Trước đây ở nước ta, y tế là một lĩnh vực dịch vụ công hoàn toàn do Nhà nước đứng ra cung cấp, các bệnh viện công chỉ đơn thuần là cơ quan hành chính sự nghiệp được bao cấp toàn bộ; do vậy đầu tư từ ngân sách nhà nước dù đã cố gắng tăng lên hàng năm nhưng cũng rất hạn chế, dẫn đến tình trạng các bệnh viện công quá tải, hiệu quả hoạt động thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn và xuống cấp, đội ngũ y bác sĩ, nhân viên thiếu động lực, không đáp ứng được đầy đủ và có chất lượng nhu cầu khám chữa bệnh đang ngày càng tăng lên của nhân dân.Chính sách giao quyền tự chủ cho các bệnh viện công lập theo Nghị định 102002NĐCP và sau này là NĐ 432006NĐCP đặc biệt là nghị định 162015NĐCP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập đã giúp các đơn vị ngành y tế có những bước tiến mới trong quá trình thực hiện cải cách tài chính công, kéo theo đó là chất lượng phục vụ bệnh nhân được tăng lên, đáp ứng phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Cơ chế tự chủ tài chính đòi hỏi quản lý tài chính trong bệnh viện công vừa phải đảm bảo hiệu quả tài chính, vừa phải đảm bảo mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Thực hiện đồng thời các mục tiêu trên không phải là dễ dàng đối với các bệnh viện công lập vốn trước đây đã hàng chục năm hoạt động trong cơ chế bao cấp. Do đó đổi mới quản lý tài chính bệnh viện công trở thành yêu cầu tất yếu để có thể thích ứng với cơ chế tự chủ tài chính...