1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Vai trò của các Giám đốc Công nghệ docx

5 266 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 200,31 KB

Nội dung

Vai trò của các Giám đốc Công nghệ Chức danh Giám đốc chuyên trách về công nghệ (CTO) dường như vẫn còn rất mới mẻ với nhiều doanh nghiệp hiện nay và vai trò của các CTO vẫn chưa được các doanh nghiệp chú ý. Song trên thực tế, ngoài trách nhiệm thường xuyên thực hiện việc theo dõi và đánh giá công nghệ, những CTO còn có thể gánh vác nhiều trách nhiệm khác góp phần đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. Tiến hành những đổi mới ở tầm chiến lược Michael Porter, Giáo sư trường Đại học Harvard, nhấn mạnh: “Các công ty cần phải tìm ra những cách thức để lớn mạnh và tạo ra các ưu thế, chứ không chỉ phải tìm cách khắc phục những điểm bất lợi”. Những đổi mới mang tầm chiến lược chính là một phần của công việc này. Ở một số ngành, những sản phẩm mới dựa vào công nghệ mới có tầm quan trọng ví như máu đối với cơ thể. Còn ở những ngành khác, các sản phẩm cốt lõi vẫn giữ nguyên trong nhiều thập kỷ, nhưng những quy trình dùng để tạo ra chúng thì liên tục tiến triển và trở nên hiệu quả hơn. Công ty Procter&Gamble (P&G) nhận ra rằng các sản phẩm của mình đã đủ độ chín, nhưng các nhà nghiên cứu của công ty có một số ý tưởng hay để cải tiến các sản phẩm hiện có và tạo ra các sản phẩm mới. Giám đốc điều hành và CTO của P&G đã thành lập một Nhóm lãnh đạo Đổi mới để tìm và phân bổ vốn hỗ trợ cho các ý tưởng mới. Chương trình này nhanh chóng đem lại 11 loại sản phẩm mới và nhiều đổi mới đang trong quá trình biến thành sản phẩm. Tương tự, P. Briden của Alcoa cũng nghiệm ra được rằng công nghệ đang nổi lên bao giờ cũng tạo ra một loạt các đối thủ cạnh tranh mới, các công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng như bột giặt, giấy vệ sinh, xăng và đồ nội thất, cũng cần phải áp dụng công nghệ mới để đem lại những ưu thế sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh không thể sánh được. Mark O'Neill, CTO của Vordell nhấn mạnh rằng các công ty lâu đời cần phải có CTO để đảm bảo cho việc phát triển các công nghệ cơ bản phải đem lại ưu thế cạnh tranh rõ ràng cho công việc kinh doanh hiện tại và tương lai. Robb, nguyên CTO của General Electric Medical Systems, tin rằng “trách nhiệm của CTO chính là ở chỗ đẩy mạnh tinh thần dám chấp nhận rủi ro”. Nhờ có mối quan hệ với các cán bộ R&D, CTO có được kiến thức về những tiến bộ công nghệ, cho phép khuyến nghị những dự án tuy có độ rủi ro cao, nhưng xác suất thành công lại rất lớn. Những thiết kế mới của GE đối với máy chụp cắt lớp và máy cộng hưởng đã bắt đầu từ dám chấp nhận mức độ rủi ro cao để tạo ra những sản phẩm độc đáo, chứa đựng những đặc tính vượt xa trình độ của các đối thủ. Những CTO như Robb dám lao vào các dự án rủi ro, bởi họ có tầm nhìn để thấy được những gì cần phải có ở trong các sản phẩm tương lai. Do vậy, tầm nhìn về sản phẩm là một trong những lý do then chốt để công ty phải bổ nhiệm chức vụ CTO. Moritz, CTO của Symantec, nói: “Một trong những vai trò then chốt của CTO là cung cấp một tầm nhìn về công nghệ, bổ sung cho tầm nhìn kinh doanh, khi định ra sắc thái và phương hướng cho các công nghệ của công ty. Trong bối cảnh như vậy, sự lãnh đạo xuất phát từ khả năng định ra được tiến trình của công nghệ và từ khả năng định ra được các sản phẩm và công nghệ của công ty sẽ như thế nào sau 2, 3 hoặc nhiều năm tới”. Tầm nhìn sản phẩm phải dựa trên sự am hiểu sâu sắc sức mạnh của cấu phần công nghệ hiện đang hàm chứa trong sản phẩm và tri thức về những đổi mới và thay đổi đang diễn ra ở các lĩnh vực liên quan. Michael Earl, Giáo sư môn quản lý thông tin trường Đại học London Business School nhấn mạnh rằng sự đầu tư vào công nghệ và đổi mới phải được liên hệ trực tiếp với chiến lược kinh doanh. Quả thực, ông phát hiện ra rằng cách tiếp cận thành công nhất là khi công ty không có một chiến lược công