Kỹ năng - Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn - Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải
Trang 1Tuần : Ngày soạn :
CHỦ ĐỀ : SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT RẮN
Thời lượng : 2 tiết (Tiết 27+28)
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, thể lỏng sang thể rắn của các chất
- Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc của chất rắn
2 Kỹ năng
- Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất
rắn
- Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.
3 Thái độ
- Quan tâm đến các sự kiện liên quan đến sự nóng chảy và sự đông đặc
- Tích cực tham gia các hoạt động tìm hiểu về sự nóng chảy và sự đông đặc trong thực tế
4 Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực làm việc nhóm
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin
II MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dung/chủ
Nhận biết hiện tượng
nóng chảy, đông đặc
Khái niệm sự nóng
chảy, sự đông đặc
Điều kiện để xảy ra
hiện tượng nóng chảy,
đông đặc
-Quan sát hiện tượng
và nêu nhận xét đó là hiện tượng nóng chảy hay đông đặc
-Nhận xét nhiệt độ và thể của chất khi xảy ra hiện tượng nóng chảy, đông đặc
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi
là sự đông đặc
Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của ít nhất 02 chất
Vẽ đường biểu diễn sự
thay đổi nhiệt độ của
băng phiến trong quá
trình nóng chảy và
quá trình đông đặc
Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt
độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình nóng chảy , quá trình đông đặc
Đặc điểm của quá - Phần lớn các chất
Trang 2trình nóng chảy và
đông đặc nóng chảy ( đông đặc)ở nhiệt độ xác định,
nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy ( nhiệt độ đông đặc)
Nhiệt độ nóng chảy ( nhiệt độ đông đặc) của các chất khác nhau thì khác nhau
- Trong thời gian nóng chảy (đông đặc), nhiệt
độ của vật không thay đổi
Giải thích một số hiện
tượng liên quan đến
sự nóng chảy ( đông
đặc) trong thực tế
Giải thích được ít nhất 02 hiện tượng thực tế về sự nóng chảy và đông đặc
III CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1 Nhận biết:
Câu 1: Quan sát hiện tượng khi nung nóng sáp nến, trước khi nung nóng, sáp ở thể gì? Sau khi nung nóng, sáp ở thể gì? Khi để nguội thì có hiện tượng gì xảy ra với sáp? [NB1]
Câu 1: Nhiệt độ như thế nào thì xảy ra hiện tượng nóng chảy, hiện tượng đông đặc? [NB1]
Câu 2: Khi xảy ra hiện tượng nóng chảy, chất chuyển từ thể nào sang thể nào? Khi xảy ra hiện tượng đông đặc, chất chuyển từ thể nào sang thể nào? [NB2]
Câu 3: Sự nóng chảy là gì?Sự đông đặc là gì? [NB3]
Câu 4: So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của băng phiến? [NB4]
Câu 5: Nêu nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của thép, chì, vàng, nước, thủy ngân? Nêu nhận xét về nhiệt độ nóng chảy và đông đặc của các chất khác nhau? [NB5]
Câu 6: Trong suốt thời gian nóng chảy và đông đặc, nhiệt độ của chất thay đổi như thế nào? [NB6]
2 Thông hiểu:
Câu 1: Lấy thêm ví dụ về hiện tượng nóng chảy, hiện tượng đông đặc? [TH1]
3 Vận dụng
Câu 1: Nêu cách vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến khi nóng chảy và khi đông đặc? [VD1] Câu 2: Thực hành vẽ cách vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến khi nóng chảy và khi đông đặc? [VD2]
Câu 3: Nhận xét thể của băng phiến, sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy ( Từ phút thứ 0 đến phút thứ
7, băng phiến ở thể gì, nhiệt độ thay đổi như thế nào? Từ phút thứ 8 đến phút thứ 11, băng phiến ở thể gì, nhiệt
độ thay đổi như thế nào? Từ phút thứ 12 đến phút thứ 15, băng phiến ở thể gì, nhiệt độ thay đổi như thế nào? ? [VD3]
Câu 4: Nhận xét thể của băng phiến, sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình đông đặc ( Từ phút thứ 0 đến phút thứ
3, băng phiến ở thể gì, nhiệt độ thay đổi như thế nào? Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7, băng phiến ở thể gì, nhiệt
độ thay đổi như thế nào? Từ phút thứ 8 đến phút thứ 15, băng phiến ở thể gì, nhiệt độ thay đổi như thế nào? ? [VD4]
4 Vậndụng cao
Câu 1: Quan sát hình 25.1, hãy cho biết nhiệt độ nóng chảy của chất là bao nhiêu? Đó là chất gì Vì sao? Mô tả
sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất khi nóng chảy [VDC1]
Câu 2: Trong việc đúc đồng, có những sự chuyển thể nào của đồng [VDC2]
Câu 3: Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm mốc đo nhiệt độ [VDC3
Trang 3IV KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung Hình thức tổ chức
dạy học
Thời lượng Thời điểm Thiết bị DH, Học liệu Ghi chú
Nhận biết hiện
tượng nóng
chảy, đông đặc
Khái niệm sự
nóng chảy, sự
đông đặc Điều
kiện để xảy ra
hiện tượng nóng
chảy, đông đặc
Nhóm 10 phút Tiết 1 Đĩa nhôm, đèn cồn, sáp nến,
lưới nấu, khăn ướt, quẹt
Phiếu học tập 1 Phiếu học tập 2
Vẽ đường biểu
diễn sự thay đổi
nhiệt độ của
băng phiến trong
quá trình nóng
chảy và quá
trình đông đặc
và 25.1
Đặc điểm của
quá trình nóng
chảy và đông
đặc
Nhóm nhỏ 20 phút Tiết 1+Tiết
2
Bảng phụ
Giải thích một
số hiện tượng
liên quan đến sự
nóng chảy
( đông đặc)
trong thực tế
Nhóm/cá nhân 35 phút Tiết 2 Hình 25.1
V THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1 (Khởi động): (10 phút)
1 Mục tiêu
- Ôn tập các câu hỏi liên quan đến bài học trước đó, dự đoán hình ảnh liên quan đến bài học
2 Nhiệm vụ học tập của học sinh:
- Trả lời các câu hỏi
3 Cách thức tiến hành hoạt động
chơi trò chơi, lật ô số trả lời câu hỏi
Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm,
câu trả lời sai được 0 điểm, câu bổ
sung đúng được 5 điểm Nhóm nào
trả lời được hình ảnh sau các ô số khi
chưa lật hết ô được 15 điểm
+ Kỷ thuật dạy học : Nhóm thảo luận
và chọn câu hỏi, trả lời
+ GV tổ chức cho HS chia làm 4 nhóm lớn,
Câu hỏi 1: Chất rắn nở ra khi nào, co lại khi nào?
Câu hỏi 2: Vì sao khi đun nước không nên đổ thật đầy ấm?
Câu hỏi 3: So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí theo thứ tự tăng dần?
Câu hỏi 4: Để đo nhiệt độ cơ thể, người ta dùng dụng cụ gì?
Hình ảnh sau ô số:
+ Các em chọn ô số, thảo luận nhóm và trả lời
+ Các nhóm cử đại diện trả lời
Trang 4Hoạt động 2 Hình thành kiến thức mới ( 55 phút)
1 ) Mục tiêu:
- Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, thể lỏng sang thể rắn của các chất.
- Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc của chất rắn
- Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy, đông đặc
2 Nhiệm vụ học tập của học sinh :
-HS làm thí nghiệm
- Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
-Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy và đông đặc của băng phiến dựa vào
bảng số liệu cho trước
-Dựa vào đặc điểm về nhiệt độ của quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn và từ thể rắn sang thể lỏng của các chất để giải thích được một số hiện tượng trong thực tế
3 Cách thức tiến hành hoạt động
Nội dung 1 : Nhận biết hiện tượng nóng chảy và đông đặc (10 phút)
Bước 1 Giao nhiệm
vụ:
-Chia lớp thành nhóm
-Nhóm nhận dụng cụ
- GV chia nhóm, cho HS nhận dụng cụ thí nghiệm
HS nhận dụng cụ theo nhóm
Bước 2 Thực hiện
nhiệm vụ được giao:
Các nhóm làm thí
nghiệm, quan sát thí
nghiệm
Cho các nhóm HS làm thí nghiệm: Nung nóng sáp nến trên đãi nhôm Quan sát hiện tượng Sau đó để nguội và quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập
- Các nhóm nhận thiết bị, tiến hành quan sát, thảo luận
+ Các em làm thí nghiệm, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau đây vào phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP 1 Nhóm
Câu 1: Trước khi đốt, sáp ở thể gì(Rắn, lỏng, khí)
Câu 2: Trước đốt, sáp ở thể gì(Rắn, lỏng, khí)
Câu 3: Khi cháy hết, sáp ở thể gì (Rắn, lỏng, khí)
Câu 4: Để nguội, sáp ở thể gì (Rắn, lỏng, khí)
Câu 5: Điền vào chỗ trống sự chuyển thể của cây nến
Khi đốt nóng, sáp nến từ thể Chuyển sang thể
Trang 5+GV yêu cầu hai HS ngồi gần nhau thảo luận trả lời câu hỏi vào phiếu học tập
số 2
Khi để nguội, sáp nến từ thể Chuyển sang thể
+ Các nhóm cử đại diện lên báo cáo +HS thảo luận và trả lời
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhóm bàn (2 phút) Thảo luận hai bạn với nhau
và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là gì? Xảy ra khi tăng hay giảm nhiệt độ? Câu 2: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là gì? Xảy ra khi tăng hay giảm nhiệt độ?
