Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 203 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
203
Dung lượng
902 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với việc mở rộng và đa dạng hóa các quan hệ hợp tác quốc tế,
thu hút đầutưtrựctiếpnướcngoài (FDI) là một bộ phận quan trọng trong
toàn bộ chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Trong những
năm vừa qua, FDI ngày càng được thừa nhận như là một giải pháp quan trọng
góp phần thúc đẩy sự phát triển nội sinh của nền kinh tế đất nước.
Trong quá trình đó, phápluậtvề FDI có vai trò hết sức quan trọng.
Pháp luậtvề FDI là công cụ quản lý hữu hiệu và khoa học của Nhà nước
nhằm định hướng cho các hoạt động đầutưnước ngoài, là "vũ khí" cạnh tranh
sắc bén với các nước trong khu vực trong thu hút đầu tư; đồng thời là hàng
rào pháp lý để ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động này, giữ
ổn định và cân đối cho các hoạt động đầutư trong xã hội. Hơn thế nữa, pháp
luật về FDI còn thúc đẩy sự hoànthiện của cả hệ thống pháp luật.
Trong khi ở nhiều nước trên thế giới chỉ tồn tại một khung phápluật
về đầutư áp dụng chung cho mọi đối tượng, thì ở Việt Nam, ngay từ khi văn
bản phápluậtđầu tiên về FDI ra đời cho đến nay, hệ thống các quy phạm
pháp luậtvề FDI vẫn đang tồn tại với tính chất là một khung phápluật tương
đối độc lập bên cạnh khung phápluậtvềđầutư trong nước. Sự tồn tại của hai
khung phápluậtvềđầutư đã làm cho các chủ thể kinh doanh chưa được bình
đẳng thực sự về mặt kinh tế bởi các chính sánh và biện pháp khuyến khích,
bảo hộ đầutư hay hạn chế đầutư được áp dụng rất khác nhau đối với các chủ
thể đầu tư.
Hệ thống các văn bản phápluậtvề FDI ở ViệtNam hiện nay có đến
hàng trăm văn bản quy định về nhiều vấn đề khác nhau và liên tục được sửa đổi,
bổ sung, hoànthiện trong hơn 14 năm qua, kể từ khi LuậtĐầutưnướcngoàitại
1
Việt Nam được Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 12 năm 1987. Tuy nhiên,
trước những yêu cầu mới của việc phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay,
với tính chất là một bộ phận trong hệ thống phápluật của Nhà nước, phápluậtvề
FDI cũng còn nhiều vấn đề bất cập, cần tiếptục được sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện.
So với phápluậtvề FDI thì hệ thống các văn bản phápluậtvềđầutư
trong nước còn đồ sộ hơn nhiều, với hàng ngàn văn bản quy phạm pháp luật,
trong đó không ít những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập với sự
vận động của cơ chế kinh tế mới, chưa bị bãi bỏ hoặc chưa được kịp thời sửa
đổi, bổ sung. Một số lĩnh vực hoạt động của cơ chế kinh tế thị trường còn
trống vắng sự điều chỉnh của pháp luật.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước bước sang một giai đoạn mới của
công cuộc đổi mới và phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước ta là
"phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập sâu rộng hơn vào kinh tế khu vực và thế giới", với những cơ hội và thách
thức mới trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế thì hệ thống các văn bản
pháp luậtvềđầutư nói chung đang đứng trước những đòi hỏi bức xúc cần tiếp
tục sửa đổi, bổ sung, hoànthiện nhằm xác lập quyền bình đẳng thực sự cho các
chủ thể kinh doanh, góp phần tạo thế cạnh tranh thắng lợi với các nước khu vực
trong thu hút FDI, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hoạt động
đầu tư trong nước.
