Môi trường và con người có một mối quan hệ biện chứng qua lại. Ngay từ thời cổ đại, mối quan hệ giữa con người môi trường và vai trò của môi trường đối với sự phát triển của con người đã được một số học giả đề cập đến. Tuy nhiên, những quan điểm và nhận thức về vấn đề này còn rời rạc, chưa mang tính hệ thống. Đến thời trung cổ, các quan điểm về mối quan hệ và vai trò của môi trường đối với con người chịu sự chi phối mạnh mẽ của các tư tưởng tôn giáo, với ý niệm cho rằng: Chúa tạo ra vạn vật, con người là trung tâm của vũ trụ. Từ thế kỉ XIX, bắt đầu xuất hiện hàng loạt các trường phái lí thuyết mới trong lĩnh vực nghiên cứu này. Đặc biệt là từ những năm 1950, vấn đề con ngườimôi trường đã được nhìn nhận ở nhiều chiều cạnh khác nhau như văn hóa, lịch sử, chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng,… Và vai trò của môi trường trong sự phát triển bền vững của con người được các học giả đặc biệt quan tâm không chỉ ở phạm vi vùng, miền, quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Giữa con người và môi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau như máu chảy đến từng cơ quan bộ phận. Cụ thể, con người tác động đến môi trường, chọn lựa và tạo dựng môi trường sống của mình từ môi trường tự nhiên. Ngược lại, môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người. Tuy nhiên, con người phải phát triển dựa trên các quy luật của tự nhiên. Ngày nay, con người tác động vào tự nhiên theo 2 hướng tích cực và tiêu cực, sự tác động của con người tăng lên theo theo sự gia tăng quy mô dân số và hình thái kinh tế. Như vậy, môi trường cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gian lãnh thổ sống cho con người, nhưng Trái đât – một vật thể hữu hạn, nó cũng có khả năng tải và cung cấp một nguồn tài nguyên nhất định. Mặt khác, môi trường cũng là nơi tiếp nhận các nguồn thải của con người. NHƯNG, con người làm ô nhiễm và suy thoái môi trường sẽ hủy hoại chính cuộc sống của con người. “ CON NGƯỜI VỪA LÀ THỦ PHẠM, VỪA LÀ NẠN NHÂN CỦA CHÍNH MÌNH”. Xuất phát từ mâu thuẩn đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề “ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG”.