cuối cùng, trung tâm của quá trình định danh chất lượng giáo dục, chính là cơ chê điêu phôi và chính sách cung câp điều kiện và đánh giá giáo dục
Cần thực hiện nhiều hơn cách tiếp cận cuốn hút sự tham gia, theo hướng
làm cho việc kế hoạch hoá có thể thích ứng trong quá trình thay đối nhằm hoàn thiện sự phù hợp giữa sự thay đổi trong môi trường và những điều kiện trong hệ thống giáo dục Quan trọng hơn, nếu trong quá trình hình thành các chính sách
GD, chúng ta tham khảo cách nhìn của xã hội đối với GD được phiên dịch thành
những chương trình, mục đích và mục tiêu GD, thì hi vọng rằng trong thé kỷ 21, cách nhìn về chất lượng GD sẽ vượt qua những xung đột đang tôn tại dai dắng
giữa những phái chính trị khác nhau, trong những xã hội khác nhau, đặc biệt ở những xã hội ít phát triển hơn, làm sao cho sự phát triển GD có thể liên tục hơn
và bên vững hơn Tài liệu tham khảo
1 Phillip G Altbach (2006), Knowledge and Education as _ International Commodities:The collapse of Common Good In International H.E.: Reflection on Policy and Practice, Boston College
2 APEC (2009), Mapping Qualifications Frameworks Across APEC Economies Singapore: APEC Secretariat
Trang 9States and other G8 Countries, NCES
5 Phạm Đỗ Nhật Tiến (2011), “Quản lý công mới trong bồi cảnh hình thành thị trường dịch vụ giáo dục ở Việt Nam” Tạp chí Khoa học giáo đục, số 65 Hà Nôi
6 Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2017), Văn hóa chất lượng trong Quản lý văn hóa nhà trường, GIáo trình Quản ly giáo đục, ĐHQG HN
GLOBAL CHANGES AND PERCEPTIONS OF EDUCATION QUALITY
Prof Nguyen Thi My Loc, PhD.'