1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến thức cơ bản về chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo dành cho người nghèo, dân tộc thiểu số và vùng khó khăn

167 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách Hỗ Trợ Giáo Dục Và Đào Tạo Dành Cho Người Nghèo, Dân Tộc Thiểu Số Và Vùng Khó Khăn
Tác giả Nguyên Đức Tài, Nguyên An Tiêm, Nguyên Vũ Thanh Hảo
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyên Thế Kỷ, TS. Hoàng Phong Hà
Trường học nhà xuất bản chính trị quốc gia
Thể loại hỏi - đáp
Năm xuất bản 2014
Thành phố hà nội
Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 39,38 MB

Nội dung

Tài liệu Hỏi - đáp chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo dành cho người nghèo, dân tộc thiểu số và vùng khó khăn trình bày các nội dung chính sau: Một số vấn đề chung về chính sách giáo dục và đào tạo; Chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo đối với người nghèo, dân tộc thiểu số và một số đối tượng chính sách khác; Chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo đối với miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn.

Trang 1

t mềnnh oS te a ae ` tenga HỎI - ĐÁP _ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIÁO DỤC VA DAO TAO DANH CHO NGUOI NGHEO, DAN TOC THIEU SO

VA VUNG KHO KHAN

Trang 3

HỦI - BẮP

CHINH SACH HO TRO GIAO DUC VA DAO TAO

DÀNH CHO NGƯỜI NGHÈO,

DÂN TỘC THIỂU SỐ

Trang 5

HA ANH

HỦI - ĐÁP

CHÍNH SÁCH Hỗ TRỢ GIAO DUC VA DAO TAO

DÀNH CHO NGƯỜI NGHÈO, DÂN TỘC THIẾU SỐ VÀ VÙNG KHÓ KHĂN

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ _ NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA QUỐC GIA - SỰ THẬT DÂN TỘC

Trang 7

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển và nâng eao chất lượng giáo dục và đào tạo; bảo đâm công bằng xã hội trong giáo dục; tăng cường hỗ trợ giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành các chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo dành cho người nghèo, dân tộc thiểu số và vùng khó khăn dưới nhiều hình thức:

miễn, giảm học phí, hỗ trợ ăn trưa, hỗ trợ chỉ phí học tập cho trẻ em mẫu giáo; hỗ trợ tiền ăn, nhà ở đối với

học sinh bán trú, học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc; hỗ trợ học tập đối

với học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người; miễn,

giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, tín dụng ưu đãi

đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; chế độ cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; chế độ xét

tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng hệ chính quy; xóa mù chữ và chống tái mù chữ cho người dân trong độ

tuổi lao động; hỗ trợ phát triển giáo dục đối với vùng

Trang 8

dân tộc thiểu số; hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tao va day nghề các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên giai

đoạn 2011-201ã

Mỗi chính sách hướng tới những mục tiêu cụ thể,

có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối tượng thụ hưởng, xong co bản đã tạo ra các điều kiện can

thiết giúp người nghèo, dân tộc thiểu số và một số đối

tượng chính sách khác có cơ hội học tập nâng cao trình

độ văn hóa, tri thức, ky năng nghề nghiệp; giảm sự

chênh lệch về điều kiện, môi trường học tập giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa

vùng khó khăn với vùng eó điều kiện phát triển Những chính sách hỗ trợ này đã trở thành giải pháp quan trọng giúp người nghèo thoát nghèo bền vững

Thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản cuốn sách: Hỏi - đáp chính sách hỗ trợ giáo dục uà đào tạo dành cho người nghèo, người dân

tộc thiểu số uà uàng bhó bhăn Cuốn sách sẽ cung

cấp cho bạn đọc có được những thông tin mới nhất về

chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc!

