Bốn bướcgiúpnhânviên
“đổi ngôi”thànhôngchủ
Bạn chán ngấy làm việc cho người khác? Bạn muốn trở thành một ôngchủ
tự tay mình điều hành một doanh nghiệp? Vậy hãy chuẩn bị cho một cuộc
“đổi ngôi” ngay từ lúc này.
Muốn trở thành một ông chủ, hãy suy nghĩ và hành động như một ôngchủ
Trở thànhôngchủ cũng như đang đi trên đường một chiều, chúng ta phải lao
về phía trước. Đó là cách một người rời bỏ vị trí nhânviên để trở thành
người điều hành một công ty. Hãy tiếp cận vị trí ôngchủ trước khi thực hiện
bước nhảy vọt đó. Bằng nhiều cách khác nhau tại vị trí nhân viên, hãy mặc
định mình là một ông chủ, như cách mà người khác đang thuê bạn.
Với cách tiếp cận trong tâm trí đó, 4 bước này có thể thu hẹp khoảng cách từ
nhân viên đến ông chủ:
1. Mặc định bản thân như một ôngchủ
Điều này rất quan trọng vì nó là cách để bạn tập cho mình thói quen hành
động và suy nghĩ sâu sắc hơn so với hiện tại. Nó giúp thể hiện được tầm
nhìn, chiến lược của cả công ty, đồng thời nó cũng giúp bạn giải quyết
những vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành một doanh nghiệp thực sự
sau này. Suy nghĩ quyết định hành vi, hãy cố gắng thể hiện mình ở mức độ
cao nhất có thể.
Nếu muốn mở một công ty liên quan đến ngành nghề đang làm, hãy tìm hiểu
xem vấn đề các công ty cùng ngành đang gặp phải là gì. Từ đó đưa ra ý
tưởng để thành lập công ty đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Giả sử rằng
bạn đang là kế toán tại một công ty chăm sóc sức khỏe, bạn có thể nghĩ đến
việc thành lập công ty tư vấn hóa đơn điện tử (vấn đề đang là thách thức đối
với nhiều công ty) để giúp họ giải quyết khó khăn này.
2.Tìm hiểu các xu hướng đang định hình trong ngành nghề của bạn
Giống như thách thức thanh toán điện tử mà lĩnh vực y tế đang phải đối mặt,
hãy cố gắng nhận ra những xu hướng đó để giúp mang lại thành công.
Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không thấy rõ những cơ hội tiềm năng?
Hãy theo dõi các chủ đề mà các hiệp hội đang thảo luận trực tiếp hoặc gián
tiếp thông qua báo đài. Những thông tin đó sẽ cho bạn biết những thăng trầm
cũng như những cơ hội thách thức nào cho ngành nghề ở hiện tại và tương
lai. Một khi đã xác định được xu hướng mà mình hướng tới, hãy tiếp tục
theo dõi tất cả các nguồn tin để nắm nó một cách rõ nhất.
Ngoài ra, còn có một cách khác để khai thác những xu hướng tiềm năng. Đó
là hãy phân tích sự thành công của công ty bạn đang làm việc hoặc một công
ty cùng ngành nào đó. Tìm hiểu thật kỹ những yếu tố giúp họ thành công
cũng như những gì họ còn chưa làm được đối với khách hàng. Như vậy, bạn
sẽ đáp ứng được nhu cầu trong lĩnh vực thế mạnh của mình.
3. Tìm ra điểm mạnh của bạn
Một khi đã hiểu được xu hướng của ngành nghề đang theo đuổi, bạn sẽ nảy
sinh được những ý tưởng tốt cũng như nắm bắt được nhu cầu của khách
hàng tiềm năng. Họ cần gì ở hiện tại? Họ cần gì trong 6-12 tháng tới? Họ
cần gì trong những năm sau này? Trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ xác
định được những dịch vụ mà mình có thể đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng. “Hiểu và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, bạn sẽ xây dựng
được một kênh bán hàng chiến thắng”.
Một câu hỏi quan trọng không kém là bạn đang muốn gì? Nếu câu trả lời
đơn thuần là bạn đang chán công việc cũ và muốn tìm kiếm một công việc
mới thì nó không hẳn là xấu, nhưng chưa đủ để trở thành một ông chủ. Còn
nếu bạn đã sẵn sàng để điều hành một công ty, thì hãy tìm những “điểm
chung” với khách hàng của mình trong tương lai. Mỗi một “điểm chung” đó
của khách hàng là cơ hội tiềm năng cho bạn trở thành một ôngchủthành
công.
4. Bắt đầu bằng công việc kết nối
Khi đã xác định những sản phẩm hoặc dịch vụ muốn cung cấp cho khách
hàng, bạn nên bắt đầu thực hiện “kết nối” với những người chuyên môn và
với những khách hàng tiềm năng. Những người chuyên môn sẽ cho bạn cái
nhìn sâu sắc nhất về vấn đề mình quan tâm. Còn khách hàng sẽ giúp bạn
hiểu được nhu cầu thực sự của họ để có thể đáp ứng sau này. Nếu không có
thời gian, có thể thực hiện một cuộc trao đổi ngắn tại nơi họ làm việc hoặc
trên các mạng xã hội. Hãy bắt đầu buổi trò chuyện bằng câu: “Tôi đang cố
gắng để hiểu vấn đề này hơn, bạn có thể trò chuyện với tôi khoảng 15 phút
không?”. Khi gặp mặt, hãy hỏi những thông tin liên lạc của người đối diện
để thể hiện mối quan tâm của bạn và đừng nói những câu vô vị như “dịch vụ
của tôi tốt nhất, giá của tôi tốt nhất”.
Hãy tận dụng những cơ hội sẵn có. Nếu có mối quan hệ tốt tại công ty đang
làm việc (cho dù không phải là sếp của bạn), bạn có thể sử dụng mỗi quan
hệ này để đặt những viên gạch đầu tiên cho kế hoạch của bạn. Bạn biết ai sẽ
giúp bạn phát huy được thế mạnh của mình. Nếu họ cần bạn giúp đỡ trước
khi họ giúp bạn hãy nắm bắt cơ hội này. Thậm chí chấp nhận làm việc
không công để có thể thu được những kết quả có lợi cho công việc của bạn
sau này.
.
Bốn bước giúp nhân viên
“đổi ngôi” thành ông chủ
Bạn chán ngấy làm việc cho người khác? Bạn muốn trở thành một ông chủ
tự tay mình. bị cho một cuộc
“đổi ngôi” ngay từ lúc này.
Muốn trở thành một ông chủ, hãy suy nghĩ và hành động như một ông chủ
Trở thành ông chủ cũng như đang