PHẦN MỞ ĐẦU I Bối cảnh của đề tài Như chúng ta đã biết xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, các gia đình đều có xu thế sinh ít con hơn để chăm sóc và nuôi dạy con với điều kiện tốt nhất có thể Cũng chính vì điều đó mà hầu hết phụ huynh đều hay bao bọc con cái một cách thái quá, nuông chiều con, thường không chú ý đến việc rèn cho trẻ các kỹ năng chào hỏi II Lý do chọn đề tài “Đi đến nơi nào, lời chào đi trước, Lời chào dẫn bước, con đường bớt xa ” Mỗi người chúng ta,.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
I Bối cảnh của đề tài
Như chúng ta đã biết xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, các gia đình đều có xu thế sinh ít con hơn để chăm sóc và nuôi dạy con với điều kiện tốt nhất có thể Cũng chính vì điều đó mà hầu hết phụ huynh đều hay bao bọc con cái một cách thái quá, nuông chiều con, thường không chú ý đến việc rèn cho trẻ các kỹ năng chào hỏi
II Lý do chọn đề tài
“Đi đến nơi nào, lời chào đi trước, Lời chào dẫn bước, con đường bớt xa.”
Mỗi người chúng ta, trong cuộc hành trình đầy chông gai của đường đời, rất cần có cho mình một kỹ năng sống để làm hành trang chiếm lĩnh thành công, hạnh phúc và tất cả những giá trị đích thực của cuộc sống Bàn về kỹ năng sống,
có thể sẽ có rất nhiều người cho rằng nó là vô biên nhưng có một nét đẹp trong giao lưu, ứng xử hằng ngày lại là điều mà chúng ta cần lưu tâm và bàn luận Đó chính là kỹ năng chào hỏi
Từ thuở ấu thơ, khi cắp sách đến trường, ta đã được học câu “Tiên học lễ, hậu học văn” Đó là bài học đầu đời, được hình thành bằng sự cố gắng trong từng lớp học Việc giáo dục trẻ ngay từ những năm đầu đời là một việc làm hết sức cần thiết Trong đó giáo dục lễ giáo nói chung, kỹ năng chào hỏi lễ phép nói riêng là một phần rất quan trọng và không thể thiếu được Bởi kỹ năng chào hỏi
lễ phép có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ như: Thẩm mỹ, tình cảm kỹ năng xã hội, đặc biệt là ngôn ngữ của trẻ Để trẻ có kỹ năng chào hỏi lễ phép, giao tiếp mạnh dạn tất cả đều cần có sự giáo dục của cô giáo và mọi người xung quanh trẻ
Tuy nhiên, thực trạng trong những năm gần đây, việc chào hỏi lễ phép ở một số bộ phận học sinh trong các nhà trường ít nhiều thờ ơ, đối với trẻ mầm non thì nhiều trẻ rụt rè chưa mạnh dạn, hoặc khi chào hỏi thường sử dụng các câu cụt, câu chưa đầy đủ 1 số trẻ khi có khách đến nhà, hoặc đến lớp thì bố mẹ hoặc cô giáo phải nhắc nhở 1-2 lần( con chào bác, cháu chào cô đi nào) Nhiều trẻ do được phụ huynh nuông chiều con quá mức thích gì chiều đấy, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống có điều kiện về kinh tế nên giao hết việc chăm sóc cho người giúp việc, cho nhà trường không còn chú trọng con em
Trang 2để mặc cho trẻ tiếp xúc với môi trường chưa lành mạnh, vì vậy trẻ trẻ chưa biết kính trọng, lễ phép với người lớp
Để giúp trẻ ngoan hơn, bước đầu có những thói quen kỹ năng văn minh biết chào hỏi lễ phép khách khi đến lớp, đến nhà, biết trao nhận bằng hai tay, Chính
vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp rèn kỹ
năng chào hỏi cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non”
III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1 Phạm vi nghiên cứu: Kỹ năng chào hỏi lễ phép của trẻ mầm non 4 tuổi
2 Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 4 tuổi trong trường mầm non nơi tôi công tác
IV Mục đích nghiên cứu
Trẻ tuổi mẫu giáo là giai đoạn vô cùng quan trọng để tạo cho trẻ một số kỹ năng sống ban đầu, và kỹ năng chào hỏi lễ phép phải được chú ý đầu tiên để đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển sau này của trẻ Vì vậy tôi đã
chọn đề tài “Rèn kỹ năng chào hỏi lễ phép cho trẻ lớp 4 tuổi B” nhằm mục đích: Giúp trẻ biết được tầm quan trọng của việc chào hỏi lễ phép trong cuộc sống hàng ngày;
Hình thành tính tự giác, thói quen chào hỏi lễ phép khi gặp mọi người;
Có thái độ tôn trọng, vui vẻ, thân thiện khi chào hỏi lễ phép với người lớn
V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Đây là một đề tài mang tính thực tiễn, sát thực với trẻ lớp 4 tuổi B do tôi phụ trách Việc nghiên cứu đề tài cũng như áp dụng vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ 4 tuổi, tôi nhận thấy trẻ có thói quen tốt và tự giác trong việc chào hỏi, biết chào đủ câu, câu chào phù hợp với đối tượng và tư thế chào lễ phép
PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận
Trong thời đại mới, ngoài kiến thức, mỗi chúng ta rất cần trang bị cho mình những kỹ năng để ngày càng hoàn thiện bản thân và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội Vì vậy, ngay từ chương trình giảng dạy ở lứa tuổi mầm non đã được lồng ghép rèn kỹ năng chào hỏi vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Đây là vấn đề rất quan trọng và rất cần thiết
Mục tiêu của giáo dục Mầm non trong Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm
2009 và thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xác định: “Giúp trẻ em phát triển về thể
Trang 3chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời” Việc rèn kỹ năng chào hỏi lễ phép cho trẻ ngày càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo "con người mới" với đầy đủ các mặt "đức, trí, thể, mỹ",
"nhân, lễ, nghĩa, trí, tín" hay "nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm" Vì vậy, việc rèn kỹ năng chào hỏi lễ phép cho trẻ phải phù hợp với lứa tuổi, với địa phương của từng vùng miền, sao cho trẻ cảm thấy tự tin, mạnh dạn, chủ động chào hỏi, có thái độ phù hợp đối tượng
Khi nhắc đến kỹ năng chào hỏi lễ phép, người ta thường cho rằng đây là điều đơn giản và không quan trọng Nhưng để rèn được cho trẻ có kỹ năng chào hỏi lễ phép thì không phải dễ, không phải ngày một ngày hai mà có được Để rèn được kỹ năng chào hỏi lễ phép cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi thì cần có kế hoạch, thường xuyên, biện pháp, môi trường, sự gương mẫu của cô giáo, của cha mẹ trẻ, bởi điều này tác động đến sự phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ đức, trí, thể, mĩ, hình thành nhân cách của một đứa trẻ
II Thực trạng của vấn đề
1 Tình hình khảo sát thực trạng
Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng chào hỏi lễ phép của trẻ đầu năm học như sau:
số trẻ
Trước khi thực hiện đề tài
Số trẻ đạt
Tỷ lệ
3 Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp 25 13 52%
5 Thể hiện tình cảm, thái độ vui vẻ,
2 Thuận lợi
Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, Phòng Giáo dục nên cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo cho trẻ hoạt động;
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho
Trang 4giáo viên thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục Nhà trường đặc biệt chú trọng đến giáo dục kỹ năng sống- kỹ năng chào hỏi lễ phép cho trẻ Tổ chức nhiều tiết hoạt động để rèn kỹ năng cho trẻ;
Đội ngũ giáo viên có trình độ năng lực, đoàn kết nên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, được tập huấn về nội dung dạy kỹ năng sống, phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội, chào hỏi lễ phép cho trẻ mầm non do Phòng Giáo dục tổ chức và qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn tại trường, tích cực nghiên cứu tài liệu về giáo dục rèn kỹ năng chào hỏi lễ phép cho trẻ mầm non;
Bản thân đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ; Trẻ khỏe mạnh và rất hào hứng, sôi nổi với các hoạt động do cô tổ chức, lĩnh hội nhanh các kiến thức cô giáo truyền đạt;
Đa số trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt: Môi trường về gia đình, trường lớp: Thân thiện, gần gũi,…;
Đa số phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, của nhóm lớp
3 Khó khăn
Một số trẻ còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp,chưa
có các kỹ năng xử lý tình huống Trẻ có sự phát triển nhận thức không đồng đều, nhiều trẻ sinh cuối năm, trẻ suy dinh dưỡng nên có phần hạn chế, chậm tiếp thu hơn so với các bạn cùng trang lứa;
Khi tổ chức hoạt động giáo viên chưa sửa sai nhiều cho trẻ, tính cá nhân trẻ chưa được phát huy;
Trẻ chào hỏi chưa đầy đủ câu, chưa tự giác chào khi gặp người lớn, chưa thể hiện thái độ tôn trọng và chưa sử dụng lời chào đúng từng đối tượng;
Một số gia đình còn nuông chiều trẻ quá mức, hoặc chưa chú trọng đến việc giáo dục chào hỏi cho trẻ;
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm, nhận thức đúng đắn về bậc học mầm non, chưa cho trẻ đi học chuyên cần Công tác phối hợp với phụ huynh chưa được đồng bộ, chưa thường xuyên nhắc nhỡ trẻ khi gặp người lớn;
Trước những thực trạng đó tôi đã suy nghĩ phải làm gì, làm thế nào và tôi
đã đưa ra 1 số biện pháp để rèn kỹ năng chào hỏi lễ phép cho trẻ được tốt hơn và đạt hiệu quả hơn
III Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Trang 5Biện pháp 1: Nắm bắt tình hình, điều kiện hoàn cảnh gia đình trẻ trong lớp
Khảo sát là một bước rất quan trọng và cần thiết Qua khảo sát mà tôi nắm bắt được tâm sinh lý trẻ và điều kiện hoàn cảnh gia đình trẻ Để từ đó tôi hiểu được khả năng từng trẻ và có biện pháp giáo dục cá nhân tốt hơn Hiểu trẻ là điều kiện tiên quyết để giáo dục trẻ có hiệu quả Vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi
đã tiến hành thăm dò khả năng của trẻ trong lớp xem kỹ năng chào hỏi lễ phép của trẻ được đến đâu và đã có thói quen chào hỏi với mọi người như thế nào? Đồng thời tôi cũng tìm hiểu xem hoàn cảnh gia đình của từng trẻ, trên cơ sở đó
để biết được tại sao trẻ lại nhút nhát, trẻ chưa mạnh dạn hòa đồng với mọi người, hay tại sao trẻ lại nghịch, không muốn chào hỏi, chưa nghe lời cô giáo, người lớn…
Từ chỗ tìm hiểu tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến một số trẻ do điều kiện
về hoàn cảnh gia đình, bố mẹ đi làm ăn xa gửi cho ông bà, có trẻ bố mẹ ly hôn,
… Từ đó để đưa ra các biện pháp phù hợp và đạt hiệu quả cao
Ví dụ: Cháu Gia Ân có bố làm ăn xa; Cháu Tường Vy ở với ông bà ngoại, cháu sử dụng giọng miền nam nên khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ, chào hỏi còn hạn chế Các cháu ở với ông bà được cưng chiều được đáp ứng theo yêu cầu của trẻ, nếu trẻ không muốn chào hỏi thì phụ huynh cũng phớt lờ cho qua Với những trẻ như vậy, tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh cần động viên khuyến khích trẻ, thời gian đầu phụ huynh nên là người chào hỏi trước để trẻ bắt chước Dần dần phụ huynh nhắc nhỡ, gợi ý cho trẻ để hình thành thói quen chào hỏi lễ phép cho trẻ
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch
Tôi dựa vào mục tiêu độ tuổi, đặc điểm tình hình trẻ của lớp tôi phụ trách, dựa vào chủ đề để lựa chọn nội dung, hình thức giáo dục và xây dựng kế hoạch phù hợp;
Tôi đã đưa việc rèn kỹ năng chào hỏi lễ phép vào kế hoạch giảng dạy ngay chủ đề trường mầm non và ở các chủ đề trong năm học Khi xây dựng kế hoạch tuần tôi đã đưa vào hoạt động học, chơi ngoài trời, chơi hoạt động ở các góc, chơi hoạt động theo ý thích và rèn trẻ ở mọi lúc mọi nơi về giáo dục chào hỏi lễ phép cho trẻ
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường thân thiện với trẻ
Đa số thời gian của trẻ là ở trường chính vì thế cô giáo là tấm gương để trẻ noi theo, để học làm người Chính vì vậy không phương pháp nào hiệu quả bằng
Trang 6phương pháp “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách” Cô giáo cần là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói, hành vi cách ứng xử trong giao tiếp Đây là những yêu cầu rất cao đòi hỏi mỗi cô giáo phải luôn rèn luyện mình để công tác giáo dục lễ phép cho trẻ tốt hơn trẻ đến lớp phần lớn thời gian trong ngày được học tập và sinh hoạt cùng cô, cô giáo vừa là người mẹ thứ hai của trẻ cùng chơi, cùng học, chăm chút từ bữa ăn giấc ngủ cho trẻ nên trẻ cũng ảnh hưởng từ cô Ở lứa tuổi của trẻ luôn thích được cô yêu thương gần gũi, mọi hành vi của cô được trẻ quan tâm nhất Nhận thức được vấn đề trên tôi luôn chuẩn mực trong lúc giao tiếp Hàng ngày tôi luôn cẩn trọng mẫu mực trong lời ăn tiếng nói, biết tự kiềm chế, không nói những lời khó nghe, không dùng những ngôn từ xưng hô chưa phù hợp trong giao tiếp như với đồng nghiệp cần thể hiện văn minh lịch sự, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, nói năng nhỏ nhẹ cởi mở, thân thiện, khiêm tốn Đối
xử với trẻ phải công bằng, vô tư, không đánh mắng, quát nạt trẻ, tôn trọng trẻ, không nói lấn át hoặc cắt ngang lời trẻ, không còn nói to trong giờ nghỉ của trẻ, khi trẻ chào cô phải đáp lại “cô chào cháu”, “Cô mời các con ăn cơm”, khi trẻ làm giúp cô việc gì thì cô phải cảm ơn, khi trẻ bướng bỉnh cô phải có thái độ nhẹ nhàng dỗ dành giải thích để trẻ phân biệt được điều tốt xấu Cần khéo léo xử trí các tình huống sư phạm để tạo ra cho trẻ lòng tin, sự mạnh dạn, hồn nhiên, thật thà và không ngại nhận lỗi Tôi hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa, nếu trẻ có hành vi hoặc lời nói không hay tôi nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm lần sau Tuyệt đối không chạm tự ái của trẻ hoặc làm trẻ phải sợ hãi, lo lắng Khi giao tiếp với phụ huynh phải lịch sự, lễ phép ân cần niềm nở, hoà nhã, khiêm tốn, tôn trọng lắng nghe ý kiến của phụ huynh và cần trao đổi những thông tin cần thiết về con cái của họ Để xứng đáng là tấm gương trong sáng trong lời nói cho trẻ noi theo vì phần lớn các cháu tiếp xúc với cô, hay bắt chướcvà chịu ảnh hưởng nhiều của cô giáo
Môi trường trong và ngoài lớp cũng rất quan trọng, hữu hiệu với việc giúp trẻ lễ phép trong giao tiếp bởi lẽ trẻ lứa tuổi này tư duy trực quan hình ảnh là chủ yếu Chính vì thế, tôi đã tập trung trang trí ở góc tuyên truyền, góc kỹ năng những hình ảnh đẹp, hấp dẫn trẻ như hình ảnh cháu biết chào hỏi lễ phép với người lớn, tranh bé chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp,… Qua góc tuyên truyền phụ huynh có thể tham khảo sau mỗi giờ đón, trả trẻ phụ huynh hiểu biết thêm
về việc giáo dục lễ phép cho trẻ khi trẻ ở nhà
Ví dụ: Với chủ đề Trường mầm non tôi dán lên bức tranh một em bé đang
vòng tay chào cô giáo khi đến lớp Khi trẻ nhìn tranh và biết được hành động
Trang 7của em bé này ngoan hay không, đáng khen hay không đáng khen, từ đó có ý thức làm theo những việc làm đúng đắn
Đa số thời gian của trẻ ở trường là chính, nghe lời cô giáo của mình vì thế
cô giáo phải là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói, hành vi cách ứng xử trong giao tiếp với đồng nghiệp, với trẻ, với phụ huynh trong nhà trường Khi trẻ chào cô phải đáp lại “cô chào cháu”, hoặc khi gặp phụ huynh thì cô sẽ chào “Cô chào mẹ ạ”, “Cô chào bố ạ”,… để xứng đáng là tấm gương trong sáng cho trẻ noi theo
Hình ảnh trẻ chào hỏi cô khi đến lớp
Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động
Khi đưa đề tài vào dạy trong các chủ đề tôi đã đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức sau đó phân ra các tiết dạy khác nhau và đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến nâng cao cho trẻ cụ thể:
* Tiết 1: Hướng dẫn trẻ cách chào hỏi lễ phép
Đầu tiên cho trẻ chào theo khả năng và thói quen của trẻ;
Cho các bạn nhận xét xem chào như vậy đã đúng chưa, nếu đúng rồi thì cô khuyến khích trẻ;
Cô hướng dẫn cách chào: Khi gặp người lớn tuổi thì hai tay vòng trước ngực, chân đứng nghiêm, miệng tươi cười, đầu hơi cúi, mắt nhìn vào người mình chào và nói “Cháu chào ông ạ!”, “Em chào chị ạ!”, “Con chào mẹ ạ!”… Còn khi gặp bạn thì vẫy tay, cụng tay, vỗ tay vào nhau và nói “Mình chào bạn” Cho trẻ thực hành chào và cô chú ý sửa sai cho trẻ Cô động viên, khuyến khích trẻ để trẻ chào
Trang 8Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ chào hỏi lễ phép
* Tiết 2: Hướng dẫn trẻ chào hỏi lễ phép đúng đối tượng
Sau khi trẻ có kiến thức về chào hỏi thì tôi tiến hành cho trẻ nhận biết các đối tượng và có lời chào phù hợp với từng đối tượng;
Tôi tổ chức chuyến tham quan qua màn hình Ví dụ: Tham quan cánh đồng lúa gặp bác nông trẻ sẽ chào “Cháu chào bác nông dân ạ!”, hay dạo chơi công viên gặp chú, dì trẻ nói “Cháu chào chú, cháu chào dì ạ”, Trên đường đi học về gặp anh chị trẻ nói được “Em chào anh ạ!, em chào chị ạ!”,….;
Cho trẻ phát hiện đối tượng đó là ai và chào như thế nào Sau mỗi đối tượng cô chú ý để sửa sai cho trẻ về tư thế và thái độ khi chào cho phù hợp, nếu trẻ nào chưa đúng thì cô sẽ hướng dẫn lại cách chào cho trẻ;
Hình ảnh trẻ chào hỏi lễ phép đúng đối tượng
* Tiết 3: Tạo tình huống thật cho trẻ chào
Trang 9Ý nghĩa của việc tạo tình huống: Trẻ bất ngờ, thú vị Trẻ được chủ động,
xử lý, tự do đưa ra được nhiều phương án xử lý khác nhau, tất cả trẻ đều có thể nêu ra cách giải quyết
Ở tiết này tôi tổ chức cho trẻ đi dạo chơi trong khu vực trường, trẻ được gặp các cô giáo trong trường, gặp ông bảo vệ, gặp các anh chị lớp 5 tuổi, gặp các bạn, gặp các bác thợ xây,… trẻ sử dụng những lời chào phù hợp với mọi người Đây là hoạt động trải nghiệm thực tế mang lại kết quả cao, từ đó trẻ sẽ có thói quen thường xuyên hơn
Trẻ chào hỏi ông bảo vệ
Cho trẻ đóng vai: Ông, bà, chú công an, chú bộ đội,…dành cho trẻ thảo luận theo nhóm, đưa ra ý kiến của mình và thực hành kỹ năng chào hỏi lễ phép
Trẻ chào hỏi khi tạo tình huống
Biện pháp 5: Tổ chức rèn kỹ năng chào hỏi lễ phép thông qua các hoạt
Trang 10động hằng ngày
* Giáo dục trẻ chào hỏi lễ phép thông qua các hoạt động học
Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non không có giờ đạo đức riêng, mà thông qua sử dụng hình thức tích hợp, lồng ghép với nội dung bài dạy của các lĩnh vực để dạy và hướng trẻ tới cảm xúc, tình cảm, lễ phép hơn Qua các hoạt động hằng ngày trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động như: Làm quen với ngôn ngữ, làm quen với môi trường xung quanh,… Chính vì vậy, lồng ghép giáo dục
lễ phép vào các hoạt động có nhiều ưu thế nhằm giáo dục lễ phép cho trẻ tốt hơn Nhất là hoạt động cho trẻ làm quen với ngôn ngữ tôi thường xuyên nhắc nhỡ cháu thưa gửi trước khi trả lời và trả lời tròn câu, cháu lặp lại to, rõ các câu trả lời của bạn, động viên tuyên dương kịp thời khi cháu pháp biểu lễ phép, dần dần giúp trẻ mạnh dạn và thích tham gia phát biểu hơn Từ đó cháu nói năng lễ phép, cháu không còn nói trống không, không còn trả lời bằng cách lắc đầu hay gật đầu,…
Lồng ghép vào các tiết học như: Thơ, truyện, khám phá xã hội, âm nhạc…
Ví dụ: Hoạt động dạy trẻ đóng kịch câu chuyện “Bác Gấu đen và hai chú thỏ” tôi cho trẻ khoanh tay chào bác Gấu Cho trẻ đọc thơ thể hiện điệu bộ của bài thơ “Lời chào” Trong bộ môn âm nhạc tôi đưa vào kế hoạch giảng dạy các bài hát như “Lời chào buổi sáng”, “Con chim vành khuyên” để cho trẻ hát và vận động theo lời bài hát
Ví dụ: Qua giờ KPXH "Trò chuyện về các thành viên trong gia đình bé"
Cô cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình mình:
- Gia đình con có những ai? Bố (mẹ) con làm nghề gì?
- Trong gia đình con yêu quý ai nhất? Vì sao?
- Mọi người trong gia đình phải như thế nào với nhau?
Giáo dục trẻ biết yêu quý và chào hỏi lễ phép mọi người trong gia đình
* Giáo dục trẻ chào hỏi lễ phép thông qua hoạt động chơi
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vào vai chơi khác trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng ghép lễ phép vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôitheo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa được lễ phép Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen lễ phép trong giao tiếp Thông qua hoạt động này giáo dục trẻ biết thể hiện các mối quan hệ trong
xã hội, những hành vi giao tiếp, cách ứng xử, xưng hô với mọi người…Và thông