Giáo trình bảo dưỡng và vận hành máy trộn bê tông (Nghề Vận hành máy thi công nền - Trình độ Cao đẳng) gồm có 4 chương như sau: Bài 1: Tổng quan về máy trộn bê tông; Bài 2: Quy trình vận hành máy trộn bê tông; Bài 3: Kiểm tra máy trộn bê tông; Bài 4: : Bảo dưỡng máy trộn bê tông. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết.
Trang 1BO GIAO THONG VAN TAI
Trang 3BO GIAO THONG VAN TAI
TRUONG CAO DANG GIAO THONG VAN TAI TRUNG UONG I
GIAO TRINH
MODUN: BAO DUONG VA VAN HANH MAY TRON BE TONG
NGHE: VAN HANH MAY THI CONG NEN TRINH DO: CAO DANG
Trang 4MO DAU
Hién nay,dat nước ta đang trên đường hội nhập với các nước trong khu vực,cũng
như các nước trên thế giới.Vì thế cơ sở hạ tầng giao thông đòi hỏi cũng phải
được nâng cao hơn
Trong thời gian gần đây đất nước ta đã nhập về những loại máy móc hiện đại dan dan thay thế sức người ,như chúng ta biết khi thi công về giao thông và hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn một trong những máy đó
Quyền sách này chúng tôi giới thiệu bảo dưỡng va vận hanh máy trộn bê tông gôm những nội dung sau:
- Trình bày được về công dụng, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy trộn bê tông
- Phân tích được quy trình bảo dưỡng máy trộn bê tông
- Tuân thủ quy trình bảo dưỡng, nội quy thực tập và những quy định về an
Trang 6Bài I: Tổng quan về máy trộn bê tông
1 Công dụng và phân loại máy trộn bê tông
1.1 Khái niệm:
Là loại máy móc, thiết bị không thể thiếu trong các công trình xây dựng đặc biệt là với những công trình có quy mô vừa và lớn Máy trộn bê tông có công dụng tạo ra hỗn hợp bê tông đồng nhât từ các côt liệu được định lượng theo hàm lượng cấp phối được xác định trước Vẻ 1.2 Công dụng
Dùng để trộn đều các phối liệu của hỗn hợp bê tông và vữa như: cát, đá, xỉ
măng, nước và phụ gia khác theo một cấp phối xác định So với trộn bằng tay,
trộn bằng máy tiết kiệm xi măng hơn, đảm bảo năng suất và chất lượng cao Đặc
trưng kỹ thuật chủ yếu của máy trộn bê tông là dung tích sản xuất của thùng
trộn, tức là dung tích nạp vật liệu cho một mẻ trộn
Các phương pháp trộn bê tông
Có 2 phương pháp trộn bê tông chủ yếu được sử dụng cho các loại máy bê tông cỡ vừa và nhỏ là:
- Trộn tự do
- Trộn cưỡng bức 1.3 phân loại
Việc phân loại máy trộn bê tông cô nhiều cách khác nhau: theo phương
Trang 71.3.1 Phân loại theo phương pháp trộn - Máy trộn bê tông tự do (Hình 2-a):
các cánh trộn được gắn trực tiếp vào
thùng trộn, khi thùng trộn quay các cánh trộn sẽ quay theo đê trộn các cốt
liệu tạo thành hỗn hợp bê tông Loại
máy trộn này có cấu tạo khá đơn
giản, tiêu hao ít năng lượng, tuy
nhiên thời gian trộn lâu và chất lượng
bê tông không đồng đều
- Máy trộn bê tông cưỡng bức(Hình
2-b,c,d): loại máy này có thùng trộn
cố định còn trục trộn trên có gắn các
cánh trộn, khi trục quay cánh trộn
khuấy đều hỗn hợp bê tông Hỗn hợp bê tông có chất lượng tốt và đồng
đều Nhược điểm của loại máy trộn
này là có kết cấu phức tạp và tiêu
hao nhiều năng lượng khi sử dụng
1.3.2 Phân loại theo phương pháp đỗ bê tông ra khỏi thùng trộn
- Đổ bằng cách lật thùng - kiểu lật
nghiêng thường được lật úp xuống để
cho bê tông tự chảy ra, kiểu lật này
Trang 8máng vào thùng trộn sẽ đổ bê tông
vào máng Phương pháp này đổ chậm
và không triệt để, thường dùng với
loại máy có dung tích thùng từ 450 -
1000 lít
- Đổ bằng cách nghiêng Š a ——
và quay thùng (Hình 3- & 1 SL c): khi thùng được
nghiêng và quay, bê tông Es sé chay ra ngoai, loai này thường dùng với máy có dung tích lớn
hơn 1000 lít
- Để bằng cách quay
thùng ngược với chiều quay ban đầu: các cánh trộn sẽ đẩy bê tông ra khỏi thùng khi thùng quay ngược, thường áp dụng với các xe vận chuyển bê tông xi măng - Máy trộn dỡ liệu bằng mở đáy thùng Phương pháp này chỉ được thiết
kế cho máy trộn cưỡng
bức
1.3.2 Phân loại theo chu kỳ
- Máy trộn bê tông theo chu kp: qua trinh dwa cốt liệu và dé sản phẩm theo từng mẻ, khống chế được thời gian trộn, cho ra hốn hợp bê tông chất lượng tốt
Trang 9- Máy trộn bê tông hoạt động liên tục: quá trình đưa cốt liệu và đỡ sản phẩm
được tiến hành liên tục, năng suất trộn cao nhưng khó kiểm tra được chất lượng
trộn, loại này rất ít được sử dụng
1.3.2 Phân loại theo hình dáng thùng trộn
- Máy trộn bê tông hình nón cụt - Máy trộn bê tông hình trụ ~ Máy trộn bê tông hình quả trám
1.3.3 Phân loại theo khả năng di chuyển của máy
- Máy trộn bê tông có định: Đặc điểm năng suất cao Thích hợp với việc trộn bê tông tại các nơi như: công trường thi công cỡ lớn và vừa,thủy điện ,đường ô tô, bến cảng, cầu, công trường sân bay và các nơi trộn tập trung bê tông, cột ống va ximang
- kết cầu - Lầu chủ trộn là kết cầu thép loại hộp toàn bộ đóng kín kết cấu bê
„máy vận tải dây trần kèm theo lều che mưa,vật liệu dạng bột tất cả tự động nạp nhiên liệu, đo lường và phối liệu chuyển đến vận hành trộn vật liệu xuất ra và
Trang 10,khôngônhiễm môi trường
- Tính năng : trộn chất lượng cao Máy chủ áp dụng máy trộn loại ép bước hai
trục nằm ngang kỹ thuật Đức , vận hành ổn định, năng lực trộn mạnh,đối với các loại bê tông như bê tông loại khô ,bê tông nhựa ,bê tông bán khô và các loại bê
