Thủyđậu–bệnhdễlâytrongcộngđồng
Cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ nhiễm bệnh này. Tuy nhiên, lứa tuổi
mắc nhiều nhất là trẻ em ở độ tuổi đi học, từ 5 đến 11. Đây là một bệnh có
tính lây nhiễm rất cao, nếu trẻ chưa được tiêm ngừa hoặc chưa từng bị thì
90% có thể bị mắc khi tiếp xúc gần với người đang bị bệnh.
Bệnh thủyđậu còn được biết đến qua những tên gọi khác là trái rạ theo cách gọi ở
miền Nam hay phỏng dạ theo cách gọi ở miền Bắc. ThủyĐậu do virus Varicella
Zoster gây ra. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất là khoảng tháng 2 đến
tháng 6 hàng năm, đôi khi bùng phát thành dịch lớn.
Thủy đậu–bệnh rất dễlây lan
Bệnh lây qua đường hô hấp khi người lành hít phải những giọt li ti trong không
khí thải ra từ mũi họng do người bệnh ho hoặc hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với
mụn nước của người bệnh. Thậm chí có thể lây khi trẻ tiếp xúc với dụng cụ học
tập, quần áo, đồ chơi… có chứa siêu vi trùng gây bệnh. Mặt khác bệnh cũng
truyền qua nhau thai từ mẹ sang con nếu người mẹ đang mang thai bị nhiễm thủy
đậu.
Thủy đậu có phải là bệnh nhẹ?
Biểu hiện đặc trưng khi người bị thủyđậu là nổi mụn nước trên mặt và toàn thân.
Trẻ nhỏ thường kèm theo sốt nhẹ, biếng ăn. Trẻ lớn và người lớn kèm đau đầu, sốt
cao, đau cơ, nôn ói. Bệnh thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày nếu không có biến
chứng.
Biến chứng của bệnhthủyđậu có thể nhẹ hoặc nặng. Nhiễm trùng da nơi có nổi
mụn nước có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da trẻ. Đây là biến chứng thường gặp
nhất của bệnh. Nặng hơn nữa, vi trùng bội nhiễm có thể xâm nhập từ mụn nước
vào máu gây nhiễm trùng huyết. Một số biến chứng nặng khác như viêm phổi,
viêm não, viêm tủy cắt ngang…, tuy tỷ lệ thấp nhưng là các biến chứng có thể gây
nguy hiểm đến tính mạng hay để lại các di chứng nặng nề về sau như yếu liệt tay
chân, chậm phát triển trí tuệ.
Bên cạnh nguy cơ biến chứng, trẻ bị thủyđậu bắt buộc phải nghỉ học để cách ly từ
7 đến 10 ngày. Điều này làm ảnh hưởng đến việc học tập của bé và thậm chí cha
mẹ cũng phải nghỉ làm để chăm sóc trẻ.
Thủy đậu, bệnhdễlâytrong trường học
Một điểm cần hết sức lưu ý đối với bệnh này là khi chưa nổi mụn nước, nghĩa là
trước khi phát bệnh 1-2 ngày, trẻ mang siêu vi trùng thủyđậu đã có khả năng lây
bệnh cho những trẻ khác, và khả năng lây lan này còn kéo dài nhiều ngày sau khi
mụn nước đã đóng vảy. Do vậy dù cách ly trẻ bị thủyđậu là việc làm bắt buộc
nhưng thường không hiệu quả trong việc phòng tránh bệnh. Điều này giải thích vì
sao khi trong lớp hoặc trường học có trẻ bị thủyđậu thì bệnhlây lan rất nhanh và
thường tồn tại dai dẳng.
Phòng ngừa bệnhthủyđậu như thế nào?
Bệnh thủyđậu đã có vắcxin phòng ngừa. Tiêm ngừa cho người chưa bị nhiễm là
cách hiệu quả nhất để phòng bệnh. Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên đều có thể tiêm
ngừa. Phụ huynh nên chủng ngừa cho trẻ trước khi bé tiếp xúc với môi trường
đông người như trước khi đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo để tránh nguy cơ bị lây bệnh.
Cần lưu ý là nên chủng ngừa cho trẻ khi cơ thể bé khỏe mạnh và dịch bệnh chưa
xảy ra. Không nên đợi đến khi trong lớp có bạn bị thủyđậu hoặc có dịch xảy ra
mới chủng ngừa cho trẻ vì lúc đó có thể bé đã bị lây bệnh, vắcxin không kịp có tác
dụng bảo vệ hoặc khan hiếm vắcxin do nhu cầu tiêm ngừa tăng cao.
Phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện Nhi, trung tâm y tế dự phòng để được tư
vấn tiêm ngừa. Nếu có điều kiện, thanh thiếu niên và người lớn cũng nên đi tiêm
ngừa để được bảo vệ, tránh lây lan trongcộngđồng khi bùng phát dịch.
. Thủy đậu – bệnh dễ lây trong cộng đồng
Cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ nhiễm bệnh này. Tuy nhiên, lứa tuổi
mắc. trường học có trẻ bị thủy đậu thì bệnh lây lan rất nhanh và
thường tồn tại dai dẳng.
Phòng ngừa bệnh thủy đậu như thế nào?
Bệnh thủy đậu đã có vắcxin phòng