1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Đề Thi Thử Văn Học 2013 - Phần 5 - Đề 16 pdf

2 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 133,22 KB

Nội dung

§Ò: 25 I. PHẦN CHUNG : (5 điểm) Câu 1:(2 điểm) Anh / chị hãy trình bày những thành tựu và hạn chế của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975? Câu 2:(3 điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về hiện tượng học đối phó,quay cóp bài trong giờ kiểm tra của học sinh trung học phổ thông hiện nay. II. PHẦN RIÊNG: (5 điểm) Thí sinh học chương trình nào thì làm bài câu dành riêng cho chương trình đó: Câu 3a: Theo chương trình chuẩn Vẻ đẹp của sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Câu 3b: Theo chương trình nâng cao Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ thanh Thảo: không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc (Ngữ văn 12,tập một, NXB Giáo dục,2008) Gîi ý lµm bµi I/PHẦN CHUNG (5 điểm) Câu 1:(2 điểm) Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh cần nêu bật được các ý chính sau đây: -Văn học việt nam từ năm 1945 đến năm 1975 thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử:tuyên truyền,cổ vũ tinh thần chiến đấu,hi sinh của nhân dân. -Văn học việt nam từ năm 1945 đến năm 1975 đã tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc,bao gồm truyền thống yêu nước và truyền thống nhân đạo. -Văn học việt nam từ năm 1945 đến năm 1975 phát triển cân đối,toàn diện về mặt thể loại.trong đó thơ trữ tình và truyện ngắn đạt nhiều thành tựu hơn;kí cũng có một số tác phẩm có chất lượng. -Một số hạn chế của văn học việt nam từ năm 1945 đến năm 1975 :nhiều tác phẩm miêu tả cuộc sống con người một cách đơn giản ,phiến diện;cá tính,phong cách của nhà văn chưa được phát huy mạnh mẽ;yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật của các tác phẩm bị hạ thấp;phê bình văn học ít chú trọng đến khám phá nghệ thuật. Câu 2:(3 điểm) a)Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội,bài làm có kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi về chính tả,dùng từ và ngữ pháp. b)Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật được các ý chính sau; -Tình trạng học đối phó,học lệch,quay cóp trong các trường học,lớp học vẫn còn tồn tại,đó là hiện tượng cần phải thay đổi và phê phán. -Việc học đối phó,học lệch,quay cóp trong các trường học sẽ tạo ra những kết quả ảo không phản ánh đúng thực chất học sinh. -Học sinh suy nghĩ và hành động cho bản thân :tu dưỡng đạo đức,có ý thức,thái độ học tập tốt,có thái độ đấu tranh chống lại những hiện tượng tiêu cực trong học tập và thi cử. II/PHẦN RIÊNG:(5 điểm) Câu 3a:Theo chương trình chuẩn a)Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết vận dụng khả năng đọc-hiểu để làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm văn xuôi,bài làm có kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi về chính tả,dùng từ và ngữ pháp. b)Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Thí sinh biết cách chọn,phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật hình tượng sông Hương . Bài viết có thể trình bày nhiều cách song cần nêu bật được các ý sau: -Vẻ đẹp thiên nhiên “phóng khoáng và man dại”, “rầm rộ”, “mãnh liệt”-“một bản trường ca của rừng già’ khi nó đi qua giữa lòng Trường sơn.Sông Hương có vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”, vẻ đẹp biến ảo trầm mặc. -Vẻ đẹp lịch sử:sông Hương từng chứng kiến bao cộc khởi nghĩa như Cách mạng tháng Tám 1945,chiến dịch Mậu Thân 1968. -Vẻ đẹp văn hóa xứ Huế;sông Hương gắn với âm nhạc cổ điển của Huế như ca Huế ,nhã nhạc cung đình Huế…. -Vẻ đẹp tâm hồn con người xứ Huế -Ai đã đặt tên cho dòng sông?thể hiện một phong cách bút kí độc đáo của Hòang Phủ Ngọc Tường ,qua đó thấy được cái tôi của tác giả say đắm với cảnh và người xứ Huế. c)Cách cho điểm: -Điểm 5:Đưa ra đầy đủ,có chọn lọc các luận điểm,luận cứ và triển khai phân tích một cách rõ ràng ,sâu sắc.biết phối hợp các thao tác lập luận một cách có hiệu quả.kết cấu văn bản chặt chẽ,diễn đạt tốt,có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. -Điểm 4:Đưa ra đầy được một số luận điểm,luận cứ và triển khai phân tích một cách rõ ràng ,sâu sắc.Biết phối hợp các thao tác lập luận một cách có hiệu quả.kết cấu văn bản chặt chẽ,diễn đạt tốt,có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. -Điểm 3-2:Trình bày được một nửa yêu cầu trên,còn mắc một vài lỗi về diễn đạtNội dung sơ sài,diễn đạt yếu. -Điểm 1:Nội dung sơ sài,diễn đạt yếu. -Điểm 0:Hoàn toàn lạc đề. Câu 3b:Theo chương trình nâng cao a)Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm trữ tình,bài làm có kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi về chính tả,dùng từ và ngữ pháp. b)Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu được bài thơ dàn ghi ta của Lor-ca:những nét chính về tác giả,hoàn cảnh ra đời,giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,vị trí đoạn trích,…làm rõ sự cảm nhậnvề giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.Có thể trình bày,sắp xếp theo nhiều cách nhưng cần nêu được: -Niềm tiếc thương cho giá trị nghệ thuật đích thực(không có ai chôn cất tiếng đàn) -Cái hữu hạn trong cái vô hạn. -Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn của Lor-ca. . §Ò: 25 I. PHẦN CHUNG : (5 điểm) Câu 1:(2 điểm) Anh / chị hãy trình bày những thành tựu và hạn chế của văn học Việt Nam giai đoạn 194 5- 1 9 75? Câu. đây: -Văn học việt nam từ năm 19 45 đến năm 19 75 thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử:tuyên truyền,cổ vũ tinh thần chiến đấu,hi sinh của nhân dân. -Văn học

Ngày đăng: 19/02/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w