tông tỉ lệ phân phối có thể thực hiện theo công nghệ trộn phương thức đá bọc ,
có lợi cho việc nâng cao chất lượng bê tông Tính năng điều khiển thao tác nhân
tính hóa - Sử dụng kỹ thuật điều khiển vi tính,trong quá trình sản xuất hoàn toàn điều khiển tự động ,thực hiện quản lí phạm vi hóa trong quá trình sản xuất,hệ
thống tự động tính toán và các chức năng cao cấp khác - Máy trộn bê tông di động:
2 Cấu tạo máy trộn bê tông
Trang 11Máy trộn bê tông có nhiều loại, cấu tạo và tính năng sử dụng của từng loại
khác nhau nhưng nhìn chung chúng có các bộ phận và các cơ cau sau : Thùng
trộn, cánh trộn, cơ cấu quay thùng và quay cánh trộn, cơ cấu cấp vật liệu vào thùng, cơ cầu dỡ vật liệu khỏi thùng và thùng đong nước
2.1 Cấu tạo máy trộn bê tông cưỡng bức làm việc theo chu kỳ 1 = 3 ait 45 SoH! Je fae +” I —al|N, So dé cdu tao 1—hép giam téc, 2 — khớp nói, 3 — bộ tiêu 4m, 4 — van phan phdi, 5 — khda, 6 — xilanh khí ép, 7 — rôto 2.2 Nguyên lý hoạt động
Hệ thống dẫn động (gồm có động cơ điện, hộp giảm tốc) qua khớp nối làm
quay rôto Cánh trộn và tay trộn được lắp trên rôto, bộ tiêu âm có tác dụng làm
giảm tiếng ồn khi máy hoạt động Vật liệu trộn bê tông được đưa vào qua ống
nạp ở nắp thùng trộn và bê tông được xả ra qua cửa đáy của thùng trộn Cửa đáy
thùng trộn được đóng mở bằng cách dẫn khí ép qua khóa và van phân phối tới
xilanh khí ép
Loại máy này thường được lắp đặt tại các xưỡng bêtông đúc sẵn,các trạm trộn
bêtông thương phẩm.Dung tích bêtông đã trộn xong của cac loại máy trộn cưỡng
bức làm việc theo chu kì của các máy tiêu chun là
65,165,330,500,800,1000,2000 và 3000 L
Trang 12*Năng suất của máy trộn làm việc theo chu kỳ:
Duoc xác định theo công thức: Q=V.ktn
Trong đó: V dung tích sản xuất của thùng trộn hay là khả năng chứa vật liệu
của thùng trộn để trộn được hiệu quả
£ - hệ số xuất liệu,bằng tỷ số giữa bêtông đã trộn được V trên dung tích sản
xuất V của thùng trộn (f=V /V ).Hệ số xuất liệu
ƒ =0.65+0.70 khi trộn bêtông;f=0.75+0.85 khi trộn vôi vữa;
k - hệ số sử dụng thời gian;
n - số mẻ bêtông trộn được trong một giờ
2.3 Cấu tạo máy trộn bê tông cưỡng bức hoạt động liên tục
Loại máy này là kiểu máy trộn cưỡng bức bằng vít trộn quay ngang Cấu tạo
gồm có hệ dẫn động, thùng trộn và hai trục được gắn các cánh trộn, được thể hiện như hình vẽ: 3 cân À j 19 lÍ
Sơ đồ cầu tao
1 — động co, 2 — bộ truyền đai thang, 3 — hộp giảm tóc, 4 — nói trục bù, 5 — bộ truyền bánh răng, 6 — cửa, 7 — cánh, 8 — tắm, o — ống chặn, 1o - trục, 11- ô đỡ chặn 2.4 Nguyên lý hoạt động
Hệ thống dẫn động của máy trộn gồm có động cơ, bộ truyền đai thang, hộp
giảm tốc, nói trục bù và bộ truyền bánh răng Máy gồm có 2 trục được gắn các
Trang 13cánh trộn lệch một góc 45°, đầu cuối của cánh trộn có các tắm có thể thay thế được Các cánh trộn được giữ chặt bằng các ống chặn Các trục quay đồng bộ ngược chiều nhau nhờ có bộ truyền bánh răng Vật liệu được đưa vào cửa một cách liên tục được các cánh trộn đây dọc theo thùng trộn ra tới cửa xả Máy trộn cưỡng hoạt động liên tục được thiết kế sao cho các vật liệu được nhào mạnh bởi
cánh trộn và di chuyền chậm dọc theo trục quay Do đó, bê tông có chất lượng tương đối tốt, đồng đều
*Năng suất của máy trộn hoạt động liên tục: Được xác định theo công thức:
A =k -diện tích trung bình cắt ngang của dòng vật liệu trong thùng trộn (với máy trộn một trục),m d -đường kính cánh trộn,m ; k- hệ số nạp( k=0.28+0.34); V=S.n - téc đọ di chuyén của hồn hợp theo hướng đọc trục thùng trộn,m/s S- bước cánh trộn ,m
N-số vòng quay của truc trong một giây , 1/s 3 Máy trộn cưỡng bức kiểu trục đứng
Trang 141- Bộ truyền động dai: 2- Trục truyền động ngang: 3- Các trục truyền động đứng: 4- Bộ truyền bánh răng côn: 5- Bánh răng quay thùng: 6- Banh rang đáy thùng: &- Thùng tron:8 — Cánhtrộn
Thùng trộn là hộp trụ rỗng, đường kính gấp 2-3 lần chiều cao và dung tích tối đa là 3m, ở đáy thùng có bao banh răng trụ.Dưới mặt phẳng đáy thùng co cửa đáy hoặc khoét lỗ xả bê tông
3.2 Nguyên lý làm việc
Khi thùng quay ồn định ta tiếp vật liệu vào thùng Do được truyền động,trục
ngang 2 sẽ quay làm hệ thống bánh răng 4 quay theo,dẫn đến trục quay đưng 3
quay cùng chiều.Kết quả là thùng trộn sẽ quay ngược chiều cánh quay 8.Vì tế tốc độ trộn sẽ nhanh lên va tốc đo trộn sẽ đều.Máy trộn hoạt đông theo chu kỳ thì mở cửa đáy tháo bê tông nếu máy làm việc lên tục thì ở lỗ đáy có lỗ xả
3.3 Máy trộn bê tông tự do kiểu lật đỗ:
Trang 156- Xich nang 15- Truc ngang ; 7- Hộp giảm tôc 17- Ham ;
8- Dong co điện 9 - Néi truc 18- Banh rang quay thing
3.3.2 Nguyên lý làm việc
Bộ phận công tác chính là thùng trộn, có dung tích hình học lớn nhất là 300
lít Khi trộn, trục thùng lệch 45°; khi đỗ quay thêm 90° Cơ cấu quay thùng gồm các hệ thống bánh răng (2) và (18) có khi được bố trí ở đáy thùng Máy được lắp động cơ điện hoặc động cơ chạy dau Diesel, động cơ hoạt động làm quay hệ
thống bánh răng trong bộ phận giảm tốc, rồi từ đó sẽ làm quay thùng và bánh xích quay trơn (19) Kéo cần điều khiển (14) theo chiều mũi tên sẽ đóng li hợp
