Phỏng vấnxinviệc thất bại,bạnhọcđượcgì?
Đánh giá lại năng lực bản thân
Một số ứng viên không phải do bản thân không tìm được công việc mà nguyên
nhân chính do họ kỳ vọng quá cao vào công việc muốn làm. Không quan tâm đến
công việc mà họ cho là chưa xứng tầm, mù quáng theo đuổi điều thiếu thực tế, yêu
cầu công việc lý tưởng như lương cao, đãi ngộ tốt. Nếu không đánh giá lại năng
lực bản thân, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và áp lực trong tình trạng kinh tế khó
khăn như hiện nay và điều tất yếu và nguy cơ thất nghiệp trước mắt.
Mỉm cưới đối diện với nhà tuyển dụng
Một số nhà tuyển dụng có thể lo sợ xảy ra tranh chấp khi họ nói cho bạn biết lý do
tại sao bạn bị loại. Thay vì hỏi tại sao, hãy đề nghị nhà tuyển dụng cho bạn biết
làm thế nào để có thể cải thiện kỹ năng, giúp bạn trở thành một ứng viên tốt hơn
cho các vị trí mới trong tương lai.
Lòng biết ơn, sự khen ngợi của bạn sẽ làm cho nhà tuyển dụng muốn giúp bạn.
Ngoài ra, sự tử tế, quan tâm lắng nghe lý do của họ sẽ làm cho nhà tuyển dụng có
cái nhìn tốt về bạn. Người quản lý nhân sự đang có thiện cảm với bạn sẽ sẵn sàng
giúp bạn hoặc nghĩ ngay tới bạn khi có đợt tuyển dụng tiếp theo.
Tập trung vào mục đích mỗi ngày
Cảm xúc chung khi thất bại xinviệc là buồn chán, thất vọng. Nhiều lần như vậy,
họ sẽ mất tự tin vào chính bản thân mình. Và điều đáng tiếc nhất mà nhiều người
không nhận ra là họ được cuộc sống trao cho cơ hội để trưởng thành hơn sau thất
bại.
Thay vì lo lắng để hoàn thành kế hoạch tuần/tháng, hãy tập trung với từng việc
làm trong ngày. Bởi mỗi ngày trôi qua đều đem đến cho chúng ta những cơ hội
khác nhau để hiểu về nhiều điều mới mẻ, cách giải quyết vấn đề.
Xem lại hồ sơ xinviệc và tìm sự giúp đỡ
Hãy bắt đầu bằng việc đánh giá thư xinviệc và sơ yếu lý lịch của bạn. Đọc kỹ các
mô tả công việc một lần nữa, so sánh với sơ yếu lý lịch của bạn. Sơ yếu lý lịch có
bao gồm những yêu cầu quan trọng trong mô tả công việc không?
Bạn có thể tìm lời khuyên từ những người xung quanh đã có kinh nghiệm thông
qua việc. Bạn mô tả mô tả cho họ những gì bạn đã trải qua trong cuộc phỏng vấn.
Họ sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết cho yêu cầu công việcbạn cần.
Sau khi đã tùy chỉnh CV và ứng tuyển công việc phù hợp với điều kiện của mình,
hãy thư giãn vì bạn đã làm đúng quá trình. Tuy nhiên, đừng hi vọng bạn sẽ nhận
được phản hồi của nhà tuyển dụng vào ngày hôm sau, tuần sau hay thậm chí tháng
sau. Cũng đừng vì không nhận được phản hồi mà gửi CV liên tục, “spam” nhà
tuyển dụng.
Đây là quy trình tìm việc ngày nay. Hầu hết các công ty đều nhận được rất nhiều
đơn ứng tuyển và họ không thể phản hồi lại cho từng ứng viên. Nếu bạn không
nhận được tin tức gì, điều đó có nghĩa là CV của bạn không được hệ thống chọn
lựa hoặc có người phù hợp hơn bạn đã được chọn.
Khi tiếp tục tìm kiếm và làm quen hơn với cách tìm việc online, bạn sẽ rút ra bài
học cho mình về những điều nên và không nên làm. Tìm việc trực tuyến là công
cụ hiệu quả cho cả người tìm việc lẫn nhà tuyển dụng và có thể dẫn tới những
công việc tuyệt vời nếu bạn tập trung nỗ lực, đầu tư cho nó
. Phỏng vấn xin việc thất bại, bạn học được gì?
Đánh giá lại năng lực bản thân
Một số ứng viên không phải do bản thân không tìm được công việc mà.
qua việc. Bạn mô tả mô tả cho họ những gì bạn đã trải qua trong cuộc phỏng vấn.
Họ sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết cho yêu cầu công việc bạn