ĐỂ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG HUFI

161 44 0
ĐỂ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC  TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG HUFI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

_

ĐỂ TÀI:

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢHỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG HUFI

Giảng viên hướng dẫn: THS PHẠM MINH LUÂN Sinh viên thực hiện: Nhóm 2

Lớp: 08DHQT5

Tp HCM, ngày 4 tháng 12 năm 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

_

ĐỂ TÀI:

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢHỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG HUFI

Giảng viên hướng dẫn: THS PHẠM MINH LUÂN Sinh viên thực hiện: Nhóm 2

Lớp: 08DHQT5

Tp HCM, ngày 4 tháng 12 năm 2019

Trang 3

BẢNG THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

Trang 4

DANH SÁCH NHÓM ĐÁNH GIÁ % THAM GIA LÀM4 Nguyễn Thị Thu Thảo 2013170492 100%5 Nguyễn Thị Anh Thư 2013170507 100%6 Trần Thị Thúy An 2013170302 100%7 Lưu Phạm Khánh Thi 2013170152 90%8 Nguyễn Ngọc Lợi 2013170395 100%

Trang 5

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ CHI PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Tuần Nội dung công việc Người phụ trách Chi chú

Tuần 5 Tạo bảng câu hỏi và khảo sát sơ

Tuần 9 Làm bài tiểu luận Cả nhóm

Tuần 10 Làm bài tiểu luận và nộp bài Cả nhóm

II CHI PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Trang 6

2 Khảo sát chính thức 180.000

3 Photo tài liệu phục vụ cho đề tài 70.000

Tổng số tiền thực hiện đề tài450.000

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Nội dung Tuầ

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm xin cam đoan tiểu luận này là công trình nghiên cứu do tự nhóm thực hiện Để hoàn thành tốt bài tiểu luận này, nhóm có tham khảo một số tài liệu của ngành Quản trị kinh doanh và các nghiên cứu trước đây.

Trang 9

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong tiểu luận để phân tích, nhận xét và so sánh là có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn trong phần tài liệu tham khảo Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong khóa luận này là trung thực.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 12 năm 2019 Đại diện nhóm trưởng

TRẦN LÊ NGỌC THƠM

LỜI CẢM ƠN

Trong khoảng thời gian học môn Nghiên Cứu Thị Trường tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm thực hiện đã tích lũy được rất

nhiều kiến thức quý báu từ giảng viên Th.s Phạm Minh Luân.

Trang 10

Nhờ sự dìu dắt của thầy Phạm Minh Luân, người luôn ân cần và tận tâm truyền

đạt, bồi dưỡng cho nhóm phương pháp học tập cũng như kiến thức chuyên môn Cũng nhờ đó, nhóm càng thêm yêu chuyên ngành của mình và có thêm động lực để hoàn thành tốt những mục tiêu đã đặt ra cũng như vượt qua những khó khăn trong quá trình

học tập Nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Phạm Minh Luân đã truyền đạt những

kiến thức, kinh nghiệm quý báu thông qua các môn học, các bài giảng để từ đó nhóm có một nền tảng kiến thức nhất định giúp hoàn thành tốt bài nghiên cứu của mình.

Cuối cùng, nhóm thực hiện xin cảm ơn bạn bè, những người luôn sát cánh bên nhóm trong suốt quá trình nghiên cứu Đã góp phần quan trọng để nhóm có ngày hôm

Trang 11

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019

Giảng viên hướng dẫn

PHẠM MINH LUÂN

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắtTừ viết đầy đủ

EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) HUFI Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh

(Ho Chi Minh City University of Food Industry) KMO Hệ số Kaiser Mayer Olkin

SPSS Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội (Satistical Package for the Social Sciences)

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

ĐH CNTT TP.HCM Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm thành phố Hồ Chí Minh

VIF Hệ số nhân tố phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor)

KMO Hệ số Kaiser Mayer Olkin

Sig Mức ý nghĩa quan sát (Observed Significance Level) SIT Thuyết nhận dạng xã hội (Social Identity Theory) CTTHT Cạnh tranh trong học tập

CLGV Chất lượng giảng viên

Trang 13

DKHT Điều kiện học tập

DANH MỤC HÌNH ẢN

Hình 1: Mô hình lý thuyết cơ bảng của đề tài -Võ Thị Tâm 10

Hình 2: Mô hình lý thuyết cơ bản của đề tài_Nguyễn Thị Nga 11

Hình 3: Mô hình nghiên cứu đề xuất 22

Hình 4: Quy trình xây dựng, thực hiện và xử lý khảo sát 25

Hình 5: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 57

DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập 13

Bảng 2: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu 20

Bảng 3: Thang đo kết quả học tập 34

Bảng 4: Thang đo cạnh tranh trong học tập 34

Bảng 5: Thang đo chương trình đào tạo 34

Bảng 6: Thang đo động cơ học tập 35

Bảng 7: Thang đo gia đình 35

Bảng 8: Thang đo chất lượng giảng viên 36

Bảng 9: Thang đo phương pháp học tập 36

Bảng 10: Thang đo cơ sở vật chất 37

Bảng 11: Thang đo việc làm thêm 38

Bảng 12: Thang đo phương pháp giảng dạy 38

Bảng 13: Thang đo môi trường học tập 39

Bảng 14: Thang đo điều kiện học tập 39

Bảng 15: Thang đo điều kiện học tập 41

Trang 14

Bảng 16: Bảng độ tin cậy Cronbach’s Alpha nghiên cứu sơ bộ 42

Bảng 17: Mô tả số thông tin cá nhân của người trả lời phỏng vấn 44

Bảng 18: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha 46

Bảng 19: KMO and Bartlett’s Test của các nhân tổ ảnh hưởng đến kết quả học tập 50

Bảng 20: KMO and Bartlett’s Test của các nhân tổ ảnh hưởng đến kết quả học tập 50