Từ những lý do trên đây, việc nghiên cứu vấn đề hoànthiệnphápluậtvề
FDI đặt trong xu hướng và yêu cầu nhấtthểhóaphápluậtvềđầutư ở ViệtNam
đang được đặt ra có tính bức xúc cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Tại nước ta trong những năm gần đây, chủ đề nghiên cứu về khung pháp
luật và cơ chế, chính sách thu hút đầutưnước ngoài, hoànthiệnphápluật
2
điều chỉnh các hoạt động đầutưnướcngoài đã thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà luật học, kinh tế học. Ở mức độ và phạm vi khác nhau, đã có nhiều công
trình nghiên cứu được công bố như: Giáo trình Luật Kinh tế của Trường Đại
học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Kinh tế của Khoa Luật Trường Đại học
Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình đầutư
nước ngoài của Đại học Ngoại thương; Đầutưtrựctiếpnướcngoài ở một số
nước Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993; các bài: Đầutư
trong nước và đầutưnước ngoài, của GS.TS Nguyễn Mại, Tạp chí Nghiên
cứu kinh tế, số 6, 1993; Phápluậtvềđầutưtrựctiếpnướcngoài ở ViệtNam -
Quá khứ, hiện tại và tương lai của TS. Hoàng Phước Hiệp, Thông tin khoa học
pháp lý, Bộ Tư pháp, 1997; Khu vực thương mại và đầutưtự do ASEAN của TS.
Vũ Đức Long, Tạp chí Luật học, số 4, 2002; Cơ sở khoa học của việc hoànthiện
khung phápluậtvềđầutưtrựctiếpnướcngoài ở Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ
của Lê Mạnh Tuấn, 1996; Cơ chế điều chỉnh phápluật trong lĩnh vực đầutư
trực tiếpnướcngoàitạiViệt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ của Hoàng Phước Hiệp,
1996; LuậtĐầutưnướcngoàitạiViệtNam - sự ra đời, quá trình phát triển và
hoàn thiện, Luận án Tiến sĩ của Đỗ Nhất Hoàng, 2002. Nhiều công trình nghiên
cứu khác cũng đề cập ở mức độ khác nhau những nội dung vềphápluậtđầu
tư nói chung và phápluật FDI nói riêng như các công trình nghiên cứu của
các tác giả: PGS.TS Nguyễn Bích Đạt, PGS.TS Lê Hồng Hạnh, TS. Nguyễn
Bá Diến, TS. Vũ Huy Hoàng, TS. Vũ Chí Lộc, TS. Võ Đại Lược Một số dự
án hợp tác quốc tế có nội dung liên quan như: Dự án VIE/94/003 "Tăng
cường quản lý nhà nước bằng phápluậttạiViệt Nam" do Chương trình Phát
triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ; Dự án
VIE/95/015 "Tăng cường sự hội nhập của ViệtNam với ASEAN" do UNDP
tài trợ, với chuyên đề "Môi trường đầutưnướcngoài ở ViệtNam - con
đường đi tới khu đầutư ASEAN (AIA)" do nhóm nghiên cứu của Viện Chiến
lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầutư thực hiện. Tác giả luận án có một số
3
bài viết được công bố và đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ Luật học có
nội dung liên quan đến phápluậtvề FDI.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập trựctiếp
hoặc gián tiếp đến nhiều nội dung vềhoànthiệnphápluậtvề FDI ở những
mức độ và phạm vi khác nhau, tương ứng với những khoảng thời gian nhất
định, giải quyết nhiều vấn đề bức xúc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu có hệ
thống và tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hoànthiện
pháp luậtvề FDI tạiViệtNam trong xu hướng và nhu cầu của việc xây dựng
một hệ thống phápluậtđầutư thống nhất áp dụng chung cho cả đầutư trong
nước và đầutưnước ngoài, đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu vấn đề hoànthiệnphápluậtvề
đầu tưtrựctiếpnướcngoài trong xu hướng và nhu cầu nhấtthểhóaphápluật
về đầutư ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp cụ thểvềtiếptụchoànthiệnpháp
luật vềđầutư và tiến tới nhấtthểhóaphápluậtvềđầutư ở Việt Nam.
