Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
148,08 KB
Nội dung
TIỂU LUẬN
TÌNH HÌNHKINHTẾNĂM 2012
MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………… ….01
II. NỘI DUNG
1. Tăng trưởng kinh tế……………………………………………….… 04
1
2. Tập trung kiềm chế lạm phát khá thành công……………………….…… 07
3. Ổn định kinhtế vĩ mô…………………………………………………… 09
4. Khó khăn và thách thức……………………………………………………12
5. Nhiệm vụ và giải pháp 14
III. KẾT LUẬN ……………………………………………………………… 17
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… 18
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kết thúc năm 2011 đầy khó khăn của nền kinh tế, những tín hiệu tích cực vĩ
mô cũng những chính sách điều hành cứng rắn của Chính phủ trong nhiệm kỳ
mới đang mở ra kỳ vọng sáng sủa hơn cho năm 2012. Tuy nhiên bước vào năm
2012, do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng
hoảng nợ công kéo dài ở khu vực Châu Âu nên kinhtế thế giới diễn biến không
thuận. Tăng trưởng của hầu hết các nền kinhtế phát triển và đang phát triển đạt
mức thấp. Thị trường việc làm bị thu hẹp, thất nghiệp gia tăng. Ở trong nước,
2
những vấn đề bất ổn tồn tại nhiều năm qua trong nội tại nền kinhtế chưa được
giải quyết triệt để, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, cùng với bối cảnh bất lợi
của tìnhhình thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất kinh doanh và đời sống
dân cư. Lạm phát, lãi suất ở mức cao. Sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong một
vài tháng đầu năm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng. Vốn huy động
thiếu cùng với thị trường tiêu thụ giảm sút gây sức ép cho sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
II. NỘI DUNG
Đối với Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 là ưu tiên kiềm chế
lạm phát, ổn định kinhtế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn
với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kết quả thực hiện trong 9 tháng đầu
năm 2012 được thể hiện ở một số điểm dưới đây:
3
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - lạm phát đã giảm mạnh so với năm
2011 (đặc biệt trong hai tháng 6 và 7 có mức tăng trưởng âm). So với tháng 12
năm 2011. chỉ số CPI 9 tháng đầu năm 2012 tăng khoảng 5%.
● Tỷ giá hối đoái ít thay đổi.
● Thị trường vàng không ổn định, tăng giảm bất thường.
● Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm.
● Cán cân thanh toán quốc tế trong 9 tháng ước thặng dư khoảng8 tỷ USD.
Lao động, việc làm trong 9 tháng đầu năm 2012 ước giải quyết được
khoảng 1.165 nghìn lao động, tăng khoảng 3,3% so với cùng kỳ năm 2011 và
đạt 72,8% kế hoạch năm 2012.
Số doanh nghiệp mới thành lập trong khoảng 10 tháng đầu năm 2012 đạt
hơn 46.000 doanh nghiệp (giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2011.
Số doanh nghiệp đã giải thể và dừng hoạt động trong 9 tháng đầu năm
2012 là hơn 35.483 doanh nghiệp (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011).
Thu NSNN tính đến 15 tháng 8 năm 2012 đạt 418 nghìn tỷ đồng (56,5% dự
toán, tăng 1,7% so cùng kỳ 2011)
Chi NSNN tính đến 15 tháng 8 năm 2012 đạt 534 nghìn tỷ đồng (59,1% dự
toán tăng 18,6% so cùng kỳ 2011).
Tổng đầu tư xã hội ước 9 tháng đầu năm 2012 đạt 708,6 nghì tỷ đồng, bằng
35,2% GDP và tăng 8,6% so cùng kỳ năm 2011.
Xuất khẩu 9 tháng 2012 ước đạt 82 tỷ USD (tăng 16,4% so cùng kỳ năm
2011). Nhập khẩu ước đạt 82,5 tỷ USD (tăng 5% so cùng kỳ năm 2011). Như
vậy nhập siêu khoảng 0,5 tỷ USD.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong 8 tháng đầu năm 2012 đạt 8,5 tỷ
USD, bằng 66,1% cùng kỳ năm 2011. Đầu tư trực tiếp thực hiện 8 tháng đầu
năm 2012 đạt 7,28 tỷ USD, bằng 99,7% cùng kỳ năm 2011.