làm trục (15) quay để nâng thùng tiếp phối liệu (5) lên và dé phối liệu đó vào thùng trộn để trộn Sau đó lại đẩy ngược cần (14) và tách li hợp hạ thùng tiếp
liệu Hoặc có 1 cơ cấu khác đơn giản hơn là lắp một cơ cấu Puly vào động cơ, dùng dây cu-loa nối từ puly này với cơ cấu quay của máy trộn, làm máy quay
tròn để trộn, Thùng trộn đề đứng và đồ phối liệu trực tiếp vào thùng
Muốn lật thùng đồ bê tông ra ngoài thì quay tay quay (4) (vô lăng) Rồi quay
thùng về tư thế trộn để thực hiện chu kỳ mới Máy trộn lật đồ có ưu điểm đồ
nhanh nên tận dụng thời gian cao, đổ sạch nên hệ số xuất liệu lớn Hệ số xuất
liệu theo công thức sau
Thé tich bé tong dé ra sau một lần trộn(mỶ ) Dung tích sản xuất hay khả năng chứa của thùng(mỶ )
Y f= Vv
Nhưng khâu lật thùng bằng tay người nên thùng trộn bị hạn chế về dung tích Vì thế không ứng dụng được ở những công trình có yêu cầu khối lượng công tác bê tông lớn
3.4 Máy trộn bê tông tự do kiểu nghiêng đỗ
Đây là một kiểu khác của dòng máy trộn bê tông tự do Máy sử dụng đề trộn
vữa ướt Máy có thùng và miệng thùng hơi chếch so với phương ngang Khi dé,
hạ miệng thùng xuống cho trục quay của thùng nghiêng xuống 45°(so với phương ngang) Khối lượng bê tông trộn sau một mẻ là rất lớn vì thùng trộn có
dung tích từ 2m” - 5m”
Trang 163.4.1Cấu tạo cúa máy trộn bê tông kiểu nghiêng đỗ Hình 2 : Cấu tạo mảy trộn bê tông tự do kiểu nghiêng đồ 1 - Thùng trộn 2 - Vành bao 3 - Máng tiếp nước (nếu cần) 4 - Xi lanh nghiêng thùng 5 - Giá đỡ thùng 6 - Giá nghiêng thùng 7 - Bánh kẹp § - Con lăn dỡ thùng 9 - Bánh răng quay thùng 3.4.2 Nguyên lý làm việc
Kiểu máy trộn này có thể đặt trên giá đỡ cố định hoặc ô tô di động Trong thùng có gắn cánh trộn Vì thẻ tích của thùng lớn, có thể chứa nhiều hỗn hợp
vữa bê tông, nên mỗi cơ cấu như quay thùng, nghiêng thùng, tiếp liệu đều do mỗi động cơ và bộ truyền động riêng đảm nhận
Loại máy này thường được sử dụng ở những công trình xây dựng lớn, cần một khối lượng lớn bê tông và thường được gắn trên ô tô dé di chuyển từ nơi này đến nơi khác
3.5 Máy trộn bê tông tự do kiểu cố định
Trang 17Đối với máy trộn cố định, trong suốt thời gian làm việc gồm tiếp liệu, trộn và
dỡ thùng trộn luôn quay quanh trục ngang Loại này cũng chuyên dùng trộn bê
tông lỏng, nhưng khối lượng bê tông là trung bình
3.5.1 Cấu tạo máy Mint UT Hình 3 : Cấu tạo máy trộn tự do kiểu cố định 1- Thùng trộn 9- Bộ truyền động đai 2- Cánh trộn 10 - Máng nạp - dỡ 3- Đai đỡ thùng 4- Bánh răng bao thùng 5- Thùng tiếp nước 6- Phễu tiếp liệu 7- Con lăn §- Bánh răng quay thùng 3.5.2 Nguyên lý làm việc
Thùng trộn hình trụ có dung tích hình học lớn nhất 2mỶ, phía trong lòng
thùng có gắn các cánh trộn hình quạt hay tắm cong Máng dỡ có thể được đưa vào hay rút ra khỏi thùng bằng khớp xoay Hai đầu máng cũng được nâng lên hạ xuống khi xoay Khi trộn bê tông, người ta cho thùng trộn quay không tải do được truyền động từ động cơ qua bộ truyền động bánh răng 8 va 4; bẻ cho đầu ngoài của máng nạp dỡ nâng lên, đầu trong thùng hạ xuống đẻ đổ vật liệu vào thùng Thùng quay sẽ dùng cánh nâng vật liệu lên cao rồi thả cho rơi tự do tự trộn với nhau Sau vài ba phút thì hạ đầu ngoài của máng xuống để cánh trộn
múc bê tông đã trộn vào máng và trút ra ngoài Khi dỡ hết thì lại tiếp liệu đẻ
thực hiện chu kỳ tiếp theo Khi vật liệu chưa đủ độ ướt thì tiếp nước từ thùng 5Š
Trang 18qua phễu 6 vào thùng Loại này có ưu điểm là ít thao tác nên cơ cấu đơn giản, dễ điều khiển Nhưng nhược điểm của nó là dung tích sản xuất nhỏ, đỡ lâu và chậm, chiếm nhiều thời gian nên năng suất không cao, chỉ đáp ứng cho việc
cấp bê tông tại chỗ Hệ số xuất liệu thấp Trong thực tế loại máy trộn này ít được
sử dụng
3.7 Trạm trộn bê tông
Trạm trộn bê tông là thiết bị có chức năng tổng hợp các loại nguyên liệu như
cát, đá ,sỏi, phụ gia với nhựa đường .đã định lượng theo tỷ lệ quy định để tạo thành một sản phẩm bê tông Trạm trộn bê tông sử dụng các công trình xây dựng,
các công trình cầu đườngcoong trình dân dụng Thiết bị được sản xuất trên dây truyền công nghệ cao, ứng dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại đem đến chất
lượng trộn bê tông đều, ồn định
* Yêu cầu chung về trạm trộn
- Đảm bảo trộn & cung cấp được nhiều mác bê tông với thời gian điều chỉnh
nhỏ nhất
- Cho phép sản xuất được sản xuất được hai loại hỗn hợp bê tông khô hoặc ứơt
- Hỗn hợp bê tông không bị tách nước hay bị phân tầng khi vận chuyển
- Trạm làm việc êm không ồn, không gây ô nhiễm môi trường - Lắp dựng sữa chữa đơn giản
- Có thể làm việc ở hai chế độ là tự động hoặc bằng tay
Một trạm trộn bê tông có 3 bộ phận chính:
+ Bãi chứa cốt liệu
+ Hệ thống máy trộn bê tông + Hệ thống cung cấp điện
Trang 19* Bãi chứa cốt liệu là
khoảng đất trống dùng đề
chứa cốt liệu( cát ,đá to đá nhỏ) ở đây cát ,đá to „đá nhỏ được chất thành
các đống riêng biệt Yêu
cầu đối với bãi chứa cốt liệu phải rộng và thuận tiện cho việc chuyên chở
cũng như lấy cốt liệu đưa lên máy trộn
Trang 20
* Hé théng may tron bé tong bao
gồm hệ thống thùng chứa liên kết