Bảng 21: KMO and Bartlett’s Test của các nhân tổ Kết quả học tập 54

Bảng 22: Kết quả chạy EFA nhân tố Kết quả học tập 54

Bảng 23: Ma trận các nhân tố kết quả học tập 55

Bảng 24: Ma trận các nhân tố kết quả học tập 58

Bảng 25: Tóm tắt mô hình hồi quy 69

Bảng 26: Tóm tắt mô hình hồi quy 71

Bảng 27: Tóm tắt mô hình hồi quy 73

Bảng 28: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 76

MỤC LỤC CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1.Tính cấp thiết của đề tài: 1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài: 1

1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

1.3.1.Đối tượng nghiên cứu: 2

1.3.2.Phạm vi nghiên cứu: 2

1.4.Phương pháp nghiên cứu: 2

1.4.1.Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: 2

1.4.2.Phương pháp thu thập dữ liệu: 3

1.5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 3

1.5.1.Ý nghĩa khoa học: 3

1.5.2.Ý nghĩa thực tiễn: 3

Trang 15

1.6.Kết cấu của đề tài: 4

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 4

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5

2.1.Một số khái niệm liên quan 5

2.1.1 Khái niệm kết quả học tập 5

2.1.2 Khái niệm cạnh tranh trong học tập 5

2.1.3 Khái niệm chương trình đào tạo 5

2.1.4 Khái niệm về động cơ học tâp 5

2.1.5 Khái niệm về gia đình 5

2.1.6 Khái niệm về chất lượng giảng viên 6

2.1.7 Khái niệm phương pháp hoc tập 6

2.1.8 Khái niệm về cơ sở vật chất 6

2.1.9 Khái niệm việc làm thêm 6

2.1.10 Khái niệm phương pháp giảng dạy 6

2.1.11 Khái niệm môi trường học tập 7

2.1.12 Khái niệm điều kiện học tập 7

2.2.Lý thuyết nền nghiên cứu 7

2.2.1 Những mô hình xác định các yếu tố tác động đến KQHT 7

2.2.2 Mô hình ứng dụng của Bratti và Staffolani 7

2.2.3 Mô hình ứng dụng của Checchi et al 8

2.2.4 Mô hình ứng dụng của Dickie 8

2.3.Những nghiên cứu trước đây 9

2.3.1 Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh_Võ Thị Tâm 9

2.3.2 Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên ( Nghiên cứu trường hợp tại trường Phạm Văn Đồng)_Nguyễn Thị Nga 10

2.3.3 Tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên tại trường Đại học Cần Thơ_Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Châu Thị Lệ Duyên, Hoàng Minh Trí 11

2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài long của sinh viên với điều kiện cơ sở vật chất và phụ vụ của trường Đại học Lâm Nghiệp_ Nguyễn Thị Xuân Hương, Nguyên Thị Phượng, Vũ thị Hồng Loan 11

2.3.5 Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động cở học tập của sinh viên trường đại học Hồng Đức _Nguyễn Bá Châu 12

Trang 16

2.3.6 Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ_ Phân tích các yếu tố tác động đến động lực học

tập của sinh viên kinh tế Trường Đại Học Cần Thơ_ Hoàng Thị Mỹ Nga, Nguyễn Tuấn Kiệt 12

2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên 13

2.5.Giả thiết và mô hình nghiên cứu đề xuất 16

2.5.1 Giả thuyết nghiên cứu: 16

2.5.2 Mô hình nghiên cứu KQHT của sinh viên HUFI: 21

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 22

CHƯƠNG 3: THUYẾT KẾ NGHIÊN CỨU 24

3.1.Quy trình nghiên cứu 24

3.2.Phương pháp nghiên cứu 26

3.2.1 Nghiên cứu định tính 26

3.2.2 Nghiên cứu định lượng 26

3.3.Phương pháp lấy mẫu 27

3.3.1 Kích thước mẫu 27

3.3.2 Thu thập dữ liệu 28

3.4.Phương pháp phân tích số liệu 29

3.4.1 Thống kê mô tả 29

3.4.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 29

3.4.3 Phân tích nhân tố EFA 30

3.4.4 Phân tích tương quan 31

3.4.5 Phân tích hồi quy 32

3.5.Xây dựng thang đo 33

3.5.1 Thang đo kết quả học tập 33

3.5.2 Thang đo cạnh tranh trong học tập 34

3.5.3 Thang đo chương trình đào tạo (Xem thêm Phụ lục 4) 34

3.5.4 Thang đo động cơ hoc tập 35

3.5.5 Thang đo gia đình (Xem thêm Phụ lục 4) 35

3.5.6 Thang đo chất lượng giảng viên (Xem thêm Phụ lục 4) 36

3.5.7 Thang đo phương pháp học tập 36

3.5.8 Thang đo cơ sở vật chất (Xem thêm Phụ lục 4) 37

3.5.9 Thang đo việc làm thêm (Xem thêm Phụ lục 4) 38

3.5.10 Phương pháp giảng dạy 39

3.5.11 Thang đo môi trường học tập (Xem thêm Phụ lục 4) 40

Trang 17

3.5.12 Thang đo điều kiện học tập (Xem thêm Phụ lục 4) 40

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 41

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

4.1.Nghiên cứu sơ bộ 42

4.1.1 Tóm tắt thông tin nghiên cứu 42

4.1.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 43

4.2.Nghiên cứu chính thức 45

4.2.1 Thống kê mô tả 45

4.2.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 47

4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 52

4.2.4 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 58

4.2.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu 61

4.2.5.2 Phân tích hồi quy 74

4.2.5.3 Đánh giá độ phù hợp, kiểm định độ phù hợp của mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến 764.2.6.Kết quả kiểm định giả thuyết 79

Bảng 5.1: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 83

5.2.Đóng góp của nghiên cứu 84

PHU LUC 1: DÀN BÀI VÀ KẾT QUẢ THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN 89

PHU LUC 2: DÀN BÀI VÀ KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM 98

PHU LUC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT SƠ BỘ 104

PHU LUC 6: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC 130

Trang 18

PHU LUC 7: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC – PHÂN TÍCH HỆ SỐ TIN CẬY

CRONBACH’S ALPHA 136PHU LUC 8: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC – PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 144PHỤ LỤC 9 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC – PHÂN TÍCH HỒI QUY 148Tài liệu tham khảo 150

Trang 19

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương 1 giới thiệu về lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài, cấu trúc bài nghiên cứu.