Với mục đích như trên, các nhiệm vụ mà luận án phải giải quyết là:
- Nghiên cứu, làm rõ một số khái niệm, quá trình hình thành và nội dung
từng bước hoànthiệnphápluậtvề FDI ở Việt Nam, với tính chất là một bộ phận
trong hệ thống pháp luật, trong mối quan hệ tác động với các yếu tố chính trị,
kinh tế - xã hội ở trong nước và quốc tế, trong sự tương tác với hệ thống pháp
luật vềđầutư trong nước;
- Nghiên cứu các quy định cùng loại trong phápluật một số nước để
rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc hoànthiệnphápluậtđầu
tư ở Việt Nam;
4
- Từ việc nghiên cứu trên đây rút ra những đặc điểm đặc thù của pháp
luật về FDI của ViệtNam và chứng minh xu hướng xích lại gần nhau giữa
pháp luậtvềđầutưnướcngoài và phápluậtvềđầutư trong nước ở ViệtNam
trong những năm qua;
- Xác lập cơ sở lý luận và đề xuất những kiến nghị cụ thểvề việc tiếp
tục hoànthiệnphápluậtvề FDI theo xu hướngnhấtthểhóaphápluậtvềđầutư
trong mối quan hệ với các cơ chế chính sách có liên quan với biện pháp và bước
đi cụ thể, nhằm phúc đáp những đòi hỏi của thực tiễn cả về trước mắt và lâu
dài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: 1) Hệ thống các văn bản pháp
luật thực định vềđầutưnướcngoài của Nhà nước ta trong mối liên hệ với
pháp luật thực định vềđầutư trong nước và các điều kiện về chính trị, kinh tế
xã hội của đất nước và thực tiễn quốc tế; 2) Thực tiễn công tác thi hành pháp
luật đầutưnướcngoài và tình hình hợp tác đầutưtrựctiếpnướcngoài ở Việt
Nam; 3) Phápluật thực định vềđầutưnướcngoài của một số nước và những
điều ước quốc tế có liên quan.
Nội dung nghiên cứu mà luận án đề cập là rất rộng và phức tạp, liên
quan đến nhiều chuyên ngành như Lý luận Nhà nước và pháp luật, Luật Kinh
tế, Luật Hành chính, Tưpháp quốc tế, Kinh tế học Phạm vi nghiên cứu của
luận án này chỉ tập trung sâu vào một nội dung thuộc chuyên ngành Luật Kinh
tế, đó là vấn đề hoànthiệnphápluậtđầutưtrựctiếpnướcngoàitheo xu hướng
nhất thểhoáphápluậtvềđầutư ở ViệtNam trong mối quan hệ giữa Nhà nước
với các chủ thểđầutư để xác lập và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của
họ. Đối với một số nội dung cụ thể có liên quan đến các chuyên ngành khác,
luận án chỉ đề cập ở một mức độ nhất định, trong mối quan hệ cần thiết nhằm tạo
lập cơ sở lý luận có tính hệ thống cho việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.
5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là: 1) Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về
nhà nướcpháp luật; 2) Hệ thống các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Đó là các quan điểm, chủ trương trong lĩnh
vực xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt là các quan điểm "mở cửa" và
"kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại" trong hợp tác đầutư với
nước ngoài, cũng như các quan điểm về xây dựng và hoànthiện hệ thống
pháp luật trong cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nghiên cứu lý luận kết hợp với thực
tiễn. Luận án cũng sử dụng phương phápluật học so sánh để phân tích và so
sánh tổng hợp một một số khía cạnh trong phápluậtvề FDI của ViệtNam với
một số quy định cùng loại trong phápluật của một số nước khu vực để từ đó
đưa ra các kiến nghị có sức thuyết phục về lý luận và thực tiễn trong việc vận
dụng kinh nghiệm nướcngoài vào việc hoànthiệnphápluậtvềđầutư của Việt
Nam.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên thuộc chuyên ngành Luật
Kinh tế có nội dung vềhoànthiệnphápluậtvề FDI đặt trong sự tương tác của
cả hệ thống phápluật để chứng minh xu hướng và nhu cầu nhấtthểhóapháp
luật vềđầutư ở Việt Nam; làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc
nhất thểhóaphápluậtđầutư ở Việt Nam.
