Nênhaykhôngépconhọcnhạc?
Dạy cho con "ngôn ngữ chung" này là tốt, nhưng hãy đừng cố gắng "ép
duyên" con mình với nghệ thuật, nếu như conkhông có niềm yêu thích và
năng khiếu với bộ môn này.
Âm nhạc giúp trẻ phát triển cảm xúc tốt
Nhiều nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng, trẻ em nếu được tiếp xúc
sớm với âm nhạc sẽ có sự phát triển tốt về khả năng giao tiếp với đời
sống bên ngoài, ảnh hưởng tích cực với sự phát triển tính cách, tâm sinh
lý của trẻ, giúp các em biết sống có chiều sâu hơn, biết cảm nhận cái đẹp.
Âm nhạc tác động trực tiếp đến người nghe, không chỉ về thính giác mà
còn thẳm sâu trong tâm hồn, tư duy, nhận thức cuộc sống. Việc học nhạc
nhẹ nhàng sẽ giúp các em thư giãn, là hình thức sinh hoạt văn hóa bổ ích.
Nhờ ảnh hưởng của âm nhạc, trẻ có sự nhạy cảm, nhân hậu và có lý
tưởng. Các bậc cha mẹ nên coi âm nhạc là một liều thuốc giải tỏa căng
thẳng, giúp bé thư giãn, làm cho cuộc sống của bé thú vị hơn.
Tuy nhiên, việc dạy nhạc phổ thông hiện nay trong nhà trường đôi khi chỉ
dừng lại ở mức dạy bài hát, dạy lý thuyết nhạc mà không chú trọng tới
phần dạy nghe nhạc. Các em nhỏ được học một cách máy móc các bài
dân ca, các bài hát truyền thống trong khi lại không biết cách cảm thụ
những cái hay, cái hồn của mỗi bài ca. Theo các chuyên gia, trước hết,
hãy cho các em tập nghe những bản nhạc nổi tiếng thế giới, hoặc tập hát
những bài hát yêu thích. Đối với những trẻ em còn quá nhỏ, dưới 5 tuổi,
chưa có biểu hiện gì về năng khiếu thì khôngnên cho học sớm, bởi các
em sẽ khó tiếp thu kiến thức.
Sở thích và năng khiếu là quan trọng
Có con mạnh khỏe, giỏi giang, đàn hay, hát giỏi là điều mà bậc phụ
huynh nào cũng mong muốn. Cũng không ít cha mẹ, để lấp chỗ trống cho
những ngày hè rỗi rãi của con cái đã áp dụng ý định chủ quan của mình và
ép con theo học những lớp năng khiếu mà conkhông thích. Đó là một điều
rất không nên. Điều quan trọng hàng đầu mà chúng ta cần quan tâm đó là:
năng khiếu và sở thích trong khi thiết lập cho con các buổi học ngoại khóa
chứ không riêng gì âm nhạc.
Muốn học nhạc, các em trước hết phải có niềm yêu thích, có đam mê, sau
nữa là cần có năng khiếu. Đó là sự nhanh nhạy trong nhận thức, phản
ứng (nhớ nhịp phách, tay đàn ) có thính giác âm nhạc, biết nghe, biết
cảm thụ nhanh những yếu tố của âm nhạc như tiết tấu, cao độ
Với những em không có năng khiếu nhưng lại yêu thích môn nhạc, đó sẽ
là động lực để em chăm chỉ luyện tập. Song, nếu các em không thích thì
dù âm nhạc có tuyệt vời đến đâu, các em sẽ cảm thấy giờ học nặng nề,
lâu dần sẽ tạo tâm lý ức chế, phản tác dụng giáo dục.
Định hướng cho con
Tạo điều kiện để con trẻ tiếp xúc với âm nhạc, học chơi một loại nhạc cụ
nào đó nghĩa là bạn đã cho con có thêm cơ hội để có một nềnhọc vấn
toàn diện, không chỉ về khoa học mà còn về nghệ thuật, cái đẹp. Tâm hồn
trẻ vì thế sẽ thêm phong phú và sâu sắc. Đó mới chính là mục đích học
nhạc của trẻ, chứ không phải vì để nổi tiếng hay mang lại danh tiếng cho
bố mẹ.
Khi mới bắt đầu, hãy cho con tiếp xúc dần dần, không nóng vội, không bắt
ép trẻ. Hãy đưa nhạc cụ vào lúc trẻ thoải mái, đang vui đùa hay ca hát,
nhảy múa. Trong quá trình "làm quen" này, có thể thay đổi nhiều loại nhạc
cụ thể thấy rõ xu hướng của trẻ. Nếu bé tính tình sôi nổi, hoạt bát thì thử
cho bé tiếp xúc trước với các nhạc cụ hiện đại: trống, organ Nếu bé kín
đáo, hay mơ mộng, trầm ngâm thì thử với nhạc cụ cổ điển (violin, piano )
hoặc nhạc cụ dân tộc (sáo, đàn bầu, nhị ).
Sưu tầm các đĩa nhạc và các đĩa DVD để bé nghe và thấy các nhạc công
chơi nhạc. Sau khi trẻ cảm thấy tò mò, muốn sử dụng, hãy để trẻ tham
quan một lớp học loại nhạc cụ đó hoặc đi xem trực tiếp các bạn biểu diễn.
Đến khi bé tham gia lớp học, khôngnênhọc quá nhiều, chỉ khoảng 1-2
buổi một tuần. Nếu một đứa trẻ không thích học mà bị bắt nép sẽ nảy sinh
"tác dụng" ngược.
. Nên hay không ép con học nhạc?
Dạy cho con "ngôn ngữ chung" này là tốt, nhưng hãy đừng cố gắng " ;ép
duyên" con mình với. học
nhạc của trẻ, chứ không phải vì để nổi tiếng hay mang lại danh tiếng cho
bố mẹ.
Khi mới bắt đầu, hãy cho con tiếp xúc dần dần, không nóng vội, không