1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn tại Agribank Hùng vương

38 849 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 537 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn tại Agribank Hùng vương

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển thì nhu cầu hộinhập, toàn cầu hoá lại được đặt ra cấp thiết đối với tất cả các quốc gia Là mộtnước kinh tế đang phát triển, để tiến tới toàn cầu hoá Việt Nam cần trải qua mộtthời gian dài cộng với sự cố gắng nỗ lực rất lớn Là một tổ chức đóng vai tròdẫn dắt vốn của trung gian tài chính, vốn không chỉ là điều kiện cần thiết chohoạt động kinh doanh mà đó còn là đối tượng kinh doanh của Ngân hàng Đốivới NHTM nguồn vốn có vai trò rất quan trọng Vốn có thể được huy độngbằng nhiều nguồn nhưng nguồn vốn tích luỹ trong nước là chủ yếu và đóng vaitrò quyết định Trong đó nguồn nhàn rỗi trong dân cư là rất lớn và cần đượcquan tâm khai thác Vì là nguồn vốn rẻ lại có tiềm năng lớn sẽ có lợi nhiều hơnso với nguồn tài chính chuyển giao từ nước ngoài (dưới các hình thức: đi vay,nhận tài trợ, nhận uỷ thác …) thì cần phải có đường lối, chính sách thích hợp,Ngân hàng phải sử dụng các công cụ đa dạng linh hoạt để huy động vốn Làmột Chi nhánh mới được thành lập, Chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương đãđạt được những thành tích đáng ghi nhận Qua quá trình thực tập và nghiên cứutại Chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương cùng với những kiến thức và lý luậnđã học ở trường em thấy vấn đề huy động vốn của Ngân hàng là rất quan trọng

và cấp thiết nên em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương” để làm

luận văn.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của em gồm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh của NHTMChương II: Thực trạng về hoạt động kinh doanh tại Chi nhánhNHNo&PTNT Hùng Vương

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động

Trang 2

CHƯƠNG I.

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

I NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢNCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 Khái niện về Ngân hàng thương mại.

NHTM là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của Ngân hàngđó là huy động vốn và cho vay vốn NHTM là cầu nối giữa các cá nhân và tổchức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu Hoạt động của NHTMnhằm mục đích kinh doanh một hàng hoá đặc biệt đó là “vốn - tiền”, trả lãi suấthuy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đóchính là lợi nhuận của NHTM … Hoạt động của NHTM phục vụ cho mọi nhucầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chứckhác trong xã hội.

Ở Việt Nam Pháp lệnh Ngân hàng ngày 23 – 5 – 1990 của hội đồng Nhànước Việt Nam xác định: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt độngchủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàntrả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làphương tiện thanh toán”.

2 Chức năng của Ngân hàng thương mại2.1 Trung gian tín dụng.

Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa đượcsử dụng một cách triệt để (ví dụ như vẫn còn cất giấu trong nhà chưa đượcmang ra lưu thông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩlà cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh Nhưng nhữngchủ thể này không quên biết nhau và có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫnchưa được lưu thông NHTM với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từngười muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muôn vay vay.

Trang 3

Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốnnhàn rỗi trong nền kinh tế, mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng đượcnhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh Qua đó thúc đẩy nền kinhtế phát triển.

NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay với số lãi suất chênhlệch có được nó sẽ duy trì hoạt động của mình Vai trò trung gian này trở nênphong phú hơn với việc phát hành hêm cổ phiếu, trái phiếu … NHTM có thểlàm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư, chuyển giao mệnh lệnh trên thịtrường chứng khoán, đảm nhận việc mua trái phiếu công ty …

2.2 Trung gian thanh toán

NHTM làm trung gian thanh toán có nghĩa là Ngân hàng tiến hành nhậptiền vào tài khoản hay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản Khi các kháchhàng gửi tiền vào Ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữtiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng tiện lợi, nhất là đối với cáckhoản thanh toán có giá trị lớn, ở mọi địa phương mà nếu khách hàng tự làm sẽrất tốn kém khó khăn, và không an toàn (ví dụ: chi phí lưu thông, vận chuyển,bảo quản …)

Khi làm trung gian thanh toán, Ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thôngvà độc quyền quản lý các công cụ đó (séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán …)đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều về chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luânchuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá Ở các nước phát triển phầnlớn thanh toán được thực hiện qua séc và được thực hiện bằng việc bù trừ thôngqua hệ thống NHTM Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ quỹ của cácdoanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã tạo cơ sở choNgân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay

2.3 Chức năng tạo tiền

Khi hệ thống Ngân hàng được hình thành theo hai cấp Các Ngân hàng

Trang 4

giữ độc quyền phát hành giấy bạc Ngân hàng và với vai trò Ngân hàng của cácNgân hàng Còn các NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ trong mối quan hệ vớicác doanh nghiệp và cá nhân.