+ Các nhóm cử đại diện lên báo cáo
Bước 3 Báo cáo kết
quả và thảo luận:
-Các nhóm thảo luận
và hoàn thành phiếu
học tập
- Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu các nhóm báo cáo
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận
+ GV quan sát các nhóm làm việc và trợ giúp những
HS gặp khó khăn + GV cho một vài nhóm báo cáo Xem ý kiến của nhóm khác có cùng hay không?
- Các nhóm báo cáo
- Các nhóm nhận xét, thảo luận
Bước 4 Đánh giá kết
quả:
GV đánh giá hoạt
động nhóm
GV chốt kiến thức
- Giáo viên đánh giá, góp
ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm
- Đưa ra thống nhât chung
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy, xảy ra khi tăng nhiệt
độ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc, xảy ra khi giảm nhiệt độ
Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở
Nội dung 2 : Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trong quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc (25 phút)
Bước 1 Giao nhiệm
vụ:
-Chia lớp thành nhóm
-Nhóm nhận quan sát
bảng 24.1, 25.1 vẽ
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập 3
-Treo bảng 24.1 và 25.1 cho HS quan sát
HS nhận dụng phiếu học tập
Trang 6đường biểu diễn
Bước 2 Thực hiện
nhiệm vụ được giao:
Nhóm hoàn thanh
phiếu học tập
+ GV Chiếu Powpoint về thí nghiệm trong sách giáo khoa hình 24.1 GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu và
mô tả thí nghiệm + GV chốt lại + GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu và dựa vào bảng 24.1 và 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trong quá trình nóng chảy và đông đặc vào phiếu học tập
+ GV quan sát các nhóm làm việc và trợ giúp những
HS gặp khó khăn + GV cho đại diện nhóm báo cáo kết quả
+ GV cho HS nghiên cứu bảng vào bảng 24.1 và 25.1 và đường biểu diễn vừa vẽ để hoàn thành phiếu học tập số 3
+ GV quan sát các nhóm làm việc và trợ giúp những
HS gặp khó khăn
+ Các nhóm tìm hiểu và mô tả thí nghiệm Nhóm khác bổ sung
Các nhóm vẽ đường biểu diễn vào phiếu học tập 3 Nhóm
Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình băng phiến nóng chảy
Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình băng phiến đông đặc
Bước 3 Báo cáo kết
quả và thảo luận:
-Các nhóm thảo luận
và hoàn thành phiếu
học tập
- Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu các nhóm báo cáo
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận
+ GV cho đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
Bước 4 Đánh giá kết
quả:
GV đánh giá hoạt
động nhóm
GV chốt kiến thức
- Giáo viên đánh giá, góp
ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm
- Đưa ra thống nhât chung
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy, xảy ra khi tăng nhiệt
Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở
Trang 7độ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc, xảy ra khi giảm nhiệt độ
Nội dung 3 : Tìm hiểu đặc điểm của quá trình nóng chảy và đông đặc (20 phút)
Bước 1 Giao nhiệm
vụ:
-Chia lớp thành nhóm
-Nhóm bảng phụ
+ GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất và trả lời các câu hỏi bằng bảng phụ
- Nhóm nhận bảng phụ
Bước 2 Thực hiện
nhiệm vụ được giao:
Các nhóm làm thí
nghiệm, quan sát thí
nghiệm
+ GV cho HS thảo luận + GV quan sát các nhóm làm việc và trợ giúp những HS gặp khó khăn
+ Các thảo luận và trả lời câu hỏi:
So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của băng phiến?
- Nêu nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của thép, chì, vàng, nước, thủy ngân -Trong suốt thời gian nóng chảy và đông đặc, nhiệt độ của băng phiến có thay đổi hay không?
