Cầnphảibiếtnói "Không" trongcôngviệc
Nhiều khi sếp và đồng nghiệp nhờ bạn thực hiện thêm một số việc
cho họ. Dù giúp đỡ mọi người là việc nên làm nhưng với lịch trình
làm việc dày đặc cộng thêm tần số “nhờ vả” ngày càng nhiều của họ,
bạn nên nói “không”.
Thông thường, nhiều người sẽ nói “đồng ý” với những yêu cầu của
sếp và đồng nghiệp ngay cả khi họ rất bận rộn bởi không muốn mang
tiếng là người hẹp hòi hoặc để gây ấn tượng với người khác. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn cầnnói “không”.
“Bằng cách từ chối, bạn có thể tập trung vào mục tiêu của mình. Còn
nói “có” với tất cả mọi người có thể ảnh hưởng tới danh tiếng và sự
nghiệp của bạn bởi người nhờ vả hi vọng bạn sẽ giúp đỡ họ một
cách triệt để trong thời gian ngắn. Nếu bạn không thể hoàn thành,
hiển nhiên bạn sẽ mang tiếng là người không đáng tin”.
Cân nhắc về lời yêu cầu
Hãy tính xem bạn cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành nhiệm vụ
đồng nghiệp hay sếp nhờ và nó có phù hợp với lịch trình làm việc
của bạn hay không. Tiến sĩ Newman nói: “Tóm lại, trước khi quyết
định đồng ý hay từ chối, hãy cân nhắc lợi ích cũng như bất lợi bạn có
thể gặp phải”.
Đề nghị giải pháp thay thế
Thay vì thẳng thừng nói “không” với sếp hay đồng nghiệp, bạn có thể
đưa ra một giải pháp khác như giới thiệu người khác có khả năng và
sẵn sàng giúp đỡ hay đề nghị thực hiện sau khi bạn rảnh hơn.
Trực tiếp nói lời từ chối
Nói từ chối vòng vo qua điện thoại hay email có thể khiến đối phương
hiểu sai về bạn. Tốt nhất, hãy nói trực tiếp với họ bằng giọng chân
thành.
Tránh đi sâu vào chi tiết
Hãy giải thích lý do bạn không thể giúp đỡ họ một cách ngắn gọn và
đơn giản. Nếu bạn liệt kê hàng loạt những nhiệm vụ mình cần hoàn
thành, sếp có thể yêu cầu bạn thay đổi lại trình tự ưu tiên công việc.
Còn đồng nghiệp có thể coi bạn bày đặt lý do vì không muốn giúp đỡ
họ.
Cân nhắc hậu quả
Hãy cân nhắc lợi ích và hậu quả của lời từ chối, cả trên phương diện
cá nhân lẫn công việc. Nếu bạn chỉ là nhân viên thực tập hay nhân
viên mới, bạn khó có thể nói “không”. Còn nếu là một nhân viên kỳ
cựu và nói “có” với bất cứ nhiệm vụ nhỏ mà đồng nghiệp “lười” nhờ
vả, bạn sẽ mất thời gian và trở nên quá tải.
Kiểm soát bản thân
Đồng nghiệp nhờ vả có thể tâng bốc, nịnh hót để nhận được câu
đồng ý của bạn. Vì vậy, hãy tỉnh táo và xem xét kỹ lưỡng tình huống
trước khi trả lời họ.
Chính vì vậy ngay từ bây giờ bạn hãy làm giàu “kho” kinh nghiệm
sống của mình bằng một hoặc vài côngviệc bán thời gian nhé. Hãy
bắt đầu từ việc tự hỏi bản thân mình xem bạn thích và đam mê nghề
gì nhất? Tiếp theo là tìm kiếm thông qua các trang web hoặc các
phương tiện thông tin đại chúng khác. Xem xét thông tin côngviệc và
quyết định xem bạn chấp nhận hay từ chối?
Những côngviệc bán thời gian có thể giúp bạn tăng khả năng giao
tiếp, bồi đắp các kỹ năng mềm như : xây dựng nhóm, làm việc tập
thể, vạch định kế hoạch, phát triển ý tưởng và thậm chí nó còn giúp
bạn phát triển thêm khả năng tư duy và ứng đối nhanh trong mọi tình
huống.
. Cần phải biết nói "Không" trong công việc
Nhiều khi sếp và đồng nghiệp nhờ bạn thực hiện thêm một số việc
cho họ. Dù giúp đỡ mọi người là việc. khác. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn cần nói “không”.
“Bằng cách từ chối, bạn có thể tập trung vào mục tiêu của mình. Còn
nói “có” với tất cả