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Giáo dục, đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ, năng lực sáng tạo của con người Trong giai đoạn hiện nay, việc phổ cập bậc Đại học trở nên phổ biến, điều đó kiến cho kết quả học tập của mỗi sinh viên trở nên quan trọng hơn bao giờ hết điều này không chỉ quan trọng đối với sinh viên mà con quan trọng đối với chính bản thân trường Đại học vì điều đó có thể là bước ngoặc lớn trong cuộc đời của mỗi bạn sinh viên.

Để có một kết quả học tập tốt một phần dựa vào kiến thức truyền đạt của giảng viên trên giảng đường nhưng quan trọng hơn hết là dựa vào chính mỗi sinh viên, thái độ không chỉ quyết định việc sinh viên có kết quả học tập tốt hay không mà điều đó còn khẳng định được sự thành công của sinh viên trong công việc trong tương lai.

Vai trò của kết quả học tập không chỉ quan trọng đối với sinh viên mà điều đó cũng quan trong không kém đối với các trường Đại học đó cũng là một công cụ cần thiết để các trường Đại học khẳng định tên tuổi của mình Với sự phát tiển và từng ngày khẳng định tên tuổi của mình Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (HUFI) đã và luôn đào tạo ra những sinh viên có kết quả xuất sắc không chỉ giỏi về chuyên môn mà các sinh viên của trường còn xuất sắc trong các kỹ năng sống Vậy làm cách nào mà sinh viên của trường lại có một kết quả học tập xuất sắc như vậy? và những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến điều đó? Để làm rõ vấn đề trên với đề

tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên” đã được tiến hành

nghiên cứu đã tìm gia được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên từ đó có thể đưa ra những đề suất nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viện.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu này nhằm để khảo sát và tìm hiểu về các yếu tố dẫn đến kết quả học tập tiến bộ hay kém đi của sinh viên HUFI.

Trang 20

- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên.

- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả học tập của sinh viên - Xác định mối tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên.

- Đề xuất các giải pháp để nâng cao kết quả học tập của sinh viên.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệpThực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đối tượng khảo sát: Sinh viên chính quy năm 2,3,4 đang theo học tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.

- Thời gian: Từ 19/09/2019 – 26/11/2019.

- Nội dung: Đề tài khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp Hồ Chí Minh Biến phụ thuộc là kết quả học tập được đo lường thông qua kiến thức và kỹ năng thu nhận được của các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương Nhằm loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập do khác nhau về chuyên ngành đào tạo và số năm học tập Tác động của nhà trường (chương trình đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất, v.v ), tác động của đặc điểm sinh viên (động cơ học tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập, ấn tượng trường học, phương pháp học tập) với kết quả học tập.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

1.4.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:

Để tài nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng kết hợp theo các tiêu chí chọn mẫu bao gồm: Ngành học, sinh viên năm thứ, email, giới tính để thu thập thông tin của 145 sinh viên chính quy đang học tại các khoa quản trị kinh doanh, du lịch, tài chính - ngân hàng và công nghệ thực phẩm, của trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM.

Trang 21

1.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra khảo sát thực tế Nội dung phiếu điều tra bao gồm: Chương trình đào tạo, gia đình, chất lượng giảng viên, việc làm thêm, môi trường học tập, kết quả học tập, phương pháp học tập, cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy, cạnh tranh học tập, động cơ học tập.

Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

- Nghiên cứu sơ bộ thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua phương pháp phỏng vấn sâu với 145 sinh viên bằng phương pháp phát bảng hỏi thăm dò cho 145 sinh viên để điều chỉnh câu hỏi.

- Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng thông qua phát bảng hỏi với kích thước điều tra là 160 sinh viên.

Dữ liệu thu thập được trong quá trình phỏng vấn sẽ được mã hoá sau đó tiến hành phân tích dữ liệu bằng các phương pháp: Thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính Tất cả các phương pháp được thực hiện trên phần mềm SPSS 20.0.

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:1.5.1 Ý nghĩa khoa học:

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung cơ sở lý luận về kết quả học tập của sinh viên, ảnh hưởng của về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.

Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo, mở rộng phạm vi nghiên cứu hoặc thay đổi đối tượng nghiên cứu.

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Đề tài xây dựng mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên HUFI của sinh viên đang theo học tại HUFI và thang đo lường chúng là cơ sở giúp cho sự phát triển thương hiệu của trường ĐH CNTP TP HCM.

Đề tài cung cấp cho nhà trường mức độ nhận biết về kết quả học tập của sinh viên HUFI Đây có thể là nguồn dữ liệu cần thiết đóng góp vào hệ thống lý thuyết về

Trang 22

các yếu tố về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên để nhà trường có thể cải thiện chương trình đào tạo và các yếu tố liên quan khác.

1.6 Kết cấu của đề tài:

Đề tài nghiên cứu chia thành 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng qua đề tài nghiên cứu

Chương 2: Lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này, nhóm thực hiện nêu lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài, cấu trúc bài nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu và khám phá, đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đang theo học tại HUFI thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức bằng phần mềm SPSS 20.0 Đồng thời, nhóm thực hiện cũng trình bày ý nghĩa của đề tài nhằm bổ sung cơ sở lý luận về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM Bên cạnh đó, kết quả của mô hình nghiên cứu là nguồn dữ liệu cần thiết giúp nhà trường có thể nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, từ đó có thể điều chỉnh chương trình đào tạo và các yếu tố có liên quan sao cho phù hợp, cải thiện kết quả học tập của sinh viên của trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM.

Trang 23

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.Một số khái niệm liên quan2.1.1 Khái niệm kết quả học tập

Hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động chuyên hướng vào chiếm lĩnh tri thức khoa học, kĩ năng kĩ xảo và thái độ tương ứng cũng như những tri thức của chính bản thân hoạt động học (phương pháp học) để tạo ra sự phát triển tâm lý của sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của một nghề nghiệp trong tương lai (Nguyễn Văn Lượt, 2007).