Như vậy, so với mục tiêu tăng trưởng kinhtế từ 6 - 6,5% thì năm 2012 sẽ là
năm thứ hai liên tiếp Việt Nam không đạt kế hoạch như đã dự kiến.
4
Từ đó, có thể tạm nhận xét rằng các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định
kinh tế vĩ mô về cơ bản có phát huy tác dụng, mức lạm phát đã giảm và kinhtế
vĩ mô giữ được ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn. Mức lạm phát cả năm
có nhiều khả năng kiềm chế được ở mức một chữ số. Tuy nhiên, nếu xét về
trung và dài hạn thì kinhtế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn.
1. Tăng trưởng kinh tế
Kịch bản tốt: Tăng trưởng vượt 6% khó khả thi với tìnhhìnhkinhtế thế giới
khả quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự báo tăng từ 12-13%; trong khi
kim ngạch nhập khẩu dự báo tăng 13-14%; tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu đạt
khoảng 11-12% vào năm 2012, tăng so với tỷ lệ 9,9% năm 2011.
Khi nền kinhtế toàn cầu duy trì được mức tăng trưởng, nguồn vốn đầu tư FDI
vào Việt Nam được dự báo duy trì ở mức tương đương năm 2011. Vốn FDI dự
kiến chiếm khoảng 23% tổng mức đầu tư toàn xã hội, tương đương khoảng 230
nghìn tỷ đồng.
Tổng hợp các yếu tố cấu phần GDP như tiêu dùng nội địa, xuất nhập khẩu và
đầu tư, với giả định các nhân tố khác không đổi, tính toán cho thấy với tổng
mức đầu tư toàn xã hội tương đương 33,5-33,9% GDP (mức kế hoạch đã được
phê chuẩn), tăng trưởng GDP của Việt Namnăm 2012 có thể đạt từ 6-6,3% nếu
hiệu suất đầu tư của nền kinhtế có sự cải thiện đáng kể.
Nhưng, nếu không có sự thay đổi về công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả thì
cần tăng tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinhtế dân doanh từ 35,2% năm 2011
lên khoảng 43% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 và giảm tỷ lệ đầu tư khu
vực kinhtế nhà nước từ mức 38,9% năm 2011 xuống còn 34% tổng vốn đầu tư
toàn xã hội vào năm 2012.
Với tốc độ tăng trưởng GDP từ 6-6,3%, lạm phát duy trì ở mức 8-10% và mức
bội chi ngân sách được thông qua cho năm 2012 ở mức 4,8% GDP, theo tính
toán của Ủy ban giám sát, nợ công Việt Namnăm 2012 dự kiến đạt mức 58,2-
58,8% GDP.
5
Tuy nhiên ở kịch bản này, Ủy ban cho rằng để điều chỉnh cơ cấu đầu tư như
trên là một thách thức rất lớn. Bởi vì, muốn tăng tỷ trọng đầu tư của khu vực
dân doanh từ 35,2% của năm 2011 lên tới 43% tổng đầu tư toàn xã hội vào năm
2012, theo tính toán của Ủy ban, tăng trưởng tín dụng cần đạt trên 25%, cao
hơn nhiều so với định mức tăng tín dụng từ 15-17% để kiểm soát lạm phát từ 8-
10%.
Trong khi đó, để đảm bảo an sinh xã hội và tạo nền tảng cho phát triển kinhtế
giai đoạn sau, Việt Nam cần tiếp tục quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở, đặc biệt là
khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, khó có thể giảm tỷ trọng đầu tư
của khu vực kinhtế nhà nước từ mức 38,9% tổng đầu tư toàn xã hội năm 2011
xuống chỉ còn 34% ngay trong năm 2012.
“Như vậy, trong điều kiện chưa tạo được bước đột phá công nghệ để tăng năng
suất, hiệu quả đầu tư kinh tế, nếu năm 2012 không có những đột biến về nguồn
huy động vốn sản xuất thông qua nguồn huy động vốn khác ngoài kênh tín
dụng, vốn tự có của doanh nghiệp, thì khả năng tăng trưởng GDP ở mức 6-6,3%
là khó đạt được”, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhìn nhận.
