T¹p chÝ luËt häc 39 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù ùng với các quan hệ cho vay tài sản đang ngày càng đa dạng và phức tạp cả về số lượng và nội dung thì các văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này cũng phát triển theo. Đến nay, các văn bản điều chỉnh về hợp đồng vay tài sản mà đặc biệt là hợp đồng vay tiền đã khá hoàn thiện và đồng bộ. Có thể kể đến Bộ luật dân sự, Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 về quản lí ngoại hối, Thông tư số 01/TTLT ngày 19/6/1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản và nhiều các văn bản dưới luật khác như Công văn số 43/1999/KHXX ngày 24/5/1999 của Tòa án nhân dân tối cao về tính lãi suất đối với các khoản tiền vay của ngân hàng, Công văn số 49/1999/KHXX ngày 8/6/1999 của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng Thông tư liên tịch số 01, Báo cáo công tác xét xử của ngành toà án các năm, Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 giải đáp một số vấn đề về nghiệp vụ xét xử, các công văn của Ngân hàng nhà nước, các quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Tuy nhiên, Bộ luật dân sự - văn bản có hiệu lực cao nhất, mang tính quy định chung lại có một số điều luật có nội dung chưa chặt chẽ, rõ ràng gây khó hiểu hoặc chưa theo kịp với các quan hệ vay tài sản đang biến đổi không ngừng trên thực tế. Để đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự, ở bài viết này chúng tôi xin phân tích một số điểm hạn chế và đề xuất hướng khắc phục như sau: 1. Nghĩa vụ của bên cho vay Khoản 3 Điều 470 quy định bên cho vay "không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn trừ trường hợp quy định ở Điều 475 của Bộ luật này". Thực ra quyền yêu cầu trả tài sản trước thời hạn không chỉ được quy định ở Điều 475 mà còn được quy định ở Điều 472. Tuy nhiên, việc đòi lại tài sản vay trước thời hạn là quyền của bên cho vay khi thoả mãn điều kiện do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Không có quyền không có nghĩa là người cho vay phải có nghĩa vụ đối lập với quyền đó. Do đó, để tránh sự trùng lặp và đảm bảo được sự khái quát của tên điều luật đối với nội dung thì việc quy định như ở khoản 3 là không cần thiết. 2. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay Khoản 4 Điều 471 quy định: "Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ, thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất tiết kiệm có kì hạn của Ngân hàng nhà nước tương ứng với thời hạn chậm C * Giảng viên Khoa luật dân sự Trường đại học luật Hà Nội NguyÔn Minh Oanh * ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù 40 T¹p chÝ luËt häc trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận". Trong hợp đồng vay có thời hạn mà khi đến hạn bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và bên cho vay không đồng ý cho vay tiếp thì bên vay đã vi phạm nghĩa vụ trả tiền. Theo quy định tại khoản 2 Điều 313 thì “Trong trường hợp người có nghĩa vụ chậm trả tiền, thì người đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy, trong hợp đồng cho vay, nếu bên cho vay và bên vay không có thoả thuận gì khác thì tiền lãi sẽ được tính như thế nào? Sẽ áp dụng khoản 4 Điều 471 hay khoản 2 Điều 313? Theo chúng tôi, trong trường hợp này vì trước đó giữa các bên đã thoả thuận một hợp đồng cho vay có kì hạn và không có lãi, nếu khi đến hạn bên vay không trả nợ mà áp dụng lãi suất nợ quá hạn sẽ không tương xứng với việc áp dụng chế tài trong trường hợp các bên đã thoả thuận trước đó hợp đồng vay có thời hạn và có lãi. Do đó, khi đến hạn mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ thì chỉ nên áp dụng lãi suất tiết kiệm có kì hạn tương ứng với thời gian chậm trả như khoản 4 Điều 471 là vừa phải và hợp lí và đây cũng sẽ được coi là trường hợp pháp luật có quy định khác ở khoản 2 Điều 313. Tuy nhiên, muốn vậy thì ở khoản 4 của Điều 471 cần phải bỏ cụm từ “nếu có thoả thuận” hoặc thêm vào cụm từ “trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác”. Đối với hợp đồng vay có lãi và có kì hạn khoản 5 Điều 471 quy định “Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ, thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi theo lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng nhà nước tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Quy định tại khoản 5 đã dẫn đến hai cách hiểu khác nhau về cách tính lãi đối với hợp đồng vay có kì hạn và có lãi trong trường hợp bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ: Cách 1: Lãi = lãi suất thoả thuận x nợ gốc + lãi suất quá hạn x nợ gốc x thời hạn vay. Cách 2: Lãi = (nợ gốc + lãi) x lãi suất quá hạn x thời hạn vay. Cả hai cách hiểu như vậy đều không chính xác bởi vì: Thứ nhất: Tiền lãi về nguyên tắc chỉ được tính trên nợ gốc (khoản 4 Điều 295). Thứ hai: Nếu tính lãi suất nợ quá hạn thì phải tính theo thời gian chậm trả chứ không được tính trên thời hạn vay. Có ý kiến giải thích rằng tương ứng với thời hạn vay tức là khoảng thời gian này tương ứng với thời hạn của loại cho vay nào (ngắn hạn, trung hạn, hay dài hạn) của Ngân hàng nhà nước quy định thì áp dụng mức trần lãi suất cho vay của loại đó. Việc giải thích như vậy là không hợp lí bởi lẽ tương ứng với thời hạn vay phải được hiểu là tương ứng với khoảng thời gian do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó bên vay được quyền sở hữu tài sản của bên cho vay. Còn nếu hiểu như sự giải thích ở trên thì Điều luật phải quy định là “theo lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng nhà nước đối với loại cho vay tương ứng” như quy định tại khoản 1 Điều 473. Bên cạnh đó tại khoản 4 cũng đã quy định là tính lãi theo lãi suất tiết kiệm có kì hạn của Ngân hàng nhà nước tương ứng với thời hạn chậm trả. Như vậy, ngay trong cùng T¹p chÝ luËt häc 41 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù một điều luật, việc quy định đã không có sự thống nhất. Với những phân tích ở trên chúng tôi xin kiến nghị khoản 5 Điều 471 cần được sửa đổi như sau: Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc tương ứng với thời hạn vay và lãi trên nợ gốc theo lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng nhà nước tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ. Quy định như vậy thì cách tính lãi trong các hợp đồng vay sẽ được giải quyết như sau: Lãi = lãi/nợ gốc/thời hạn vay + lãi quá hạn/nợ gốc/thời hạn chậm trả Hay có thể diễn giải một cách chi tiết: Lãi = lãi trong thời hạn + lãi quá hạn Lãi trong thời hạn = nợ gốc x lãi suất thoả thuận (không quá 150%) x thời hạn vay Lãi quá hạn = nợ gốc x lãi suất quá hạn x thời hạn chậm trả. Và cách tính như vậy cũng đã được thừa nhận trong các văn bản hướng dẫn cũng như thực tiễn xét xử tại các toà án. 3. Sử dụng tài sản vay Điều 472 quy định trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc sử dụng tài sản vay đúng mục đích mà bên vay không thực hiện thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích nhưng điều luật lại không quy định hậu quả pháp lí trong trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào? Nếu là vay có kì hạn và có lãi thì khi đòi lại tài sản vay trước kì hạn bên vay có được trả lãi không? Nếu được thì tính đến thời điểm nào, thời điểm trả tài sản hay phải trả toàn bộ lãi theo kì hạn? Thiết nghĩ trong trường hợp này các nhà làm luật nên coi đây là một căn cứ để bên cho vay đơn phương đình chỉ hợp đồng. Khi đó các bên sẽ giải quyết hậu quả của chấm dứt hợp đồng tức là bên cho vay tài sản có quyền lấy lại tài sản, được hưởng lãi đến thời điểm chấm dứt hợp đồng và có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Và điều luật này nên được sửa theo hướng sau: “Các bên có thể thoả thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay; bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích”. 4. Lãi suất Trong hợp đồng vay tài sản thì lãi suất là một yếu tố rất quan trọng vì nó là cơ sở để tính lãi và đa số các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản có nguyên nhân từ lãi, mức lãi suất. Nhằm tránh trường hợp cho vay nặng lãi, bên cho vay lợi dụng lãi suất để thu lời bất chính, Bộ luật dân sự có quy định về mức lãi suất tại khoản 1 Điều 473: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng”. Theo quy định trên, đặc biệt khi áp dụng vào thực tiễn, quy định “không vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định” được hiểu theo hai cách sau: - Thứ nhất, về mặt ngôn ngữ thì lãi suất do các bên thoả thuận không vượt quá 50% được hiểu là không được vượt quá một nửa lãi suất cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định. Ví dụ: Lãi suất cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định là 2% thì các bên không được thoả thuận lãi suất vượt quá 1%. - Thứ hai, có thể hiểu quy định đó là lãi suất do các bên thoả thuận không được vượt ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù 42 T¹p chÝ luËt häc quá 150% mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định. Cách hiểu này phù hợp với các công văn hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao và đặc biệt Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/06/1997 quy định: Nếu mức lãi suất do các bên thoả thuận vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng tại thời điểm vay thì toà án áp dụng khoản 1 Điều 473 Bộ luật dân sự buộc bên vay phải trả lãi bằng 150% mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng. Như vậy, nếu lãi suất ngân hàng quy định là 2% thì các bên thoả thuận không quá 3%. Hiện nay cách hiểu này được thừa nhận và áp dụng trong thực tiễn xét xử . Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 473 lại quy định: "Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc vay nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất, thì áp dụng lãi suất tiết kiệm có kì hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Như vậy, có tranh chấp về lãi suất ở đây được hiểu là gì? Nếu các bên thoả thuận mức lãi suất quá cao và sau đó bên vay lại không chấp nhận mức lãi suất đó nữa và khởi kiện thì giải quyết như thế nào? Sẽ áp dụng mức lãi suất tiết kiệm có kì hạn do Ngân hàng nhà nước quy định như tại khoản 2 hay áp dụng mức lãi suất bằng 150% mức lãi suất cao nhất như quy định tại khoản 1 và một số văn bản khác? Để tránh cho việc hiểu sai dẫn đến việc áp dụng khác nhau về vấn đề này khoản 2 Điều 473 nên bỏ cụm từ “hoặc có tranh chấp về lãi suất”. Tuy nhiên, hiện nay, theo Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì hiện nay Ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện quy chế lãi suất do tổ chức tín dụng xác định chứ không quy định mức lãi suất cao nhất như trước nữa. Do đó, khi sửa đổi Bộ luật dân sự cũng cần phải xem xét đến vấn đề này để tránh việc các quy định của Bộ luật dân sự không áp dụng được trên thực tế. Tóm lại, hợp đồng vay tài sản là loại giao dịch rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Nó không chỉ giúp bên vay giải quyết, khắc phục khó khăn mà còn có tác dụng huy động được số tiền nhàn rỗi trong nhân dân tới tay người cần dùng tránh lãng phí, đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi cho vay không chỉ còn là giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, là tương thân tương ái mà còn là hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận thì nhiều loại hình tổ chức tín dụng đã ra đời. Bên cạnh đó đối tượng của hợp đồng vay cũng ngày càng đa dạng hơn như tiền, kim khí quý, ngoại hối và các tài sản khác thì những quy định ít ỏi trong khuôn khổ 9 điều của Bộ luật dân sự về hợp đồng vay tài sản chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế đặt ra. Nên chăng, Bộ luật dân sự sửa đổi lần này cần bổ sung các quy định về một số hợp đồng vay cụ thể, đặc biệt như hợp đồng vay vàng, hợp đồng vay ngoại hối, hợp đồng vay giữa cá nhân, tổ chức với tổ chức tín dụng v.v. làm cơ sở pháp lí cho việc giao kết và thực hiện các giao dịch này trên thực tế được an toàn và thuận lợi./. . điều của Bộ luật dân sự về hợp đồng vay tài sản chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế đặt ra. Nên chăng, Bộ luật dân sự sửa đổi lần này cần bổ sung các. này cần bổ sung các quy định về một số hợp đồng vay cụ thể, đặc biệt như hợp đồng vay vàng, hợp đồng vay ngoại hối, hợp đồng vay giữa cá nhân, tổ chức