nghệ tách biệt, thay vào đó, những chiến lược công nghệ tốt nhất là những chiến lược được kết hợp hoàn toàn với chiến lược kinh doanh. Ngày nay, yêu cầu đặt ra cho CTO là đóng góp tri thức về công nghệ vào chiến lược kinh doanh, chứ không phải là thành lập các phòng thí nghiệm độc lập và những chiến lược chỉ liên hệ lỏng lẻo với vấn đề tạo ra lợi nhuận cho công ty. Góp ý kiến cho các vụ mua và thu nạp của công ty ( M&A) Mua và thu nạp là một bộ phận quan trọng nằm trong chiến lược tăng trưởng của nhiều công ty, bao gồm các chiến lược kết năng về tài chính, giám sát, văn hoá và công nghệ. Tiếc rằng theo các khảo sát của các chuyên gia kinh tế đối với trên 5000 vụ thì quá nửa là kém hiệu quả. Các cuộc khảo sát khác vào cuối thập kỷ 80 cũng cho thấy 70% số vụ mua của công ty đã không đủ khả năng hoàn vốn. Có 2 nguyên nhân dẫn đến thất bại. Thứ nhất: là vì sự quá quan tâm đến khía cạnh tài chính mà không để ý đến các mục tiêu chiến lược. Thứ hai: là vì các lãnh đạo công ty quá say sưa với việc mở rộng quy mô hoặc nắm giữ được các sản phẩm công nghệ cao. Muốn tránh khỏi thất bại, phải có thêm vai trò của của CTO là đánh giá giá trị của các công nghệ được mua vào, thông qua việc xem xét các bằng sáng chế, nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật và dữ liệu thương mại của công ty định mua, dựa vào đó xếp hạng nó với các đối thủ cạnh tranh khác. Vai trò trong tiếp thị và quan hệ với giới truyền thông Sự quan tâm của giới truyền thông tới các sản phẩm và năng lực của công ty đóng vai trò quan trọng đối với thành công của các sản phẩm đó. Việc xây dựng các bài và hình ảnh tuyên truyền, quảng cáo là trách nhiệm chủ yếu của các bộ phận tiếp thị và bán hàng. Tuy nhiên, cần phải có kiến thức kỹ thuật thì mới diễn giải được chính xác một số chi tiết sản phẩm thành các thuật ngữ có thể đưa ra tiếp thị được. Do vậy, CTO có vai trò tích cực trong việc giao tiếp với giới truyền thông. Vai trò trong việc nâng cao uy tín của Công ty trong giới chuyên môn Các nhà công nghệ danh tiếng thường được mời để cung cấp dịch vụ cho Chính phủ, các tổ chức chuyên ngành và trường đại học. Khi thực hiện các dịch vụ này, các nhà công nghệ không những hoàn thành được trách nhiệm công dân và chuyên môn, mà còn giúp nâng cao được uy tín cho công ty và các sản phẩm của công ty. Các uỷ ban Chính phủ có chức năng nghiên cứu những vấn đề có tầm quan trọng quốc gia. Việc phục vụ cho các cơ quan này là một vinh dự, nhưng đòi hỏi phải hết sức nỗ lực và phải chi vào đó thời gian, công sức, tuy vậy cũng có những lợi ích như sau: - Được thừa nhận là những người đầu ngành; - Có các cơ hội để tạo ảnh hưởng tới các quyết định của uỷ ban đối với chuyên ngành; - Được tiếp cận sớm với các hoạt động do uỷ ban mở ra. Do CTO thường có học vị cao nên họ có nhiều mối quan hệ với các cán bộ hàn lâm. Các mối quan hệ đó giúp lập ra các đối tác và nguồn kinh phí cho nghiên cứu, vì lợi ích của cả hai phía. Các CTO cũng thường được tham gia vào các tổ chức, hiệp hội chuyên môn và các cuộc hội nghị, hội thảo. Điều này đem lại cơ hội để tuyên truyền hình ảnh và sản phẩm của công ty trong giới chuyên môn. Nó cũng cho phép các CTO giao thiệp với các đối tác, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng để có thêm kiến thức và kinh nghiệm công tác. Nhìn chung, ở một khía cạnh nào đó, các CTO đã và đang đóng góp phần quan trọng trong việc tạo lập nền văn hoá công ty. Và dường như họ có thể mở ra các hoạt động và chính sách giúp tạo ra niềm say mê, hứng khởi, hăng hái tích cực tiếp thu, cải tiến đổi mới công nghệ, phù hợp với chiến lược của công ty. . Vai trò của các Giám đốc Công nghệ Chức danh Giám đốc chuyên trách về công nghệ (CTO) dường như vẫn còn rất mới. giữ được các sản phẩm công nghệ cao. Muốn tránh khỏi thất bại, phải có thêm vai trò của của CTO là đánh giá giá trị của các công nghệ được mua vào, thông

Ngày đăng: 25/01/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w