Kịch bản trung bình: GDP có thể đạt 5,6-5,9%
Ở kịch bản trung bình, giả định đặt ra là sản lượng nền kinhtế thế giới giảm
khoảng 1%, tác động làm thương mại giảm khoảng 3-4% so với 2011. Ảnh
hưởng đến Việt Nam, tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu của nước ta năm 2012
dự báo đạt tương ứng 8-9% và 7-8%, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu theo đó đạt từ 7-
8%.
Trong khi đó, lượng vốn FDI vào Việt Nam dự báo sẽ thấp hơn một chút so với
kịch bản tốt, chỉ chiếm từ 22-22,5% tổng mức đầu tư toàn xã hội.
Với các dữ liệu trên, cùng với cơ cấu đầu tư khu vực kinhtế nhà nước chiếm
6
36,5-37% và khu vực kinhtế dân doanh chiếm 40,5-41% tổng đầu tư toàn xã
hội, mô hìnhtính toán của Ủy ban cho thấy, tăng trưởng GDP của Việt Nam
năm 2012 có thể đạt từ 5,6-5,9%.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, đây là kịch bản có nhiều khả
năng nhất và các chỉ số, các cân đối cũng mang tính khả thi nhất, mức tăng
trưởng này cũng tương đối sát với mức sản lượng tiềm năng hiện tại của Việt
Nam.
Ở kịch bản này, mô hìnhtính toán về quan hệ giữa tăng trưởng GDP, bội chi
ngân sách và nợ công cho kết quả, với tỷ lệ bội chi ngân sách ở mức 4,8% GDP,
nợ công Việt Namnăm 2012 sẽ đạt mức 58,8-59,2% GDP.
Kịch bản xấu: GDP chỉ đạt 5,2-5,5%
Nhưng với giả định trường hợp xấu nhất, kinhtế thế giới có khả năng rơi vào
suy thoái và đạt mức tăng trưởng dưới 2,4%; thương mại thế giới tăng ở mức
dưới 3% về khối lượng và giá cả có thể giảm sâu hơn mức dự báo 10% sẽ tác
động mạnh đến tăng trưởng kinhtế cũng như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của
Việt Nam.
Dự báo trong trường hợp này, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng từ 5-6% so với năm
2011. Trong khi đó, nhiều khả năng Chính phủ sẽ phải điều chỉnh chính sách vĩ
mô, tăng đầu tư nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, ngăn chặn suy giảm kinh tế, nên
chính sách có phần nới lỏng hơn và vì thế nhập khẩu dự báo tăng 5-6%. Theo
đó, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu vào khoảng 9-10%.
Tương ứng, nguồn vốn FDI vào Việt Nam ước chỉ đạt khoảng 10 tỷ USD,
tương đương khoảng 21% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Lạm phát dự báo sẽ
giảm còn 8-9%.
Ủy ban lưu ý rằng, trường hợp suy thoái kinhtế thế giới như tại kịch bản xấu
có thể khuếch đại những điểm yếu nội tại của nền kinhtế Việt Nam, như đã
từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinhtế toàn cầu năm
7
2008-2009.
Bởi vậy, khi khả năng này xảy ra, Ủy ban khuyến nghị cần duy trì đầu tư của
khu vực kinhtế nhà nước nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế,
giảm tối đa những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Theo đó, tỷ trọng đầu tư của
khu vực kinhtế nhà nước cần duy trì ở mức tương đương năm 2011 (38,9%), tỷ
trọng đầu tư của khu vực kinhtế dân doanh khoảng 40%.
Với những giả định như trên, tính toán của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
cho thấy, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt từ 5,2-5,5%.
Kết hợp với tỷ lệ bội chi ngân sách của năm 2012 được thông qua là 4,8% GDP,
tính toán của cho thấy, nợ công của Việt Namnăm 2012 sẽ ở mức 59,8-60,4%
GDP.
→ Tuy nhiên thực tế: Tăng trưởng GDP của Việt Nam từ đầu năm tới nay hạ xuống mức
4,31% dù mức tăng trưởng của quý hai tăng được 4,5%.
