1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến thức cơ bản về quản lý văn hóa - xã hội ở cấp xã: Phần 2

165 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến Thức Cơ Bản Về Quản Lý Văn Hóa - Xã Hội Ở Cấp Xã: Phần 2
Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 47,66 MB

Nội dung

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu Hỏi - đáp về quản lý văn hóa - xã hội ở cấp xã tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Quản lý hoạt động y tế ở cấp xã; Quản lý chính sách xã hội ở cấp xã. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Trang 1

PHAN III QUAN LY HOAT DONG Y TE GCAP XA Cau hoi 110: Sie khoe la gi? Trả lời:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Sức bhoẻ là một tùnh trạng của con người hoàn toàn thoải mát uê thể chất, tỉnh thân uà xã hội chứ không chỉ là tùnh trạng không có bệnh tật hoặc tàn tật

Sức khỏe tốt được thể hiện ở thể lực cường tráng và không bệnh tật cùng với trí lực và tâm lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển của mỗi cá nhân và tạo ra một xã hội ngày càng văn minh Không có sức khỏe tốt sẽ không có điểu kiện để phát triển trí lực và tâm lực Trong dân gian chúng ta thường hay nói “có sức khỏe là có tất ca” Tuy câu ngạn ngữ đó không đúng trong mọi trường hợp nhưng rõ ràng không có sức khỏe thì không có gì cả

Trang 2

Câu hỏi 111: Hệ thống y tế phát triển có uai trò như thế nào đối uới chăm sóc sức bhoẻ cho nhân dân?

Trả lời:

- Hoạt động y tế với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho con người, do đó hoạt động y tế có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền

vững

- Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người và của xã hội do đó chính sách y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân có vị trí hàng đầu trong hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của đất nước

- Hoạt động y tế góp phần quyết định cải tạo giống nòi thông qua việc giảm tỷ lệ trẻ em suy đỉnh dưỡng tỷ lệ trẻ em khuyết tật, bại liệt thiếu cân

- Đối với nguồn nhân lực quốc gia, thể lực của

người lao động là một trong ba phẩm chat co ban của nguồn nhân lực (trí lực thể lực và tâm lực) Sức khỏe tốt là một nhân té co ban nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân: là một đồi hỏi bắt buộc đối với nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Hoạt động của ngành y tế chính là nhằm đáp ứng doi hoi đó

Trang 3

- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế nói riêng và của các cấp chính quyền nói chung đặc biệt là chính quyền eơ sỏ

- Quản lý nhà nước về y tế, đặc biệt là y tế ở tuyến xã, phường, thị trấn, chính là bảo đảm chất lượng về thể lực, tâm lực cho nguồn nhân lực địa phương: là tiền đề cho sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương

Câu héi 112: Quan diém chi dao phat trién sự nghiệp bảo uệ uà chăm sóc sức khoé nhén

dân của Đảng oà Nhà nước ta hiện nay như thế nào?

Trả lời:

Thứ nhất, sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội Bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ

Thứ hơi, đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng hiệu quả và phát triển nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người đân được bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trang 4

bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già; công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế

Thứ ba, thực hiện chăm sóc sức khoẻ toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh phục hồi chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu: kết hợp Đông y và Tây y

Thứ tư, xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước; thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe

Bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đông là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng chính quyền Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe

Thứ năm, nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt Mỗi cán bộ nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người thay thuéc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”

Trang 5

Cau hoi 113: Muc tiéu phat triển y tế đến năm 2090 như thế nào?

Trả lời: - Mục tiêu:

Tập trung phát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhanh hệ thống y tế công lập và ngồi cơng lập; hồn chỉnh mơ hình tổ chức và củng cố mạng lưới y tế cơ sở

Nâng cao năng lực của trạm y tế xã, hoàn thành xây dựng bệnh viện tuyến huyện nâng cấp bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương Xây dựng thêm một số bệnh viện chuyên khoa có trình độ cao tại Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng Xây dựng một số cơ sở khám, chữa bệnh có tầm cỡ khu vực

Khuyến khích các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở y tế chuyên khoa có chất lượng cao Khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh Đổi mới cơ chế hoạt động nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch

Chuẩn hoá chất lượng dịch vụ y tế chất lượng bệnh viện, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế

Trang 6

hợp; có lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân Thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em và người dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn y đức, tỉnh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các xã, phường có bác sĩ

Phát triển mạnh y tế dự phòng không để xảy ra dịch bệnh lón Tiếp tục kiềm chế và giảm mạnh lây nhiễm HIV Tiếp tục giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng Nâng cao chất lượng và bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm Phát triển nhanh công nghiệp dược và thiết bị y tế Phát triển mạnh y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại Quần lý chặt chẽ việc sản xuất và kinh doanh dược phẩm

Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam Đẩy mạnh phát triển thể dục, thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm cân bằng giới tính hợp lý nâng cao chất lượng dân số Đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, dân số - kế hoạch hoá gia đình và thể dục thể thao

- Một số chỉ tiêu cụ thể:

Tuổi thọ bình quân đạt 7ð tuổi; đạt 9 bác sĩ và 96 giường bệnh trên một vạn dân (không kể số giường bệnh của các trạm y tế cấp xã) thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân Đến năm 2015 có 100% xã

Trang 7

đạt chuẩn quốc gia về y tế 100% trạm y tế xã có bác sĩ và 4.3 bác sĩ/vạn dân Giảm tỷ lệ trẻ em bị suy đinh dưỡng xuống còn 15% vào năm 2020 (đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải đạt 20%) Câu hỏi 114: Chương trình y tế quốc gia gôm những chương trình nào? Trả lời: - Chương trình phòng, chống sốt rét - Chương trình phòng, chống lao

- Chương trình phòng chống phong - đa liễu - Chương trình phòng chống sốt xuất huyết - Chương trình phòng chống bướu cổ và các rối loạn đo thiếu iốt

- Chương trình tiêm chủng mở rộng

- Chương trình phòng chống suy đinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

- Chương trình vệ sinh, an toàn thực phẩm - Chương trình chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng

- Chương trình phòng chống HIV/AIDS

Ngoài việc thực hiện 10 chương trình mục tiêu quốc gia kể trên, ngành y tế các cấp còn thực hiện tốt các công tác khác như: công tác phòng chống dịch, phòng, chống ký sinh trùng đường ruột, phòng tránh bệnh khô mắt do thiếu vitamin A vệ sinh học đường vệ sinh lao động, công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản công tác khám, chữa bệnh các hoạt động xét nghiệm, công tác dược và công tác truyền thông sức khoẻ

Trang 8

Cau hoi 115: Quan lý hoạt động y tế ở xã bao gôm những nội dung gì?