Với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, NHTM có khảnăng tạo ra tiền gửi thanh toán Thông qua chức năng làm trung gian tín dụng,Ngân hàng sử dụng số tiền vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay lạiđược khách hàng sử dụng để thanh toán chuyển khoản cho khách hàng ở Ngânhàng khác và chỉ khi thực hiện nghệp vụ cho vay, Ngân hàng mới bắt đầu tạotiền Từ một khoản tiền gửi ban đầu, thông qua cho vay bằng chuyển khoảntrong hệ thống NHTM, số tiền gửi đã tăng lên gấp bội so với lượng tiền gửi banđầu Khả năng tạo tền của NHTM phụ thuộc vào yếu tố như, tỷ lệ dự trữ bắtbuộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa và tỷ lệ giữa tiền mặt so với tiền gửi thanh toán Nhưvậy lượng tiền giao dịch không chỉ là giấy bạc Ngân hàng do Ngân hàng Trungương phát hành, mà bộ phận quan trọng là do tiền ghi sổ do các NHTM tạo ra.

II HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1 Hoạt động tạo lập vốn.

Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập hayhuy động được, dung để cho vay, đầu tư hoặc phục vụ cho các mục đích kinhdoanh khác Nguồn vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanhhay nói cách khác Ngân hàng không có vốn thì không thể thực hiện được cácnghiệp vụ kinh doanh của mình.

1.1 Vốn tự có: Nguồn vốn này được hình thành từ hai bộ phận

Vốn điều lệ: Là số vốn ban đầu của Ngân hàng thương mại, là tiêu chuẩn

được thành lập và đi vào hoạt động của NHTM Về quy mô thì vốn điều lệ lớnhơn hoặc bằng vốn pháp định Vốn điều lệ có thể do Ngân hàng Nhà nước cấpđối với NHTM quốc doanh, có thể do các thành viên đóng góp thông qua việcmua cổ phiếu (đối với NHTM cổ phần) hoặc do cá nhân bỏ ra (Ngân hàng tưnhân) Loại vốn này nói lên quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh ban đầu

Trang 5

của Ngân hàng Các Ngân hàng có trách nhiệm bảo vệ và phát triển nguồn vốnnày.

Vốn tích luỹ trong quá trình sản xuất kinh doanh: Vốn được tạo lập

thông qua việc thực hiện trích lập các quỹ Căn cứ vào kết quả hoạt động kinhdoanh của minh mà các Ngân hàng thực hiện trích lập một phần lợi nhuận nhằmbổ sung vào nguồn vốn tự có của mình Tỷ lệ này phụ thuộc vào mỗi quốc giahoặc phụ thuộc vào từng Ngân hàng Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trongtổng số nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng, song nó có ý nghĩa quan trọng:Là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác, là khởi đầu tạo uy tín của Ngân hàngđối với khách hàng Đồng thời vốn tự có còn là cơ sở thu hút được nhiều nguồnvốn huy động và xác định hệ số an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng.

1.2 Vốn huy động.

Nguồn vốn huy động là nguồn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốncủa Ngân hàng Bản chất của nguồn vốn này là tài sản thuộc các chủ sở hữukhác nhau, Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu đối vớinguồn vốn này Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho chủsở hữu Việc huy động vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với việc kinhdoanh của NHTM Bởi thông qua nguồn vốn này mà Ngân hàng thực hiện cácnghiệp vụ cho vay hoặc đi dầu tư …

1.2.1 Huy động tiền gửi không kỳ hạn.

Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứ lứcnào, nó có thể là tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Đặctrưng của loại nguồn vốn này đối với NHTM là biến động thường xuyên Dođó, cần quản lý chặt chẽ để nâng cao khả năng thanh toán cho Ngân hàng.