2.1.2 Khái niệm cạnh tranh trong học tập

Cạnh tranh các nhân trong quan hệ giữa các sinh viên với nhau trong trường đại học thường mang tính chất cạnh tranh phát triển Các sinh viên vừa cạnh tranh và vừa hợp tác với nhau để có thể đạt được thành quả cao nhất trong học tập Sinh viên có mức độ canh tranh học tập cao họ thường sử dụng canh tranh như là đòn bẩy để tự phát triển khả năng mình Những sinh viên này quan niệm là cá nhân họ không thể tách rời khỏi những sinh viên khác trong lớp, họ luôn hợp tác với các thành viên khác trong lớp

2.1.3 Khái niệm chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo là một bản thiết kế cho một hoạt động đào tạo cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo được hiểu là: ‘Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tuện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của sở giáo dục và đào tạo’.

2.1.4 Khái niệm về động cơ học tâp

Động cơ học tập là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập và tự học của người học Động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt mà được hình thành dần dần trong quá trình người học đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập Từ nhu cầu với các đối tuượng học tập, từ những yếu tố bên ngoài mà hình thành nên động cơ thúc đẩy hoạt động học tập của ngsười học.

2.1.5 Khái niệm về gia đình

Trang 24

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ giáo dục

2.1.6 Khái niệm về chất lượng giảng viên

Chất lượng giảng dạy của giảng viên được xem là một trong những nhân tố cấu thành nên chất lượng giáo dục chung của một trường đại học bởi việc giảng dạy của giảng viên có tác động xuyên suốt đến hoạt động học tập của sinh viên tại trường Theo Gumey, nội dung giảng dạy, phong cách giảng dạy và các phương pháp giảng dạy đóng vai trò quan trọng để tạo nên chất lượng giảng dạy, đáp ứng được tối đa các yêu cầu của sinh viên.

2.1.7 Khái niệm phương pháp hoc tập

Học là một quá trình trong đó chủ thể tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách xử lý thông tin lấy từ môi trường sống xung quanh mình.

Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định trong nhận thức, trong thực tiễn

Nhu vậy phương pháp học tập là tổng hợp các cách thức học tập nhằm đạt được mục tiêu nhất định

2.1.8 Khái niệm về cơ sở vật chất

Cơ sở vât chất là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích hệ thống giáo dục là mọt hệ thống đa dạng về chủng loại và có một số bộ phận tương đối phức tạp về mặt kỹ thuật

2.1.9 Khái niệm việc làm thêm

Việc làm thêm đối với sinh viên có ý nghĩa tham gia việc làm ngay khi vẫn còn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm, không làm ảnh hưởng nhiều đến học tập… với mục đích có thêm thu nhập hoặc mục tiêu học hỏi, tích luý kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống.

2.1.10 Khái niệm phương pháp giảng dạy

Trang 25

Là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của người dạy và người học, trong đó phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học nhằm giúp người học chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thực hành sáng tạo.

2.1.11 Khái niệm môi trường học tập

Môi trường học tập là toàn bộ các yếu tố vật chất, không gian và thời gian, tình cảm và tinh thần – nơi học sinh đang sinh sống, lao động và học tập, có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sự hình thành nhân cách của học sinh phù hợp với mục đích giáo dục.

2.1.12 Khái niệm điều kiện học tập

Điều kiện học tập có nghĩa thông qua sự tiếp nhận các tác nhân kích thích và sự phản hồi thích hợp, chúng ta hiểu rằng liên kết hoặc không liên kết.

2.2.Lý thuyết nền nghiên cứu

2.2.1 Những mô hình xác định các yếu tố tác động đến KQHT

Xét về mặt tổng thể, có 3 nhóm yếu tố chính tác động đến KQHT của SV Đó là đặc điểm của người học, điều kiện gia đình và tài nguyên của nhà trường Các nghiên cứu tập trung vào khảo sát các yếu tố tác động đến KQHT của SV còn ít Tuy nhiên, các nghiên cứu này rất đa dạng và mỗi nghiên cứu có mục tiêu và phương pháp nghiên cứu riêng Sau đây, giới thiệu các mô hình tiêu biểu nghiên cứu về các yếu tố chính tác động đến KQHT của SV

2.2.2 Mô hình ứng dụng của Bratti và Staffolani

Theo Bratti và Staffolani (2002), KQHT của SV chủ yếu được xác định bởi thái độ học tập của SV bởi vì sự phân bổ thời gian cho việc học tùy thuộc vào quyết định của họ Họ có thể quyết định thời gian tối ưu dành cho việc tự học và học ở lớp Do đó, KQHT của SV phần lớn phụ thuộc vào thái độ học tập của họ

Gọi Gi là KQHT của SV, phụ thuộc vào thời gian dành cho việc tự học (Si), thời gian học ở lớp (ai) và năng lực của người đó (ei).

Mô hình Bratti và Staffolani đưa ra mối quan hệ giữa đặc điểm của SV (thời gian tự học Si, thời gian học ở lớp ai, năng lực của người đó ei) với KQHT (Gi) Nó

Trang 26

cho thấy ở mức độ hữu dụng nhất định, KQHT của SV tùy thuộc vào thời gian tự học, thời gian học ở lớp và năng lực của SV Theo phương pháp này, giáo dục vừa 21 là sự tiêu dùng vừa là sự đầu tư tốt Trong khi SV dành thời gian cho giáo dục đại học, thì anh ta cũng tự đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của mình

Trong mô hình Bratt và Staffolani, đặc điểm của SV đóng vai trò chính là yếu tố duy nhất có mối quan hệ trực tiếp đến KQHT của SV ðây là ưu điểm của mô hình bởi vì nó nhấn mạnh vai trò quan trọng của yếu tố tự học, điểm khác biệt chính giữa SV đại học và học sinh trung học Tuy nhiên, hạn chế của mô hình là xem nhẹ vai trò của các yếu tố bên ngoài mà nó cũng có ảnh hưởng đến KQHT của SV

