Việclàmfreelancernhữngcáchđểcóthùlao
mong muốn
Các freelancer thường hay bỏ qua khâu thương lượng thù lao, và có
khuynh hướng tuân theo mức giá có sẵn của chủ dự án, hoặc theo khung
giá trước giờ của mình. Mặt khác, đôi khi do vấn đề kiêng nể, “giữ mối”
nên freelancer cũng không muốn đặt vấn đềthùlao với khách hàng. Trên
thực tế, mỗi đầu việc mà freelancer nhận làm đều khác nhau về tính chất,
mức độ khó – dễ… nên mức thùlao cũng cần được chú trọng và tính toán
kỹ.
Kristin Cardinale, doanh nhân và là tác giả quyển sách The 9-to-5 Cure, đã
chia sẻ 5 quy tắc giúp freelancer đặt vấn đềthùlao với chủ dự án một
cách khéo léo và hiệu quả nhất:
1. Không ra giá trước
Cardinal cho rằng, chính các chủ dự án, tức khách hàng của bạn, mới là
những người nên ra giá trước. Từ đây, bạn có thể đánh giá được nhiều
điều thông qua lời nói và ngôn ngữ cử chỉ của họ. Chẳng hạn như giá đề
nghị có nằm trong ngưỡng giá thị trường và xứng đáng với công sức bạn
bỏ ra nếu nhận việc hay không? Khách hàng tỏ ra tự tin hay không thoải
mái khi đưa ra mức giá đó? Nếu họ tự tin đưa ra con số thùlao thấp hơn
50% giá thị trường thì có lẽ họ đã có sẵn trong đầu nhiều ứng cử viên
freelancer và chỉ chú trọng ai sẽ người đưa ra mức giá thấp nhất, chứ
không phải chất lượng công việc. Nếu họ cảm thấy không thoải mái, có
thể họ biết rõ mức giá đó là thấp nhưng vẫn cố gắng thuyết phục
freelancer nhận việcđể tạo dựng quan hệ ban đầu và thùlao sẽ tăng dần
sau này.
2. Đừng mới nghe giá thấp đã từ chối
Theo Cardinale, mức giá đầu tiên mà khách hàng đưa ra chưa chắc đã là
mức giá cuối cùng và tốt nhất. “Còn phải kể đến quá trình thương lượng
nữa, khách hàng nếu đã nhắm bạn cho dự án này thì họ đã chuẩn bị một
khoảng giá dao động trong mức ngân sách cho phép. Do đó, bạn cần suy
xét mức giá đề nghị ban đầu, dựa vào năng lực bản thân và tính chất công
việc để đưa ra giá cả hợp lý nhất.”
3. Nắm rõ giá trị và mục đích của bản thân trước cuộc thương lượng
Bạn cần làm một “bài tập nho nhỏ” trước khi đến gặp khách hàng: tìm hiểu
mức giá trên thị trường và thùlao mà khách hàng này thường trả cho các
công việc tương tự trước đó nếu có. Từ đó, đưa ra con số thùlao thấp
nhất mà bạn có thể chấp nhận nếu nhận lời thực hiện dự án. Nếu không
có được những thông tin này, bạn sẽ giống như kẻ lần mò trong bóng tối
khi thương lượng với khách hàng và đôi khi mãi đến sau khi nhận công
việc bạn mới thấy thất vọng trước thùlao của mình hoặc kết quả thương
lượng không như bạn mong muốn.
4. Tự tin thể hiện mình
Khi đưa ra mức giá mong muốn, bạn cần nói với giọng tự tin. Bạn mỉm
cười, ngồi im và nhìn thẳng vào mắt khách hàng một cách lịch thiệp và
thoải mái. Theo Cardinale, “Nếu như đó là mức giá chuẩn trước giờ của
bạn, hãy nói rõ điều đó. Nhưng nếu nó thấp hơn giá bình thường bạn
nhận thì đừng e ngại cho khách hàng biết điều này.”
5. Giữ hình ảnh chuyên nghiệp
Nếu mức giá mà khách hàng đưa ra vẫn không bằng mức thấp nhất trong
dự tính của bạn, đừng ngại chuyển đềtài sang công việc cụ thể của dự
án. Cardinale cho biết, “Biết đâu sau khi về suy xét, bạn sẽ quay lại và
chấp nhận mức giá đó, nên cần phải tạo cho khách hàng cảm giác thoái
mái và tin tưởng cũng như ‘chừa nước hậu’ cho mình. Nếu bạn vội vã chê
lên chê xuống, hay tỏ thái độ không tích cực, danh tiếng của bạn có thế bị
ảnh hưởng. Hãy nhớ, nếu chọn làm freelancer, danh tiếng rất quan trọng
nên chỉ cần vài câu nhận xét không hay về bạn cũng làm bạn mất đi nhiều
‘mối’ công việc. Nếu đến cuối cùng, bạn vẫn nhận thấy mức lương và
công việc không phù hợp với mình, hãy lịch sự nói không, nhẹ nhàng từ
chối.
. Việc làm freelancer những cách để có thù lao
mong muốn
Các freelancer thường hay bỏ qua khâu thương lượng thù lao, và có
khuynh hướng. đặt vấn đề thù lao với khách hàng. Trên
thực tế, mỗi đầu việc mà freelancer nhận làm đều khác nhau về tính chất,
mức độ khó – dễ… nên mức thù lao cũng