1.2.2 Huy động tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian rút tiềngiữa khác hàng và Ngân hàng Đây là nguồn vốn lớn và ổn định phù hợp với

Trang 6

1.2.3 Huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ có giá.

Các giấy tờ có giá là công cụ nợ do Ngân hàng phát hành để huy động vốntrê thị trường Nguồn vốn này có tính chất tương đối ổn định để sử dụng chomột mục đích nào đó Các chứng chỉ có giá do Ngân hàng phát hành là tráiphiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá Việc phát hành giấy tờ có giácần phải tuân theo những quy định của Bộ Tài chính.

Trái phiếu là cam kết xác định nghĩa vụ trả nợ của Ngân hàng đối vớingười sở hữu, phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn dài hạn Phát hành kỳphiếu cũng như trái phiếu nhưng có thời gian đáo hạn ngắn hơn trái phiếu nênNgân hàng sử dụng để huy động vốn ngắn hạn Chứng chỉ tiền gửi là giấy tờxác nhận tiền gửi định kỳ của một Ngân hàng Người sở hữu sẽ được hưởng lãitheo kỳ hạn và được hoàn trả gốc khi đáo hạn.

1.3 Vốn đi vay của các Ngân hàng.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của một NHTM có thể thiếu vốnngắn hạn để thanh toán Ngân hàng giải quyết bằng cách đi vay của các NHTMvà các tổ chức tín dụng khác hoặc của Ngân hàng Trung ương.

1.3.1 Vay vốn của các NHTM và các tổ chức tín dụng.

Vay vốn của các NHTM và tổ chức tín dụng được thực hiện thông qua thịtrường liên Ngân hàng Việc vay vốn này được thực hiện tai NHTM Trungương và sau đó sẽ điều chỉnh cho các Chi nhánh trong hệ thống Mục đích là đểđảm bảo nhu cầu vốn khả dụng trong thời gian ngắn.

1.3.2 Vay vốn của Ngân hàng Trung ương.

Vay vốn của Ngân hàng Trung ương được thực hiện thông qua hinh thứctái cấp vốn, vay bổ sung vốn thanh toán bù trừ giữa các NHTM và vay khiNgân hàng mất khả năng thanh toán.

1.4 Huy động vốn trong thanh toán và vốn khác.

Trong quá trình thực hiện chức năng trung gian thanh toán, Ngân hàngthanh toán không dùng tiền mặt theo lệnh của khách hàng, như vậy NH đã huy

Trang 7

động được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi dưới hình thức: tiền ký quỹ vào tàikhoản tiền gửi thanh toán, tiền chu chuyển trong thanh toán.

Khi thực hiện các dịch vụ, Ngân hàng huy động được vốn uỷ hác đầu tư,tài trợ của Chính phủ hoặc bên nước ngoài Trong thời gian chờ giải ngân,NHTM có thể huy động làm nguồn vốn kinh doanh.

2 Hoạt động sử dụng vốn.

2.1 Ngân hàng cho vay đối với khách hàng.

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu tạo ra lợi nhuận của các NHTM,đóng vai trò tạo nguồn thu lớn nhất trong tổng thu nhập của các Ngân hàng.Tuy nhiên đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất và phức tạp.

2.1.1 Cho vay ngắn hạn.

Tín dụng ngắn hạn là một hoạt động cho vay của NHTM được phân theothời gian của khoản vay Đó là những khoản vay có thời hạn ngắn - dưới 1 nămdo đó khoản vay này thường được dùng để đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời nhưphục vụ cho thanh toán hàng hoá, tài trợ, bổ sung vốn lưu động hay thanh toánngoại thương và phục vụ nhu cầu sinh hoạt Do nguồn vốn tín dụng ngắn hạndùng để cung cấp vốn cho chi tiêu, mua nguyên vật liệu, trả lương, bổ sung vốnlưu động nên số vốn vay thường nhỏ, nguồn vốn được quay vòng nhiều Thờihạn thu hồi vốn nhanh và rủi ro tín dụng ngắn hạn thường không cao ít chịu ảnhhưởng biến động của nền kinh tế.

2.1.2 Cho vay trung và dài hạn.

Các khoản vốn cho vay từ 1 đến 5 năm được coi là trung hạn, các khoản từ60 tháng trở lên được gọi là khoản cho vay dài hạn (nhưng thời gian cho vay tốiđa bằng thời gian khấu hao cần thiết để hình thành tài sản cố định bằng vốnvay) Những khoản cho vay này thường có giá trị lớn Trong khi đó đối tượngsử dụng vốn từ nguồn trung và dài hạn thường là những tài sản cố định có thờihạn sử dụng lâu dài và vậy thời gian sử dụng vốn lâu, nguồn vốn không được

Trang 8

thường cao hơn, chịu nhiều biến động không lường trước được so với cho vayngắn hạn chính vì vậy lãi suất thông thường cũng cao hơn cho vay ngắn hạn.

2.2 Hoạt động đầu tư.

Song song với hoạt động cho vay thì hoạt động đầu tư cũng là hoạt độngchính tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng thông qua các hoạt động mua bán chứngkhoán trên thị trường tham gia hùn vốn, góp vốn liên doanh liên kết … đây lànghiệp vụ mang lại lợi nhuận thấp hơn nghiệp vụ cho vay nhưng có độ an toàncao hơn.

2.2.1 Đầu tư chứng khoán.

Đầu tư chứng khoán Ngân hàng mua chứng khoán và trở thành người sởhữu chứng khoán Chứng khoán mà Ngân hàng có thể mua là tín phiếu kho bạcngắn hạn, trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp Muachứng khoán mang lại lợi ích cho Ngân hàng, đó là Ngân hàng sử dụng tối đanguồn vốn đã huy động được để thu lợi nhuận.

Chứng khoán của một Ngân hàng là các tài sản có mang lại thu nhập quantrọng của Ngân hàng đó Các NHTM đầu tư vào các tài sản tài chính có thể đểtìm kiếm lợi nhuận, tăng khả năng thanh khoản của Ngân hàng, đồng thời cũngđể đa dạng hoá danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro Cùng với các tài sản có,có thể chuyển hoá ngay thành tiền khi cần thiết với chi phí giao dịch thấp, cácchứng khoán được coi là dự trữ thứ cấp của Ngân hàng.

2.2.2 Đầu tư vốn liên doanh liên kết.

Ngoài các hình thức cho vay, đầu tư chứng khoán, hoạt động liên doanhliên kết cũng là một hình thức đầu tư đem lại lợi nhuận lớn Bằng việc các Ngânhàng góp vốn liên doanh liên kết với Ngân hàng khác hoặc với các doanhnghiệp, tổ chức tín dụng … làm tăng tổng vốn góp để đầu tư cho các hoạt độngsản xuấ kinh doanh, các loại hình dịch vụ …

2.3 Hoạt động dịch vụ Ngân hàng.

Trang 9

Dịch vụ Ngân hàng, được phát triển mạnh trong điều kiện kinh tế thịtrường và đưa lại nguồn thu đáng kể cho các NHTM Hoạt động dịch vụ đượcthực hiện dưới các hình thức sau:

Thanh toán, NHTM là một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cho kháchhàng Dịch vụ này bao gồm thanh toán không dùng tiền mặt, hoặc thu chi tiềnmặt qua Ngân hàng Đây là một nghiệp vụ truyền thống, đồng thời được pháttriển mạnh trong nền kinh tế thị trường Thông qua hoạt động thanh toán, Ngânhàng thu được lệ phí, tập trung được nhiều nguồn vốn và thông qua đó kiểmsoát được chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân.

Bảo lãnh là nghiệp vụ trong đó NHTM chịu trách nhiệm trả tiền thay chobên được bảo lãnh, nếu họ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với yêu cầu củamột đối tác nào đó Bão lãnh được thực hiện dưới nhiều hình thức như: bảo lãnhvay vốn, bảo lãnh dự thầu …

Kinh doanh ngoại tệ và vàng, Ngân hàng mua bán ngoại tệ và vàng ở thịtrường trong nước và quốc tế Lợi nhuận mang lại cho Ngân hàng là chênh lệchgiữa giá bán và giá mua Ngân hàng làm môi giới chứng khoán để hưởng hoahồng, và làm hoạt động uỷ thác, hoạt động thông tin, tư vấn.

3 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn.

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai vấn đề có liên quan mật thiết vớinhau, Ngân hàng không chỉ huy động thật nhiều vốn mà còn phải đầu tư và chovay có hiệu quả Nghiệp vụ sử dụng vốn nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho Ngânhàng tồn tại và phát triển vững mạnh trong môi trường cạnh tranh ngày cànggay gắt Vì các nghiệp vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên tác độngqua lại với nhau Nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu của nguồnvốn huy động cụ thể là: Nếu nguồn vốn huy động lớn và dài hạn thì Ngân hàngsử dụng vốn vào các dự án dài hạn và mở rộng quy mô tín dụng Nếu nguồnvốn huy động có thời hạn ngắn hạn thì Ngân hàng chỉ sử dụng vào dự án ngắn

Trang 10

hạn Nguồn vốn huy động có lãi suất cao thì cho vay với lãi suất cao và ngượclại.

Các nghiệp vụ trung gian tạo thêm thu nhập cho Ngân hàng nhưng mụcđích chính là thu hút khách hàng, qua đó tạo điều kiện cho việc huy động và sửdụng vốn có hiệu quả Mối liên hệ nhân quả của huy động và huy động vốnquyết định đến hiệu quả hoạt động của một Ngân hàng Chính vì thế mà tuỳtheo việc cân đối giữa mục đích lợi nhuận và phương hướng phát triển kinh tếcủa địa bàn của Đất nước mà mỗi Ngân hàng có những chính sách huy động vàsử dụng vốn một cách có hiệu quả.

III VAI TRÒ CỦA NHTM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

1 Góp phần thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường, để mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi doanhnghiệp phải có lượng vốn lớn để đổi mới thiết bị và công nghệ, áp dụng nhữngtiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại, bổ sung vốn huy động thiếu cho cácphương án sản xuất kinh doanh Trong điều kiện đó NHTM cung ứng đầy đủ vàkịp thời vốn tín dụng, các dịch vụ NH nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiệntốt kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Mặt khác, thông qua cung ứng vốn tín dụng và các dịch vụ NH nhanhchóng, thuận tiện đã thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển hàng hoá, luânchuyển vốn, tiết kiệm chi phí và từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcho từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế

2 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nhờ có hệ thống NHTM mà các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội được huyđộng để đầu tư cho các doanh nghiệp cá nhân cần vốn NHTM còn có khả năngđiều chuyển vốn giữa các Chi nhánh trong hệ thống để đảm bảo cân đối vốn cầnthiết Như vậy, từ hoạt động tín dụng của NHTM góp phần hình thành cơ cấu

Trang 11

kinh tế hợp lý giữa các ngành, vùng, thành phần kinh tế Đó là một trong nhữngyếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

3 Tạo môi trường thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trungương.

Để thực thi chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương phải sử dụng cáccông cụ như lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thị trường mở … Chính các NHTMlà “môi trường” để Ngân hàng Trung ương sử dụng các công cụ này Nói cụ thểhơn, NHTM còn là tổ chức phải chấp hành những quy định trong nội dung củacác công cụ chính sách tiền tệ và đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp cáctác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Thông qua các NHTM, Ngânhàng Trung ương phát hành thêm hoặc thu hồi bớt từ lưu thông về Cũng thôngqua NHTM sự biến động lãi suất, tỷ gia hối đoái … của nền kinh tế được phảnhồi về Ngân hàng Trung ương để Ngân hàng Trung ương có giải pháp điều tiếtthích hợp theo yêu cầu của chính sách tiền tệ.

4 Là cầu nối kinh tế quốc gia và quốc tế.

Áp lực cạnh tranh hiện nay buộc nền kinh tế mỗi nước phải tự mở của hộinhập và có tiềm lực mạnh về mọi mặt Muốn nền kinh tế được hoà nhập thìchính các NHTM phải là yếu tố tiên phong Bởi mạng lưới NHTM có khả năngcung cấp các loại hình dịch vụ rộng khắp đáp ứng nhu cầu thanh toán, đầu tưtrong và ngoài nước Giúp cho luồng tiền ra vào một cách hợp lý thu hẹpkhoảng cách về địa lý đây là điều kiện cần thiết để thúc đẩy tiến trình hội nhậpkinh tế ở các quốc gia trên thế giới.

Trang 12

1 Sự ra đời và phát triển của NHNo&PTNT Hùng Vương

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hùng Vươngtrước đây là Chi nhánh cấp 2 Hùng Vương trực thuộc Chi nhánh Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội (Chi nhánh cấp 1) thuộcNHNo&PTNT Việt Nam.

Ngày 24/12/2007 theo quyết định số 1377/HĐQT – TCCB của Chủ tịchHội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, điều chỉnh Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Hùng Vương về phụ thuộc Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, có con dấu, bảng cân đối kế toán,được tổ chức và hoạt động theo quy chế tổ chức hoạt động của Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh có 2 phòng Giaodịch Đông Đô và Pháp Vân Trụ sở chính được đặt ở Toà nhà CC2A, Bắc LinhĐàm, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội

2 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Hùng Vương

2.1 Chức năng huy động vốn

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiềngửi thanh toán của tất cả các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước bằng đồngtiền Việt Nam hay ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ phiếu và thực hiệncác chức năng huy động vốn khác (phát hành trái phiếu, vay Ngân hàng Nhànước và các tổ chức tín dụng khác).

Trang 13

- Tiếp nhận tài trợ tín thác, uỷ thác đầu tư từ Chính phủ (chủ yểu là thôngqua Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước … ) các tổ chức kinh tế quốc tế trongnước và ngoài nước đầu tư cho các dự án có liên quan đến lĩnh vực nông thôn,nông nghiệp.

2.2 Chức năng cho vay

Bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệđối với tất cả các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện vay vốn theo quy định Chovay theo chương trình, dự án của Chính phủ, các chương trình vì mục tiêu nhânđạọ văn hoá xã hội, và một số nghiệp vụ cho thuê tài chính.

2.3 Kinh doanh và cung ứng các dịch vụ Ngân hàng khác

- Thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế mở thư tín dụng (L/C) cho kháchhàng bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức tíndụng trong và ngoài nước hoạt động tại Việt nam.

- Kinh doanh ngoại hối mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, đá quý,chiết khấu các loại giấy tờ có giá Đầu tư các hình thức hùn vốn, liên doanhmua bán cổ phần mua tài sản và các hình thức đầu tư kinh doanh khác với tổchức tín dụng khác

- Thực hiện nghiệp vụ cầm cố tài sản, kinh doanh bảo hiểm, tư vấn về kinhdoanh tiền tệ chứng khoán, môi giới chứng khoán, thông tin tín dụng và phòngngừa rủi ro Thu phát tiền mặt, máy rút tiền tự động, phát hành thẻ ghi nợ, thẻtín dụng, dịch vụ trả lương qua thẻ, phát triển đại lý chấp nhận thẻ

3 Bộ máy quản lý tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Hùng Vương

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hùng Vươngđược tổ chức theo mô hình thống nhất của Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam Gồm Ban Giám đốc, 4 phòng, tổ nghiệp vụ và cácphòng giao dịch hoạt động theo quy chế

Trang 14

3.1 Phòng Kế hoạch Kinh doanh ( Nguồn vốn, Tín dụng, Thanh toánQuốc tế).

- Tham mưu cho Giám đốc về huy động và sử dụng các nguồn vốn Xâydựng và theo dõi tiến độ thực hiện kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Tổnghợp kịp thời kết quả kinh doanh hang ngày của Chi nhánh Xây dựng kế hoạchtổ chức nghiên cứu, lập chiến lược kinh doanh tuyên truyền quảng bá và cácthông tin liên quan đến công tác tiếp thị.

- Thẩm định các dự án đầu tư, hoàn thiện hồ sơ cho vay bảo lãnh, mở L/Ccấp tín dụng cho khách hàng, Chỉ đạo kiểm tra phân tích hoạt động tín dụngphân loại nợ, phân tích nợ quá hạn để tìm nguyên nhân và cách giải quyết mộtcách kịp thời.

- Tổ chức phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hang năm Phân tíchhiệu quả sủ dụng vốn đầu tư, thống kê tổng hợp, báo các chuyên đề tính toánlập dự phòng, xử lý rủi ro …

- Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế theo phương thức L/C, Thựchiện các nghiệp vụ kinh doanh mua bán ngoại tệ Quản lý các tài khoản đặc biệtcủa từng dự án Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế.

- Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các Ngân hàng nước ngoài, đầu mốitrong việc cung cấp thông tin dịch vụ đối ngoại

3.2 Phòng Kế toán – Ngân quỹ - Tin học

- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quyđịnh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Xây dựngchỉ tiêu kế hoạch tài chính, quỹ tiền lương, quyết toán kế hoạch thu chi, thựchiện các khoản kế hoạch phải nộp ngân sách, quản lý và sử dụng các loại quỹchuyên dung, đảm bảo an toàn kho quỹ … Thực hiện các nghiệp vụ huy độngvốn từ dân cư hay các tổ chức kinh tế.

Trang 15

- Tổng hợp thống kê và lưu trữ giữ liệu Làm nhiệm vụ tin học khắc phụcnhững trục trặc kỹ thuật đảm bảo sự thông suốt các hoạt động tin học của Chinhánh Xử lý các nghiệp vụ phát sinh.

3.3 Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ

Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định, nghiệp vụ kinh doanh theoquy định của NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh củaChi nhánh nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro, tham mưu các vấn đề giải quyếttố tụng đảm bảo quyền lợi hợp pháp của Chi nhánh Tổng hợp báo cáo thông tinkinh tế, phòng ngừa rủi ro, giải quyết đơn từ khiếu nại.

Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Hùng Vương

Trang 16

3.4 Phòng Tổ chức Hành chính

Lưu trữ các văn bản pháp luật Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làmviệc Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh Xây dựng đề án mở rộng kinhdoanh Xét duyệt nâng bậc lương Phát động các phong trào thi đua, quản lý hồsơ cán bộ và làm các công việc văn thư khác Tham mưu trong công tác đàotạo, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ trong Chi nhánh.

3.5 Phòng Giao dịch

Là bộ phận phụ thuộc Chi nhánh, hạch toán báo sổ, có con dấu riêng dungtrong giao dịch với khách hàng Chịu sự quản lý của Giám đốc Chi nhánh.Phòng giao dịch có nhiệm vụ tiếp thị, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng cho Chinhánh Trực tiếp thực hiện một số giao dịch với khách hàng trong trong giớihạn huy động vốn, cho vay, giải ngân, thu nợ, thu lãi theo các hợp đồng tíndụng đã được phê duyệt, chi trả kiều hối và một số các dịch vụ thanh toán doGiám đốc chi nhánh giao.

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÙNG VƯƠNG

1 Tình hình hoạt động kinh doanh1.1 Tình hình huy động vốn

Hoạt động huy động vốn có vai trò rất quan trọng trong sự ổn định và pháttriển của mỗi Ngân hàng Bằng nguồn vốn huy động được Ngân hàng có thểcấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, chothuê tài chính … và thực hiện một số nghiệp vụ theo quy định của Ngân hàng.Nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành từ rất nhiều nguồn bao gồm vốn tựcó, vốn đi huy động từ bên ngoài bằng nhiều hình thức, nguồn điều hoà từ Ngânhàng cấp trên Nhưng trong số đó nguồn vốn Ngân hàng huy động từ tiền nhànrỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế vẫn là chủ yếu Đây là nguồn vốn rẻ lạidồi dào xác định được điều đó Ngân hàng đã tích cực huy động từ nguồn này.

Trang 17

Bảng 1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT HùngVương

(Đơn vị: triệu đồng)

TT CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 (2007 – 2008)So sánhSố tiền Tỉ trọngTổng nguồn vốn 337.765 828.389 490.624 145%1 Phân theo kỳ hạn

+ TG Không kỳ hạn 24.737 43.654 18.917 76%1 + TG có kỳ hạn <12

133.195 274.470 113.629 85%

+ TG có kỳ hạn 12 đến <24 tháng

49.639 100.217 50.579 102%

+ TG có kỳ hạn > 24tháng

130.194 437.693 307.499 236%

2 Phân theo thành phầnkinh tế

337.765 828.389 490.624 145%

+ Tiền gửi dân cư 290.237 464.117 173.880 60%+ Tiền gửi các TCKT 47,527 320.833 273.306 575%+ Tiền gửi, tiền vay các

Trang 18

vốn Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng năm 2008 đạt 246.825 triệu đồng tăng113.629 triệu đồng (tăng 85%) so với năm 2007 Tiền gửi có kỳ hạn 12 đến <24 tháng năm 2008 đạt 100.217 triệu đồng tăng 50.579 triệu đồng (tăng 102%)so với năm 2007 Tiền gửi có kỳ hạn > 24 tháng năm 2008 đạt 437.693 triệuđồng tăng 307.499 triệu đồng (tăng 236%) so với năm 2007.