2.2.3 Mô hình ứng dụng của Checchi et al.

Mô hình này được xác định bởi Checchi & ctg (2000) nhằm dự đoán về mối quan hệ giữa đầu tư cho giáo dục của cha mẹ và KQHT của con cái Cơ sở của mô hình này là cha mẹ phải dành một phần thu nhập của mình đầu tư vào việc học tập của con cái Nếu việc đầu tư vào việc học cho con cái tăng lên, tiêu dùng của cha mẹ sẽ giảm đi nhưng thu nhập tương lai của con cái sẽ tăng lên

P = P(A,E,S,Yf)

Từ phương trình trên cho ta thấy mô hình này chỉ ra rằng cả điều kiện gia đình đại diện là thu nhập của gia đình (Yf), số tiền đầu tư cho giáo dục của người con (S) và đặc điểm của SV đại diện là trí thông minh (A), mức độ cố gắng (E) tác động tích cực đến KQHT của SV Ứng dụng vào trường hợp SV học đại học, cho dù SV hoàn toàn độc lập và có trách nhiệm về KQHT của họ nhưng nguồn lực gia đình vẫn có ảnh hưởng mạnh lên KQHT của SV

2.2.4 Mô hình ứng dụng của Dickie

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Dickie (1999) đã xác lập một mô hình nghiên cứu về tác yếu tố tác động đến KQHT như sau:

A*= A* (F,S,K,α))

Trong đó, đặc trưng gia đình (F), nguồn lực của nhà trường (S), đặc điểm của người học (K) và năng lực cá nhân (α) là các yếu tố tác động đến KQHT của người) là các yếu tố tác động đến KQHT của người

Trang 27

học Điều này có ý nghĩa KQHT của người học là kết quả của mối quan hệ hỗ tương của ba nhóm yếu tố đại diện là gia đình, nhà trường và người học Đây là mô hình thông dụng nhất vì nó bao hàm ảnh hưởng của ba nhóm yếu tố trên

Ba mô hình được giới thiệu có phạm vi nghiên cứu khác nhau Trong mô hìnhBratti và Staffolani, tác giả chỉ nhấn mạnh ảnh hưởng của đặc điểm SV Tiếp đến, môhình Checchi et al chỉ ra ảnh hưởng của cả đặc điểm SV và đặc trưng gia đình lênKQHT Sau đó, mô hình Dickie khảo sát ảnh hưởng của 3 tác nhân tác động đếnKQHT của SV đó là gia đình, nhà trường và người học

2.3.Những nghiên cứu trước đây

2.3.1 Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quyTrường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh_Võ Thị Tâm

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu xem xét KQHT ở bậc Đại học Tuy nhiên các nghiên cứu này được thực hiện tại các nước nước phát triển ở phương Tây, trong đó điều kiện sống và học tập khác rất nhiều so với nước ta Hơn nữa chưa có nhiều nghiên cứu xem xét vai trò của đặc điểm SV với KQHT của SV tại trường Đại học Vì vậy, Đề tài nghiên cứu này có mục tiêu xây dựng và kiểm định mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa đặc điểm SV với KQHT của SV chính quy đang học tại Trường đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh Cụ thể nghiên cứu này khám phá tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm SV (bao gồm: động cơ học tập, cạnh tranh học tập, kiên định học tập, ấn tượng trường học, phương pháp học tập) đến KQHT của SV.

Sự khác biệt về các tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm SV và KQHT giữa nhóm SV nam và nhóm SV nữ; giữa nhóm SV thành phố và nhóm SV tỉnh.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho ĐHKT nắm bắt được vai trò quan trọng của đặc điểm SV để từ đó có những kế hoạch kích thích cần thiết để làm tăng hiệu quả học tập của SV cũng như hiệu quả đào tạo của nhà trường Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng giúp cho chính bản thân các SV hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố trên để từ đó gia tăng KQHT của mình trong quá trình học tập tại trường Kết quả mô hình đo lường góp phần giúp cán bộ nghiên cứu giáo dục bổ sung vào thang đo đánh giá chất lượng đào tạo của mình Các thang đo đã kiểm định trong đề tài nghiên

Trang 28

cứu này cũng góp phần làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo sử dụng, điều chỉnh và bổ sung để từng bước có được bộ thang đo có giá trị và độ tin cậy cao, giúp cho việc đánh giá chất lượng đào tạo bậc đại học Kết quả của nghiên cứu cũng góp một phần làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này để có thể khám phá thêm những yếu tố cũng như tầm quan trọng của chúng trong việc làm tăng chất lượng đào tạo.

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết cơ bản của đề tài _ Võ Thị Tâm

Hình 1: Mô hình lý thuyết cơ bảng của đề tài -Võ Thị Tâm

2.3.2 Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên ( Nghiên cứu trường hợp tại trường Phạm Văn Đồng)_Nguyễn Thị Nga

Kết quả nghiên cứu đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và chứng minh giả thuyết nghiên cứu đặt ra Cụ thể, kết quả này đã xác nhận các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến KQHT của sinh viên gồm học lực lớp 12, yêu thích ngành học, thời gian giành cho tự học, cơ sở vật chất,phương pháp học và phương pháp giảng dạy của giáo viên Các biến này quyết định trên 40% để đạt được kết quả học tập cao.

Trang 29

Hình 2.2: Mô hình lý thuyết cơ bản của đề tài _ Nguyễn Thị Nga

Hình 2: Mô hình lý thuyết cơ bản của đề tài_Nguyễn Thị Nga

2.3.3 Tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên tại trường Đại học Cần Thơ_Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Châu Thị Lệ Duyên, Hoàng Minh Trí

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về kết quả học tập được đánh giá qua điểm trung bình học kỳ của 2 đối tượng sinh viên là đi làm thêm và không có đi làm thêm là khác nhau Mặc khác, kết quả cũng cho thấy kết quả học tập được đánh giá thông qua điểm trung bình học kỳ của nhóm đối tượng sinh viên có đi làm thêm ở 2 thời điểm trước khi đi làm thêm và sao khi đi làm thêm là khác nhau.Từ những kết quả này cho phép nghiên cứu có thể kết luận có sự tác động từ việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên Qua đó nghiên cứu đã tìm ra một số ảnh hưởng cụ thể từ việc đi làm thêm mà chính những yếu tố này làm cho kết quả học tập của sinh bị giảm sút.Từ cơ sở đó nghiên cứu cũng đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm giúp cho sinh viên đi làm thêm ở Trường Đại học Cần Thơ cải thiện kết quả học tập của mình.

2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài long của sinh viên với điều kiện cơ sở vật chất và phụ vụ của trường Đại học Lâm Nghiệp_ Nguyễn Thị Xuân Hương, Nguyên Thị Phượng, Vũ thị Hồng Loan.

Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về sự hài lòng, tổng hợp những nghiên cứu thực tiễn có liên quan để xây dựng mô hình đánh giá mức hài lòng của sinh viên Đại

Trang 30

học Lâm Nghiệp Dựa trên kết quả điều tra 423 sinh viên , nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng dịch vụ tại Đại học Lâm Nghiệp, tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên Đại Học Lâm Nghiệp với các điều kiện dịch vụ phục vụ tai Đại học Lâm Nghiệp gồm: 1 yếu tố thuộc về cơ sở vật chất, 2 Yếu tố về sự tin cậy trong các cam kết của nhà trường , 3 Yếu tố về sự đáp ứng các yêu cầu của nhà trường, 4 Yếu tố năng lực phục vụ, 5 Yếu tố sự quan tâm đến nhu cầu của sinh viên Cả 5 yếu tố ảnh hưởng trên đều được kiểm định qua các công cụ thống kê để đẩm bảo độ tin cậy của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã giúp đưa ra được những gợi ý , căn cứ quan trọng trong xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, nâng cao mức hài lòng của sinh viên ở trường Đại học Lâm Nghiệp.

2.3.5 Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động cở học tập của sinh viên trường đại học Hồng Đức _Nguyễn Bá Châu

Trên cơ sở xác định được vai trò, thực trạng động cở học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến động cở học tập hiện nay của sinh viên, vấn đề giáo dục động cở học tập cho sinh viên là việc làm vô cùng quan trọng Theo chúng tôi, ba biện pháp chính để giáo dục động cở học tập cho sinh viên cần được quan tâm là: giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu ngành học, ý thức, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và nhà trường; nâng cao năng lực chuyên môn, đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy của giảng viên; hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học

2.3.6 Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ_ Phân tích các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên kinh tế Trường Đại Học Cần Thơ_ Hoàng Thị Mỹ Nga, Nguyễn Tuấn Kiệt

Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Sinh viên kinh tế đều chịu sự chi phối của 2 loại động lực học Cụ thể là nam nghiêng về lựa chọn loại động lực quan hệ xã hội, còn nữ nghiêng về loại động lực hoàn thiện tri thức tập; kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sự hài lòng của sinh viên về các khía cạnh khác nhau trong học tập có tác động đến động lực học tập của họ, bao gồm tác động phần lớn bởi các hoạt động phong trào, chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo (tác động mạnh nhất là nhân tố các hoạt động phong trào) và các nhân tố về điều kiện học tập, môi trường học tập cũng có tác động phần nào đến động lực học tập của sinh viên Từ đó, giải pháp được đặt ra có

Trang 31

liên quan đến các nhân tố tác động như: Xây dựng bầu không khí học tập tích cực, nâng cao chất lượng giảng viên, cải tiến cơ sở vật chất, sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực tế trong chương trình đào tạo và tăng cường các hoạt động phong trào Hội, Đoàn, Đảng Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy có sự khác biệt về động lực học tập giữa nam và nữ, ở nữ có động lực học tập cao hơn nam Tuy nhiên, nghiên cứu này còn có những hạn chế riêng là mới chỉ cho thấy những nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên trong phạm vi nhà trường Để có được động lực học tập của sinh viên thì nhân tố quan trọng tiếp theo cần nghiên cứu đó là nhân tố gia đình như thái độ của cha mẹ đối với việc học của con cái, phương pháp dạy dỗ con cái Ngoài ra,các đặc tính cá nhân khác như tính cách và năng lực của sinh viên cũng có tác động mạnh đến động lực học tập của họ

2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên

Bảng 1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập

Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học

Trang 32

quả học tập của sinh viên tại trường Đại lòng của sinh viên với điều kiện cơ sở

Trang 33

Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên dựa trên các góc độ quan điểm và phạm vi nghiên cứu khác nhau Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã tìm thấy sự tác động tích cực của các nhân tố đó.

Đặc biệt, căn cứ vào mô hình nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Mỹ Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt (2016) được thực hiện tại trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu tập trung chủ yếu vào năm nhân tố môi trường học tập, điều kiện học tập, chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo và hoạt động phong trào Thay vào đó, xét ở góc độ giáo dục đại học tại thị trường Việt Nam, nhóm tiến hành nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm bởi năm nhân tố trên Đồng thời, nhóm bổ sung một số nhân tố trao đổi xã hội khác vào

Trang 34

mô hình nghiên cứu thông qua lấy ý kiến từ giảng viên Th.s Phạm Minh Luân và kếtquả thảo luận nhóm gồm 8 bạn sinh viên (xem thêm Phụ lục 1, 2) Vì thế, mô hình

nghiên cứu của nhóm bao gồm 12 nhân tố: kết quả học tập, cạnh tranh trong học tập, tác động từ chương trình đào tạo, tác động từ nhân tố động cơ học tập, gia đình, chất lượng giảng viên, phương pháp học tập, cơ sở vật chất, việc làm thêm, phương pháp giảng dạy, môi trường học tập và điều kiện học tập.