với hệ thống định lượng dùng đề
xác định chính xác tỉ lệ các loại
nguyên vật liệu cấu tạo nên bê
tông.Băng tải dùng để đưa cốt liệu vào tùng trộn và gồm máy
bơm nước,máy bơm phụ gia,xi lô chứa xi măngthùng trộn bê
tônghệ thống khí nén
- Hệ thống cung cấp điện: Trạm
trộn bê tông sử dụng nhiều động
cơ công suất lớn, vì vậy đối với 1
dây chuyền trạm trộn bê tông cần
có một hệ thống cung cấp điện
phù hợp để cung cấp cho các
động cơ cũng như thiết bị khác
Trang 213.7.1 Cấu tạo máy trạm trộn Cấu tạo chung trạm trộn bê tông 1- Phêu nạp liệu, 2-Băng tải, 3- Cot dé, 4- Định lượng cốt liệu, $- Khối trộn, 6- Định lượng xi măng, 7- Phéu xi mang, 8- Thiết bị điện, 9- Trung tám điều khiển, 10- Bộ phận cấp nước 3.7.2 Nguyên lý làm việc :
Bước I: là mở cửa xả boongke chứa đá I
Bước 2: mở cửa boongke chứa cát khi số đá đã được cân đủ và đóng cửa xá chứa đá lại
Bước 3: Khi số cát cần dùng đã cân đủ thì đóng cửa xả boongke cát lại đồng
thời lại mở cửa boongke chứa đá 2 Cứ cân đá và cát theo trình tự như vậy cho
đến khi kết thúc quá trình cân các thành phần cốt liệu để dùng
Bước 4 :Khi cân xi măng : Đầu tiên mở cửa xả đáy Silo chia xi mang, xi mang từ đó theo vít tải vận chuyển đồ vào thùng cân Khi nào xỉ măng được cân đi thì
vít tải sẽ tự động dừng lại
Khi cân nước và các phụ gia khác: Các phụ gia chỉ được cân khi nước đã được bơm vào thùng cân và đã được cân xong
Khi đã định lượng xong xi mắng, cốt liệu, đá, cát, nước và các phụ gia thì cối trộn bắt đầu quay Skip vận chuyển các vật liệu đã được cân lên cối trộn ( khi cối trộn còn bê tông hoặc cửa xả cối trộn chưa được đóng thì skip làm việc sẽ
không hoạt động )
Trang 22Khi cốt liệu được xả vào thùng trộn thì xi măng cũng được xả ra
Khi khâu xả đã được thực hiện xong thì skip sé quay về vị trí khung cân đề
thực hiện mẻ tiếp theo, đồng thời lúc này nước và các chất phụ gia được xả ra
ngoài
Thời gian trộn dao động khoảng 30 đến 45 giây Sau thời gian trộn bê tông, hỗn hợp bê tông được xả vào xe chuyên trở
Khi đã xả hết nguyên liệu, cối xả sẽ đóng lại và mẻ trộn tiếp theo lại tiếp tục
được thực hiện qua hệ thống điều khiển 3.7.3 Ưu nhược điểm
+ Uw điểm : Khả năng chứa phối liệu lớn, trộn đều , chất lượng bêtông tốt ,
đỡ sạch nên hệ số xuất liệu và năng suất cao phục vụ có hiệu quả ở những xí
nghiệp chuyên chế tạo bêtông khối hay bê tông cốt thép đúc sẵn , ở các công trường đòi hỏi lượng bê tông lớn
+ Nhược điểm : Thiết bị cồng kềnh , nặng nề về kết cầu , phức tạp ở các khâu
điều kiển và tiêu tốn nhiều năng lượng , không kinh tế khi sử dụng cho công
trình cần lượng bê tông nhỏ và rời rạc
Trang 23Bai 2: QUI TRINH VAN HANH MAY TRON BE TONG 1 Nguyên tắc vận hành máy trộn bê tông
1.1 Vận hành máy trộn bê tông
Máy trộn bê tông là một thiết bị hỗ trợ đắc lực cho con người trong quá trình xây dựng Có thể nói nó là một thiết bị không thể thiếu, đặc biệt là trong những
công trình cỡ trung bình và lớn Trong quá trình vận hành, sự cố có thể xảy ra là
không thể tránh khỏi và những sự sơ suất của người vận hành có thể gây ra
những tai nạn đáng tiếc
Để sử dụng thiết bị một cách an toàn nhất, chúng ta nên chú ý và tuân thủ
những điều sau đây
a Đối tượng được phép làm việc
Khi tiếp xúc với máy trộn bê
tông, người lao động phải đảm
bảo các điều kiện sau:
Trang 24Để đảm bảo an toàn cho người trực tiếp sử dụng máy trộn bê tông
phải đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ
lao động như:
- Mũ, quần áo, găng tay, ủng cao su
bảo hộ, khẩu trang, kính mắt
c Những điều nghiêm cấm khi máy trộn bê tông đang hoạt động
Trong khi máy ton == 7
dang hoat dong, ay nghiém cam - Thò tay, chân hoặc đứng gần phần miệng trộn của máy - Sử dụng các vật liệu, công cụ can thiệp
vào máy trong quá trình
trộn
d Chú ý khi đồ vật liệu vào thùng trộn của máy trộn bê tông
- Trước khi dé vật liệu vào thùng trộn nên có sự thống nhất giữa người điều
khiển máy và người đổ nguyên vật liệu để đảm bảo các thao tác được phối hợp nhịp nhàng và an toàn
e Khi trộn xong
- Để tránh bị giật, điều khiển hạ ben phải làm từ từ, bình tĩnh
- Sau khi trộn xong cần làm vệ sinh sạch sẽ và hoàn thành các thủ tục về an toàn và bàn giao lại cho ca trộn sau
ø Vệ sinh máy trộn bê tông
Trang 25- Moi su vé sinh, bao tri va bao dưỡng chỉ được thực hiện khi nguồn điện đã
được ngắt hoàn toàn đề tránh sự hoạt động ngẫu nhiên trở lại của máy Ben phải
được cô định ở vị trí nâng bằng chết hãm
b Lưu ý khi di chuyển máy trộn bê tông:
- Thao ben ra khỏi máy nếu vận chuyền bang 6 tô
- Nếu vận chuyển bằng xe cải tiến thì nên cố định ben bằng chốt hoặc dây cáp chắc chắn
2 Trình tự vận hành
2.1 Vận hành may trộn bê tông a Quá trình chuẩn bị
- Vi tri dit máy phải bằng phẳng chắc chắn, có rãnh thoát nuooc đầy đủ
- Tất cả các vật liệu như xi măng, cát, đá sỏi nước phải được tập kết đầy đủ,
đúng chủng loại, vị trí tập kết các vật liệu phải thuận lợi
- Máy trộn phải luôn trong tình trạng hoạt động tốt Nếu máy trôn dùng động
cơ điện thì phải chú ý nguồn điện
- Người tham gia vận hành phải có đầy đủ trang bị bảo hộ đúng yêu cầu - Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cho công việc
b Quá trình vận hành
- Khởi động động cơ(động cơ diezen hoặc động cơ điện) - Cho thùng trôn quay và các cánh trộn quay khoảng 5s
- Đỗ các loại vật liệu đã được định lượng sẵn vào thùng trộn để tạo hỗn hợp bê
tông khô 10- 15s
- Đổ nước đã được định lượng vào thùng trộn để tạo hỗn hợp bê tông ướt khoảng 15- 20s
- Xả bê tông thương phẩm vào dụng cụ chuyên dùng và đưa đến nơi sử dụng 2.1 Vận hành tram trộn bê tông ;
+ Trước khi vận hành cân thực hiện quy trình kiêm tra trạm trộn bê tông, bắt
đầu từ các thiết bị sử dụng để đảm bảo quá trình diễn ra an tồn và sn sẻ, tránh xảy ra sự cố
a Qué trình chuẩn bị
Trang 26Từ các nguyên vật liệu xây dựng để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng là bêtông ta cần thực
hiện các công việc như sau: Cốt
liệu được để riêng biệt ở bãi
chứa cót liệu Cót liệu được máy
xúc lật đưa lên đầy các thùng
phễu riêng rẽ,chờ xả xuống
băng tải để vận chuyển lên các
thùng cân cốt liệu,
xi măng được đưa lên xi lô chứa xi măng trên cao Nước được bơm lên đầy các
thùng chứa đề chờ cân định lượng
b Chuẩn bị các điều kiện làm việc
Để bắt đầu một quá trình hoạt động mới, tránh trường hợp có quá trình hoạt
động trước đó (chẳng hạn như sự cố) Trong thùng cân nước, cân phụ gia, cân
ximăng, thùng trộn vẫn chưa xả hết nguyên liệu Tại bàn điều khiển người vận
hành ấn nút Reset để: - Mở cửa xả bê tông - Mở cửa xả thùng cân cát - Mở cửa xả thùng cân đá I, đá2 - Mở cửa xả thùng cân xi măng - Mở cửa xả thùng cân nước, phụ gia
Lúc này mới cho phép hệ thống làm việc
Sau khi quá trình chuẩn bị xong Từ máy tính nguời vận hành nhập các thông
số của mác bê tông như: khối lượng cát, đái, đá2, xi măng, nước, phụ gia, số mẻ
và các dữ liệu quản lý hành chính như lái xe, biển số xe, ngày, giờ xuất hành Sau đó tới tủ điều khiển người vận hành chọn chế độ hoạt động cho máy
Trang 27là tự động hay bằng tay Nếu là chế độ tự động người vận hành nhấn nút AUTO,
nếu là chế độ bằng tay thi nhan nit MANUAL
c Chế độ điều khiển tự động
Ở chế độ điều khiển tự động người vận hành chỉ cần nhấn nút Start trên bàn
điều khiển Động cơ trộn bê tông cho chạy ở chế độ không tải Máy sẽ tự động cân đo các khối lượng nguyên vật liệu, ở đây thực hiện phương pháp cân riêng
lẻ
Mở van xả cát, cát được xả xuống băng tải để đưa lên thùng cân Đồng thời đái
cũng xả dé đưa lên thùng cân Khi đái đủ, băng tải 1 dừng đồng thời băng tải
2chạy, đá2 được đưa lên thùng cân Khi đá2 đủ thì băng tải 2 dừng Tại thùng
cân đá quá trình cân được thực hiện theo nguyên tắc cân cộng dồn:
MĐá = MĐál+ MĐá2
Trong quá trình cân cốt liệu đồng thời cân luôn xi măng ,nước và phụ gia Xi
măng từ xi lô chứa đưa vào thùng cân nhờ vít tải, khi khối lượng xi măng bằng
khối lượng đặt thì dừng động cơ vít tải Nước, phụ gia được bơm lên đưa vào
thùng cân cho đến khi bằng khối lượng đặt thì dừng động cơ bơm nước và phụ
gia
Khi thùng trộn “rỗng', cửa xả thùng trộn “đóng”, thì cốt liệu và xi măng được
đưa đồ vào thùng trộn bê tông bắt đầu quá trình trộn khô Thời gian trộn khô là
15s thì xả nước và phụ gia vào trộn, bắt đầu thời gian trộn ướt là 10s(Thời gian
trộn một mẻ khoảng 25s) thì cửa xả thùng trộn mở ra, bê tông được xả vào xe chuyên dụng Sau thời gian xả khoảng 10s, đóng cửa xả bê tông lại Kết thúc
một mẻ trộn
Để chuẩn bị cho một mẻ trộn mới thì trong quá trình trộn bê tông và sau khi
xả nguyên liệu: cát, đái, đá2, nước, xi măng và phụ gia tiếp tục được vận
chuyển lên thùng cân nghĩa là: Khi số mẻ trộn chưa bằng số mẻ đặt thì sau khi
xả cốt liệu và xỉ măng xong sẽ tiếp tục quay lại thực hiện cân cốt liệu và xi
Trang 28Khi cân đủ thì dừng lại chờ mẻ tiếp theo Khi số mẻ bằng số mẻ đặt thì dừng hết
quá trình cân lại
d Chế độ điều khiến bằng tay
Ở chế độ điều khiển bằng tay, người vận hành gạt công tắc cân vật liệu xuống
OFF, quan sát số liệu cân bằng thiết bị hiền thị trên bàn điều khiển hoặc quan sát
trên màn hình phần mềm Nhắn nút CHẠY động cơ trộn
- Dua tay gạt sang chế độ hoạt động bằng tay (MAN), gạt chuyển mạch đóng mở cửa xả sang vi tri “STOP”, khi can diéu khiển, gạt chuyển mạch sang vị trí
đóng hoặc mở cửa xả
- Nhấn nút cấp cát, đồng thời cấp luôn xi măng, nước, phụ gia Người vận hành
theo dõi số cân hiển thị trên máy tính, khi đủ nhấn vào một lần nữa các nút để
dừng quá trình cấp Trong quá trình cấp cốt liệu riêng đá thì cấp xong đái mới dojge cấp đá2 Khi cốt liệu đã được cấp đủ đưa chúng vào thùng trộn Lúc này
nhấn nút xả cốt liệu đồng thời nhấn nút xả xi măng Do động cơ trộn luôn chạy
trong quá trình hoạt động nên sau khixả xong cốt liệu, xi măng coi
như máy đang trôn bê tông khô Thời gian trộn ướt được bắt đầu tính khi xả
nước và phụ gia Sau khi trộn ướt mẻ bê tơng đã được hồn thành, người vận
hành chỉ việc nhấn nút xả bê tông Không để chuyển mạch đóng mở cửa xả ở Vị
trí “tự động” vì khi đó có thể bê tông sẽ bị xả theo chế độ tự động trong khi chưa cân đủ nước hoặc đủ xi măng
Trang 29Bai 3: KIEM TRA MAY TRON BE TONG 1 Nguyén tắc kiểm tra máy trộn bê tông
1.1 Kiểm tra máy trộn
Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thì việc kiểm tra các bộ phận của
máy là việc bắt buộc không thể bỏ qua nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc và
gián đoạn công việc làm ảnh hưởng đến tiế độ công trình
a Kiểm tra máy trộn bê tông trước khi trộn
Trước khi hoạt động nên đảm bảo chắc chăn răng các bộ phận của máy trộn
bê tông đều ổn định và sẵn sàng hoạt động Có các vật dụng che chắn ở các vị trí
cần thiết để đảm bảo an toàn, nguồn điện ổn định để đảm bảo máy vận hành tốt b.Kiểm tra vị trí đặt máy trộn bê tông
- Nơi đặt máy trộn bê tông phải phẳng, rộng rãi, đi lại thoải mái và có bố trí
các rãnh nước xung quanh tránh việc nước chảy tràn gây ô nhiễm môi trường
- Có trải các vật liệu chống trơn trượt quanh khu vực đặt máy trộn bê tông - Phải có dụng cụ che chắn ở miệng của máy
c Kiểm tra hệ thống điện :
- Hệ thống điện phục vụ cho máy trộn bê tông là điện 3 pha có điện áp cao
do đó phải kiểm tra cẩn thận trọng các đường dây điện, thiết bị đóng ngắt, thiết
bị an toàn và phải treo biển cảnh báo cụ thể
d Kiém tra vật dụng che chắn
- Khi máy trộn bê tông đang hoạt động thùng trộn quay, cánh trộn quay do đó gây nguy hiểm đến mọi người tham gia làm việc Vậy khi máy đang làm việc phải có vật dụng che chắn để đảm bảo an tồn khơng gây nguy hiểm cho mọi người
1.2 Kiểm tra trạm trộn
a Kiễm tra hệ thống điện
- Kiêm tra hệ thông điện đê đảm bảo đủ tải cho trạm trộn bê tông hoạt động
như các trị sô điện áp, tân sô, đông pha
Trang 30- Kiểm tra áp suất khí nén, van khí xem đã dat áp suất yêu cau dé bắt đầu vận
hành hay chưa Nếu chưa chính xác thì nên khắc phục ngay lập tức
- Kiểm tra các thông số mẻ đặt, thông số định mức của bê tông sắp trộn
b Hệ thống khí nén:
- Tiến hành kiểm tra mức dầu ở bộ lọc khí
- Mở 3 cửa xả của trạm : xả bê tông, xả nước vào cối, xả xi măng vào cối,
nếu phát hiện có hiện tượng bị kẹt phải tìm nguyên nhân xử lý kịp thời , tránh ảnh hưởng khi vận hành trạm trộn bê tông
c Hệ thống nước:
- Kiểm tra lượng nước trong bể chứa
- Kiểm tra các van nước đã khóa mở đúng chưa
- Sau đó chạy chế độ tay cho bơm nước để bơm lên thùng cân sau đó xả vào côi
e Hệ thống vít tái đứng và vít tải xiên:
- Kiểm tra xi măng còn trong silo không, đã nạp đủ xi măng chưa
- Kiểm tra các cửa xả xi măng từ silo xuống vít tải xiên xem đã đúng vị trí
chưa
- Thực hiện thử khởi động vít tải xem có bị kẹt ở đâu hay không
d Cối trộn: —_ ;
- Chạy thử côi trộn đề đảm bảo quy trình hoạt động bình thường e Kiểm tra băng tái
- Kiểm tra hoạt động của động cơ điện
- Kiểm tra hoạt động của các con lăn đỡ
- kiểm tra băng tải có bị đứt bị rách không 1.2 Kết thúc vận hành trạm frộn trộn
Trang 31- Sau khi quy trình vận hành trạm trộn bê tông đã kết thúc thì phải vệ sinh cối
trộn, trạm trộn sạch sẽ theo đúng quy trình vệ sinh cần thiết
- Chú ý là phải tắt các nguồn điện cấp vào thiết bị, tủ điện
- Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng trạm trộn bê tông theo định kỳ để tăng hiệu năng và tuổi thọ của thiết bị
- Đặc biệt lưu ý không được sử dụng các vật cứng như bàn chải sắt tác động vào đầu đo, cữ hành trình, cữ từ, xi lanh trong quá trình vệ sinh trạm trộn
- Không phun nước trực tiếp vào hệ thống khí nén, cữ hành trình, đầu đo trong
quá trình vệ sinh trạm trộn
2 Trình tự kiểm tra máy trộn bê tông
-_ Bộ truyền động đai tiến hành kiểm tra ca độ căng trùng thường xuyên ,nếu trùng chúng ta tiến hành chỉnh lại sao cho đúng kỹ thuật để máy hoạt động ổn
định
- Trục chuyển động
Tiến hành kiểm tra các bu lông đai ốc nếu lỏng tiến hành vặn chặt ,tiến hành bổ
xung bơm mỡ vào các khớp nối
- Các trục chuyển động đứng, chuyển động ngang
Tiến hành kiểm tra các bu lông đai ốc nếu lỏng tiến hành vặn trặt ,tiến hành bổ
xung bơm mỡ vào các khớp nối
- Bánh răng bao quay thùng
Tiến hành kiểm tra xem bánh răng trong quá trình làm việc có bị sứt mẻ hay
không nếu có hiện tượng sứt mẻ phải tiến hành khắc và thường xuyên bổ xung
mỡ vào bánh răng
- Banh rang bao đáy thùng
Tiến hành kiểm tra xem bánh răng trong quá trình làm việc có bị sứt mẻ hay không nếu có hiện tượng sứt mẻ phải tiến hành khắc và thường xuyên bổ xung mỡ vào bánh răng
- Thùng trộn
Trang 32Sau khi làm xong chúng ta tiến hành rửa sạch để tránh hiện tượng bê tông bám chết trong thùng trộn
- Cánh trộn
Cánh trộn là phần dễ hỏng nhất vì cánh trộn thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp
với nguyên vật liệu vì vậy sau khi kết thúc làm việc phải tiến hành rửa sạch và
thường xuyên kiểm tra nếu có hư hỏng phải tiến hành sửa chữa kịp thời
Bài 4: BẢO DƯỠNG MÁY TRỘN BÊ TÔNG
1.Nguyên tắc bảo dưỡng máy trộn bê tông
Kiểm tra và bảo dưỡng ngoài chất lượng chế tạo của thiết bị, sự kiểm tra
bảo dưỡng trong quá trình sử dụng có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao tuổi thọ của thiết bị Làm tốt công tác này sẽ nâng cao chất lượng sử dụng thiết bị, kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm được kinh phí sửa chữa thay mới, đem lại hiệu quả kinh tế cho người sử dụng