2. Tập trung kiềm chế lạm phát khá thành công
Trước bối cảnh kinhtế thế giới suy giảm khó lường, Việt Nam đã có chủ
trương đúng về tập trung cho mục tiêu ổn định kinhtế vĩ mô, kiềm chế lạm
phát, bảo đảm tăng trưởng hợp lý. Tiếp nối Nghị quyết 11/2011/NQ-CP, điều
này đã được khẳng định trong các Nghị quyết gần đây của các Hội nghị Trung
ương Đảng (nhất là Hội nghị Trung ương 3 về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới
mô hình tăng trưởng), Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinhtế
xã hội năm 2012 và các Nghị quyết 01/2012/NQ-CP của Chính phủ về điều
hành năm 2012, Nghị quyết 13/2012/NQ-CP về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, hỗ trợ thị trường,…. Nhờ các chủ trương đúng đắn này và sự chỉ
đạo kiên quyết của lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo ở các ngành, các địa phương, tình
trạng lạm phát biểu hiện bằng chỉ số CPI các tháng liên tiếp đã được điều chỉnh
khá thành công, CPI hằng tháng giảm khá đều đặn từ 8/2011, dù có tác động
tăng lên chút ít trong dịp Tết. Lạm phát tháng 8/2011 (so cùng kỳ) là 23% đã
giảm dần, đến đến 8/2012 chỉ còn 5%. Dù còn có thể có những biến động trong
hệ thống tiền tệ, giá nông sản và xăng dầu, cũng như giá các dịch vụ y tế, giáo
8
dục,… nhưng theo dự báo sơ bộ của Bộ KHĐT tiến hành cuối tháng 8/2012, chỉ
số CPI tháng 12/2012 so tháng 12/2011 sẽ tăng khoảng 7-8%, và CPI trung bình
năm tăng 8,5-9,5% so cùng kỳ.
Một nguyên nhân cốt lõi của thành quả này là đã kiên trì chính sách điều tiết
hợp lý việc cung tiền, bảo đảm cân đối khá tốt hàng - tiền. Nếu so sánh với việc
tăng đầu tư ngân sách khi kích cầu năm 2009 và tín dụng dễ dãi năm 2010 mới
thấy việc kiểm soát tiền tệnăm 2012 là có kết quả, sau chuyển biến bước đầu
năm 2011. Tuy kiểm soát chặt chẽ, nhưng khi cần thiết, NHNN đã bơm tiền ra
thị trường bằng các kênh chính thức (như hỗ trợ đầu tư, kể cả trái phiếu chính
phủ, hỗ trợ thanh khoản cho NHTM qua thị trường mở) và sau đó bằng các biện
pháp nghiệp vụ đã thu tiền về nhanh, làm cho việc cung tiền (qua M2) danh
nghĩa thì lớn, nhưng tiền (nhất là tiền mặt) thực sự tham gia lưu thông thì ít hơn,
bằng các biện pháp nghiệp vụ thu tiền, nhất là tiền mặt về NHNN. Thêm vào
đó, năm 2012 việc cung tiền qua kênh tín dụng cũng bị giảm mạnh do hoạt
động tín dụng rất khó khăn, sau 8 tháng mới tăng chưa tới 2%, do cả phía doanh
nghiệp (tiêu thụ khó, tồn kho cao) và thanh khoản của ngân hàng thương mại
(do nợ xấu). Có thể nói, trong các nguyên nhân giảm lạm phát năm 2012,
khoảng phân nửa là do yếu tố điều hành tiền tệ khá tốt, làm ổn định cung-cầu
hàng-tiền. Thêm vào đó, trong các tháng đầu năm, giá xăng dầu và năng lượng
nói chung trên thế giới khá ổn định. Thậm chí giảm cũng như giá lương thực
thực phẩm trong nước cũng được bảo đảm ở mức ổn định đã tác động tích cực
đến quá trình giảm lạm phát khá ngoạn mục. Tuy nhiên, trong các tháng cuối
năm, nhất là quý IV có nhiều tác động mới theo hướng tăng CPI trở lại,do tác
động tăng giá xăng dầu, các dịch vụ y tế, giáo dục,… và cả giá lương thực thực
phẩm. Riêng về các giải pháp “bình ổn giá” của một số địa phương chưa có
nhiều tác dụng thực tế, tuy tác động tâm lý tốt.
