Lý do lựa chọn đề tàiQuyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mìnhsáng tạo hoặc sở hữu; được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và đượcthể hiện dưới một hì
Trang 1-
-TIỂU LUẬN Môn: Pháp luật đại cương
ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM
QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện Lớp
Mã SV
Hà Nội, tháng 12/2021
MỤC LỤC
Trang 2I MỞ ĐẦU 2
1 Lý do lựa chọn đề tài 2
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 5
7 Kết cấu tiểu luận 6
II NỘI DUNG 7
1 Cơ sở lý luận về đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả 7
1.1 Khái niệm và khung pháp lý về hành vi xâm phạm quyền tác giả 7
1.2 Nội dung, phương thức đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam… 11
2 Thực trạng đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam 14
2.1 Ưu điểm trong đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay… 14
2.2 Hạn chế trong đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay… 19
3 Quan điểm và Giải pháp tăng cường đấu tranh phòng chống vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam trong thời gian tới 22
3.1 Quan điểm tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam trong thời gian tới 22
3.2 Giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam trong thời gian tới 22
III KẾT LUẬN 26
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 31 Lý do lựa chọn đề tài
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mìnhsáng tạo hoặc sở hữu; được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và đượcthể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chấtlượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đãđăng ký hay chưa đăng ký
Tương tự với các loại tài sản khác như vật, tiền và giấy tờ có giá, quyềntác giả cũng là một loại tài sản được Pháp luật bảo hộ bằng cách trao cho tác giảquyền nhân thân và quyền tài sản Pháp luật đã quy định trình tự thực hiện vàbảo vệ các quyền này khi có hành vi xâm phạm Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cóhành vi xâm phạm quyền tác giả đều phải gánh chịu những hậu quả bất lợi dopháp luật quy định Chủ thể xâm phạm có thể phải chịu trách nhiệm hành chínhhoặc trách nhiệm dân sự, thậm chí là trách nhiệm hình sự
Tại Việt Nam, pháp luật về quyền tác giả có vai trò đặc biệt quan trọng,giúp tạo điều kiện cho các hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật,khoa học, góp phần bảo tồn, phát triển nền văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thutinh hoa về khoa học – công nghệ của nhân loại, tạo điều kiện cho phát triểncông nghiệp bản quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội Nhữngnăm gần đây, những hành vi sao chép quyền tác giả mà không nhận được sựcho phép của chủ sở hữu xuất hiện khá nhiều và có xu hướng ngày càng phứctạp, gây thiệt hại trực tiếp đến lợi ích của chủ thể quyền tác giả Luật Sở hữu trítuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 đã có nhiều tiến bộ trong việc
bổ sung các quy định còn thiếu, các quy định mới về sở hữu trí tuệ nói chung vàquyền tác giả nói riêng, tuy nhiên, hệ thống bảo hộ quyền tác giả ở nước ta vẫncòn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng vi phạm quyền tác giả trở
Trang 4nên ngày càng phổ biến Thêm vào đó, quyền tác giả vẫn còn là một lĩnh vựckhá mới mẻ tại Việt Nam, vì thế nhận thức của các cơ quan quản lý, chỉ đạo cáccấp chưa đầy đủ; ý thức chấp hành và hiểu biết của Nhân dân, kể cả các tác giả
và tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan vẫn còn thấp Việc thực thipháp luật về quyền tác giả cũng từ đó mà còn nhiều hạn chế Thực tiễn đang đặt
ra những vấn đề cấp bách đòi hỏi phải giải quyết về bảo hộ quyền tác giả khiViệt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới
Do đó, em thực hiện tiểu luận với đề tài "Đấu tranh phòng chống vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay" Tuy nhiên, pháp luật về Luật sở
hữu trí tuệ nói chung về quyền tác giả nói riêng là vô cùng rộng lớn Với nhữnghạn chế về kiến thức và thời gian tìm hiểu, trong quá trình thực hiện tiểu luận
em không tránh khỏi những thiếu sót Em mong sẽ nhận được góp ý của cácthầy cô để hoàn thiện hơn nữa kiến thức của bản thân
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về quyền tác giả tại Việt Nam có một số công trình đáng chú
hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật
số nói riêng Trên cơ sở đó, xây dựng và kiến nghị một số giải pháp để hoànthiện quy định về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số của ViệtNam hiện nay