Trả lời:

- Tổ chức hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho nhân dân

- Tổ chức mạng lưới phòng chống các bệnh cho nhân dân trong xã

- Vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh mơi trường an tồn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh

- Chỉ đạo triển khai các chương trình y tế quốc gia vận động nhân dân đưa trẻ đi tiêm đây đủ các loại vắcxin phòng bệnh

- Quản lý công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình ở xã

- Huy động nhân dân thực hiện xã hội hoá y tế Câu hỏi 116: Đối uới công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho nhân dân, Chủ tịch xã

có trách nhiệm gì? Trả lời:

- Căn cứ vào tình hình sức khoẻ của nhân dân trong xã, lập kế hoạch tuyên truyền giáo dục cho từng nhóm đối tượng cụ thể thông thường dùng các phương pháp: cổ động phát thanh tuyên truyền vận động kể chuyện

- Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để tuyên truyền sức khoẻ cho các hội viên của các tổ chức đó (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Hội Nông dân )

Trang 9

- Các nội dung tuyên truyền cần phải xây dựng phù hợp với các hoạt động cụ thể: tìm nguồn nước sạch, xây hố xí hợp vệ sinh, chống ỉa chảy, tiêm chủng mở rộng chương trình dinh dưỡng sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình

- Tổ chức tuyên truyền tại trạm y tế xã bằng các hình thức: tranh cổ động áp phích, tờ rơi, nói chuyện chuyên đề

- Mỏ các lớp vệ sinh viên, tuyên truyền viên, các bà đỡ vườn, các ông lang vườn tham gia vào giáo dục sức khỏe cho nhân dân trong xã

Câu hỏi 117: Để quản lý tốt công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em uà bế hoạch hoá gia đình ở xã, Chủ tịch xã cần làm gì?

Trả lời:

- Chỉ đạo tuyên truyền, tư vấn sâu rộng trong nhân dân đặc biệt đối với các đối tượng trực tiếp

điều chỉnh

- Chỉ đạo cung cấp các dịch vụ phi lâm sàng: thuốc các dịch vụ tránh thai cho người dân ở độ

tuổi sinh đẻ

- Tổ chức các hoạt động tư vấn tới từng hộ gia đình thông qua cộng tác viên dân số

- Tuyên truyền chính sách pháp luật dân số phối hợp tốt giữa cán bộ văn hoá - tư pháp xã, trung tâm giáo dục cộng đồng học tập Pháp lệnh dan sé do Uy ban Thường vụ Quếc hội ban hành ngày 9-1-2003

- Chỉ đạo thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, lồng ghép trong các trường học

Trang 10

Câu hỏi 118: Để¿ổ chức mạng lưới phòng, chống các bệnh cho nhân dân trong xã, Chủ tịch xã cần làm gì?

Trả lời:

- Chỉ đạo thực hiện tốt chương trình đỉnh dưỡng, đặc biệt đỉnh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ em từ 0 - ð tuổi

- Chỉ đạo thực hiện triệt để chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em từ 1 - 3 tuổi, 6 loại vaexin: lao, bach hau, ho gà uốn ván, bại liệt, sỏi "Tiêm chủng cho các bà mẹ mang thai

- Quản lý tốt các nguồn nước sạch nước thải và thanh khiết môi trường không để các nguồn nước sạch và môi trường bị ô nhiễm

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền cho nhân dân tự phòng chống các bệnh dễ phát sinh thành dịch: sốt rét, lao, phong, viêm não, viêm gan B, hoa liễu, dịch hạch, ly, tả - Phát hiện và kịp thời xử lý các dịch bệnh trên địa bàn - Tổ chức tuyên truyền nhân dân ăn ở hợp vệ sinh;

luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ Câu hỏi 119: Để¿hựe hiện tốt công tác chăm

sóc, bảo uệ sức bhoẻ cho trẻ em trên địa bàn, Chủ tịch xã cần làm gì?

Trả lời:

Trang 11

tuổi: Dưới 1 tuổi, 1 đến 5 tuổi, từ 5 - 14 tuổi theo giới tính và khu vực

- Chỉ đạo lập sổ sức khoẻ cho trẻ em, chú ý độ tuổi từ 5 tuổi trỏ xuống có biểu đồ cân nặng kèm theo - Phối hợp tốt các tổ chức chính trị nhất là Hội Phụ nữ trong tuyên truyền và giáo xã hội dục các bà mẹ về phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em theo các chương trình như dinh dưỡng chống mù loà vì thiếu vitamin A, chống ỉa chảy, nhiễm trùng hô hấp cấp tính, đặc biệt chú ý chương trình tiêm chủng 6 loại vắcxin để miễn dịch đối với các bệnh lao bạch hầu uốn ván bại liệt, sdi, viém não Nhật Bản

- Chỉ đạo trạm xá xã khám và chữa bệnh cho trẻ em tại nhà và tại trạm, phát hiện kịp thời các bệnh nhân nặng để gửi lên tuyến y tế trên

- Chỉ đạo hệ thống y tế cơ sở (trạm xá xã y tế thôn bản) thực hiện tốt các chương trình quốc gia:

+ Chương trình tiêm chủng 6 loại vắcxin để miễn dịch đối với các cháu y ở trẻ em + Chương trình chống ỉa ch: + Chương trình chống nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ em

+ Chương trình chống suy đỉnh dưỡng trẻ em + Chương trình mắt, nha học đường

- Kip thời phổ biến kiến thức khoa học về đỉnh dưỡng nhằm làm giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân dưới 2.500 gam, giảm tỷ lệ trẻ suy đinh dưỡng trên địa bàn

Trang 12

Câu hỏi 190: Để¿hựe hiện tốt công tác chăm

sóc, bảo uệ sức bhoẻ cho bà mẹ có thai sản

trên địa bàn, Chủ tịch xã cần làm gì? Trả lời:

- Chỉ đạo trạm xá xã khám và quản lý những trường hợp thai nghén bình thường từ lúc đầu tới khi đẻ: phát hiện những trường hợp thai nghén bất thường những trường hợp thai nghén bệnh lý hay thai nghén có nguy cơ cao gửi lên tuyến trên quản lý

- Chỉ đạo trạm xá xã, hộ sinh xã lập sổ theo đõi khám thai định kỳ, ít nhất 3 lần, tiêm phòng uốn ván đúng kỳ hạn và đủ 2 lần cho người có thai

- Chỉ đạo các ban, ngành tuyên truyền cho bà mẹ cách chăm sóc con cái sau khi sinh, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ

- Chỉ đạo trạm xá xã tổ chức thăm khám sau dé tại trạm và tại nhà để phát hiện kịp thời các biến chứng sau đẻ của các bà mẹ

~- Thường xuyên tổ chức các buổi học nghiệp vụ nâng cao trình độ của nữ hộ sinh, đặc biệt nữ hộ sinh tư và các bà đỡ vườn; trạm xá xã và nhà hộ sinh phải quản lý chuyên môn đối với những người hành nghề này

- Chỉ đạo tốt khâu tuyên truyền và hướng dẫn phòng chống 5 tai biến sản khoa và đỉnh dưỡng cho bà mẹ lúc mang thai

Trang 13

Câu hỏi 131: Để¿hựec hiện tốt công tác bế hoạch hoá gia đình trên địa bàn, Chủ tịch xã cần làm gì?

Trả lời:

- Chủ tịch xã chỉ đạo tốt tuyên truyền về công tác sức khoẻ - sinh sản, kế hoạch hóa gia đình ở xã thông qua nhiều hình thức tuyên truyền: Đài truyền thanh 3 cấp băng rôn khẩu hiệu, tờ rơi, thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số nói chuyện, các tiểu phẩm vui, học tập chuyên đề do cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện tỉnh về báo cáo

- Nghiên cứu và nắm bắt nội dung cơ bản của Pháp lệnh dân số do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 9-1-2008; Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 29-3-2005 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình" để chỉ đạo

- Chủ tịch xã chỉ đạo cán bộ thống kê phối hợp trạm xá xã thu thập và điều tra các số liệu về dân số học của xã theo các chỉ tiêu theo dõi và đánh

giá về sinh đẻ kế hoạch

- Chỉ đạo tổ chức hướng dẫn về kế hoạch hóa gia đình, cần cụ thể chỉ t

sử dụng đội ngũ cộng tác viên dân số làm nòng cốt

- Tổ chức truyền thông, tư vấn sâu rộng trong toàn dân đặc biệt đối với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ

Trang 14

- Chỉ đạo trạm y tế xã Ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, cộng tác viên dân số cung cấp các dịch vụ phi lâm sàng: thuốc, các dụng cụ tránh thai

- Tổ chức phối hợp liên ngành (Đảng uỷ chính quyền Ban dân số các tổ chức chính trị - xã hội Mặt trận Tổ quốc) để xây dựng các kế hoạch, chỉ tiêu, biện pháp nhằm hạ tỷ lệ phát triển dân số Có sổ sách theo dõi, thống kê báo cáo

- Chủ tịch xã cần sử dụng đòn bẩy kinh tế để hạ tỷ lệ dân số thưởng phạt nghiêm minh nhưng không trái với các quy định của pháp luật

- Chủ tịch xã phải là người gương mẫu trong công tác kế hoạch hóa gia đình

Câu hỏi 122: Để chỉ đạo tốt hoạt động khám, chữa bệnh trên địa bàn, Chủ tịch xã cần làm gì?

Trả lời:

Hoạt động khám, chữa bệnh tại xã thường thông qua các hình thức: tại trạm y tế xã, các thầy thuốc tư ông lang vườn tức là hoạt động khám, chữa bệnh đã được xã hội hoá Để việc chỉ đạo, điều hành đối với các công việc trên được tốt Chủ tịch xã cần nắm bắt những vấn đề sau:

- Chỉ đạo trạm y tế xã hướng dẫn, kiểm tra việc chữa bệnh của y tế thôn, bản, y tế tư nhân và các ông lang

- Phân công bác sĩ, y sĩ của trạm theo dõi tình hình sức khoẻ của nhân dân ở từng khu vực kết hợp với việc chăm sóc toàn diện (phòng bệnh, chữa

Trang 15

bệnh phục hồi chức năng) tổ chức thường trực và cấp cứu tại trạm và tại nhà, tổ chức mạng lưới làm công tác phòng bệnh

- Chỉ đạo trạm y tế thường xuyên có y, bác sĩ xử lý các vết thương nhẹ và xử lý ban đầu các vết thương nặng (gẫy xương bỏng nặng chảy máu, choáng ) trước khi gửi lên tuyến trên

- Chỉ đạo trạm y tế theo dõi thống kê số người được khám, chữa bệnh để đánh giá tỷ lệ dân được phục vụ về mặt này của y tế cấp xã

- Quản lý tốt những người hành nghề khám chữa bệnh tư nhân, đặc biệt chú ý các ông lang, việc mở các phòng khám, chữa bệnh tại nhà phải có giấy phép hành nghề - Nghiêm cấm các hình thức mê tín đị đoan để nước tiên", ) hành nghề y (chữa bệnh "thuế thần Câu hỏi 1238: Để quản lý tốt thuốc chữa bệnh trên địa bàn, Chủ tịch xã cần làm gì? Trả lời:

- Chỉ đạo trạm y tế căn cứ vào tình hình bệnh tật và điều tra về nhu câu thuếc trong nhân dân mà lập kế hoạch dự trữ mua thuốc cho thích hợp

- Xây dựng các túi thuốc y tế thôn, bản, chỉ đạo kiểm tra việc kê đơn và sử dụng thuốc của y tế tư nhân, thường xuyên kiểm tra các quầy bán thuốc trong xã, đề phòng thuốc giả thuốc hỏng

Trang 16

da cần thiết, mang tính thiết yếu để cấp cứu, phòng bệnh, chữa bệnh thông thường cho nhân dân trong xã

- Chỉ đạo trạm y tế có kế hoạch hướng dẫn cán bộ y tế thôn, bản và nhân dân trong xã sử dụng thuế an toàn đúng chỉ dẫn

- Chỉ đạo việc tuyên truyền cho nhân dân, hướng dẫn nhân dân nuôi trồng chế biến, sử dụng

thuốc nam

- Thường xuyên tổ chức thanh tra kiểm tra các quầy thuốc tư nhân trong việc mua, bán, sử dụng các loại thuốc chú ý chất lượng thuốc, giá cả các quầy thuốc tư nhân khi hoạt động kinh doanh phải có giấy phép hành nghề

Câu hỏi 124: Khi trên dia ban xảy ra dịch bệnh, Chủ tịch xã cần làm gì?

Trả lời:

- Nhanh chóng chỉ đạo thu thập các thông tin có liên quan đến dịch bệnh đang phát triển trên địa bàn (bệnh dịch trong người, bệnh dịch từ gia cầm lây sang người)

- Tổ chức họp Ủy ban nhân dân đột xuất mời Bí thư Đảng uỷ Chủ tịch Hội đồng nhân dân tham dự bàn bạc các biện pháp đối phó động thái cần thiết Tại cuộc họp, Chủ tịch xã phải dự kiến các tình huống xử lý đập dịch một cách mau le đứt khoát

Trang 17

- Chỉ đạo khoanh vùng dịch cách ly bệnh ip thoi, thuốc phòng dịch đối với người khoẻ mạnh được nhân chỉ đạo trạm xá tổ chức chữa trị

cung cấp ngay Đồng thời báo cáo ngay lên y tế tuyến trên (Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Y tế, Trung tâm y tế dự phòng) xử lý

- Các bệnh dịch nguy hiểm có sức lan truyền nhanh, gây tử vong lón (dịch SARS, HãN1 HINI, sốt xuất huyết viêm não Nhật Bản ) Khi xuất hiện dịch, nhanh chóng đưa bệnh nhân lên y tế tuyến trên, nơi có phương tiện điều trị để chữa trị kịp thời cách ly khẩn trương người có liên quan

đến bệnh nhân mắc bệnh Đặc biệt các tác nhân gây bệnh ở đàn gia súc, gia cầm phải khoanh vùng, gửi mẫu bệnh phẩm về cơ quan y tế giám định kết luận tiêu huỷ đàn gia súc, gia cam dang mắc bệnh - Phối hợp hỗ trợ tối đa đội phòng dịch của huyện, tỉnh về xã dập dịch - Cần phong toả các trục đường ra vào xã tránh đưa gia cầm có dịch phát tán ra các vùng khác

- Phun thuếc sát trùng thanh khiết môi trường, đặc biệt chú ý đến nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân

- Cử cán bộ y tế của trạm xá xã theo dõi diễn biến dịch, trực tiếp theo đõi sức khoẻ nhân dân

- Lập báo cáo tình hình dịch kết quả khống chế đập dịch gửi lên cấp trên

Trang 18

- Cần tổ chức tuyên truyền cho nhân dan yên tâm, tránh hoang mang, không nghe những thông tin thất thiệt

- Cần phối hợp tốt với các tổ chức chính trị - xã hội Mặt trận Tổ quốc xã tuyên truyền vận động nhân dân tự chăm lo sức khoẻ, có trách nhiệm bảo vệ môi trường, đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, chuồng trại hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi

Câu hỏi 195: Thực phẩm, oệ sinh an toàn

thực phẩm được hiểu như thế nào? Trả lời: Theo Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm thì: - Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản

- Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe tính mạng của con người

- Sản xuất kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một một số hoặc tất cả các hoạt động trồng

trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gới, bảo quản, vận chuyển buôn bán thực phẩm - Cơ sở buôn bán thực phẩm là một doanh nghiệp hộ gia đình, bếp ăn tập thể, nhà hàng và cơ sở chế biến thực phẩm khác

Câu hỏi 126: Trách nhiệm bảo dam vé sinh

Trang 19

Trả lời:

~ Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có trách nhiệm nắm vững và thực hiện đúng các quy định của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm

- Người sản xuất kinh doanh phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh

- Nhà nước có trách nhiệm ban hành chính sách và biện pháp để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người

Câu hỏi 127: Các quyền của người tiêu dùng được quy định như thế nào? Trả lời: - Có quyền được thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm ~ Có quyền lựa chọn, sử dụng thực phẩm thích hợp - Có quyền tự bảo vệ mình trong tiêu dùng thực phẩm - ó quyền tự giác khai báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm

- Có quyền khiếu nại, tố cáo phát hiện các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm có tác hại đến sức khỏe của mình và cộng đồng

Câu hỏi 128: Những hành oì nghiêm cấm đối uới người sản xuất, bình doanh thực phẩm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Trang 20

- Không được sản xuất kinh doanh thực phẩm đã bị thiu, thối, biến chất, nhiễm bẩn có thể gây hại cho tính mạng con người

- Không được sản xuất kinh doanh thực phẩm có chứa chất độc hoặc bị nhiễm độc

- Không được sản xuất, kinh doanh thực phẩm có ký sinh trùng gây bệnh, vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật vượt quá mức quy định

- Không được sản xuất, kinh doanh gia súc, gia cầm, thủy sản chết do bị bệnh, bị ngộ độc hoặc chết không rõ nguyên nhân

- Không được sản xuất kinh doanh, sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng

- Không được sử dụng hóa chất ngoài danh mục quy định vào sản xuất, kinh doanh thực phẩm

- Không được sử dụng phương tiện ¡ ô nhiễm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại để vận

chuyển thực phẩm

Câu hỏi 129: Người sản xuất, hình doanh thực phẩm tươi sống phải chấp hành các quy định gì?

Trả lời:

- Noi nuôi trồng buôn bán thực phẩm không bị ô nhiễm môi trường cách xa nơi có khả năng gây ô nhiễm môi trường gây nhiễm làm bẩn thực phẩm - Người sản xuất kinh doanh thực phẩm phải xử lý chất thải, bảo đảm vệ sinh

- Người sản xuất kinh doanh thực phẩm phải thực hiện đúng các quy định trong sử dụng phân

Trang 21

ật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng chất tăng trọng chất bảo quản thực phẩm và các hóa chất liên quan khác

- Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo quản thực phẩm ở nơi sạch sẽ, cách ly với nơi bảo quản hóa chất và các nguồn gây bệnh khác

- Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về xuất xứ thực phẩm của mình bón, thuốc bảo vệ thực Câu hỏi 1380: Người chế biến thực phẩm phải chấp hành các quy định gì? Trả lời: - Nơi chế biến thực phẩm phải được thiết kế xây dựng lắp đặt vận hành ở vị trí bảo đảm các

yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm

- Người chế biến thực phẩm không được để thực phẩm bị nhiễm bẩn, nhiễm mầm bệnh có thể

lây sang người, gia súc, gia cầm

- Người chế biến thực phẩm phải sử dụng các chất phụ gia đúng danh mục, đúng quy định của Nhà nước

- Người chế biến thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh môi trường theo đúng quy định của Nhà nước

Câu hỏi 131: Người bảo quan, van chuyển thực phẩm phải chấp hành các quy định gì?

Trả lời:

- Người bảo quản vận chuyển thực phẩm phải chứa đựng thực phẩm trong bao bì sạch sé, vé sinh

Trang 22

- Người bảo quản vận chuyển thực phẩm không làm cho thực phẩm nhiễm do tác động bên ngoài

- Người bảo quản vận chuyển thực phẩm phải

có phương tiện vận chuyển không gây ô nhiễm, dễ dàng tẩy rửa sạch, dễ kiểm soát vệ sinh trong khi vận chuyển

Câu hỏi 132: Người xuất khẩu, nhập bhẩu thực phẩm phải chấp hành các quy định gì?

Trả lời:

- Người xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình xuất khẩu nhập khẩu

- Người xuất khẩu nhập khẩu thực phẩm phải có giấy xác nhận đã kiểm tra đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

- Người xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm phải chịu chỉ phí cho việc xử lý thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Câu hỏi 133: Người trực tiếp sản xuất, binh doanh thực phẩm phải có các điều biện gì?

Trả lời:

- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn sức khỏe phù hợp với

Trang 23

ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm không mắc các bệnh truyền nhiễm có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thường xuyên được kiểm tra sức khỏe định kỳ

Câu hỏi 134: Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm được quy định như thế nào?

Trả lời:

- Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh tiêu dùng thực phẩm

- Người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm phải được phổ biến kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm - Thường xuyên kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm - Phân tích và cảnh báo cho người dân nguy cơ ô nhiễm thực phẩm

- Lưu mẫu thực phẩm theo quy định

Câu hỏi 135: Các biện pháp khác phục ngộ độc thực phẩm được quy định như thếnào? Trả lời: - Phát hiện và tổ chức điều trị kịp thời người bị ngộ độc thực phẩm - Dinh chi san xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm bị ngộ độc

Trang 24

báo cho người tiêu dùng biết

- Điều tra xác định nguyên nhân gây ngộ thực phẩm hoặc bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm

- Phòng ngừa lan truyền bệnh dịch do ngộ độc thực phẩm

~ Người sản xuất kinh doanh sử dụng thực phẩm gây ngộ độc phải kịp thời khắc phục hậu quả và báo cáo với chính quyền địa phương

Câu hỏi 186: Công tác thanh tra về uệ sinh an toàn thực phẩm được quy định như thếnào?

Trả lời:

- Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm

- Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của đoàn thanh tra và thanh tra viên

- Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho đoàn thanh tra và thanh tra viên thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm chấp hành các quyết định của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên về vệ sinh an toàn thực phẩm

Câu hỏi 137: Quy định tiêu chuẩn uê điều ện uệ sinh thức ăn đường phố như thế nào?

Trả lời:

Trang 25

sinh thức ăn đường phố như sau: 1 Bảo đảm đủ nước sạch

9 Có dụng cụ riêng gắp thức ăn chín

3 Nơi chế biến thực phẩm phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc gia cam )

4 Người làm dịch vụ chế biến phải được tập huấn kiến thức và khám sức khoẻ định kỳ

5 Nhân viên có tạp đề khẩu trang, mũ bán hàng 6 Không sử dụng các chất phụ gia và phẩm màu không được phép sử dụng cho thực phẩm

7 Thức ăn phải được bày bán trên giá cao trên 60 em

8 Thức ăn chín phải được bày bán trong tủ kín 9 Thức ăn phải được bao gói hợp vệ sinh 10 Có đụng cụ đựng chất thải

Câu hỏi 138: Những nguyên tắc trong chế biển thực phẩm như thế nào?

Trả lời:

Bộ Y tế quy định 10 nguyên tắc trong chế biến thực phẩm như sau:

1 Chọn các thực phẩm tươi sạch

9 Thực hiện “ăn chín, uống sôi”, ngâm kỹ, rửa sạch rau quả khi ăn uống

3 Ăn ngay thức ăn khi vừa nấu xong

4 Che đậy bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín 5 Dun ky thite an trước khi dùng lại

Trang 26

7 Rửa tay trước khi chế biến và trước khi ăn 8 Giữ dụng cụ, nơi chế biến luôn khô sạch 9 Không ăn thức ăn ôi thiu

10 Chế biến thức ăn bằng nước sạch

Trang 27

PHAN IV QUẢN LÝ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ö CẤP XÃ Câu hỏi 139: Quản lý chính sách xã hội ở cấp xẽ là gì? Trả lời:

- Là quản lý các chính sách chế độ đãi ngộ của Đảng và Nhà nước để các đối tượng được hưởng các chính sách có được cuộc sống ổn định về vật chất và tỉnh thần

- Là tạo điều kiện cho những người còn khả năng lao động tiếp tục tham gia vào công việc có ích cho xã hội và bản thân để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống

Câu hỏi 140: Các đối tượng được hưởng chính sách xã hội là ai?

Trả lời:

- Thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, cán bộ lão thành cách mạng

- Những người hưu trí, mất sức lao động quân nhân phục viên, những người chết do tai nạn lao động

Trang 28

- Các đối tượng xã hội khác: người già cô đơn không nơi nương tựa người cao tuổi 6 người lang thang co nhé, phụ nữ lầm lõ, người nghiện ma tuý, người nhiễm HTIV: người gặp thiên tai, bệnh dịch; người nghèo; người dân tộc thiểu số

Cau hoi 141: Quan ly chính sách xã hội ở cấp xã gôm những nội dung gì?

Trả lời:

- Phổ biến hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các tổ chức và công dân thực hiện chính sách với đối tượng bảo trợ

- Đăng ký quản lý các đối tượng bảo trợ xã hội theo đối và đề nghị giải quyết chính sách cho những người đủ điều kiện, kiến nghị xử lý những trường hợp không đúng chính sách chế độ

- Thực hiện trả lương hưu và các khoản phụ cấp trợ cấp cứu trợ cho các đối tượng chính sách xã hội

- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xây dựng phong trào quần chúng chấp hành chính sách chăm sóc đời sống vật chất, tỉnh thần cho các đối tượng chính sách

- Xây dựng quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ ở địa phương

- Quản lý và tổ chức các hình thức chăm sóc thương binh, bệnh binh, cán bộ lão thành cách mạng thân nhân liệt sĩ và người có công với nước, người cô đơn không nơi nương tựa

- Quản lý sổ sách tài liệu vật tư tài chính liên bao tro xa |

Trang 29

quan đến thương binh - xã hội, thực hiện chế độ thanh quyết toán theo quy định

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công

tác thương binh - xã hội theo quy định

Câu hỏi 142: Để thực hiện tốt chính sách xã hội, cán bộ chuyên môn ở cấp xã cần phải làm gì?

Trả lời:

- Xác định đúng đối tượng thực hiện bảo trợ xã hội Muốn thực hiện công việc này phải tổ chức các đối tượng đăng ký tại bộ phận thương binh - xã hội ở cấp xã

- Phải nắm chắc số lượng hoàn cảnh cụ thể từng người nghỉ hưu, mất sức lao động thương bình, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, các

đối tượng chính sách xã hội khác

- Theo đối và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết chế độ chính sách cho những người đủ điều kiện

- Yêu cầu các đối tượng được bảo trợ xã hội phải nộp cho Ủy ban xã những giấy tờ có liên

quan đến công tác bảo trợ xã hội

- Hướng dẫn trưởng các thôn, xóm lập danh sách đối tượng là người già yếu, trẻ mồ côi không nơi nương tựa gửi về Ủy ban xã; cán bộ thương binh - xã hội cấp xã xác nhận trình Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị chuyển các đổi tượng đó đến trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh nuôi dưỡng

Trang 30

Cau hoi 143: Chu

công tác quản lý chính sách - xã hội?

¡ch xã có oai trò gì trong

Trả lời:

- Kiém tra chi tiết bản tổng hợp báo cáo các đối tượng được hưởng chế độ bảo trợ xã hội do cán bộ thương binh - xã hội lập chỗ nào nghỉ ngờ thì Chủ tịch xã xác minh cụ thể

- Ký bản danh sách người được bảo trợ xã hội hàng tháng quý năm gửi lên cấp có thẩm quyền quyết định

Trong chỉ đạo công tác quản lý chính sách xã hội ở xã, Chủ tịch xã cần chú ý các vấn đề sau:

- Thường xuyên kiểm tra việc chỉ trả cho các đối tượng bảo trợ xã hội ở xã xem có đúng đối tượng không

- Kiểm tra chỉ trả tử tuất giữa thời điểm người đó chết với thời gian tính tuất xem có khớp nhau không

- Danh sách ký nhận các khoản chỉ trả đối tượng bảo trợ xã hội có bị tẩy xố khơng có đủ chữ ký không

- Kip thời phát hiện người hưởng sai chế độ thông qua việc nghe thông tin dư luận; kiểm tra thanh tra; kiến nghị cơ quan cấp trên xử lý

Câu hỏi 144: Chuẩn nghèo là gì? Quy định oề chuẩn nghèo của Việt Nam hiện nay?

Trả lời:

Trang 31

biến động theo không gian và thời gian Về thời gian, nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng hay từng quốc gia Ở Việt Nam, chuẩn nghèo biến động theo hai vùng là đô thị và nông thôn Về thời gian, chuẩn nghèo cũng có sự biến động lón và biến động theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của con người theo từng giai đoạn lịch sử

Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30-1-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015, chuẩn nghèo của Việt Nam được quy định như sau:

Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trỏ xuống Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trỏ xuống Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 déng/ngudi/thang Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng

Cau hoi 145: Ban xoá đói, giảm nghèo xã có chức năng 0à nhiệm 0uụ gì?

Trả lời:

Trang 32

dân xã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã, phường thị trấn

Nhiệm vụ của Ban xóa đói, giảm nghèo như sau: - Xây dựng mục tiêu, kế hoạch, biện pháp xóa đói, giảm nghèo của xã, phường thị trấn trên cơ sở chương trình xóa đói, giảm nghèo của huyện, quận, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; nghị quyết của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân xa, phường thi trai

- Tổ chức điều tra tình trạng nghèo lập danh sách phân loại đối tượng nguyên nhân nghèo trên địa bàn

- Tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ nghèo và tham gia quản lý các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn theo chỉ đạo và nguồn vốn phân bổ của Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo cấp trên

- Phối hợp các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn

- Tổ chức các tổ nhóm tương trợ giúp đố nhau làm ăn, xóa đói, giảm nghèo huy động nguồn lực tại cộng đồng để thực hiện mục tiêu của chương trình

- Tổ chức các hoạt động khác với nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo

- Xây dựng và nhân mô hình thành đạt trong xóa đói, giảm nghèo

~ Theo dõi số hộ thoát nghèo các hộ mới rơi vào điện nghèo Làm thủ tục đề nghị Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo cấp trên công nhận

Trang 33

- Hướng dẫn tổ chức nhân dân thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong hoạt động xóa đói, giảm nghèo

- Tổ chức sơ kết tổng kết thi đua, khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác xóa đói, giảm nghèo

Câu hỏi 146: Các bước tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo của Ban xoá đói, giảm nghèo xã như thế nào?

Trả lời:

Có 8 bước tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo của Ban xóa đói, giảm nghèo xã:

Bước 1: Điều tra khảo sát, xác định thực trạng nghèo, phân loại, lập danh sách hộ nghèo

Bước 2: Lập quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng xã Bước 3: Xây dựng công trình xóa đói giảm nghèo của xã

Bước 4: Xây dựng kế hoạch xóa đói, giảm nghèo hằng năm

Bước ã: Tổ chức thực hiện chương trình

Bước 6: Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo

Bước 7: Theo dõi, lập danh sách, báo cáo kết quả các hộ thoát nghèo, các hộ trung bình trượt xuống ngưỡng nghèo Làm thủ tục đề nghị Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo cấp trên công nhận xã thoát nghèo

Bước 8: Tổ chức sơ kết, tổng kết thì đua, khen thưởng đổi với tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác xóa đói, giảm nghèo

Trang 34

Câu hỏi 147: Khi lập quy hoạch cơ sở hạ tầng cần theo những bước nào?

Trả lời:

- Xác định tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng thiết yếu

của xã

- Xác định thực trạng cơ sở hạ tầng

- Lập quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ở xã Câu hỏi 148: Tiều chuẩn cơ sở hạ tầng thiết yếu của xã như thế nào?

Trả lời:

- Có trường tiểu học xã đủ phòng học nhà xây cấp 4 hoặc kiên cố

- Có đường cấp phối (đủ cầu, cống) xe 4 bánh đi được đến trung tâm xã trong cä năm (đường dân sinh)

- Có trạm y tế cấp 4 trỏ lên, đủ trang thiết bị theo quy định

- Có hệ thống thuỷ lợi nhỏ (kể cả phục vụ cho nhóm hộ) đủ cung cấp nước phục vụ sản xuất

- Có hệ thống nước sạch (giếng bể chứa nước, nước tự chảy) đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn

- Có nguồn điện phục vụ sinh hoạt (thông qua các nguồn: trạm điện hạ thế, thủy điện năng lượng mặt trồi )

- Chợ trung tâm xã được xây dựng theo tiêu chuẩn chợ nông thôn (cột bê tông, tấm lợp hoặc tôn )

Trang 35

Câu hỏi 149: Xác định thực trạng cơ sở hạ tầng ởxã như thế nào?

Trả lời:

- Xác định tình trạng đường giao thông đến trung tâm xã: đã hoàn chỉnh đủ cầu, cống đi lại được quanh năm: đã có nhưng chưa di lai duoc quanh năm; phải sửa chữa thêm độ dài cầu, cống: chưa có cần đầu tư xây dựng

- Đối với trường tiểu học xã: đã được xây dựng như thế nào đủ phòng học theo tiêu chuẩn; đã được xây dựng nhưng còn thiếu phòng học: chưa được xây dựng

- Đối với trạm y tế xã: đã được xây dựng bảo đảm theo quy định, có đủ trang thiết bị cần thiết; đã được xây dựng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn, còn thiếu trang thiết bị như thế nào; chưa được xây dựng

- Về nước sinh hoạt: bao nhiêu hộ dân đã có nước sinh hoạt, bao nhiêu hộ thiếu nước sinh hoạt - Về thủy lợi: đã có bao nhiêu công trình thủy lợi nhỏ, điện tích đã được chủ động tưới tiêu nước là bao nhiêu?

- Điện sinh hoạt: đã có bao nhiêu hộ được sử

dụng điện các nguồn điện hiện có (trạm điện, thủy điện nhỏ, năng lượng mặt trời )

Trang 36

Câu hỏi 150: Lập quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng xã cần phải làm gì?

Trả lời:

- Xác định nhu cầu xây dựng các cơ sở hạ tầng ở cấp xã trong ð năm, gồm các công trình gì?

- Những công trình đó cần làm ở đâu: địa điểm cụ thể thôn, bản, mỗi loại cần mấy công trình

- Quy mô công trình như thế nào?

- Tính toán (dự toán) nhu cầu vốn cân thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó chia ra: vốn đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn huy động đóng góp của nhân dân trong xã

- Sấp xếp nhu cầu đầu tư theo thứ tự ưu tiên từng năm (công trình nào cần ưu tiên làm trước, công trình nào làm sau)

Câu hỏi 151: Xéy dung hế hoạch xóa đói, giảm nghèo hằng năm cần phải làm gì?

Trả lời:

- Xác định mục tiêu trong năm:

+ Phấn đấu giảm bao nhiêu hộ nghèo cụ thể từng thôn, xóm, trong đó có bao nhiêu hộ đồng bào dân tộc thiểu số: + Xây dựng công trình hạ tầng gì trong năm kế hoạch, ở đâu? - Giải pháp thực hiện + Để giảm hộ nghèo:

Hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo: bao nhiêu hộ thiếu đất sản xuất, cách hỗ trợ như thế nào?

Trang 37

Bao nhiêu hộ nghèo cần được hướng dẫn kiến thức sản xuất, chỉ tiêu trong gia đình?

Bao nhiêu hộ nghèo cần được vay vốn tín dụng ưu đãi?

Bao nhiêu hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc cấp giấy chứng nhận khám, chữa bệnh miễn giảm phí Bao nhiêu học sinh nghèo cần được hỗ trợ trong học tập hình thức như thế nào? + Đối với xây dựng cơ sỏ hạ tầng: Cách tổ chức thực hiện?

Cấp xã tham gia quản lý như thế nào?

Huy động nhân dân tham gia đóng góp như thế nào?

Câu hỏi 152: Tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo như thế nào?

Trả lời:

- Đối với cơ sở hạ tầng:

+ Cử thành viên tham gia Ban quản lý công trình hạ tầng ở cấp xã:

+ Thành lập Ban giám sát thi công công trình; + Huy động nhân dân đóng góp sức, kinh phí, tham gia xây dựng công trình;

+ Tiếp nhận công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, duy tu bảo dưỡng

- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên)

Trang 38

- Tổ chức việc hình thành và xây dựng các tổ nhóm tương trợ giúp nhau làm ăn, vay vốn xóa đói, giảm nghèo xác nhận, tín chấp với Ngân hàng phục vụ người nghèo cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất

- Tổ chức thực hiện lông ghép các hoạt động khác với nhiệm vụ xoá đói, giảm nghèo (dân số - kế hoạch hóa gia đình xây dựng nếp sống văn hóa )

- Xây dựng và nhân mô hình thành công trong xóa đói, giảm nghèo (chú trọng mô hình cấp hộ nhóm hộ và thôn bản, cấp xã)

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện tổ chức hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo - Lập danh sách đề nghị mua thẻ bảo hiểm y tế, cấp giấy khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo; đề nghị miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác hỗ trợ học bổng sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo

Cau hoi 153: Xéy dung chương trình xóa đói, giảm nghèo cấp xã nhằm muc dich gi va dựa trên cơ sở nào?

Trả lời:

Xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo cấp xã nhằm hướng dẫn cho Ban xóa đói, giảm nghèo cấp xã biết xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn (thường là 5 năm), làm cơ sở để tổ chức thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo hằng năm đặt ra

Trang 39

Việc xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo cấp xã được dựa trên ð cơ sở sau:

- Chủ trương của Đảng Chính phủ về xóa đói giảm nghèo

- Nghị quyết và chương trình của tỉnh huyện về xóa đói, giảm nghèo

~ Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội trên địa bàn - Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã - Thực trạng đói nghèo, cơ sở hạ tầng của xã

Câu hỏi 154: Xây dựng chương trình xóa đói, giảm nghèo cấp xã gỗm có mấy phần uà nội dung xây dựng chương trình đó như thế nào?

Trả lời:

Thông thường một chương trình xóa đói, giảm nghèo gồm hai phần sau:

Phân 1: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của xã trong giai đoạn trước

a) Khái quát đặc điểm tự nhiên, hình tế - xã hội - Nêu tóm tắt một số đặc điểm cơ bản của xã: + Điều kiện tự nhiên (diện tích, đất đai ) + Điều kiện xã hội (dân số lao động); + Thực trạng sản xuất;

+ Tình hình phát triển văn hóa y tế, giáo dục - Những đặc điểm đó có những thuận lợi khó khăn gi trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

b) Thực trạng nghèo đói của xã bhi bước uào thực hiện chương trùnh

- Thực trạng đói nghèo:

Trang 40

hộ đói nghèo thuộc diện chính sách ưu đãi, hộ đồng bào dân tộ + Phân tích nguyên nhân đói nghèo của xã của từng nhóm hộ: « Do điều kị «+ Do thiếu ở:

« Do thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu vốn; « Do đông người, thiếu lao động; « Tàn tật già yếu; « Lười lao động: «„ Mắc tệ nạn xã hội: « Do nguyên nhân khác - Thực trạng về hạ tầng cơ sỏ: nêu tình trạng n tự nhiên;

, thiếu tư liệu sản xuất;

các cơ sở hạ tầng cần thiết của xã ©) Mục tiêu xóa đói, giảm nghèo đề ra ~ Giảm hộ nghèo (số hộ giảm)

- Xây dựng cơ sở hạ tầng (những công trình gi) d) Nguồn uốn thực hiện

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ - Hỗ trợ của cộng đồng

- Huy động nguồn lực tại chỗ trên địa bàn đao động công ích đóng góp của nhân dân)

- Vốn tín dụng cho hộ nghèo vay đ) Những kết quả đạt được - Xây dựng cơ sở hạ tầng: + Các công trình nào đã được đầu tư tiến độ thực hiện; + Tổng số vốn đầu tư;

+ Tổ chức quản lý như thế nào?

Ngày đăng: 12/05/2022, 09:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w