2.5.Giả thiết và mô hình nghiên cứu đề xuất2.5.1 Giả thuyết nghiên cứu:

Dựa trên những nghiên cứu trước đây về kết quả học tập có thể khẳng định rằng kết quả học tập của tổ chức bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố Trong nghiên cứu này nhóm xin tập trung nghiên cứu về kết quả học tập trong phạm vi trường Đại học bối cảnh là sinh viên Trên cơ sở mô hình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Phượng, Vũ Thị Hồng Loan về các nhân tố có tác động tích cực đến kết quả học tập tại trường Đại Hoc Lâm Nghiệp về (1) nhân tố cơ sở vật chất, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Châu Thị Lệ Duyên và Hoàng Minh Trí tại trường Đai Học Cần thơ về nhân tố (2) việc làm thêm, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nga về nhân tố (3) phương pháp học tập và (4) phương pháp giảng dạy, nghiên cứu của tác giả nguyễn Bá Châu tại trường Đại Học Hồng Đức về nhân tố (5) gia đình, nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Mỹ Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt về nhân tố (6) chất lượng giảng viên, (7) điều kiện học tập, (8) môi trường học tập, (9) chương trình đào tạo, nghiên cứu của Võ Thị Tâm về nhân tố (10) động cơ học tâp, (11) kết quả học tập, (12) cạnh tranh trong học tập để xét mức độ ảnh hưởng đến kết quả học tập trường đại học tại thị trường Việt Nam cụ thể là Trường Đại học Công nghiệp Thực Phẩm TP HCM.

Các giả thiết bao gồm:

Cạnh tranh trong học tập:

Mối quan hệ giữa con người với nhau trong một xã hội là một mối quan hệ phức tạp và thay đổi theo từng hoàn cảnh, thời gian, khác nhau Các nhà tâm lý học đã

Trang 35

thực hiện nhiều nghiên cứu để khám phá các mối quan hệ này và đề xuất khái niệm cạnh tranh cá nhân

Cạnh tranh cá nhân là một khái niệm đóng vai trò quan trọng trong quan hệ xã hội con người Các nghiên cứu trong lĩnh vực cạnh tranh cá nhân cho rằng con người sống trong xã hội tin rằng để thành công trong cuộc sống và để đạt được thành quả về vật chất cũng như tiếng tăm, họ cần phải làm việc cật lực, nghĩa là họ có định hướng cạnh tranh Hay nói cách khác, cạnh tranh của các cá nhân là một quá trình xuất hiện trong hầu hết các xã hội

Tuy nhiên có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về cạnh tranh cá nhân và nó có thể có nghĩa tích cực hay tiêu cực (Kildea, 1983 – trích dẫn từ Nguyễn đình Thọ & ctg, 2009, tr 330-331) Một quan điểm cạnh tranh, được gọi là cạnh tranh thắng thế nói lên đặc tính của một cá nhân mà người này có nhu cầu là phải đạt được mục tiêu của mình bằng mọi giá trong cuộc sống Quan điểm cạnh tranh thắng thế mang nhiều hàm ý tiêu cực của cạnh tranh và đó là kết quả của môi trường sinh sống quá đề cao tính cách cá nhân, thái độ cạnh tranh như vậy là có hại cho xã hội Những người có quan điểm cạnh tranh này luôn luôn tách biệt cái tôi của mình với người khác trong xã hội Họ cho rằng thành công của họ tách biệt với thành công của người khác trong xã hội Hay nói cách khác, những người có thái độ cạnh tranh thắng thế luôn theo đuổi quan điểm "kẻ thắng, người thua" (Nguyễn đình Thọ & ctg, 2009, tr 330- 331)

Một quan điểm khác về cạnh tranh cá nhân, đó là cạnh tranh phát triển Cạnh tranh phát triển dùng để chỉ cho những người mà theo họ, cạnh tranh là để tự phát triển khả năng của mình Cạnh tranh phát triển đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân và xã hội Khác với những người có quan điểm cạnh tranh thắng thế, những người có thái độ cạnh tranh phát triển có xu hướng là cá nhân họ không thể tách rời khỏi những người khác Hay nói cách khác, thành công của họ không thể tách biệt với 26 thành công của người khác trong xã hội Họ luôn luôn gắn liền với xã hội, thường quan tâm đến những cảm xúc và quyền lợi của những người khác và có xu hướng hợp tác và đối xử với người khác trên tinh thần bình đẳng Cạnh tranh cá nhân trong quan hệ giữa các SV với nhau trong trường đại học thường mang tính chất cạnh tranh phát triển

Trang 36

Các SV vừa cạnh tranh và vừa hợp tác với nhau để có thể đạt được thành quả cao nhất trong học tập SV có mức độ cạnh tranh trong học tập cao họ thường sử dụng cạnh tranh như là đòn bẩy để tự phát triển khả năng của mình Những SV này quan niệm là cá nhân họ không thể tách rời khỏi những SV khác trong lớp, họ luôn hợp tác với các thành viên khác trong lớp Như vậy cạnh tranh trong học tập làm việc học mang lại hiệu quả cao (Nguyễn đình Thọ & ctg, 2009, tr 330-331) Vì vậy, cạnh tranh học tập ảnh hưởng rất lớn đến KQHT của SV, giả thuyết sau đây được đề nghị

Giả thuyết H1: Cạnh tranh trong học tập tác động thuận chiều đến KQHT của SV.

Chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo là bản thiết kế chi tiết quá trình giảng dạy trong một khoá đào tạo phản ánh cụ thể mục tiêu, nội dung, cấu trúc, trình tự cách thức tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá các hoạt động giảng dạy toàn khoá đào tạo và cho từng môn học, phần học, chương, mục và bài giảng

Giả thuyết H2: Chương trình đào tạo tác động thuận chiều đến KQHT của SV.