Luận án xem xét các vấn đề phápluậtvề FDI trong mối liên hệ biện
chứng giữa các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, phápluật Chính vì vậy, các
nhận định trong luận án chứa đựng những thể hiện mới về cách tiếp cận toàn
diện khi nghiên cứu vấn đề nhấtthểhóaphápluậtvềđầu tư.
6
Luận án phân tích, đánh giá một cách tương đối đầy đủ về những nhân
tố ảnh hưởng đến sự ra đời, phát triển và nội dung của phápluậtvề FDI ở
Việt Nam; khái quát hóavề mặt lý luận các đặc điểm của phápluậtvề FDI ở Việt
Nam.
Luận án thể hiện nội dung nghiên cứu về mặt lịch sử và thực tiễn các
quy phạm phápluậtvềđầu tư, qua đó chứng minh tính độc lập tương đối của
pháp luậtvề FDI, xu hướng vận động, xích lại gần nhau giữa đầutư trong
nước và đầutưnước ngoài; khẳng định nhu cầu tất yếu của việc nhấtthểhóa
pháp luậtđầutư ở Việt Nam.
Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, luận án xác lập cơ sở lý luận
và thực tiễn cùng những kiến nghị cụ thể cho việc tiếptụchoànthiệnpháp
luật về FDI nói riêng theo xu hướngnhấtthểhóaphápluậtvềđầutưnước
ngoài với phápluậtvềđầutư trong nước, xây dựng mặt bằng phápluật chung
cho các hoạt động đầutư ở Việt Nam.
Luận án có ý nghĩa quan trọng, góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận
và thực tiễn của sự hình thành, quá trình vận động và không ngừng hoànthiện
của phápluậtvề FDI; làm rõ cơ sở lý luận và chứng minh xu hướngnhấtthể
pháp luậtvềđầu tư, đồng thời xác định những nguyên tắc và giải pháp mang
tính chất định hướng cho việc tiếptục thực hiện quá trình nhấtthểhóa này.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu hệ thống
pháp luật thực định vềđầutưnước ngoài, trong công tác xây dựng pháp luật,
trong quản lý hoạt động đầutưnướcngoài hay trong công tác giảng dạy các
môn khoa học pháp lý như Luật kinh tế, Lý luận nhà nước và pháp luật, Luật
so sánh
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 3 chương, 10 mục.
7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀĐẦUTƯTRỰCTIẾPNƯỚCNGOÀI
VÀ PHÁPLUẬTVỀĐẦUTƯTRỰCTIẾPNƯỚC NGOÀI
1.1. KHÁI NIỆM VỀĐẦUTƯTRỰCTIẾPNƯỚCNGOÀI
1.1.1. Khái niệm đầutưtrựctiếpnước ngoài
Cùng với việc mở rộng và đa dạng hóa các quan hệ hợp tác kinh tế
quốc tế, hoạt động đầutưtrựctiếpnướcngoài đã trở thành một bộ phận quan
trọng trong toàn bộ chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước ta. Trong những
năm vừa qua, kể từ khi LuậtĐầutưnướcngoài được ra đời và thực hiện, đầu
tư trựctiếpnướcngoài ngày càng được thừa nhận như là một giải pháp quan
trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển nội sinh của nền kinh tế đất nước.