Việc giảm lạm phát ở nước ta cũng được hỗ trợ thêm bởi yếu tố giá đầu vào
của các giá nhập khẩu cũng thấp trong điều kiện ổn định tỷ giá, nên đã làm
cho việc giảm CPI được thực hiện thành công hơn mong đợi. Tuy nhiên, sự lo
lắng về đình đốn cũng phần nào làm giảm niềm hưng phấn do thành công
không chế lạm phát rất đáng khích lệ này.
Nhìn chung, sự chỉ đạo tiếp tục thận trọng theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn
định kinhtế vĩ mô là hoàn toàn đúng, phải kiên trì trong tầm trung dài hạn. Dự
9
báo cả năm sẽ tăng khoảng 7-8%, nếu không có biến động lớn (còn theop bình
quân năm thì có thể tăng 8-9%). Tuy mức tăng giá này còn khá cao so với các
nước trong khu vực và thế giới, CPI chỉ khoảng 2-4%, nhưng CPI nước ta so
với năm 2011 và mấy năm gần đây, đã đạt được sự khống chế đáng khích lệ.
Cần cảnh báo rằng nếu lỏng tay, như bung tiền ra quá mạnh hay điều hành giá
cả thị trường, nhất là lương thực thực phẩm theo vùng và giá xăng dầu bất cẩn,
có thể làm lạm phát tăng cao năm 2013 và các năm sau !
Tuy nhiên, nếu tính lạm phát mà bỏ yếu tố xăng dầu và lương thực, thực
phẩm để xét lạm phát “lõi” core inflation thì vẫn còn cao. Do đó, cần rất kiên trì
kiềm chế lạm phát, mà không thể hài lòng và buông lơi.
Nhìn lại thành tựu khống chế lạm phát 20 năm qua, nhất là sau năm 1994, có
thể thấy các thành tựu kiềm chế lạm phát năm 2012 đạt được là rất đáng trân
trọng. Tác động của yếu tố điều hành theo đúng chính sách chủ Đảng và Nhà
nước là quan trọng
3. Ổn định kinhtế vĩ mô
Trong các chỉ tiêu về ổn định kinhtế vĩ mô có thể ghi nhận về các chỉ tiêu
tài chính, ngân hàng, tỷ giá, dự trữ ngoại tệ, đôi khi cũng tính cả xuất nhập khẩu
và cán cân thanh toán quốc tế, việc làm…
Tăng trưởng kinh tế: Cùng với thành tựu kiềm chế lạm phát, kinhtế Việt
Nam vẫn tăng trưởng khoảng 5% trong khó khăn của kinhtế thế giới. Đó là
mức tăng trưởng phù hợp, thích ứng với khó khăn chung, cả xuất nhập khẩu,
sức cạnh tranh kém,… Trong điều kiện kinhtế thế giới suy giảm mạnh đó, kinh
tế nước ta tuy có giảm sút, nhưng vẫn ở mức trên 5%, cao hơn mức thấp nhất
năm 1999 (có 4,77%) khi bị tác động bởi khủng hoảng tài chính Đông Á. Do
đó, khi cả nền kinhtế toàn cầu tiếp tục có sụt giảm và khởi sắc yếu ớt, thì
những bất cẩn trong điều hành hệ thống tài chính tiền tệ và an sinh xã hội, có
thể làm cho bất ổn kinhtế vĩ mô dẫn tới một số xáo trộn khó lường về chính trị
xã hội
Tỷ giá hối đoái đã giữ được ổn định, sau thời kỳ điều chỉnh mạnh mấy năm
gần đây, thậm chí điều chỉnh quá mạnh đầu năm 2012
10
[...]... trình tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng III KẾT LUẬN Nền kinhtế nước ta đang phải trải qua thời kì kho khăn do cuộc khủng hoảng kinhtế thế giới tác động Trong năm 2012 mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những khó khăn và thách thức cần giải quyết nhằm đạt được nhiều thành tựu hơn nữa Qua việc nghiên cứu tình hìnhkinhtếnăm 2012 chúng ta cũng... lợi mục tiêu phát triển kinhtế - xã hội năm 2012 Căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinhtế - xã hội năm 2012 mà các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã đề ra đồng thời xuất phát từ tình hình thực tiễn khó khăn của nền kinhtế trong những tháng gần đây, Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là: Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đồng... phải, còn lại tiếp tục tập trung sức cho kiềm chế lạm phát và ổn định kinhtế vĩ mô 14 5 Nhiệm vụ và giải pháp