Tháng 11 năm 2014

Trang 9

Phần I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Câu hỏi 1: Nội dung cơ bản của Chính sách giáo dục và đào tạo được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Chính sách giáo dục uà đào tạo là hệ thống các quan điểm, mục tiêu của Nhà nước về giáo dục và đào tạo cùng các phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó, trong một giai đoạn

phát triển nhất định của đất nước

Giáo dục: Theo nghĩa rộng, là một quá trình bao gồm các hoạt động hướng vào sự phát triển và

rèn luyện năng lực (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo) và

phẩm chất (niềm tin, đạo đức, thái độ ) ở con người để có thể phát triển nhân cách đầy đủ và trở

Trang 10

Đào tạo: Là quá trình phát triển có hệ thống các

tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thái độ tư cách để bảo

đảm mỗi người dân có thể thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhất định Như vậy, đào tạo được hiểu là một dạng đặc thù của giáo dục, trong đó hướng về giáo dục chuyên môn nghề nghiệp Vì là một dạng đặc thù của giáo dục, nên quá trình đào tạo cũng

tuân theo những quy luật chung của giáo dục Tuy

nhiên, do những đặc điểm riêng của nó (về mục tiêu,

đổi tượng và phương pháp) nên trong thực tế, người

ta thường tách riêng giáo dục và đào tạo

Giáo dục và đào tạo là công cụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển và nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia Giáo dục và

đào tạo đóng vai trò phát hiện, bồi đưỡng, đào tạo nguồn nhân lực không chỉ trên bình điện xã hội

rộng lón mà còn có khả năng tiếp cận đến từng cá

nhân, tạo nên các chủ thể cho các quá trình phát triển kinh tế - xã hội Trong những thập niên phát triển cuối thé ky XX, vai trò của giáo dục đổi với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia đã được các chuyên gia quốc tế phân tích, thừa nhận và khẳng định: Giáo dục và đào tạo là yếu tố quyết định nhất trong tất cả các yếu tế quyết định nhằm đưa một quốc gia thoát ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, kinh nghiệm ở nhiều quốc gia cho thấy nếu không có

Trang 11

Chính sách giáo duc là một trong những chính

sách xã hội eơ bản trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và

đào tạo, nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Chính sách giáo dục và đào tạo có mối quan hệ biện chứng với chính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt là mối quan hệ với chính sách lao động và việc làm, chính sách an sinh xã hội Chính sách giáo dục và đào tạo thực hiện tốt thì nguồn nhân

lực được sử dụng có hiệu quả, cơ hội việc làm tăng, kết quả là thất nghiệp giảm, chỉ phí chỉ cho trợ cấp thất nghiệp giảm và các chính sách an sinh xã

hội giảm Ngược lại, khi chính sách giáo dục và

đào tạo không được giải quyết tốt dẫn đến dân trí

thấp, chất lượng nguồn nhân lực thấp cơ hội việc

làm giảm, thất nghiệp tăng, các tệ nạn xã hội dễ

đàng phát sinh Khi đó, gánh nặng đối với các chính sách bảo trợ xã hội, an sinh xã hội tăng,

thậm chí còn gây nên bất ổn về chính trị, xã hội

Câu hỏi 2: Chính sách hễ trợ giáo dục và

đào tạo dành cho người nghèo, dân tộc thiểu

số và vùng khó khăn của Đảng và Nhà nước a ~ as

gồm những nội dung nao?

Trang 12

được quy định trong Hiến pháp năm 1992 được

sửa đổi, bổ sung năm 2001 và được thể chế hoá

trong Điều 10 Luật giáo dục năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 với những nội dung cơ bản:

- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân - Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa

vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ

hội học tập

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành

Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điểu kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng

- Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho eon em

dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng

được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập

của mình

Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo dành cho người nghèo, dân tộc thiểu số

và vùng khó khăn là nhằm bảo đảm cho người nghèo dân tộc thiểu số và người dân ở vùng khó

Trang 13

giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng va miền núi, giữa vùng khó khăn với vùng có điều kiện phát triển; thực hiện bình đẳng về cơ hội giáo dục

Hiện nay, các chính sách hỗ trợ giáo dục và đào

tạo dành cho người nghèo, dân tộc thiểu số và

vùng khó khăn được Nhà nước quy định như sau: - Chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo đành

cho người nghèo, dân tộc thiểu số và một số đổi

tượng chính sách khác:

+ Hỗ trợ ăn trưa; miễn, giảm học phí, hỗ trợ

chi phí học tập đối với trẻ em mẫu giáo: hỗ trợ học tập đối với trẻ em các dân tộc rất ít người

thuộc hộ nghèo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26-10-2011, Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09-02-2010 của Thủ tướng Chính phủ: Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010; Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 (sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010) của Chính phủ: Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22-11-2010 của Thủ tướng Chính phủ

+ Hỗ trợ tiền ăn, nhà ở đổi với học sinh bán trú,

học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, quy định tại

Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21-12-2010 và Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24-01-2013 của Thủ tướng Chính phủ

Trang 14

+ Hỗ trợ đối với học sinh các trường phổ thông

dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc, quy định tại Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT- BTC-BGDĐT ngày 29-5-2009 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Hỗ trợ học tập đối với học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo quy định tại

Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22-11-2010 của

Thủ tướng Chính phủ

+ Miễn, giảm học phí, hỗ trợ chỉ phí học tập đối

với học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015: quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010; Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 (sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010) của Chính phủ

+ Tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27-9-2007 và Quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 19-7-2013 của Thủ tướng Chính phủ

+ Chế độ cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân,

quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày

14-11-2006 của Chính phủ

Trang 15

09/2012/TT-BGDĐT ngày 05-3-2012; Thông tư số 24/2012/TT-BGDĐT ngày 29-6-2012; Thông tư số 03/2013/TT-BGDĐT ngày 20-02-2013; Công văn số 6977/BGDĐT-GDĐH ngày 19-10-2012; Công văn số 1880/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 22-3-2013; Công văn số 4007/BGDĐT-GDĐH ngày 14-6-2013

của Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Xóa mù chữ và chống tái mù chữ cho người

dân trong độ tuổi lao động, quy định tại Quyết

định số 692/QĐ-TTg ngày 04-5-2013 của Thủ tướng Chính phủ

- Chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đào

tạo đổi với miền núi, vùng dân tộc thiểu số và

vùng khó khăn quy định tại Nghị định số

05/2011/NĐ-CP ngày 14-01-2011 của Chính phủ + Hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo đối với

vùng dân tộc thiểu số, quy định tại Nghị định số

05/2011/NĐ-CP ngày 14-01-2011 của Chính phủ + Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu

số và vùng khó khăn giai đoạn 2011-2015, quy định tại Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 05-9- 2012 của Thủ tướng Chính phủ

+ Hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đông bằng sông Cửu Long giai đoạn

2011-2015, quy định tại Quyết định số 1033/QĐ-TTg ngày 30-6-2011 của Thủ tướng Chính phủ

Trang 16

của các tỉnh giáp Tây Nguyên giai đoạn 2011- 2015, quy định tại Quyết định số 1951/QĐ-TTg ngày 02-11-2011 của Thủ tướng Chính phủ

+ Hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc và

các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hóa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013-2020 quy định tại Quyết định số

1379/QĐ-TTg ngày 12-8-2013 của Thủ tướng Chính phủ

Tác động của chính sách hỗ trợ giáo dục và đào

tạo đành cho người nghèo, dân tộc thiểu số và

vùng khó khăn:

Chính sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo của Nhà nước, đã cải thiện đáng kể cơ hội tiếp cận dịch vụ

giáo dục - đào tạo cho người nghèo, đồng bào dân

tộc thiểu số, người đân ở vùng có điều kiện kinh tế -

xã hội đặc biệt khó khăn

Việc miễn giảm học phí, cấp học bổng chính sách, cho vay đi học và hỗ trợ khác đã tạo điều

kiện cho đại bộ phận con em các gia đình nghèo, điện chính sách được học tập, trước hết ở các cấp

học phổ cập

Việc hỗ trợ chỉ phí học tập, hỗ trợ tiền ăn trưa,

phát triển hệ thống trường nội trú đã khuyến khích trẻ em, học sinh vùng dân tộc thiểu số miền

núi, con em hộ nghèo và cận nghèo tiếp cận giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông

Trang 17

vùng sâu, vùng xa đã có những tiến bộ rõ rệt

Tỷ lệ trẻ em đến trường tăng, nhất là ở bậc tiểu

học góp phần quan trọng cho việc thực hiện phổ

cập trung học cơ sở và trung học phổ thông Tỷ lệ học sinh ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số thi đỗ

vào các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tăng dan qua các năm Với việc thực hiện chính sách

cử tuyển từ năm học 2007-2008 đến nay, tổng số học sinh được cử tuyển thuộc 55/63 tỉnh, thành phố vào các trường đại học, cao đẳng là 12.805 học sinh, số học sinh cử tuyển vào các trường trung cấp chuyên nghiệp trên 2.000 em Các địa phương

trên cả nước đã cử con em các dân tộc thiểu số

thuộc 48/54 dân tộc đi học tại các trường Trong đó: dân tộc Thái chiếm 15,17%, Khmer chiếm 12,46%, Tày chiếm 9,59%, Mông chiếm 8,04%, Dao chiếm ã,58%!, Việc dạy chữ dân tộc đã được

đẩy mạnh ở các địa phương nhờ đó tỷ lệ người

dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh Hệ thống các

trường phổ thông dân tộc nội trú ở các tỉnh không ngừng được củng cố và phát triển, với trên 70.000

học sinh dân tộc nội trú Ngoài ra, hệ thống các

1 Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sơ

kết 6 năm thực hiện Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14-11-2006 của Chính phủ quy định chế độ cử

tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Trang 18

trường bán trú dân lập, trường nội trú dân nuôi

được hình thành tại các xã và cụm xã Vùng miền núi đã có 4 trung tâm đại học khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông

Cửu Long

Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục đã

được cải thiện, đặc biệt đổi với người dân tộc thiểu số, con em các gia đình nghèo, trẻ em gái và các đối tượng bị thiệt thòi

Thông qua các chính sách hỗ trợ trình độ học

vấn của người nghèo ngày càng được cải thiện,

giúp cho người dân nâng cao trình độ hiểu biết, có

khả năng tiếp cận với thông tin, kiến thức phục vụ cho đời sống sinh hoạt, phát triển sản xuất,

chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni để thốt nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống Chính sách

hỗ trợ về giáo dục và đào tạo đã trở thành giải

pháp quan trọng để giúp người nghèo và các đổi

Trang 19

Phần II

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHEO,

DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG

CHÍNH SÁCH KHÁC

I CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

ĐỐI VỚI TRẺ EM MẪU GIÁO

1 Hễ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo

MỤC ĐÍCH CHÍNH SÁCH: Nhà nước ban

hành chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu

giáo từ 3 đến ð tuổi trong các cơ sở giáo dục mầm

non nhằm giúp cho trẻ em mẫu giáo được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt hơn, góp phần hoàn thiện về

thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ trước

khi bước vào lớp 1

Câu hỏi 3: Chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi trong các cơ sở giáo dục mầm non được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điểm e khoản 1 Điều 2 Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26-10-2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định

Trang 20

một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai

đoạn 2011-2015 (sau đây viết tắt là Quyết định số

60/2011/QĐ-TTg) quy định chính sách hỗ trợ ăn

trưa đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi trong các cơ

sở giáo dục mầm non như sau:

Trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao hải đảo,

các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn, hoặc cha mẹ thuộc điện hộ nghèo theo quy định hoặc mô

côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, được ngân sách nhà nước hỗ trợ 120.000 đồng/tháng

và được hưởng theo thời gian học thực tế, nhưng

không quá 9 tháng/năm học để duy trì bữa ăn trưa tại trường

Câu hỏi 4: Hồ sơ xét cấp hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi bao gồm những giấy tờ gì?

Trẻ lời:

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số

09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV ngày 11-3- 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa

cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định số

Trang 21

BNV) hồ sơ xét cấp hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em

mẫu giáo 3 và 4 tuổi được quy định như sau:

1, Đổi với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi đang học

tại các cơ sở giáo đục mầm non có cha mẹ thường

trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã, thôn bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

khăn nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có:

- Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo

quy định) của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em

mẫu giáo 3 và 4 tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ: trường hợp vì lý do khách quan, gia đình hoặc người giám hộ không có đơn (kể ca trường hợp quy định dưới đây) thì cơ sở giáo dục mầm non chịu

trách nhiệm làm chủ đơn thay thế gia đình;

- Giấy khai sinh (bản sao):

- $6 đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình (bản sao) Trường hợp vì lý do khách quan không có sổ đăng ký hộ khẩu, được thay thế bằng

giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã,

phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban

nhân dân cấp xã) về việc gia đình đang thường trú

tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

khăn theo quy định hiện hành hoặc có giấy tạm trú đài hạn

92 Đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non không thuộc đối

Trang 22

núi cao, hải đảo các xã và thôn bản có điều kiện

kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành, nhưng có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có:

- Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo

quy định) của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em

mẫu giáo 3 và 4 tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ; - Giấy khai sinh (bản sao);

- Giấy chứng nhận hộ nghèo do Uỷ ban nhân

dan cap x4 cap (ban sao)

3 Đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non mồ côi cả cha lẫn

mẹ, không nơi nương tựa nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có:

- Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo quy định) của người giám hộ trẻ em mẫu giáo 3 và

4 tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ; - Giấy khai sinh (bản sao):

- Bản sao quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã,

thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) hoặc bản sao một

trong các giấy tờ sau:

+ Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi trẻ cư trú về việc cử người giám hộ hoặc đề nghị tổ

chức làm người giám hộ cho trẻ;

+ Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã nơi

Trang 23

+ Biên bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về tình trạng trẻ bị bỏ rơi hoặc trẻ mô côi cả cha lan me;

+ Don nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi trẻ

cư trú hoặc quyết định công nhận nuôi con nuôi

của Uỷ ban nhân dân cấp xã

4 Đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi bị tàn tật, khuyết tật đang học tại các cơ sở giáo dục

mầm non có khó khăn về kinh tế nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có:

- Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo

quy định) của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ:

- Giấy khai sinh (bản sao):

- Giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện hoặc

của Hội đồng xác nhận khuyết tật cấp xã nơi trẻ

cư trú (bản sao)

Câu hỏi 5: Trình tự và thời gian xét cấp hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 9 Điều 3 Thông tư liên tịch số

09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV trình tự và

thời gian thực hiện việc xét cấp hỗ trợ ăn trưa

đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi được quy

định như sau:

Trang 24

- Tháng 8 hàng năm, cơ sở giáo dục mầm non (công lập và ngồi cơng lập) tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ (hoặc người

giám hộ, người nhận nuôi) trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi thuộc đối tượng được hưởng chính sách trong năm học, viết và gửi đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa

+ Cha mẹ (hoặc người giám hộ, người nhận nuôi) trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi khi đến nộp hồ sơ tại cơ sở giáo đục mầm non phải xuất trình bản

gốc kèm theo bản sao các loại giấy tờ quy định về hồ sơ xét cấp quy định tại khoản 1 Điều 3 nêu trên Người nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu bản sao với bản gốc, ký xác nhận đã đối chiếu bản sao với bản gốc và ghi rõ họ tên vào bản sao để đưa vào hồ sơ

Trong trường hợp trẻ em trong điện được hưởng

chính sách nói trên tiếp tục học tại cùng một cơ sở giáo dục từ năm thứ 2 trở đi thì hồ sơ xét cấp chỉ phải nộp lần đầu tiên

+ Trong vòng 4ð ngày kể từ ngày 01 tháng 9 hàng năm, cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách trẻ được đề nghị cấp tiền hỗ trợ ăn trưa theo từng

đổi tượng (theo biểu Phụ lục 9 ban hành kèm theo

Thông tư này) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở giáo dục mầm non đóng kèm theo hồ sơ xét cấp

hỗ trợ ăn trưa

- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày

Trang 25

nhiệm ký tên đóng dấu xác nhận danh sách trẻ theo từng đối tượng hưởng chính sách và gửi lại cho eơ sở giáo dục mầm non Trường hợp nếu có trẻ được bổ sung thêm hoặc bị loại khỏi danh sách,

phải ghi rõ họ tên và lý do được bổ sung hoặc bị

loại khỏi danh sách

- Trong vòng 0ã ngày làm việc, kể từ khi nhận

được xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ sở giáo dục mầm non làm công văn để nghị kèm danh sách và hồ sơ xác nhận của Uỷ ban nhân

dân cấp xã gửi về phòng giáo dục và đào tạo cấp

huyện để tổng hợp, xét duyệt

- Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận

được hồ sơ cơ sở giáo đục mầm non gửi, phòng giáo

dục và đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, tổng hợp danh sách (theo biểu Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi eơ quan tài chính cùng cấp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định

phê duyệt và thông báo kết quả cho cơ sở giáo dục

mầm non; đồng thời, Cơ quan Tài chính cùng cấp gửi báo cáo Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo

- Trong vòng 1ð ngày làm việc, kể từ khi nhận

đủ báo cáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào

tạo tổng hợp toàn tỉnh để lập dự toán ngân sách (theo biểu Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này), đồng thời gửi báo cáo về Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 26

Câu hỏi 6: Việc chỉ trả kinh phí hễ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Điều 4 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT- BGDĐT-BTC-BNV đã quy định việc chỉ trả kinh

phí hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4

tuổi được thực hiện như sau:

1 Việc chỉ trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được

cấp theo số tháng thực học, tối đa 9 tháng/năm

học và thực hiện 2 lần trong năm: lần 1 chi trả

đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng

năm; lần 2 chỉ trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc

tháng 4 hàng năm

2 Phương thức chi hỗ trợ:

a) Phương thức 1: Cơ sở giáo dục mầm non giữ

lại kinh phí hỗ trợ để tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ

(khuyến khích cơ sổ giáo dục mâm non tổ chức

nấu ăn tập trung cho trẻ);

b) Phương thức 2: Chỉ trả trực tiếp bằng tiền

mặt cho cha mẹ (hoặc người giấm hộ người

nhận nuôi)

Đối với cơ sở giáo dục mầm non công lập: Cơ sở

giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh

Trang 27

Đối với co sở giáo dục mầm non ngồi cơng lập:

Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tiếp

nhận kinh phí và tổ chức phối hợp với cơ sở giáo

dục mầm non để thực hiện việc chỉ trả Căn cứ vào

thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, lãnh đạo eơ sở giáo đục mầm non thống nhất với ban dai

điện cha mẹ trẻ để quyết định 1 trong 2 phương

thức nêu trên

Câu hỏi 7: Các xã biên giới, núi cao, hải

đảo, các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn

làm căn cứ xác định đối tượng trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26-10-2011 được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư liên

tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 11-3-

2013, các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và

thôn bản đặc biệt khó khăn làm căn cứ xác định đổi tượng trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa theo Quyết định số

60/2011/QĐ-TTg ngày 26-10-2011 được quy định cụ thể như sau:

1 Xã biên giới được quy định tại Quyết định sế 1232/QĐ-TTg ngày 24-12-1999 của Thủ tướng

Trang 28

phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa

9 Xã núi cao được quy định tại các quyết định sau đây:

- Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26-01-1993 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban

Dân tộc) về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là

miền núi, vùng cao;

- Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04-6-1993 của

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền

núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân

tộc) về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

- Quyết định số 08/UB-QĐ ngày 04-3-1994 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) về việc

công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao; - Quyết định số 64/UB-QĐ ngày 26-8-1995 của

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền

núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân

tộc) về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

- Quyết định số 68/UB-QĐ ngày 09-3-1997 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân

Trang 29

- Quyết định số 42/UB-QĐ ngày 23-5-1997 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân

tộc) về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

- Quyết định số 26/1998/UB-QĐ ngày 18-3- 1998 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban

Dân tộc) về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là

miền núi, vùng cao;

- Quyết định số 363/2005/QĐ-UBDT ngày 15-8- 2005 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban

Dân tộc) về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

- Quyết định số 172/2006/QĐ-UBDT ngày 07-7- 2006 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao:

- Quyết định số 01/2007/QĐ-UBDT ngày 31-5- 2007 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về

việc công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính;

- Quyết định số 61/QĐ-UBDT ngày 12-3-2009 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc

công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính

Trang 30

3 Các xã hải đảo, xã và thôn bản có điều kiện

kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

- Trong thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa ban hành Quyết định mới thay thế các Quyết định

phê duyệt danh mục các xã đặc biệt khó khăn

vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

thuộc phạm vi áp dụng chính sách cho trẻ em quy định tại Thông tư liên tịch này được tiếp tục thực hiện theo các văn bản sau đây:

+ Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11-6- 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh

sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven

biển và hải đảo;

+ Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11-7- 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh

sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào điện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào đân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 18 giai đoạn ID;

+ Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20-7- 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh

Trang 31

xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm

nghèo giai đoạn 2006-2010;

+ Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 06-9-2007 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc

công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển;

+ Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28-5-

2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt

bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên

giới, xã an toàn khu vào điện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi điện đầu tư của Chương trình 135 giai doan II;

+ Quyết định số 1105/QĐ-TTg ngày 28-7-2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung

danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào điện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II va danh sách xã hoàn thành mục tiêu ra

khỏi điện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

+ Các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số

30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 của Chính

phủ

- Trong thời gian Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy

ban dân tộc chưa ban hành các Quyết định mới

thay thế các Quyết định phê duyệt danh sách thôn

Trang 32

sách các thôn đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi áp dụng các chính sách cho trẻ em quy định tại Thông tư liên tịch này được tiếp tục thực hiện theo các văn bản sau đây:

+ Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11-01-2008 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban

Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực TI vào điện đầu tư của

Chương trình 13 giai đoạn IL

+ Quyết định số 325/QĐÐ-UBDT ngày 19-10-2009

của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc

phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc

xã khu vực II vào điện đầu tư của Chương trình 135 giai doan II;

+ Các quyết định khác của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc sửa đổi, bổ sung

danh sách các thôn, xã đặc biệt khó khăn (nếu có) Khi cấp có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt danh sách các xã, thôn, bản hoàn thành mục tiêu chương trình thì đối tượng thuộc phạm vi các xã, thôn, bản đó không được hưởng chế độ

kể từ khi quyết định có hiệu lực thi hành

Câu hoi 8: Chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non được quy định như thế nào?

Trả lời:

Trang 33

239/QĐ-TTg ngày 09-02-2010 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho

trẻ em ð tuổi giai đoạn 2010-2015 (sau đây viết tắt là Quyết định số 239/QĐ-TTg) quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo ð tuổi ở các cơ

sở giáo dục mầm non như sau:

Hỗ trợ trẻ em ð tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; mồ côi cả cha lẫn mẹ không có nơi

nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật khó khăn về

kinh tế: cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước 120 nghìn đồng/tháng (một năm học 9 tháng) để duy trì bữa ăn trưa tại trường; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học tại các trường mầm

non tư thục được Nhà nước hỗ trợ một phần học phí nhằm tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường

Câu hỏi 9: Hồ sơ xét cấp hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mầu giáo 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số

29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15-7-2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn

thực hiện chỉ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg (sau đây viết tắt là Thông tư

Trang 34

liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC), hô sơ xét

cấp hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo ð tuổi ở

các cơ sở giáo dục mầm non được quy định như

sau:

1, Đối với trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi đang học tại

các cơ sở giáo đục mầm non có cha mẹ thường trú tại

các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều

kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hồ sơ gồm có: - Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo

quy định) của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ 5

tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ;

- Giấy khai sinh (bản sao);

- $6 đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình (bản sao)

9 Đổi với trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi học tại các

cơ sở giáo dục mầm non mô côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa; hồ sơ gồm có:

- Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo

quy định) của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ năm tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ;

- Giấy khai sinh (bản sao):

- Bản sao Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) hoặc bản sao một

trong các giấy tờ sau:

Trang 35

cấp xã) nơi trẻ cư trú về việc cử người giám hộ

hoặc đề nghị tổ chức làm người giám hộ cho trẻ;

+ Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã nơi trẻ cư trú;

+ Biên bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về tình trạng trẻ bị bỏ rơi hoặc trẻ mô côi cả cha lan me;

+ Đơn nhận nuôi trẻ em mềồ côi, trẻ em bị bỏ rơi

có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi trẻ

cư trú hoặc quyết định công nhận nuôi con nuôi

của Uỷ ban nhân dân cấp xã

3 Đối với trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi học tại các eơ sở giáo dục mầm non bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế: hồ sơ gồm có:

- Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo

quy định) của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ ð tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ;

- Giấy khai sinh (bản sao):

- Giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện hoặc của Hội đồng xét duyệt cấp xã nơi trẻ cư trú (bản sao)

4, Đổi với trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi đang học

tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thuộc điện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước, không thuộc các xã biên giới, núi cao, hải

đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo văn bản quy định của các cơ quan

nhà nước có thẩm quyền: hô sơ gồm có:

Trang 36

quy định) của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ ð tuổi hoặc người nhận nuôi trẻ;

- Giấy khai sinh (bản sao);

- Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân

dân cấp xã cấp (bản sao)

Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TIỀN ĂN TRƯA

(Dùng cho cha mẹ hoặc người giám hộ

trẻ em học tại các cơ sở giáo dục mắm non)

Kính gửi: (Tên cơ sở giáo dục mầm non) Họ và tên (1): Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ, người đang nhận nuôi) của em (2): Hiện đang học tại lớp: Trường:

Thuộc đối tượng (3):

1 Có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới LÏ Có cha mẹ thường trú tại các xã núi cao LÏ Gó cha mẹ thường trú tại các xã hai đảo

LÏ Có cha mẹ thường trú tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

LŨ Mồ côi cả cha lần mẹ không nơi nương tựa

O Bi tan tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế

E] Cha mẹ thuộc diện hộ nghèo

Trang 37

Căn cứ vào Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp tiền hỗ trợ

ăn trưa cho em: (9) theo quy định và chế độ hiện hành , ngày tháng năm Người làm đơn (Ký tên uà ghỉ rõ họ tên)

(1) Ghi họ, tên cha mẹ (hoặc người giám hộ, người đang nhận nuôi trẻ đối với trẻ em mồ côi hoặc bị bỏ rơi chưa có người giám hộ) của trẻ em học tại cơ sở giáo

duc mam non

(2) Ghi tên trẻ em ð tuổi đang học mẫu giáo

(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ) của trẻ em đánh dấu vào ô tương ứng

Câu hỏi 10: Trình tự và thời gian xét cấp hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non được quy định như thế nào?

Trẻ lời:

Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số

29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC quy định trình tự và

thời gian xét cấp hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mâm non như sau:

Trang 38

biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ

(hoặc người giám hộ người nhận nuôi) trẻ em ð tuổi thuộc đối tượng được hưởng chính sách viết và gửi đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa

Cha mẹ (hoặc người giám hộ người nhận nuôi) trẻ em ð tuổi khi đến nộp đơn tại cơ sở giáo dục

mầm non phải xuất trình bản gốc kèm theo bản sao các loại giấy tờ quy định về hô sơ xét cấp tại khoản 1 Điều này Người nhận hỗ sơ có trách

nhiệm đối chiếu bản sao với bản gốc, ký xác nhận

đã đối chiếu bản sao với bản gốc và ghi rõ họ tên vào bản sao để đưa vào hồ sơ

Trong vòng 4ð ngày kể từ ngày 01 tháng 9 hàng nam, co sé giao duc mam non lập danh sách

trẻ được đề nghị cấp tiền hỗ trợ ăn trưa theo từng đổi tượng (biểu mẫu theo quy định tại Thông tư này) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở giáo

dục mầm non đóng, kèm theo hồ sơ xét cấp hỗ trợ

ăn trưa

- Trong vòng 0 ngày làm việc kể từ ngày

nhận đủ hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách

nhiệm thẩm tra, ký tên, đóng đấu xác nhận danh

sách trẻ theo từng đối tượng hưởng chính sách và gửi lại cho cơ sở giáo dục mầm non Trường hợp nếu có trẻ được bổ sung thêm hoặc bị loại khỏi

danh sách, phải ghi rõ họ tên và lý do được bổ sung hoặc bị loại khỏi danh sách

Trang 39

được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ sở

giáo duc mam non làm công văn đề nghị kèm danh sách và hồ sơ xác nhận của Ủy ban nhân

dân cấp xã gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp

huyện để tổng hợp, xét duyệt

- Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hổ sơ cơ sở giáo dục mầm non gửi, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, xét

duyệt danh sách và thông báo lại cho cơ sở giáo dục mâm non, đồng thời tổng hợp theo biểu Phụ lục 3 gửi eơ quan Tài chính cùng cấp trình Ủy ban

nhân dân cấp huyện xét duyệt, làm cơ sở lập dự toán kinh phí; đồng thời gửi báo cáo Sở Tài chính,

Sở Giáo dục và Đào tạo

- Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận

đủ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sổ Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp toàn tỉnh (biểu mẫu theo Phụ lục 4) để lập dự toán ngân sách, đồng thời, gửi báo cáo về Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo

Câu hỏi 11: Việc chỉ trả kinh phí hễ trợ ăn

Trang 40

kinh phí hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non như sau:

Việc chỉ trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo năm tuổi được cấp tối đa 9 tháng/năm học và thực hiện 9 lần trong năm: lần 1 chỉ trả đủ 4 tháng

vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm; lần 2 chi tra đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm

Phương thức chi hỗ trợ đối với các loại hình trường như sau:

- Đối với cơ sở mầm non công lập: Cơ sở giáo

đục mầm non là cơ quan chịu trách nhiệm thực

hiện việc chỉ trả Tuỳ vào thực tế quản lý và cách

tổ chức ăn trưa, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non

thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ để quyết

định 1 trong 2 phương thức: chỉ trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ người nhận nuôi) hoặc giữ lại để lo bữa ăn trưa cho trẻ (khuyến khích cơ sổ giáo dục mâm non tổ chức

nấu ăn tập trung cho trẻ)

- Đối với cơ sở mầm non ngồi cơng lập:

Phịng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện việc chỉ trả Tuỳ vào thực tế

quản lý và cách tổ chức ăn trưa, Phòng Giáo dục

và Đào tạo thống nhất với cơ sở giáo dục mầm

non ngồi cơng lập để quyết định 1 trong 2

Ngày đăng: 12/05/2022, 09:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w