Về mặt kinh tế, FDI là một hình thức đầutư quốc tế được đặc trưng
bởi quá trình di chuyển tư bản từnước này sang nước khác. Mặc dù còn nhiều
khác biệt về quan niệm nhưng nhìn chung ở các nước thì FDI được hiểu như
là một hoạt động kinh doanh mà ở đó có sự tách biệt ở tầm vĩ mô về mặt chủ
thể nhưng lại có sự kết hợp ở tầm vi mô trong việc sử dụng vốn và quản lý đối
tượng đầu tư. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đầutưtrựctiếpnướcngoài
được định nghĩa là: "Một khoản đầutư với những quan hệ lâu dài, theo đó,
một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầutưtrực tiếp) muốn kinh doanh với
một tổ chức trong một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầutưtrựctiếp là
muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế
khác đó" [105]. Như vậy, FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có
nhân tố nướcngoài (chủ đầu tư, vốn đầutư và địa điểm đầutưtừ các quốc gia
khác nhau). Nhân tố nướcngoài ở đây không chỉ thể hiện ở sự khác biệt về
quốc tịch hoặc về lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào
8
quan hệ đầutưtrựctiếpnướcngoài mà còn thể hiện ở việc di chuyển tư bản
trong đầutưtrựctiếpnướcngoài vượt ra ngoài tầm kiểm soát của một quốc
gia. Việc di chuyển tư bản này là nhằm phục vụ mục đích kinh doanh tạinước
tiếp nhận đầutư mà việc kinh doanh đó do chính các chủ đầutưnướcngoài
thực hiện hoặc kết hợp với chủ đầutư của nướctiếp nhận đầutư thực hiện.
Từ đó, có thể rút ra hai đặc điểm cơ bản của FDI là:
- Có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế;
- Chủ đầutư (pháp nhân, thể nhân) trựctiếp tham gia vào hoạt động
sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư.
Hiện nay quá trình đầutưtrựctiếpnướcngoài diễn ra tại hầu hết các
nước trên thế giới. Về mặt pháp lý, khái niệm về FDI đã trở thành một khái
niệm phổ biến được ghi nhận trong các đạo luật, đó là Luật khuyến khích đầu
tư (ở Thái Lan), Luật khuyến khích đầutư áp dụng cho từng ngành (ở Hàn
Quốc) hoặc Luật riêng vềđầutưtrựctiếpnướcngoài (ở Indonesia, Việt
Nam)
Theo LuậtĐầutư của Indonesia thì: Đầutưtrựctiếpnướcngoài là
nhằm mục đích thực hiện kinh doanh tại Indonesia, với nhận thức rằng người
chủ sở hữu vốn phải trựctiếp gánh chịu rủi ro của đầu tư. Do đó, cần phải chỉ
ra khả năng vốn nướcngoài được sử dụng trong một doanh nghiệp hoặc được
sử dụng trong một doanh nghiệp có hợp tác với vốn trong nước. Vốn nướcngoài
không chỉ là ngoại tệ mà bao gồm cả các tài sản cố định cần thiết cho hoạt
động của doanh nghiệp ở Indonesia, phát minh sáng chế thuộc sở hữu của tổ
chức, người nướcngoài được sử dụng vào doanh nghiệp ở Indonesia, và lợi
nhuận lẽ ra được chuyển ra nướcngoài nhưng lại được sử dụng ở Indonesia
[100].
Trong quan hệ đầutưtrựctiếpnước ngoài, đối với nước xuất khẩu tư
bản, đầutưtrựctiếpnướcngoài được xem như việc di chuyển tư bản ra nước
ngoài nhằm thiết lập ở đó những hoạt động kinh doanh nhất định để thu lợi
9
nhuận; còn đối với nướctiếp nhận đầutư nó lại là việc tiếp nhận vốn của
người nướcngoài để cho phép chủ đầutưnướcngoài tổ chức các hoạt động
kinh doanh theo những hình thức mà phápluật quy định. Điều đó cho thấy,
dù nhìn nhận dưới góc độ nào FDI cũng đều là hoạt động kinh doanh quốc tế
dựa trên cơ sở của quá trình di chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu do
các pháp nhân và thể nhân thực hiện theo những hình thức nhất định mà qua
đó chủ đầutưtrựctiếp tham gia vào quá trình đầu tư.
Ở Việt Nam, văn bản pháp lý đầu tiên vềđầutưtrựctiếpnướcngoài
là Điều lệ vềđầutư của nướcngoàitại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam
được ban hành kèm theo Nghị định số 115/CP ngày 18/4/1977. Điều lệ này
không nêu định nghĩa cụ thể FDI nhưng trong tư tưởng của các quy phạm thì
khái niệm FDI cũng cơ bản giống như khái niệm được ghi nhận sau này trong
các LuậtĐầutư như sau: Đầutưtrựctiếpnướcngoài là việc nhà đầutưnước
ngoài trựctiếp đưa vào ViệtNam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào được
Chính phủ ViệtNam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc
thành lập doanh nghiệp liên doanh, hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
(khoản 3, Điều 2, LuậtĐầutư 1987; khoản 1, Điều 2, LuậtĐầutư 1996).
Như vậy, về mặt pháp lý, khái niệm FDI được đề cập trong luật của
các quốc gia chỉ giới hạn phạm vi nhìn nhận về FDI dưới con mắt của nước
tiếp nhận đầu tư. Khái niệm này không bao gồm hoạt động đầutư gián tiếp
nước ngoài, cũng không bao gồm các quan hệ thương mại thông thường.
Tuy nhiên, một điều cần chú ý khi nghiên cứu là, khái niệm đầutư
trực tiếptheoLuậtĐầutưnướcngoàitạiViệtNam với giới hạn như trên khác
với khái niệm đầutưnướcngoài trong các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ
đầu tư mà ViệtNam đã ký kết với các nước. Theo các Hiệp định này, thuật
ngữ "đầu tưnước ngoài" được sử dụng để chỉ các loại tài sản mà các nhà đầu
tư của nước ký kết này dùng để đầutư vào nước ký kết hữu quan kia. Khái
niệm đó cũng được sử dụng để chỉ các giá trị tài sản của các nhà đầutư của
10
[...]... khích và bảo hộ đầutư đối với cả đầutưtrựctiếp và đầutư gián tiếp 1.1.2 Đầutưnướcngoài dưới góc độ so sánh Để làm rõ hơn khái niệm FDI, việc so sánh FDI với đầutư gián tiếpnước ngoài, các quan hệ thương mại có nhân tố nướcngoài và đầutư trong nước là hết sức cần thiết 1.1.2.1 Đầutưtrựctiếpnướcngoài và đầutư gián tiếpnướcngoài Để phân biệt FDI và đầutư gián tiếpnước ngoài, trước hết... đổi, bổ sung (Luật sửa đổi bổ sung một số điều của LuậtĐầutưnướcngoàitạiViệt Nam, ngày 30/6/90, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của LuậtĐầutưnướcngoàitạiViệt Nam, ngày 23/12/92, LuậtĐầutưnước ngoài, ngày 12/11/1996 (sửa đổi, bổ sung trên cơ sở ba LuậtĐầutưnướcngoài đã có trước) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của LuậtĐầutưnướcngoàitạiViệt Nam, ngày 9/6/2000) Các luật này cùng... thống phápluậtvềđầutư 1.2.3.2 Tính độc lập tư ng đối trong hệ thống phápluậtvềđầutư Tính độc lập tư ng đối của phápluậtvề FDI được thể hiện ngay trong nội dung của các quy phạm phápluật và quan hệ giữa bộ phận phápluật này với bộ phận phápluật khác trong hệ thống pháp luật, đồng thời phản ánh sự đặc thù của hoạt động đầu tưtrựctiếpnướcngoài Thứ nhất, phápluậtvềđầutưnước ngoài. .. thị trường [17, tr 239] 1.2 KHÁI NIỆM VỀPHÁPLUẬTĐẦUTƯTRỰCTIẾPNƯỚCNGOÀI 1.2.1 Khái niệm phápluậtđầutưtrựctiếpnướcngoài Như đã phân tích trong mục 1.1.1, trong phápluật của các nước, khái niệm FDI được thể hiện dưới sự nhìn nhận bằng con mắt của nướctiếp nhận đầutư Hoạt động đầutưtrựctiếpnướcngoài phát sinh từ các quan hệ đầu tưtrựctiếpnước ngoài, các quan hệ này đóng vai trò... của các nướctiếp nhận đầutư Vì vậy, nướctiếp nhận đầutư đã xác định hành lang phápluật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho sự phát sinh, phát triển, vận động của các quan hệ này theo mục tiêu và ý chí của mình Tổng thể các quy phạm phápluật nói trên hợp thành phápluậtvề đầu tưtrựctiếpnướcngoài Nói cách khác, phápluậtvề đầu tưtrựctiếpnướcngoài là tổng thể các quy phạm phápluật do Nhà nước ban... vốn, đối tư ng đầu tư, thủ tục tiến hành và nguồn luật điều chỉnh Về bản chất, trong đầutưtrực tiếp, chủ thểđầutư và vốn đầutư luôn gắn bó chặt chẽ với nhau Các nhà đầutưtrựctiếp quản lý vốn đầutư của mình, trựctiếp điều hành hoặc tham gia điều hành dự án đầu tư, thu lợi nhuận và trựctiếp gánh chịu rủi ro từ hoạt động đầutư Trong đầutư gián tiếp, các nhà đầutư thực hiện đầutư thông qua... 1.1.2.2 Đầu tưtrựctiếpnướcngoài và đầutư trong nướcĐầutư trong nước và đầutưnước ngoài, dù xét dưới giác độ đều là đầutưtrực tiếp, không có sự tách rời quyền quản lý của chủ đầutư và vốn đầutư nhưng cũng có nhiều sự khác nhau do bản chất về vốn và tính chất của chủ đầutư quy định Về hình thức biểu hiện, sự khác biệt chủ yếu thể hiện qua chủ thểđầu tư, nguồn gốc vốn đầutư và hình thức đầu tư. .. nghĩa ViệtNam đã ban hành trên một trăm Luật, Pháp lệnh và hàng ngàn văn bản quy phạm phápluật khác để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, đầutư trong nướcPhápluậtvềđầutưtrựctiếp của nướcngoài ở ViệtNam ra đời muộn hơn so với nhiều nước trên thế giới và cũng muộn hơn so với phápluậtvềđầutư trong nước Nếu tính Điều lệ vềđầutư của nướcngoài ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. .. luật nói chung và phápluậtvềđầutư nói riêng Ngày càng nhiều những khái niệm, quy định trước đây dành riêng cho đầutưnướcngoài hay cho đầutư 34 trong nước thì nay đã trở thành quy định áp dụng chung cho cả đầutư trong nước và đầutưnướcngoài 1.2.3 Những đặc điểm cơ bản của phápluậtđầutưtrựctiếpnướcngoài ở ViệtNam 1.2.3.1 Sự ra đời muộn so với phápluậtđầutư trong nướcTừ sự xem xét... phát sinh trong lĩnh vực đầutưtrựctiếpnướcngoài Đây chính là khái niệm phápluậtvề FDI phù hợp với bất cứ nướctiếp nhận đầutư nào Nội dung khái niệm này không chứa đựng các quy phạm phápluật điều chỉnh hoạt động đầutưtrựctiếp ra nướcngoài Trong một chừng mực nào đó, khái niệm phápluậtvề FDI cũng có nghĩa như khái niệm "khung phápluậtvềđầutưtrựctiếpnước ngoài" , dùng 27 để chỉ một . LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực. cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp
luật về FDI nói riêng theo xu hướng nhất thể hóa pháp luật về đầu tư nước
ngoài với pháp luật về đầu tư trong nước, xây