1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Báo cáo "Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động " doc

4 1,5K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 77,78 KB

Nội dung

nghiên cứu - trao đổi 14 - tạp chí luật học Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động ThS. Nguyễn Hữu Chí * iều 9 Bộ luật lao động (BLLĐ) quy định: "Quan hệ lao động giữa ngời lao động và ngời sử dụng lao động đợc xác lập và tiến hành qua thơng lợng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều đ cam kết. Nhà nớc khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho ngời lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với những quy định của pháp luật lao động". Thông qua quy định của pháp luật, có thể thấy hợp đồng lao động đợc giao kết trên cơ sở các nguyên tắc sau đây: 1. Tự do, tự nguyện; 2. Bình đẳng; 3. Không trái pháp luật và thỏa ớc lao động tập thể; 4. Khuyến khích thỏa thuận có lợi hơn cho ngời lao động so với quy định chung của pháp luật lao động. Các nguyên tắc trên đây (đặc biệt là nguyên tắc tự do, tự nguyện, nguyên tắc bình đẳng) là những nguyên tắc chung cho mọi loại hợp đồng. Về bản chất, khi điều chỉnh quan hệ hợp đồng, hai nguyên tắc này có nhiều điểm đồng nhất. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vào từng loại hợp đồng cụ thể, chúng có một số biểu hiện khác biệt đặc trng cho quan hệ cần điều chỉnh. ở đây, chúng tôi trình bày một vài vấn đề về các nguyên tắc nói trên trong quá trình giao kết hợp đồng lao động. 1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện Dới góc độ pháp luật lao động, đây là nguyên tắc thể hiện một cách sinh động và là sự cụ thể hóa một trong những nguyên tắc cơ bản của BLLĐ: Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc cho công dân. Nguyên tắc tự do, tự nguyện biểu hiện mặt chủ quan của ngời tham gia hợp đồng, có nghĩa rằng khi tham gia quan hệ hợp đồng lao động, các chủ thể hoàn toàn tự do, tự nguyện về mặt ý chí và về mặt lí trí. Mọi hành vi cỡng bức, dụ dỗ, lừa gạt đều xa lạ với bản chất của hợp đồng và có thể làm cho hợp đồng bị vô hiệu. Nh vậy, khi tham gia quan hệ hợp đồng lao động, các bên phải chuyển tải tuyệt đối, trọn vẹn, đầy đủ yếu tố ý thức, tinh thần, sự mong muốn đích thực của mình. Tuy nhiên, do năng lực chủ thể trong quan hệ hợp đồng lao động không đồng đều nên trong một số trờng hợp ý thức chủ quan của chủ thể bị chi phối bởi ngời thứ 3 (trờng hợp ngời lao động dới 15 tuổi khi giao kết hợp đồng lao động với một số công việc đợc pháp luật cho phép bao giờ cũng phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc ngời đỡ đầu hợp pháp). Nh vậy, trong trờng hợp này, ý chí của chủ thể trong quan hệ hợp đồng lao động còn bị chi phối bởi ý chí của ngời thứ 3. Quan hệ lao động trong trờng hợp này Đ * Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế Trờng đại học luật Hà Nội nghiên cứu - trao đổi tạp chí luật học - 15 chỉ đợc xác lập với sự thống nhất ý chí của ngời thứ 3. Do đó, sự biểu hiện của nguyên tắc tự do, tự nguyện trong quan hệ hợp đồng lao động vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tơng đối. Tính tuyệt đối của nguyên tắc này bị chi phối bởi ý chí chủ quan của các chủ thể trong quan hệ, tính tơng đối của nguyên tắc bị chi phối bởi sự không đồng đều về năng lực chủ thể của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trong thực tiễn thiết lập quan hệ lao động, nguyên tắc tự do và tự nguyện trong nhiều trờng hợp thể hiện không rõ ràng. Trong thực tế, quá trình thơng lợng, đàm phán hợp đồng giữa hai bên hầu nh không có và nếu có thì thờng không đợc thực hiện với ý nghĩa đích thực của nó. Thông thờng, các đơn vị, doanh nghiệp kí kết hợp đồng lao động với ngời lao động trên cơ sở dự thảo đ đợc chuẩn bị sẵn, ngời lao động sẽ xem xét và nếu đồng ý thì kí vào bản hợp đồng lao động. Cách làm này thật ra không có gì vi phạm về mặt pháp lí song lại không phản ánh đúng bản chất của quan hệ lao động và ít nhiều có chứa đựng những mầm mống bất lợi cho quan hệ lao động trong tơng lai. Trớc hết, về phía ngời sử dụng lao động, cách kí kết hợp đồng lao động nh trên có u điểm là nhanh chóng, không mất thời gian. Tuy nhiên, họ lại tạo ra khoảng cách, đánh mất sự thiện cảm và cơ hội hiểu biết về ngời lao động. Chắc chắn ngời lao động sẽ tin tởng họ, yên tâm và thoải mái hơn khi ngời sử dụng lao động bỏ chút ít thời gian để lắng nghe, trao đổi và bàn bạc với ngời lao động. Mặt khác, về phía ngời lao động dù không đợc thơng lợng, đàm phán về nội dung hợp động lao động song vì nhu cầu việc làm họ vẫn có thể kí hợp đồng lao động. Nhng hợp đồng lao động kí nh vậy thì các quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh khó phản ánh đầy đủ nh mong muốn và nguyện vọng của họ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, đối với ngời lao động, để thơng lợng hợp đồng lao động với ngời sử dụng lao động một cách thật sự bình đẳng, từ đó tạo lập quan hệ lao động chứa đựng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoàn toàn không dễ dàng. Sự khó khăn này vì nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan. Đầu tiên, do chúng ta mới phát triển nền kinh tế thị trờng nên ngời lao động còn nhiều bỡ ngỡ. Hơn nữa, ý thức và sự hiểu biết pháp luật của đại bộ phận ngời lao động còn hạn chế. Ngoài ra, những thông tin liên quan đến doanh nghiệp, ngời sử dụng lao động, đến nội dung quan hệ lao động (công việc, tiền lơng, điều kiện lao động ) thờng ngời lao động hoàn toàn không biết hoặc nếu biết cũng không đầy đủ. Nh vậy, ngay cả khi ngời sử dụng lao động tổ chức thơng lợng hợp đồng lao động, ngời lao động cũng không đủ tự tin để đàm phán mà sẵn sàng chấp nhận bản hợp đồng lao động đ đợc soạn thảo trớc của ngời sử dụng lao động. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngời lao động, để trả lại những giá trị đích thực cho quá trình thơng lợng hợp đồng lao động, ngoài việc đòi hỏi thiện chí từ phía ngời sử dụng lao động, cần phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết giúp ngời lao động tham gia giao kết hợp đồng lao động có kết quả. 2. Nguyên tắc bình đẳng Nếu nh nguyên tắc tự do, tự nguyện chú ý đến yếu tố chủ quan thì nguyên tắc bình đẳng chứa đựng những yêu cầu về t cách pháp lí của các bên trong giao kết nghiên cứu - trao đổi 16 - tạp chí luật học hợp đồng lao động. Theo nguyên tắc này, các chủ thể (ngời lao động và ngời sử dụng lao động) có sự tơng đồng về vị trí, t cách pháp lí trong quan hệ giao kết hợp đồng lao động. Bất cứ hành vi xử sự nào nhằm tạo thế bất bình đẳng giữa các chủ thể luôn bị coi là sự vi phạm các chuẩn mực của pháp luật hợp đồng lao động. Tuy nhiên, sẽ là mơ hồ nếu cho rằng sự có mặt của nguyên tắc này tất yếu tạo ra sự bình đẳng giữa các bên trong quan hệ lao động. Thực tế, khi tham gia hợp đồng lao động, các chủ thể là không bình đẳng với nhau. Sự không bình đẳng này xuất phát từ sự khác biệt về địa vị kinh tế. Ngời sử dụng lao động đợc coi là kẻ mạnh, là ngời bỏ tiền của, tài sản tham gia kinh doanh, thuê mớn lao động, có quyền tổ chức, điều hành lao động sản xuất, phân phối lợi ích. Ngời lao động thờng ở vị trí yếu bởi họ chỉ có thứ tài sản duy nhất để tham gia quan hệ đó là sức lao động. Họ chịu sự lệ thuộc rất lớn vào ngời sử dụng lao động về việc làm, tiền lơng, điều kiện lao động Trong tơng quan nh vậy, có đợc sự bình đẳng giữa các bên trong quan hệ lao động là hết sức khó khăn. Chính vì vậy, ở đây nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động đợc nhấn mạnh chủ yếu về khía cạnh pháp lí của quan hệ. Do đó, sẽ là phiến diện nếu cho rằng cứ có pháp luật tất yếu sẽ có sự bình đẳng. Hơn nữa, cũng cần chú ý rằng, khác với dân luật, nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ hợp đồng lao động chỉ có ý nghĩa đầy đủ trong giai đoạn giao kết hợp đồng lao động khi các bên đ thiết lập đợc quan hệ. Sự bình đẳng đợc đặt trong mối quan hệ lệ thuộc pháp lí của quá trình tổ chức, quản lí lao động giữa ngời lao động với ngời sử dụng lao động. Tuy nhiên, bảo vệ quyền và lợi ích của ngời lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của pháp luật lao động. Để tạo lập sự bình đẳng giữa hai bên, để đem lại những giá trị đích thực cho quan hệ hợp đồng thì rõ ràng chỉ bằng việc ban hành các quy phạm pháp luật là cha đủ mà còn phải tính đến sự phối hợp đồng bộ của các hoạt động khác nh giải thích pháp luật, giáo dục pháp luật, tăng cờng pháp chế 3. Nguyên tắc không trái pháp luật và thỏa ớc lao động tập thể Khi giao kết hợp đồng lao động, đảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện chính là tôn trọng ý chí riêng của các bên, tôn trọng quyền quyết định có tham gia quan hệ hay không, tham gia trong bao lâu, với ai và nội dung quan hệ bao gồm những quyền và