Trang 5Năm 2014, Nhà xuất bản Tư pháp giới thiệu cuốn sách "Quyền tác giả
ở Việt Nam: Pháp luật và thực thi", được biên soạn bởi tập thể tác giả là các
nghiên cứu viên, giảng viên, chuyên gia sở hữu trí tuệ giàu kinh nghiệm đến từ KhoaLuật – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Khoa Luật – Đại học Huế; Trường Đại họcKhoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội; Cục Phát triển Doanhnghiệp và Thị trường Khoa học công nghệ – Bộ Khoa học và Công nghệ; Cục Bảnquyền tác giả – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cuốn sách được ra đời khi nhận rakết quả của quá trình bảo hộ và thực thi pháp luật về quyền tác giả và các quyền liênquan tại Việt Nam chưa được như kỳ vọng Tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyềnliên quan còn diễn ra
ở nhiều lĩnh vực, từ báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, nghệ thuật tạo hình, kiến trúc đến chương trình máy tính,…
Cũng trong năm 2014, Nguyễn Thị Hường thực hiện Luận văn Thạc sĩ
với đề tài "Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo luật pháp Việt Nam", với mong muốn cung cấp cho chủ thể quyển thêm một tài liệu
tham khảo trước khi lựa chọn phương thức bảo vệ quyền tác giả của mình;đồng thời mong muốn hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật về tráchnhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, để việc bảo vệ quyền tác giả bằngbiện pháp dân sự trở thành cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phổ biến và hữuhiệu nhất
Năm 2020, Võ Trung Hậu thực hiện luận án với chủ đề "Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet" Mục tiêu tổng quát của
Luận án là nhận diện những tác động của Internet đối với vấn đề bảo hộ quyềntác giả, xem xét những hạn chế của pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền tác
Trang 6giả trong môi trường Internet Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất các kiến nghịnhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internettrong mối quan hệ cân bằng giữa quyền của chủ thể quyền tác giả với lợi íchcủa cộng đồng.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động đấu tranh phòng chống vi phạm
quyền tác giả tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: tại Việt Nam
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và đánh giá thực
trạng, tiểu luận xây dựng các quan điểm và đề xuất giải pháp để nâng cao công tácphòng, chống vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích, làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan
đến đề tài, xác định những vấn đề cần tập trung nghiên cứu: Làm rõ cơ sở
lý luận và thực tiễn về công tác phòng, chống vi phạm quyền tác giả tạiViệt Nam hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp để nâng caocông tác phòng, chống vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan
điểm, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật củaNhà nước về công tác phòng, chống vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay
- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, nghiên cứu điển hình, so sánh, tổng
hợp,…
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Trang 7- Về lý luận : Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống vi
phạm quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay
- Về thực tiễn: Phục vụ công tác bảo hộ quyền tác giả, phục vụ thực tiễn đấu
tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay
7 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luận gồm:
1 Cơ sở lý luận về đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả
1.1 Khái niệm và khung pháp lý về hành vi xâm phạm quyền tác giả
1.2 Nội dung, phương thức đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền
tác giả ở Việt Nam
2 Thực trạng đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam
2.1 Ưu điểm trong đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả ở
Việt Nam hiện nay
2.2 Hạn chế trong đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả ở
Việt Nam hiện nay
3 Quan điểm và Giải pháp tăng cường đấu tranh phòng chống vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam trong thời gian tới
3.1 Quan điểm tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác
giả ở Việt Nam trong thời gian tới
3.2 Giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác
giả ở Việt Nam trong thời gian tới
6
Trang 8II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận về đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả.