Quá trình kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống thiết bị nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố, trục trặc kỹ thuật phát sinh Trong mọi trường hợp cần tôn trọng các qui định sử dụng, các thiết kế tiêu chuẩn của nhà chế tạo, sản xuất Với các sự cố nằm ngoài sự hướng dẫn và khả năng xử lý của người sử dụng cần báo ngay cho nhà sản xuất để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra Người sử dụng phải chịu trách nhiệm với mọi việc liên quan do xử lý tuỳ tiện không theo qui định và hướng dẫn của nhà sản xuất,
1.1 Kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị cơ khí
a Các hạng mục kiểm tra và bảo dưỡng Quá trình kiểm tra và bảo dưỡng
(KTBD) được tiến hành thường xuyên trong quá trình sử dụng vận hành thiết bị Có những hạng mục luôn được thực hiện và phải thoả mãn, có những hạng mục được thực hiện sau mỗi khoảng thời gian nhất định Chu kỳ và tần xuất thực hiện KTBD phụ thuộc vào mức độ khai thác thiết bị là liên tục hay gián đoạn, c-ờng độ làm việc thấp hay cao
Bao gồm:
a Kiểm tra chỉ tiêu làm việc êm của toàn bộ hệ thống
Trang 33- Kiểm tra sự tháo lỏng của toàn bộ các mối ghép giữa các chỉ tiết, các cụm chỉ tiết cơ khí và điện Xử lý ngay các mối ghép bị tháo lỏng (move)
- Kiểm tra các động cơ, hộp giảm tốc về các chỉ tiêu: nhiệt, rung động, tiếng
ồn, v.v
b Kiểm tra chỉ tiêu làm kín của các cụm, hệ thống:
- Gioăng làm kín các mối ghép của cửa xả xi măng, cửa thăm và gối trung gian của các đoạn vít tải, phễu nạp xi măng v.v
- Các ống nối mềm, hệ thống thông hơi trên thùng cân xi măng - Hệ thống thông hơi của lọc bụi xi măng, van quá áp trên Silô - Hệ thống đường ống dẫn neớc
- Hệ thống khí nén
- Hệ thống điện: các hộp đấu điện, hộp cầu dao, van điện khí v.v
c Kiểm tra các chỉ tiết mau mòn :
- Các cánh trộn của cối trộn bê tông, điều chỉnh kịp thời khe hở giữa cánh trộn và đáy cối trộn
- Dây đai (cu-roa) của máy nén khí - Hệ thống băng tải
c Kiểm tra khả năng gây kẹt của các dị vật sinh ra trong quá trình sản xuất: - Cát đá, mảng bê tông chèn lấp lên các đầu đo (loadcelI), cảm biến từ (sensor), cữ hành trình v.v Kiểm tra định kỳ trước, trong và sau mỗi ca sản xuất
- Vật liệu đọng bám trên các cửa xả liệu (cửa cát đá, cửa xi măng), trong ruột vít tải; mảnh vỏ bao xi măng, chỉ khâu bao, đá sỏi gây kẹt vít tải Kiểm tra định kỳ trước và sau các thời kỳ ngừng hoạt động lâu dài
- Bê tông đọng bám trong cối Kiểm tra định kỳ sau mỗi ca sản xuất
- Xi măng đọng bám trong túi vải lọc bụi Silô Kiểm tra định kỳ trước và sau các thời kỳ ngừng hoạt động lâu dài
d Kiểm tra sự làm việc của các cơ cấu trong cụm cân cấp phối liệu: - Cửa xả có đóng mở đúng vị trí không, có bị kẹt không
Trang 34- Các xilanh có đóng mở nhẹ nhàng không
- Các khung cân có khả năng dao động không, đảm bảo khe hở tối thiểu giữa bulông chống xô, bulông chống quá tải với khung cân
- Hạng mục này phải luôn thoả mãn để các cụm cân làm việc với độ chính xác và tin cậy cao nhất
e.Kiểm tra mức dầu mỡ bôi trơn của:
Các hộp số vít tải, cối trộn, băng tải, máy nén khí
Bộ lọc khí
- Gối đỡ, ổ bi của các chỉ tiết chuyển động
- Định kỳ thực hiện hạng mục này sau mỗi ca sản xuất Khi phát hiện các sai hỏng hoặc thiếu hụt trong khi thực hiện các hạng mục kể trên cần xử lý kịp thời, tránh tiếp tục vận hành thiết bị trong trạng thái không đủ tin cậy và khơng an
tồn
ø Dầu mỡ bôi trơn:
- Dầu mỡ sử dụng là các loại có bán sẵn trên thị trường - Dầu hộp số vít tải (đứng, xiên) Chủng loại: Dâu hộp số 90 (SAE 90 EP, công nghiệp 90, hoặc tuơng đương) Số lượng: 02 lít/ hộp số Thời hạn thay dầu : 500 giờ làm việc liên tục - Dầu hộp số cối trộn:
Chủng loại: Dầu hộp số 90 (SAE 90 EP,công nghiệp 90,hoặc tương đương) Số lượng: 25 lít với hộp số cối trộn 750 lít 35- 40 lít với hộp số cối trộn
1000/1500 lít
Thời hạn thay dầu : 300 giờ làm việc liên tục cho lần thay đầu tiên 500 giờ làm việc liên tục cho lần thay thứ hai trở đi
Dầu bôi trơn xi lanh (trong bộ lọc khí):
Trang 35Chủng loại, số lượng và thời hạn thay cho trong hướng dẫn sử dung di
kèm sản phẩm (hãng chế tạo) Bổ xung kịp thời khi mức dầu thấp hơn định
mức
- Dầu hộp số máy nén khí:
Chủng loại, số lượng và thời hạn thay cho trong hướng dẫn sử dụng đi kèm
(hãng chế tạo)
- Dầu hộp số băng tải:
Chủng loại: Dầu hộp số 90 (SAE 90 EP, công nghiệp 90, hoặc tương đương) Số lượng: 6 lít Thời hạn thay dâu : 500 giờ làm việc liên tục
Bổ sung mỡ bôi trơn cho các cụm gối đỡ ổ trượt, ổ bị:
Sau mỗi chu kỳ làm việc khoảng 30-50 giờ cần bổ xung mỡ cho các cụm chỉ tiết sau:
- Trên vít tải: cụm đỡ ổ đầu trục, cụm gối đỡ trung gian (sau khi làm việc khoảng thời gian tương đương 100-150 tấn xi măng)
- Trên băng tải
- Trên cối trộn : C ụm gối đỡ cửa xả bê tông - Các trục cửa xả xi măng, cát đá, thùng cân v.v
- Các con lăn của cữ hành trình
1.2 Kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện
- Trước khi chạy phải kiểm tra xem công thức đã gọi đúng chưa, các thành phần khối lượng của công thức (cát, đá 1, đá 2, xi măng, nước) đã đặt đúng chưa
- Cấm không được hàn điện ở khu vực gần đầu đo