nghĩa vụ gì. Nhng để đợc x hội tôn trọng, để đợc pháp luật chấp thuận và bảo vệ thì cái riêng của các bên phải đợc đặt trong cái chung của x hội, tức là tuân thủ nguyên tắc không trái pháp luật. Hơn nữa, trong điều kiện nền kinh tế thị trờng, với mục đích bảo vệ ngời lao động, nguyên tắc này trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Bởi vì, nh trên đ trình bày, ngời lao động khi tham gia quan hệ lao động thờng ở vị thế bất lợi cho nên những thỏa thuận có tính đơn lẻ, thuần túy cá nhân của ngời lao động với ngời sử dụng lao động dễ đặt họ vào tình thế phải chấp nhận sự thua thiệt. Các quy định chung của pháp luật lao động đặc biệt là thỏa ớc lao động tập thể phải trở thành nguồn "sức mạnh" hỗ trợ đắc lực cho cam kết của các bên. Thỏa ớc lao động tập thể là thỏa thuận giữa tập thể ngời lao động và nghiên cứu - trao đổi tạp chí luật học - 17 ngời sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Thỏa ớc lao động tập thể do đại diện của tập thể ngời lao động và ngời sử dụng lao động thơng lợng và kí kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, công khai (Điều 44 BLLĐ). Thỏa ớc tập thể khi có hiệu lực trở thành có giá trị pháp lí bắt buộc với tất cả các quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Do đó, bên cạnh các quy định của pháp luật lao động nói chung, quá trình thiết lập quan hệ lao động còn chịu sự chi phối của thỏa ớc lao động tập thể (nếu trong doanh nghiệp đ kí kết thỏa ớc tập thể). Sở dĩ nh vậy vì BLLĐ chỉ đề cập những vấn đề có tính nguyên tắc chung, mặt bằng tối thiểu cho quan hệ lao động. Trong khi đó, các đơn vị sử dụng lao động lại rất khác nhau về quy mô, tính chất, điều kiện và khả năng Chính vì vậy, để điều tiết hữu hiệu quan hệ lao động cần phải có văn bản pháp lí chi tiết hóa, cụ thể hóa các quy định chung của pháp luật lao động vào điều kiện cụ thể, phù hợp với khả năng thực hiện của từng doanh nghiệp. Văn bản đó chính là thỏa ớc lao động tập thể. Đây là kết quả của quá trình thơng lợng trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có cân nhắc đến điều kiện thực tế và khả năng thực hiện của ngời sử dụng lao động. Nội dung chủ yếu của thỏa ớc lao động tập thể gồm những cam kết về việc làm và đảm bảo việc làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lơng, tiền thởng, phụ cấp lơng, định mức lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động vào bảo hiểm x hội đối với ngời lao động (khoản 2 Điều 46 BLLĐ). Nh vậy, nội dung của thỏa ớc tập thể xoay quanh quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Điều đó có nghĩa là những quy định chung của BLLĐ đợc ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng cùng với cơ chế đảm bảo thực hiện trên cơ sở cam kết phù hợp với điều kiện và khả năng của các bên. Do đó, sự có mặt của thỏa ớc lao động tập thể tạo điều kiện cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong quan hệ lao động đợc phản ánh đầy đủ hơn, chi tiết hơn và có cơ sở thực hiện. Đây chính là ý nghĩa đặc biệt quan trọng của nguyên tắc không trái pháp luật và thỏa ớc lao động tập thể khi giao kết hợp đồng lao động xét dới góc độ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngời lao động trong quan hệ lao động. 4. Nguyên tắc khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho ngời lao động so với những quy định chung của pháp luật lao động Trong quá trình thơng lợng về nội dung của hợp đồng lao động, các chủ thể phải dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật lao động hiện hành và nguyên tắc chung là không đợc thỏa thuận những nội dung trái pháp luật. Tuy nhiên, với mục đích đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngời lao động, pháp luật khuyến khích và thừa nhận những thỏa thuận có lợi hơn cho ngời lao động so với quy định chung. Chẳng hạn, thỏa thuận tiền thởng cao hơn quy định, thỏa thuận rút ngắn thời giờ làm việc vẫn trả nguyên lơng, thỏa thuận tiền lơng tối thiểu cao hơn quy định của Nhà nớc (đối với khu vực t nhân)./. . kết hợp đồng lao động với ngời lao động trên cơ sở dự thảo đ đợc chuẩn bị sẵn, ngời lao động sẽ xem xét và nếu đồng ý thì kí vào bản hợp đồng lao động. . Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động ThS. Nguyễn Hữu Chí * iều 9 Bộ luật lao động (BLLĐ) quy định: "Quan hệ lao động giữa ngời lao động và

Ngày đăng: 21/02/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w