1.1 Khái niệm và khung pháp lý về hành vi xâm phạm quyền tác giả Khoản 2
Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung
năm 2009, 2019 quy định: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân
đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu Quyền tác giả phátsinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hìnhthức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức,phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay
chưa đăng ký bảo hộ Ngoài ra, tại Điều 14, các loại hình tác phẩm được
bảo hộ quyền tác giả gồm có:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
- Tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
Trang 9- Tác phẩm kiến trúc
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy
định quyền tác giả đối với tác phẩm gồm có quyền nhân thân và quyền tài sản:
- Quyền nhân thân là các quyền chỉ thuộc về riêng của cá nhân tácgiả và không thể chuyển giao cho bất cứ ai ở dưới mọi hình thức nào Thậm chí, cảnhững trường hợp tác giả của đối tượng sở hữu công nghiệp đó đã chết Quyền nhânthân của tác giả mà pháp luật ghi nhận trong đối tượng sở hữu công nghiệp là quyềnđược ghi tên Họ tên dưới dạng danh nghĩa là tác giả được ghi cụ thể, chính xác, rõràng trong các trường hợp sau: Ghi tên tác giả vào trong sổ đăng kí quốc gia về nhữngđối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ; Ghi tên tác giả vào trong giấy chứng nhậnđăng kí hay bằng độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp; Được nêu tên là tác giảtrong những tài liệu công bố về các đối tượng sở hữu công nghiệp Quyền nhân thângồm các quyền dưới đây:
Đặt tên cho tác phẩm
Đứng tên thật hoặc là đứng tên bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc là bút danh khi tác phẩm được sử dụng, công bố
8
Trang 10Công bố tác phẩm hoặc là cho phép người khác được quyền công bố tác phẩm.
Bảo vệ toàn vẹn của tác phẩm và không cho phép ngườikhác sửa chữa, cắt bớt hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất
cứ hình thức nào gây hại đến danh dự và uy tín của tác giả
- Quyền tài sản là quyền được hưởng các lợi ích vật chất có phátsinh từ đối tượng sở hữu công nghiệp của tác giả Quyền tài sản của tác giả được phápluật ghi nhận các đối tượng sở hữu công nghiệp là quyền được hưởng thù lao từ chủ sởhữu theo thoả thuận hoặc theo các quy định của pháp luật Bản chất của tiền thù lao là
để trả công, bù đắp cho lao động trí tuệ, cho các nỗ lực sáng tạo của tác giả theo hợpđồng lao động hay hợp đồng thuê nghiên cứu; tiền thù lao cũng để trả cho cả các chiphí về vật chất mà tác giả đã bỏ ra trong suốt quá trình nghiên cứu như tiền mua thiết
bị, nguyên vật liệu, đồ dùng phục vụ cho thí nghiệm, máy móc… Trong trường hợptác giả đã tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp độc lập bằng trí tuệ và kinh phí củariêng mình Và sau đó được chuyển giao quyền sở hữu đối tượng đó cho người khác.Quyền tài sản gồm các quyền dưới đây:
Đặt tên cho tác phẩm
Đứng tên thật hoặc là đứng tên bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc là bút danh khi tác phẩm được sử dụng, công bố
Công bố tác phẩm hoặc là cho phép người khác được quyền công bố tác phẩm
9
Trang 11Bảo vệ toàn vẹn của tác phẩm và không cho phép ngườikhác sửa chữa, cắt bớt hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất
cứ hình thức nào gây hại đến danh dự và uy tín của tác giả Trong hệthống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có khái niệm chung để chỉ cáchành vi xâm phạm quyền tác giả Các hành vi này được liệt kê tại Điều
28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sungnăm 2009, 2019:
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học:
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó;
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định trong Luật này;
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sởhữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trườnghợp quy định khác;
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tácgiả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của phápluật, trừ trường hợp quy định khác;
Trang 12- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyềnlợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả được coi là hành vi xâmphạm quyền tác giả;
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạttác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số màkhông được phép của chủ sở hữu;
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu;
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sởhữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
- Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử
có trong tác phẩm;
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bánhoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biệnpháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối vớitác phẩm của mình;
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không
được phép của chủ sở hữu
1.2 Nội dung, phương thức đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam
Những năm gần đây, vấn đề về sở hữu trí tuệ nói chung về quyềntác giả nói riêng đang được quan tâm thực thi Công tác đấu tranh phòng,chống vi phạm quyền tác giả cũng được đẩy mạnh
Trang 13Theo pháp luật quy định, tội xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử phạt hình sự:
- Với việc xử lý vi phạm hành chính, theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP,
người có hành vi xâm phạm về quyền tác giả, quyền liên quan sẽ bị phạt từ 2 triệu đến 10 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm Đồng thời, đối tượng thực hiê zn hành vi vi phạm này sẽ bị áp dụng biện pháp công khai khắc phục hậu quả như: cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, tịch thu tang vật vi phạm, buộc dỡ
bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trườngInternet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật,…
- Với việc xử lý vi phạm hình sự, tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015
được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 52 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định
về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, tùy theo mức độ vi phạm mà người cóhành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan còn có thể bị phạt tù đến 03 năm và
bị phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng, đồng thời cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặclàm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm Đặc biệt, đối với pháp nhân thương mạiphạm tội thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự nặng hơn
Thêm vào đó, để phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam
đã gia nhập và ký kết, cũng như phù hợp với tình hình thực tế khi khoahọc, công nghệ phát triển thì việc bảo hộ quyền tác giả và pháp luật vềbảo hộ quyền tác giả phải thay đổi để đáp ứng với những thách thức mới.Năm 2019, Cục bản quyền tác giả đã tham gia nhiều sự kiện quốc tế về
sở hữu trí tuệ thế giới tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như
12
Trang 14Nhật Bản, Hàn Quốc,… Những tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh dịchbệnh Covid-19 có nhiều tác động tiêu cực đến mọi mặt xã hội, Cục Bảnquyền tác giả đã triển khai và hoàn thành nhiều hoạt động quan trọngnhư: xây dựng phương án, báo cáo Ban hội nhập quốc tế về kinh tế nộidung đàm phán quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định thươngmại tự do giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA);triển khai thực hiện các cam kết về quyền tác giả, quyền liên quan trongHiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) Nhiều chương trình hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế
về vấn đề bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan cũng đã được triển khai.Qua triển khai thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hànhpháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan giai đoạn 2017-2020, thực
tế đã chứng minh việc xem nhẹ tác quyền và tùy tiện xâm phạm bảnquyền tác giả, quyền liên quan đã cơ bản được khắc phục; ý thức chấphành pháp luật về bản quyền đã có nhiều chuyển biến tích cực Đối chiếuthực tế từ những ngày đầu đề án được triển khai đến nay, những quanđiểm và mục tiêu được hướng tới đã dần được thực thi hiệu quả trong xãhội Công tác truyền thông liên tục đổi mới, sáng tạo đã tác động đến vấn
đề nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật về bản quyền tác giả trong cộngđồng
Tuy nhiên hiện nay, ý thức của mọi người về vấn đề đấu tranhphòng chống vi phạm quyền tác giả là chưa cao, điều này xuất phát từchính bản thân tác giả của mỗi tác phẩm đó Tính riêng trong lĩnh vựcvăn hóa, nghệ thuật, thông tin từ Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch) cho biết, hằng năm, số lượng tác phẩm được cấp
Trang 15giấy chứng nhận đăng ký bản quyền rất khiêm tốn, mới chỉ là một phầnrất nhỏ trong hàng chục nghìn tác phẩm thuộc các lĩnh vực văn học, nghệthuật Cụ thể, trung bình mỗi quý chỉ có chừng hơn một nghìn giấychứng nhận quyền tác giả được cấp trên toàn quốc cho tất cả các loạihình nghệ thuật Phần lớn các chủ thể sáng tạo vẫn thiếu ý thức trong bảo
vệ quyền tác giả thông qua việc đăng ký quyền tác giả cho sản phẩmmình sáng tạo ra Với việc thiếu quan tâm tới bảo vệ bản quyền, khôngđăng ký quyền tác giả, nhiều tác giả đã tự làm khó mình Tâm lý này ởcác tác giả chính đã khiến cho những vi phạm tác quyền đang diễn rangày càng nhiều, với mức độ ngày càng ngang nhiên, trắng trợn, bấtchấp các quy định của pháp luật, đồng thời làm cho công tác đấu tranhphòng, chống vi phạm quyền tác giả trở nên phức tạp, khó giải quyếthơn
2 Thực trạng đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam.
2.1 Ưu điểm trong đấu tranh phòng, chống vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay
a Việt Nam có hệ thống văn bản pháp lý về quyền tác giả tương đối hoàn chỉnh.
Đến nay, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đãtương đối hoàn chỉnh từ luật, đến nghị định, thông tư Trải qua hơn
20 năm, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả đãliên tục được hoàn thiện Từ Bộ luật Dân sự năm 1995, với 36 điều