MẠCH CẢM XÚC CỦA CÁC VĂN BẢN THƠ NGỮ VĂN 9 1 Đồng chí (Chính Hữu) Cảm xúc bài thơ bắt nguồn từ niềm xúc động được gợi ra từ những cơ sở hình thành tình đồng chí, cảm xúc được đẩy lên cao, dồn tụ lại trong lời khẳng định tình cảm giữa những người lính Mạch cảm xúc tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí Bài thơ khép lại với cảm xúc lắng đọng trước biểu tượng đẹp về tình đồng chí 2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) Bài thơ được viết.
Trang 1MẠCH CẢM XÚC CỦA CÁC VĂN BẢN THƠ NGỮ VĂN 9
1 Đồng chí (Chính Hữu)
Cảm xúc bài thơ bắt nguồn từ niềm xúc động được gợi ra từ những cơ sở hình thành tình đồng chí, cảm xúc được đẩy lên cao, dồn tụ lại trong lời khẳng định tình cảm giữa những người lính Mạch cảm xúc tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí Bài thơ khép lại với cảm xúc lắng đọng trước biểu tượng đẹp về tình đồng chí
2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc của tác giả về những chiếc xe không kính và người lính lái xe Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ,qua đó tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe Mở đầu bài thơ là cảm xúc về h/ả độc đáo- những chiếc xe không kính bị tàn phá bởi bom đạn Cảm xúc được phát triển trước hình ảnh người lính lái xe luôn trẻ trung, lạc quan, giàu tình cảm đồng đội và giàu ý chí giải phóng miền Nam Bài thơ khép lại trong hình ảnh chiếc xe không kính với “một trái tim” chiến
sĩ kiên cường, anh dũng
3 Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
Mạch cảm xúc của bài thơ theo trình tự thời gian và không gian của cuộc hành trình ra khơi đánh cá: từ lúc hoàng hôn buông xuống và đoàn thuyền ra khơi cho đến khi bình minh
ló rạng và đoàn thuyền trở về Cảm xúc của bài thơ được chi phối bởi 2 nguồn cảm hứng lớn đan xen, hài hòa xuyên suốt cả bài: cảm hứng về thiên nhiên , vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới
4 Bếp lửa (Bằng Việt)
Mạch cảm xúc của bài theo trình tự thời gian Tác giả đi từ quá khứ đến hiện tại, từ
kỉ niệm đến suy ngẫm, từ cảm xúc đến chiêm nghiệm Bài thơ mở ra với h/ả bếp lửa, từ
đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà với tình yêu thương, sự chăm sóc, dạy bảo của
bà Từ những kỉ niệm đó, người cháu trưởng thành và suy ngẫm, thấu hiểu về cuộc đời
bà Bài thơ khép lại trong nỗi nhớ mong của cháu về bà
5 Ánh trăng (Nguyễn Duy)
Bài thơ như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian Cảm xúc của tác giả
đi từ quá khứ đến hiện tại rồi nâng lên thành suy ngẫm trong cái “giật mình” ở cuối bài
6 Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
Trang 2Bài thơ được khơi nguồn, nảy nở bằng cảm xúc nâng niu, trân trọng của tác giả trước sức sống và vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên rồi mở rộng với cảm xúc tự hào về mùa xuân đất nước, sau đó là cảm xúc lắng đọng với những ước nguyện tha thiết, chân thành của nhà thơ Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào trong lời ngợi ca quê hương đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế
7 Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
Mạch cảm xúc của bài thơ đi theo trình tự của một cuộc vào lăng viếng Bác, từ khi đứng trước lăng cho đến khi bước vào lăng và trở ra về Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tiếp đó là cảm xúc trước dòng người vào lăng viếng Bác Tiếp đến là sự xúc động, thành kính khi vào trong lăng, được thấy di hài của Bác Và bài thơ khép lại trong niềm xúc động không muốn rời xa Bác, muốn được mãi mãi ở bên Bác
8 Sang thu ( Hữu Thỉnh)
Mở đầu là những cmar xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng về những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu ở không gian gần và hẹp Rồi cảm xúc tiếp tục lan tỏa, say sưa, ngất ngây,
mở rộng ra trước những dấu hiệu rõ rệt hơn của mùa thu ở không gian cao và rộng Bìa thơ khép lại với cảm xúc suy tư, chiêm nghiệm về tạo vật và đời người lúc sang thu
9 Nói với con (Y Phương)
Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mở rộng ra là tình yêu quê hương, đất nước, từ kỉ niệm nâng lên thành lẽ sống