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả Nhóm khác bổ sung
Bước 3 Báo cáo kết
quả và thảo luận:
-Các nhóm thảo luận
và hoàn thành phiếu
học tập
- Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu các nhóm báo cáo
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận
+ GV quan sát các nhóm làm việc và trợ giúp những HS gặp khó khăn
- Các nhóm báo cáo
- Các nhóm nhận xét, thảo luận
Bước 4 Đánh giá kết
quả:
GV đánh giá hoạt
động nhóm
GV chốt kiến thức
- Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm
- Đưa ra thống nhât chung
- Phần lớn các chất nóng chảy (đông đặc) ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy (nhiệt độ đông đặc) Các chất nóng chảy ở nhiệt
độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó
- Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi
Các chất khác nhau thì nhiệt độ nóng chảy ( đông đặc ) khác nhau
Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở
Hoạt động 3 ( luyện tập) (10 phút)
1 Mục tiêu:
- HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến sự nóng chảy và đông đặc của
2 Nhiệm vụ học tập của học sinh :
- HS trả lời được các câu hỏi
Trang 83 Cách thức tiến hành hoạt động:
- Trả lời các câu hỏi liên
quan đến nội dung bài
học
+ GV yêu cầu hai học sinh thảo luận
và trả lời các câu hỏi sau?
+ Kỷ thuật dạy học : Thảo luận nhóm
nhỏ
+ GV cho đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận
Các nhóm khác trình bày ý kiến riêng
-GV chốt kiến thức
+ Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
1 Sự nóng chảy là gì? Sự đông đặc
là gì?
2 Nhiệt độ nóng chảy của chất là gì? Nhiệt độ đông đặc của chất là gì?
3 Nhiệt độ nóng chảy ( đông đặc) của các chất khác nhau như thế nào?
4 Nhiệt độ của chất thay đổi như thế nào trong suốt quá trình nóng chảy hay đông đặc
Các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung
Hoạt động 4 ( vận dụng) (10 phút)
1 Mục tiêu:
- HS nhận biết được chất dựa vào nhiệt độ nóng chảy và đông đặc của chất đó
- HS vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế
2 Hoạt động học của học sinh
- HS vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế
3 Cách thức tiến hành hoạt động:
-Trả lời các câu hỏi liên quan
đến hiện tượng thực tế, hoàn
thành phiếu học tập
+ GV yêu cầu thảo luận nhóm và trả lời các lệnh C5, C6, C7 và trả lời vào phiếu học tập 4
+ Kỷ thuật dạy học : đọc tích cực và
thảo luận nhóm
+ GV quan sát các nhóm làm việc và trợ giúp những HS gặp khó khăn + GV cho đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
-GV chốt kiến thức
+ Các em quan sát trình chiếu, đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi trong SGK vào phiếu học tập 4
PHIẾU HỌC TẬP 4- NHÓM C5: Nhiệt độ chảy của chất đó là bao nhiêu độ
C ? Chất đó là chất gì?
Mô tả nhiệt độ và thể của chất khi nóng chảy:
Từ phút thứ 0 đến phút thứ 1: Nhiệt độ chất ở thể
Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4: Nhiệt độ chất ở thể
Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: Nhiệt độ chất ở thể
C6: Trong việc đúc tượng đồng, có quá trình
chuyển thể nào của đồng?
C7: Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm mốc đo nhiệt độ?
Các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung
Trang 9Hoạt động 5 (Tìm tòi, mở rộng): (5 phút) (Giao việc về nhà)
1 Mục tiêu:
- Phát hiện được những sự nóng chảy và đông đặc trong đời sống
2 Hoạt động học của học sinh
- Tìm hiểu về quá trình nóng chảy và đông đặc trong đời sống
3 Cách thức tiến hành hoạt động:
-HS về nhà tìm hiểu
một vài hiện tượng liên
quan đến sự nóng chảy,
đông đặc
+ GV giao nhiệm vụ cho
HS, yêu cầu HS nghiên cứu sgk, tìm hiểu thêm ngoài đời sống
- HS nghiên cứu sgk
- HS nghiên cứu sgk, tìm hiểu ứng dụng của nóng chảy và đông đặc trong đời sống trong đời sống như: đúc đồng, nước đá, kem
- HS tự tìm hiểu và viết báo cáo
-HS tự tìm hiểu về các ứng dụng của sự nóng chảy và đông đặc trong các dụng cụ và viết báo cáo