Động cơ học tập:

Động cơ dùng để giải thích vì sao con người hành động, duy trì hành động của họ và giúp họ hoàn thành công (Pintrich, 2003 – trích dẫn từ Nguyễn đình Thọ & ctg, 2009, tr 325-326) động cơ giúp thiết lập và làm gia tăng chất lượng của quá trình nhận thức và điều này làm dẫn đến thành công

Có nhiều mô hình về động cơ, tuy nhiên ba yếu tố tổng quát sau đây hiện diện trong hầu hết các mô hình về động cơ Yếu tố thứ nhất là giả thuyết phụ, dùng để biểu thị niềm tin về khả năng hay kỹ năng để hoàn thành công việc của con người Yếu tố thứ hai là giá 23 trị, dùng để biểu hiện niềm tin về tầm quan trọng, sự thích thú và lợi ích của công việc Yếu tố thứ ba là cảm xúc, dùng để thể hiện cảm xúc của con người thông qua phản ứng mang tính cảm xúc về công việc (Nguyễn đình Thọ & ctg, 2009, tr 325- 326) Trong giáo dục, sự khác biệt về khả năng cũng như động cơ học tập của SV ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và giảng dạy đã được nhiều nhà nghiên cứu tập trung trong nhiều năm

Trang 37

Động cơ học tập của SV (gọi tắt là động cơ học tập) được định nghĩa là lòng ham muốn tham dự và học tập những nội dung của môn học hay chương trình học Việc xây dựng và đo lường khái niệm động cơ học tập thường dựa vào phương pháp tự đánh giá hiệu quả

Trong khi khả năng học tập phản ánh năng lực của sinh viên trong học tập, động cơ học tập là quá trình quyết định của sinh viên về định hướng, mức độ tập trung và nổ lực của sinh viên trong quá trình học tập KQHT của sinh viên sẽ gia tăng khi động cơ học tập của họ cao vì mức độ cam kết vào việc tích lũy kiến thức và ứng dụng những chiến lược học tập có hiệu quả (Nguyễn đình Thọ & ctg, 2009, tr 325-326) Vì vậy, động cơ học tập ảnh hưởng rất lớn đến KQHT của sinh viên, giả thuyết sau đây được đề nghị.

Giả thuyết H3: Động cơ học tập tác động thuận chiều đến KQHT của SV.

Gia đình:

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ giáo dục

Giả thuyết H4: Gia đình tác động thuận chiều đến KQHT của SV.

Chất lượng giảng viên:

Chất lượng giảng dạy của giảng viên được xem là một trong những nhân tố cấu thành nên chất lượng giáo dục chung của một trường đại học bởi việc giảng dạy của giảng viên có tác động xuyên suốt đến hoạt động học tập của sinh viên tại trường Theo Gumey, nội dung giảng dạy, phong cách giảng dạy và các phương pháp giảng dạy đóng vai trò quan trọng để tạo nên chất lượng giảng dạy, đáp ứng được tối đa các yêu cầu của sinh viên.

Giả thuyết H5: Chất lượng giảng viên tác động thuận chiều đến KQHT của SV.

Phương pháp học tập:

Phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (đại học Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập có hiệu quả nhất Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép

Trang 38

thành POWER: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink (Lập kế hoạch học tập, tổ chức học tập, hoạt động học tập, đánh giá học tập, suy nghĩ lại) và cũng theo ThS Trần Lan Anh (2009)

Giả thuyết H6: Phương pháp học tập có tác động thuận chiều đến KQHT của

Cơ sở vật chất:

Cơ sở vât chất là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích hệ thống giáo dục là mọt hệ thống đa dạng về chủng loại và có một số bộ phận tương đối phức tạp về mặt kỹ thuật

Giả thuyết H7: Cơ sở vật chất có tác động thuận chiều đến KQHT của SV

Việc làm thêm:

Việc làm thêm đối với sinh viên có ý nghĩa tham gia việc làm ngay khi vẫn còn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm, không làm ảnh hưởng nhiều đến học tập… với mục đích có thêm thu nhập hoặc mục tiêu học hỏi, tích luý kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống.

Giả thuyết H8: Việc làm thêm có tác động thuận chiều đến KQHT của SV

Phương pháp giảng dạy:

Là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của người dạy và người học, trong đó phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học nhằm giúp người học chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thực hành sáng tạo.

Giả thuyết H9: Phương pháp giảng dạy có tác động thuận chiều đến KQHT của SV.

Môi trường học tập:

Môi trường học tập là toàn bộ các yếu tố vật chất, không gian và thời gian, tình cảm và tinh thần – nơi học sinh đang sinh sống, lao động và học tập, có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sự hình thành nhân cách của học sinh phù hợp với mục đích giáo dục

Giả thuyết H10: Môi trường học tập có tác động thuận chiều đến KQHT của SV.

Điều kiện học tập:

Trang 39

Điều kiện học tập có nghĩa thông qua sự tiếp nhận các tác nhân kích thích và sự phản hồi thích hợp, chúng ta hiểu rằng liên kết hoặc không liên kết

Giả thuyết H11: Điều kiện học tập có tác động thuận chiều đến KQHT của SV

Bảng 2: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu

Bảng 2.2: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu

1 Cạnh trang trong học tập có tác động thuận chiều đến

4 Gia đình tác động thuận chiều đến KQHT của SV Tích cực (+)

5 Chất lượng giảng viên tác động thuận chiều đến KQHT

Trang 40

Kết hợp và đối sánh các mô hình và kết quả của các nghiên trong nước, kết hợp với việc tham khảo ý kiến của giảng viên và kết quả điều tra thử nghiệm, nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức như sau:

(1) Cạnh tranh trong học tập (CTTHT) (7) Cơ sở vật chất (CSVC) (2) Chương trình đào tạo (CTDT) (8) Việc làm thêm (VLT)

(3) Động cơ học tập (DCHT) (9) Phương pháp giảng dạy (PPGD) (4) Gia đình (GD) (10) Môi trường học tập (MTHT) (5) Chất lượng giảng viên (CLGV) (11) Điều kiện học tập (DKHT) (6) Phương pháp học tập (PPHT)

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 3: Mô hình nghiên cứu đề xuất

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, nhóm thực hiện đã trình bày cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nói riêng Qua các cơ sở lý luận này, nhóm thực hiện có

Ngày đăng: 21/05/2022, 13:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan