tiểu luận kinh tế quốc tế thương mại sau hội nhập kinh tế quốc tế chủ đề nghiên cứu ngành chế biến nông sản ở đồng bằng sông cửu long xuất khẩu sang thị trường eu

11 8 0
tiểu luận kinh tế quốc tế thương mại sau hội nhập kinh tế quốc tế chủ đề nghiên cứu ngành chế biến nông sản ở đồng bằng sông cửu long xuất khẩu sang thị trường eu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬNKINH TẾ QUỐC TẾ

Thương mại sau hội nhập kinh tế quốc tế

Chủ đề nghiên cứu: Ngành chế biến nông sản ở đồng bằngsông Cửu Long xuất khẩu sang thị trường EU

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Với tiêu chí hội nhập kinh tế tiến đến nền kinh tế mở, cùng với tiềm năng phát triển vượt bậc củanước ta, nhiều nước trên thế giới như Mỹ, các nước Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… đã tạo điều kiện để nước ta xuất khẩu hàng hoá Từ trước đến nay, nông nghiệp có vai trò quantrọng đối với quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam Không chỉ cung cấp trữ lượng lớn trongnước mà còn phục vụ cho việc xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới.

Sau khi ký hàng loạt hiệp định đặc biệt là hiệp định thương mại tự do EVFTA – European Free Trade Association (gồm 4 nước thành viên là Na Uy, Switzerland, Iceland, và Lienchtenstein) Hiệp định mang đến nhiều lợi ích đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu, nhất là các trái cây, rau củ tươi Ngành chế biến nông sản cũng là một trong những ngành có tỉ trọng xuất khẩu cao, các sản phẩm chế biến nông sản giúp cho giá thành sản phẩm tăng cao, sản phẩm tươi cũng được chế biến và bảo quản tốt hơn Các cơ sở chế biến nông sản là nơi sử dụng nguồn nguyên liệu tươi cực tốt tránh khỏi các vấn đề tồn đọng nông sản, các trường hợp bán phá giá trên thị trường Tuy nhiên, với sự tiếp cận khoa học công nghệ của nước ta doanh nghiệp và Nhà nước cũng phải bắt gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và tiêu chuẩn về sản xuất nông sản chế biến.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dụng bài có thể sẽ xảy ra sai xót mong thầy thông cảm và nhận xét để em có thể tiếp thu và chỉnh sửa bài được hoàn thiện hơn.

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

1 KHUNG LÝ THUYẾT 4

1.1 Hiệp định thương mại EVFTA 4

1.2 Rào cản thương mại 5

1.2.1 Các quy định hàng hoá xuất khẩu sang thị trường EU 5

2 NGÀNH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN XUẤT KHẨU Ở ĐÔNG BẰNG SÔNG CƯULONG - PHÂN TÍCH NGÀNH 6

2.1 Sơ lược việc chọn ngành nghiên cứu 6

2.2 Các tác động của rào cản kỹ thuật trong thương mại ở thị trường ngành chế biếnnông sản xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long 6

2.2.1 Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản 6

2.2.2 Phát triển công nghiệp chế biến nông sản trước tác động của rào cản kỹ thuật 7

2.3 Thách thức và cơ hội của ngành chế biến nông sản thông qua hiệp định thương

Trang 4

1 KHUNG LÝ THUYẾT

1.1 Hiệp định thương mại EVFTA

The EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) is a new generation FTA between Vietnam and 28 European Union member states.

Hiệp định thương mại EVFTA bao gồm các nội dung như: Thương mại hàng hóa; Quy tắc xuất xứ; Hải quan và thuận lợi hóa thương mại; Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm dịch động thực vật (SPS); Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); Thương mại dịch vụ (quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); Đầu tư; Phòng vệ thương mại; Cạnh tranh; Doanh nghiệp nhà nước; Mua sắm của Chính phủ; Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý); Phát triển bền vững; Hợp tác, xây dựng năng lực và vấn đề pháp lý.

It is a comprehensive and high-quality agreement which ensures balanced benefits for both Vietnam and the EU, with consideration for the differences in development levels between the two sides.

1.2 Rào cản thương mại

Có thể nói hiệp định thương mại EVFTA đã mang lại nhiều cơ hội cho ngành chế biến nông sản Mặc dù tỷ lệ dân số ở khu vực Châu Âu chỉ khoảng 500 triệu người, đây lại là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 chỉ đứng sau Hoa Kỳ Tuy nhiên, quá trình xuất khẩu hàng hoá

Trang 5

cũng phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt, đạt chuẩn mà Hiệp định đã đề ra do đó tồn tại rất nhiều thách thức trong quá trình sản xuất cho doanh nghiệp và Nhà nước.

1.2.1 Các quy định hàng hoá xuất khẩu sang thị trường EU - Quy định ghi nhãn mác

Cộng đồng Châu Âu yêu cầu rau quả tươi nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn thị trường của EU về chất lượng và ghi nhãn Việc kiểm soát được cơ quan thanh tra tiến hành tại địa điểm nhập khẩu hoặc trong một vài trường hợp được kiểm chứng tại nước thứ ba, tại địa điểm xuất khẩu.

- Quy định về an toàn thực phẩm

Các nước trong cộng đồng Châu Âu tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép với các sản phẩm Tuy nhiên, một số loại thuốc thì mức dư lượng lại khác nhau giữa các nước Mỗi quốc gia phải xác định là đáp ứng được các quy định (thường là thông qua bộ nông nghiệp) tại địa điểm nhập khẩu Trường hợp các nước trong Cộng đồng Châu Âu chưa thiết lập được mức dư lượng tối đa, các nhà xuất khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép nhập khẩu.

- Quy định nguồn gốc sản phẩm

Để đối phó với các vấn đề về an toàn thực phẩm (ví dụ như bệnh bò điên), chính phủ tại các nước đang tăng cường kiểm soát tại tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các nguy cơ ô nhiễm sinh học, hóa học và môi trường lên thực phẩm.

1.2.2 Rào cản về công nghệ, cạnh tranh thị trường

Đối với ngành chế biến nông sản thì những khác biệt hay lợi thế về công nghệ chế biến đóng gópmột phần rất quan trọng đến chất lượng sản phẩm cũng như giá cả làm ảnh hưởng đến khả năngcạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với các nước có nhiều lợi thế hơn.

2.NGÀNH CHẾ BIẾN NÔNG SẢN XUẤT KHẨU Ở ĐÔNG BẰNG SÔNG CƯU LONG- PHÂN TÍCH NGÀNH

2.1 Sơ lược việc chọn ngành nghiên cứu

Cùng với sự phát triển của máy móc, thiết bị ngành chế biến nông sản được Nhà nước chú trọng phát triển và đem lại lợi nhuận rất lớn trong việc kích thích kinh tế nông nghiệp phát triển Cuộc sống ngày càng hiện đại và bận rộn thì nhu cầu sản phẩm chế biến sẵn ngày

Trang 6

càng tăng cao Ngoài ra, các sản phẩm nông sản chế biến sẽ bảo quản lâu hơn các sản phẩm nông sản tươi sống, đó là một lợi thế to lớn đối với các sản phẩm chế biến Việc sản xuất các sản pahảm chế biến không chỉ giúp các chủ nông trại loại bỏ bớt các gánh nặng về giá mà còn giúp cho nhiều doanh nghiệp phát triển Nhiều nhà máy sản xuất được xây dựng để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như ngoài nước, đồng thời tạo được nhiều cơ hội việc làm cho người dân.

Sau khi ký hiệp định thương mại EVFTA bên cạnh niềm vui lợi nhuận chúng ta phải đáp ứng đúng như yêu cầu cũng như quy định mà EU đã đề ra Càng nhiều lợi ích và cơ hội ta càng phải đối mặt với các thách thức Thách thức về nguồn vốn, nguồn xuất khẩu, thách thức về quá trình quản lí sản xuất sản phẩm.

2.2 Các tác động của rào cản kỹ thuật trong thương mại ở thị trường ngành chế biến nông sản xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long

2.2.1 Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản

Ở giai đoạn đầu, nước ta còn thiếu nguồn vốn để phát triển cơ sở vật chất, dần dần thông qua các chính sách hỗ trợ của chính phủ cả doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đều nắm bắt cơ hội xây dụng các nhà máy sản xuất hàng nông sản chế biến Việc chủ động nhìn nhận tình hình một cách nhanh chóng giúp xúc tiến thị trường thương mại trong nước đồng thời mở ra thị trường ngoài thế giới.

Hiện nay, các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam có trên 7.500 doanh nghiệp với công suất chế biến trên 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản mỗi năm Qua hơn 10 năm, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh, bình quân tăng khoảng 8-10%/năm Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 41,3 tỷ USD, xuất khẩu tới hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có cả các thị trường khó tính như: Mỹ, EU Mặc dù, có sự phát triển đáng kẻ so với giai đoạn đầu tuy nhiên khi bắt đầu Hiệp định thương mại EVFTA ta cần có sự hoàn thiện hơn về công nghệ để đuối kịp các nước ở phía trên.

2.2.2 Phát triển công nghiệp chế biến nông sản trước tác động của rào cản kỹ thuật - Rào cản về công nghệ

Sản xuất chế biến cho tiêu dùng trong nước thì chế biến nông sản chiếm tỉ trọng lớn trongcác sản phẩm xuất khẩu sang Châu Âu Nhằm thực hiện, đáp ứng theo các yêu cầu, quy định dướitác động của các rào cản thương mại Công nghệ sản xuất nông sản chế biến là một rào cản hạn chếcác doanh nghiệp đẩy mạnh cơ hội xuất khẩu Vì máy móc còn thô sơ, nên

Trang 7

quá trình sản xuất chỉ sản xuất ra ở giai đoạn đầu của sản phẩm mang lại giá trị thấp Những giaiđoạn tiếp theo ta phải bán lại cho các nước có công nghệ cao hơn để tiếp tục sản xuất.

Tình trạng các doanh nghiệp chế biến nông sản chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ; có trên 70% cơ sở chế biến của nhiều ngành hàng với thiết bị cũ trên 15 năm, công nghệ chế biến lạc hậu nên năng suất thấp sau thu hoạch gây nên tổn thất vì tiêu tốn thời gian, máy móc hư hại và sản phẩm đạt chuẩn có tỉ lệ chiếm từ 10-20%.

Sản phẩm chế biến chủ yếu còn thô (tính chung khoảng 70%); chủng loại sản phẩm chế biến chưa phong phú; việc nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam còn hạn chế; Liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo, chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ; Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn ở mức thấp của thế giới.

Trong thời gian qua, ngoài các doanh nghiệp trong nước, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớnnước ngoài cũng đã quan tâm và triển khai dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản; trong đó cónhững doanh nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới với công nghệ chế biến tiên tiến Trong năm 2019,ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với sốvốn đăng ký của các dự án đạt 12.093,1 triệu USD, chiếm 72,2% tổng vốn đăng ký cấp mới Vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong năm đạt 17.475,1 triệuUSD, chiếm 77,5% tổng vốn đăng ký.

Mặc dù

- Rào cản về an toàn thực phẩm và kỹ thuật như bao bì, đóng gói sản phẩm

Như ta đã biết thì các quốc giá Châu Âu rất quan tâm đến vấn đề sức khoẻ về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như quy định rất khắc khe đến các vấn đề liên quan đến sức khoẻ con người Như các quy định về hoá chất sử dụng trong nuôi trồng nông sản Đây là một rào cản không hề nhỏ khi từ trước đến nay nước ta chưa thật sự quan tâm đến vấn đề đo lường sử dụng các hoá chất sao để không gây hại đến sức khoẻ con người Đó là lí do tại sao dần dần người dân ít mua những hàng trôi nổi mặc dù mức giá rẻ Nước ta đã gặp nhiều trường hợp vượt quá dư lượng cho phép về thực phẩm và trả hàng về gây hoang mang và mất uy tín đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Việc quy định về bao bì tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các quốc gia xuất khẩu, việc sảnxuất bao bì, đóng gói sản phẩm hiện nay có sự cải tiến hầu như có thể đáp ứng được nhu

Trang 8

cầu xuất khẩu Châu Âu tuy nhiên đôi khi không thể tránh khỏi sai sót nhất là những xí nghiệp lớn có chế độ quản lí lỏng lẻo.

2.3 Thách thức và cơ hội của ngành chế biến nông sản thông qua hiệp định thương mạiEVFTA

2.3.1 Cơ hội

Châu Âu là thị trường rất ưa chuộng các sản phẩm chế biến sẵn, vì thế để tăng trữ lượng xuất khẩu trong thời gian tới việc tập trung vào chế biến nông sản sẽ mang đến lợi ích tốt nhất Như ta cũng biết, trái cây tươi thì sẽ không thể giữ được độ tư lâu hơn 1 tuần dù ta sử dụng cách nuôi trồng hữu cơ, không sử dụng chất hoá học hay bảo quản trong môi trường tốt nhất Ví dụ rõ nét nhất, trong giai đoạn dịch bệnh, hàng hoá bị hạn chế nhập và xuất khẩu, nhiều quốc gia đóng các đường đi vận chuyển vì thế nông sản không thể thông quan dẫn đến thiệt hại vô cùng lớn Nhưng với các sản phẩm nông sản chế biến thì thời gian sử dụng sẽ lâu hơn nhưng thành phần dinh dưỡng vẫn sẽ được đảm bảo, đó là một lợi thế rất lớn của nông sản chế biến.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có lợi thế lớn khi những mặt hàng nông sản rộng cửa và đón ưu đãi thuế khi EVFTA có hiệu lực; tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong vùng dễ dàng tiếp cận những tiến bộ về khoa học, công nghệ từ các nước tiên tiến Từ đó, mạnh dạn đổi mới, tạo bứt phá, để tận dụng được cơ hội này, doanh nghiệp cần phải thay đổi sản xuất, chuẩn hóa chuỗi giá trị để đáp ứng được yêu cầu khắt khe mà các nước EU đặt ra.