- Các đầu đo phải luôn giữ sạch sẽ, khi bẩn phải dùng khí nén thổi sạch mà không được dùng các vật cứng, sắc, hoá chất khác như : dao, bàn chải, dầu, cọ
lên mặt của đầu đo
- Tránh để nước vào bên trong các công tắc hành trình, thường xuyên kiểm tra, tra dầu vào các công tắc đó để tránh hiện tượng bị kẹt, hỏng hóc
Trang 36- Thường xuyên kiểm tra siết chặt lại các ốc trong tủ điện để tránh hiện tượng
đánh lửa gây ra hỏng hóc
- Không được chạy trạm khi mất pha, điện áp quá cao (lớn hơn 400V) hoặc
quá thấp (nhỏ hơn 360V) bằng cách nhìn đồng hồ đo điện áp trên mặt tủ điện
- Khi chạy phải chú ý nếu có sự cố phải ấn ngay nút dừng khẩn - Phải thực hiện đúng các thao tác ở các chế độ
- Khi thay thế thiết bị phải thay đúng chủng loại hoặc tương đương
2 Qui trình Bảo dưỡng
2.1.Hệ thống khí nén
- Hàng ngày phải xả nước ở bộ lọc khí ra ngoài, hàng tháng phải xả nước ở bình tích của máy nén khí ra ngoài
- Khi hết dầu của bộ lọc phải bổ xung ngay theo mức dầu đã qui định, thường
xuyên kiểm tra mức dầu ở hộp số máy nén khí để bổ xung, thay thế kịp thời
- Thờng xuyên kiểm tra các đường ống khí nén có rò gỉ hay không và tìm cách xử lý kịp thời
-Các van điện khí phải tránh bị phun n-óớc khi có hiện t-ợng kêu phải tháo cuộn dây ra làm sạch bề mặt tiếp xúc của nó
2.2 Cối trộn
- Cối trộn phải luôn được rửa sạch sẽ
-_ Mức dầu trong hộp số luôn nằm trong giới hạn cho phép
- Khi cánh trộn mòn phải chỉnh khe hở cho phù hợp để bê tông vét sạch và
trộn đều
2.3 Hệ thống điện
- Tránh để nước vào bên trong các công tắc hành trình, thường xuyên kiểm tra, tra dầu vào các công tắc đó để tránh hiện tượng bị kẹt, hỏng hóc
-Thường xuyên kiểm tra siết chặt lại các ốc trong tủ điện để tránh hiện t-ợng
đánh lửa gây ra hỏng hóc
- Luôn kiểm tra xem giữa phần động và phần tĩnh có chạm nhau không, khe hở vít chống quá tải, chống xô có đúng không
Trang 37- Khu vực cân luôn phải sạch sẽ
- Hàng tuần phải kiểm tra cửa xả cân xi măng, đ-ờng thông khí của thùng cân Xi măng
2.4 Hệ thống vít tải xi măng
- Khi chạy khoảng 100 ữ 150 tấn xi măng phải bơm mỡ vào tất cả các ổ của
vít tải một lần
- Các cửa thăm của vít tải luôn được làm kín để tránh nước vào trong vít tải
gây ra hiện tượng đóng cục xi măng
- Khoảng 1 - 2 tháng phải kiểm tra bộ lọc của silô xi măng tránh hiện tượng tác, hỏng Toàn bộ các bu lông của trạm phải được siết chặt tránh hiện tượng rung khi làm việc gây ra những hỏng hóc đáng tiếc
3 Một số sự cố và cách sửa chữa trong quá trình làm việc của trạm có thể
xẩy ra các sự cố sau:
1 Hệ thống khí nén
* Máy nén khí không chạy khi bật aptomat tổng : - Do điện không đủ pha hãy kiểm tra nguồn điện ~ Do rơle nhiệt của máy nén khí nhảy
- Khởi động từ điều khiển động cơ bị hỏng
* Xi lanh không hoạt động khi điều khiển trên tủ điện :
- Do hệ thống điện điều khiển van điện khí bị hỏng nên không có điện áp vào cuộn dây của van điện khí
-_ Hãy khắc phục bằng cách ấn tiếp vào phần điều khiển khí
* Bộ lọc dầu bị hỏng :
- Có thể do dầu trực tiếp vào đường khí không qua bộ lọc 2 Hệ thống cân xi măng và vít tải xi măng:
* Cửa xả thùng cân xi măng bị kẹt
- Do xi măng bám quá nhiều vào cửa xả
- Do hệ thống ốc vít bị lỏng trong quá trình làm việc nên cần kiểm tra siết lại
Trang 38- Do nước mưa chảy qua phần phía trên thùng cân xi măng xuống * Thùng cân xi măng xả không hết (can xi mang 6 trang thai PE)
- Do bám quá nhiều ở thành thùng
- Khi chạy tự động cửa xả đã đóng rồi sau đó cân lại về PE mà khi xả tay thì bình thường,đó là do ống thoát khí của thùng cân xi măng bị tắc
* Cân xi măng bị giảm khối lợng:
- Khi cân xong về trạng thái PE sau đó khối lượng trên cân lại giảm dần là do cửa xả xi măng đóng không kín do bị kẹt
+ Vít tải không quay :
- Do rơle nhiệt ngắt
- Trong xi măng có lẫn dây, đinh, gây ra kẹt bên trong vít tải - Do xi măng bị đóng cục ở các cửa thăm do trời mua
- Vit tai xiên bị kẹt trong quá trình làm việc do mở cửa xi măng từ silô xuống vít
tải quá lớn Khi bị kẹt hãy mở cửa thăm kiểm tra rồi đổi chiều của động cơ vít tải
để chảy bớt xi măng ra, sau đó trả lại chiều động cơ, đóng của thăm và cho chạy trở lại bình thường
+ Xi măng cân quá chậm:
- Do xi măng trong silô bị tạo vòm, cần phải chạy đầm rung, sục khí để phá vòm trong silô - Do có cục xi măng quá lớn chèn vào cửa chảy xi măng từ silô xuống vít tải xiên 3 Cối trộn + Cối trộn không chạy: - Do công tắc hành trình nắp thùng (NTT) trộn bị hỏng (có thể đấu tắt), - Do rơle nhiệt ngắt (ấn lại rơle),
- Do khởi động từ điều khiển động cơ bị hỏng,
- Do động cơ cháy hoặc điện mất pha
- Do cánh trộn chỉnh quá sát đáy nên bị kẹt cơ khí + Cối trộn không vét hết:
Trang 39- Do chỉnh cánh trộn khe hở lớn - Do l-ỡi trộn qúa mòn 4 Hệ thống băng tải + Băng tải không chạy: - Do rơle nhiệt ngắt - Do rơle điều khiển hoặc khởi động từ bị cháy - Do bị kẹt về cơ khí
TAI LIỆU THAM KHẢO
- Van hanh va bao dưỡng máy trộn bê tông: Phạm Văn Hanh - NXB Giao
thông vận tải — 2002
Trang 40
TRUONG CAO DANG GIAO THONG VAN TAI TRUNG UONG |
&] : Thuy An, Ba Vi, Hà Nội @ : (024) 33.863.050