Theo nhiều dự báo, kinhtế thế giới đang có những dấu hiệu tích cực nhưng vẫn còn nhiềudiễn biến phức tạp, khó lường Tình hìnhkinhtế - xã hội trong nước còn nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh còn tiềm ẩn, nguy cơ bất ổn kinhtế vĩ mô vẫn còn lớn; lãi suất tín dụng còn cao; áp lực tăng giá của... nước nhập siêu và nhập siêu liên tục trong nhiều năm với mức nhập siêu rất cao 5 năm 2001 – 2005 nhập siêu chỉ có 19 tỷ USD, nhưng trong 5 năm 2006 – 2010 ta nhập siêu 63 tỷ USD Kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, chúng ta tiếp tục nhập siêu 68 tỷ USD… Chính phủ cũng đã thể hiện rõ quyết tâm trong điều hành để nền kinhtế nước ta có được một sự ổn định kinhtế vĩ mô và trụ vững được trước thách thức Vì thế,... phát, ổn định kinhtế vĩ mô để tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững; từng bước thực hiện có kết quả chủ trương tái cấu trúc nền kinhtế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh Trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây: Một là, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư, đồng thời tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinhtế vĩ mô... nước Thực hiện tốt tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cũng góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc các thành phần kinhtế Thực hiện tái cơ cấu nền kinhtế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cần tập trung rà soát, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính đồng bộ và liên kết giữa các... khiến việc vực dậy nền kinhtế nội tại cũng như sản xuất kinh doanh trong nước càng khó khăn hơn Nếu không giảm nhanh được mức lãi suất cho vay mà để tiếp tục ở mức cao như hiện nay, sẽ “giết chết” doanh nghiệp của chúng ta ngay trên sân nhà - Thứ ba là thách thức về độ mở của nền kinhtế chúng ta đã lên đến 166% Với độ mở như vậy, Việt Nam rất nhạy cảm với “thời tiết” kinhtế của thế giới Các nước... khăn lại càng thêm khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và thất nghiệp gia tăng Nền kinhtế của chúng ta trong năm tới sẽ tiếp tục phải đối mặt với ba thách thức - Trước hết, đó là lạm phát Lạm phát tại Việt Nam đã tăng cao và kéo dài trong suốt 5 năm qua, kể từ năm 2007 đến nay và bình quân mỗi năm là 13%, gấp 3 lần so với các nước trong khu vực Giá cả tăng cao và nhiều thời điểm còn có... chăm chút trong trung và dài hạn Điều này chỉ có thể giải quyết được nếu gắn các vấn đề kinhtế trước mắt với tái cấu trúc trong trung và dài hạn, nhất là ba khâu quan trọng nhất đã nêu như doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công và hệ thống tài chính tiền tệ… để hướng đến nền kinhtế hiệu quả hơn theo hướng xây dựng mô hình tăng trưởng mới Các cân đối vĩ mô cũng được giữ vững ổn định Tỷ lệ tích lũy vẫn được... chính, tạo thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh 15 Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để bảo đảm lạm phát mục tiêunăm 2012 khoảng 8 - 9%, tạo tiền đề cho việc kiềm chế lạm phát xuống mức thấp hơn trong những năm sau, bảo đảm ổn định kinhtế vĩ mô vững chắc và sự phát triển .
TIỂU LUẬN
TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2012
MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………… ….01
II. NỘI DUNG
1. Tăng trưởng kinh tế …………………………………………….…. hạn thì kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn.
1. Tăng trưởng kinh tế
Kịch bản tốt: Tăng trưởng vượt 6% khó khả thi với tình hình kinh tế thế