Về tiền gửi dân cư năm 2008 đạt 464.117 triệu đồng tăng 173.880 triệuđồng (tăng 60%) so với năm 2007 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là một trongnhững nguồn chủ yếu khi phân nguồn vốn theo đối tượng khách hàng Nhìn vàosố liệu trên ta thấy sự biến động rõ rệt năm 2008 tiền gửi của các tổ chức kinhtế là 320.883 triệu đồng tăng 273.306 triệu đồng (tăng 575%) so với năm 2007.

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng cũng đã giảm Năm 2008 đã giảm từ53.395 triệu đồng xuống còn 43.438 triệu đồng ( - 9.956 triệu đồng ) nhưngkhông làm cho tổng nguồn vốn của Chi nhánh giảm.

Phân theo loại tiền: Tiền gửi nội tệ trong năm 2008 đạt 705.464 triệu đồngtăng 472.261 triệu đồng (tăng 186%) so với năm 2007 Trong khi đó tiền gửingoại tệ tăng ít trong năm 2008 đạt 102.788 triệu đồng tăng 18.363 triệu đồng(tăng 22%) so với năm 2007 Qua phân tích số liệu trên cho thấy việc thu hútngoại tệ chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh Trong thời gian tới Chinhánh cần nghiên cứu và áp dụng những biện pháp thích hợp hơn để cải thiệntình hình trên.

1.2 Tình hình sử dụng vốn

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận cho Chi nhánhNHNo&TPNT Hùng Vương Chi nhánh đã và đang đa dạng hoá hoạt độngcung ứng tín dụng: cho vay đối nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thứccho vay cả nội tệ và ngoại tệ … nhằm nâng cao chất lượng tín dụng với phươngchâm “phát triển, an toàn, hiệu quả”, nổ lực trong việc kìm chế tăng trưởng tíndụng nóng, đầu tư tín dụng được chủ động và tăng trưởng một cách hợp lý đi

Trang 19

đôi với việc cải thiện nâng cao chất lượng thực hiện rà soát, sàng lọc nhờ đó màNgân hàng đang ngày càng đa dạng hoá các mặt nghiệp vụ trong đó trọng tâmlà công tác tín dụng.

Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương

(Đơn vị: triệu đồng)

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 So sánh (2007 – 2008)Số tiền Tỉ trọng1 Tổng dư nợ 155.013 501.897 346.884 224%2 Doanh số cho vay 137.304 459.142 321.839 234%3 Doanh số thu nợ 96.918 349.054 252.135 260%

Doanh số thu nợ của Ngân hàng đạt hiệu quả cao Doanh số thu nợ tăngqua các năm Năm 2008 doanh số thu nợ là 349.054 triệu đồng tăng 252.135triệu đồng (tăng 260%) so với năm 2007 Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp sovới tổng dư nợ Với quan điểm và định hướng đã được xác định là: Tiếp cận đểmở rộng cung vốn đối với mọi khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, đi đôivới việc kết hợp chặt chẽ giữa bạn hàng truyền thống bằng việc thực hiện cácchính sách ưu đãi về lãi suất, về phí dịch vụ đồng thời tăng cường khách hàngmới.

2 Thực trạng hoạt động của Chi nhánhNHNo&PTNT Hùng Vương2.1 Chỉ tiêu dư nợ

Ngày đăng: 26/11/2012, 13:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHNo&amp;PTNT Hùng Vương - Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn tại Agribank Hùng vương
Bảng 1. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHNo&amp;PTNT Hùng Vương (Trang 17)
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh NHNo&amp;PTNT Hùng Vương                                                                                       (Đơn vị: triệu đồng) - Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn tại Agribank Hùng vương
Bảng 2 Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh NHNo&amp;PTNT Hùng Vương (Đơn vị: triệu đồng) (Trang 19)
Nhìn vào bảng 3 ta thấy qua 2 năm 2007 – 2008 tổng dư nợ của Ngân hàng đã tăng lên nhanh chóng năm 2008 so với năm 2007 là 347 triệu đồng (tăng  224%) - Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn tại Agribank Hùng vương
h ìn vào bảng 3 ta thấy qua 2 năm 2007 – 2008 tổng dư nợ của Ngân hàng đã tăng lên nhanh chóng năm 2008 so với năm 2007 là 347 triệu đồng (tăng 224%) (Trang 20)
Bảng 4. Vòng quay vốn tín dụng - Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn tại Agribank Hùng vương
Bảng 4. Vòng quay vốn tín dụng (Trang 21)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w