Nhờ hiệp định EVFTA một số mặt hàng có thuế xuất bằng 0%, và nhiều mặt hàng có mức thuế rất thấp Đây là cơ hội lớn đối với doanh nghiệp khi hiện nay thị trường Châu Âu đang chiếm từ 25-30% doanh thu xuất khẩu của công ty Theo dự đoán, công ty sẽ tăng lên từ 40-50% doanh thu trong những năm tới.

Hiệp định EVFTA mang đến cơ hội việc làm cho người dân giúp cho người dân có cuộc sống ổn định, kinh tế phát triển.

2.3.2 Thách thức

Mặc dù hội nhập quốc tế giúp ta dễ dàng tiếp cận với các nước khác nhưng những bước đầu nước ta phải đối mặt nhiều với việc sản xuất bằng các máy móc hiện hành Vì thế, việc sản xuất bằng máy móc, thiết bị hiện có đang gây e ngại khi khó có thể đáp ứng

Trang 9

Như ta đã đề cập ở trên, thách thức đối với ngành chế biến nông sản chính là quy định về bao bì sản phẩm về nhãn hiệu và nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm Mặc dù, châu Âu là thị trường xuất khẩu mang đến lợi nhuận cao thay vào đó lại có nhiều quy định pháp lí hơn và tốn kém ở chi phí kiểm tra về các tiêu chuẩn quy định của sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

2.4 Các giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp trong ngành

Thay đổi máy móc cũ bằng các loại máy móc tiên tiến Dù ban đầu rất tốn kém, nhưng nếu ta có thể chuyên môn hoá sản xuất toàn bộ quá trình thì lợi nhuận mang lại là rất lớn Bên cạnh đó, cũng cần Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp giảm các loại thuế về máy móc, giảm chi phí vận chuyển, sẽ kích thích doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn.

Phương pháp xác định dư lượng hóa chất: một nông sản đạt tiêu chuẩn khi chúng ta biết cách kiểm soát được đúng dư lượng cho phép, hiện nay đây là phương pháp được lựa chọn nhiều vì nó sử dụng máy móc hiện đại, để kiểm tra chính xác mức MRL thực tế đảm bảo cho việc xuất khẩu cũng như thời gian cho ra kết quả cũng vô cũng nhanh chóng Cần thường xuyên cập nhật những hoá chất cho phép và lượng hoá chất à mỗi quốc gia quy định Nắm bắt chặt chẽ các nguồn thông tin về hoá chất trên thị trường.

Nhập khẩu công nghệ tiên tiến có khả năng trích xuất nguồn gốc xuất cứ của bao bì sản phẩm để khi gặp sự cố có thể dễ dàng tìm nguồn sản xuất từ đó có các biện pháp xử lí và xử phạt doanh nghiệp không tuân thủ quy định xuất khẩu.

Ngoài ra, để phát triển mạnh mẽ hơn ta cần tạo ra nguồn nguyên liệu độc đáo thu hút khách hang như tìm kiếm các loại sản phẩm nông sản chế biến người châu Âu ưa thích, những sản phẩm mới mà nguyên liệu dễ tìm thấy nhờ điều kiện vị trí địa lí và khí hậu thuận lợi ở nước ta.

Trang 10

KẾT LUẬN

Tóm lại, ngành chế biến nông sản dần có vị thế tốt ở trong nước, khi người dân ngày có cuộc sống ổn định, và nhu cầu sử dụng các sản nông sản đã qua chế biến tăng cao Mặt khác, đối với các yêu cầu xuất khẩu sang nước ngoài mặc dù có thế mạnh về nguyên liệu nhưng khả năng sản xuất lại cònkém về đầu tư máy móc Với lợi thế về hiệp định EVFTA hiện tại ta cần chú trọng phát triển một cách tối ưu nhất để mang lại lợi nhuận về kinh tế cho đất nước.

Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu của nhiều tình thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong quý 1/2021 vẫn ghi nhận đà tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm 2020.

Nhằm tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương các tỉnh thành vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, tuyên truyền về các nội dung liên quan tới các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, như: EVFTA, CPTPP, RCEP… hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa.

Ngày đăng: 10/05/2022, 06:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan